LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
SINH VIÊN: TRẦN THỊ MAI LAN
CHƯƠNG
1: YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ CÁC DẠNG THỨC XUẤT HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU
THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975
1.1. Khái niệm về yếu tố kì ảo
Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “fantastique” có nghĩa là tưởng tượng, hư ảo, quái dị, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “phantastikos” và tiếng Latinh “phantasticus” để chỉ những cái thuộc về trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế cuộc sống.
Trong
tiếng Việt, kì ảo là từ Hán Việt. Trong đó kỳ có nghĩa là lạ lùng, ảo
là không có thực, kì ảo có nghĩa là chuyện lạ lùng, không có thực,
chuyện không thể xảy ra trong đời thực.
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “cái kì ảo” là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kì ảo “tạo
ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn
trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác
thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong
trí nhớ của chúng ta những câu chuyện
ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ
bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một
cách tự nhiên” [8,43].
Khi bàn về thuật ngữ kì ảo, H. Banec chủ yếu nhấn mạnh đến tính xung
đột, nửa tin nửa ngờ. Theo ông: Tính chất tự nhiên và sự lạ thường đan
xen lẫn nhau sẽ gây ra cảm giác lo lắng, hồi hộp khiến người đọc do dự
giữa một sự giải thích hợp lý và một giải thích siêu nhiên về các sự
kiện. Như vậy sự do dự, hoài nghi chính là đặc trưng của yếu tố kì ảo.
Trong “Từ vựng các thuật ngữ văn chương”, M. Jarrety cho rằng: “Cái kỳ ảo đưa những sự kiện huyền bí vào trong cuộc đời hoàn toàn hiện thực”.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ...
MỤC LỤC
CHƯƠNG
1: YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ CÁC DẠNG THỨC XUẤT HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU
THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975
1.1. Khái niệm về yếu tố kì ảo
1.2. Các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau1975
1.2.1. Mô-tip giấc mơ
1.2.2. Hồn người chết trở về
1.2.3. Những sự việc kinh dị, kì lạ
1.2.4. Lời nói, hành động kì lạ của nhân vật
CHƯƠNG
2: VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG
TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN SAU 1975
2.1. Vai trò của yếu tố kì ảo trong kết cấu nghệ thuật tác phẩm
2.1.1. Yếu tố kì ảo và tình huống truyện
2.1.2. Yếu tố kì ảo và cốt truyện
2.2. Yếu tố kì ảo và thế giới hình tượng
2.2.1. Yếu tố kì ảo và nhân vật
2.2.1.1. Nhân vật là những hồn ma
2.2.1.2. Loại nhân vật dị thường, kì lạ
2.2.1.3. Loại nhân vật mang màu sắc huyền thoại, cổ tích
2.2.2. Yếu tố kì ảo và không gian - thời gian nghệ thuật
2.2.2.1. Không gian nghệ thuật
2.2.2.2. Thời gian nghệ thuật
2.3. Yếu tố kì ảo và việc biểu đạt các lớp ý nghĩa trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau1975
2.3.1. Chiến tranh – sự mất mát không gì bù đắp
2.3.2. Chiến tranh – nỗi cô đơn và niềm khát khao hạnh phúc
2.3.3. Người lính và sự tha hóa, biến chất
CHƯƠNG 3: YẾU TỐ KÌ ẢO TỪ GÓC NHÌN THỂ TÀI, ĐỜI SỐNG TÂM LINH VÀ SẮC THÁI THẨM MỸ
3.1. Yếu tố kì ảo từ góc nhìn thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn
3.1.1. Đặc điểm thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn
3.1.2. Yếu tố kì ảo - Sự giống và khác nhau trong thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranhsau 1975
3.2. Yếu tố kì ảo từ góc nhìn văn hóa tâm linh
3.2.1. Thuật ngữ tâm linh
3.2.2. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 từ góc nhìn văn hóatâm linh
3.3. Yếu tố kì ảo từ sắc thái thẩm mỹ
KẾT LUẬN
Keyword:
yeu to ky ao, trong tieu thuyet, truyen ngan ,viet ve chien tranh, giai
doan ,sau 1975, tran thi mai lan, luan van thac si van hoc, ...
Nhận xét
Đăng nhận xét