Chuyển đến nội dung chính
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRÀNG AN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ ÁNH NHẬT
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Đặc điểm, vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, chức năng về tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương

Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó, lao động là yếu tố có vai trò quyết định. Tiền lương lại là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động.

Với người lao động, tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất, nhằm tái sản xuất sức lao động, là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản xuất.

Với doanh nghiệp thì tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp về thời gian và công sức cho số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn trong một kì cụ thể.

1.1.1.2. Chức năng của tiền lương

- Chức năng tái sản xuất sức lao động:

Tiền lương giúp người lao động có một khoản tiền sinh hoạt nhất định qua một kì lao động để họ duy trì và phát triển sức lao động mới, giúp họ nuôi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ, kĩ năng làm việc của mình.

- Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:

Lợi nhuận luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó các nhà quản lý ngoài việc có những chiến lược kinh doanh và quản lý chặt chẽ các hoạt động, bộ phận chức năng của doanh nghiệp họ còn phải sử dụng lao động sao cho họ phát huy hết khả năng của mình vào công việc, giữ chân được nhân viên giỏi có nhiều thành tích và đóng góp lớn vào doanh nghiệp, do đó việc trả lương phải đảm bảo được chi với một mức hợp lý, phù hợp với năng lực của từng lao động.

- Chức năng kích thích sức lao động:

Người lao động luôn muốn được hưởng một khoản thù lao xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Khi người lao động thỏa mãn với mức lương, họ sẽ say mê, tích cực làm việc hơn, năng suất lao động cũng tăng theo đó. Do vậy, tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, kích thích tinh thần người lao động để họ làm việc có hiệu quả tốt nhất, mặt khác nhận thức được tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc được giao.

1.1.1.3. Khái niệm về các khoản trích theo lương

Ngoài việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích một khoản tiền nhất định từ tiền lương cơ bản theo tỷ lệ quy định để hình thành các quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động, đó là các khoản trích theo lương được thực hiện theo chế độ tiền lương ở Việt Nam hiện nay, bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Là khoản trích theo lương do người lao động và chủ doanh nghiệp cùng đóng góp vào quỹ BHXH để chi trả cho người lao động trong những trường hợp như: Nghỉ hưu, tử tuất, tai nạn lao động…

- Bảo hiểm y tế (BHYT) Là hoạt động thu phí bảo hiểm và chi trả, thanh toán các chi phí về khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro về sức khỏe thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính của các bên tham gia BHYT.

- Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Là các khoản trích theo lương của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động công đoàn được thành lập theo luật công đoàn thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính để đảm bảo ổn định chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn cấp trên.

- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Là khoản trích theo lương của người lao động và doanh nghiệp với mục đích hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm. Đây là một chính sách mới của nhà nước góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.

1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán lương và các khoản trích theo lương có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Kế toán phải hạch toán đúng, đủ thời gian, số lượng, chất lượng lao động của người lao động; Tính đúng, đủ tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán đúng hạn cho người lao động.

- Kế toán tính toán, phân bổ đúng đối tượng, đủ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.

- Tiến hành kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

- Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán qua đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng 3 lao động, quỹ tiền lương, BHXH, KPCĐ, BHYT và đề xuất những biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực.

- Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết đối với chi phí nhân công.

Có thể nói việc tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người lao động là rất cần thiết. Nó kích thích người lao động tận tụy với công việc, nâng cao chất lượng lao động. Từ đấy tạo nguồn lợi nhuận cần thiết và vượt định mức cho mỗi doanh nghiệp.

1.1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền lương

1.1.3.1. Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước

Các luật lệ, điều khoản về tiền lương, tiền công và các khoản phúc lợi được quy định trong Bộ Luật lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương phù hợp. Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc.

Chế độ chính sách của nhà nước về lao động tiền lương

Ngoài việc quy định về độ tuổi tham gia lao động, nhà nước cũng thường xuyên đổi mới các chính sách về chế độ tiền lương để đảm bảo cho người lao động có một mức lương phù hợp với tình hình kinh tế chung của đất nước. Mới đây nhất là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu theo vùng và được áp dụng vào ngày 1/1/2014.

Cụ thể Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này quy định các doanh nghiệp phải áp dụng như sau:

- Áp dụng mức lương 2.700.000 đồng/tháng đối với các địa bàn thuộc vùng I bao gồm: Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; …

- Áp dụng mức lương 2.400.000 đồng/tháng đối với các địa bàn thuộc vùng II bao gồm: Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội; Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng; Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

- Áp dụng mức lương 2.100.000 đồng/tháng đối với các địa bàn thuộc vùng III bao gồm: Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, II); Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim

Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

- Các địa bàn còn lại thuộc vùng VI áp dụng mức lương là 1.900.000 đồng/tháng.




MỤC LỤC
Chương 1. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Đặc điểm, vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, chức năng về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền lương
1.1.4. Yêu cầu của kế toán tiền lương và các nguyên tắc tổ chức trong kế toán tiền lương
1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
1.2.3. Hình thức tiền lương khoán
1.3. Quỹ lương
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Phân loại quỹ lương
1.4. Nội dung và cách tính các khoản trích theo lương
1.4.1. Trích bảo hiểm xã hội
1.4.2. Trích Bảo hiểm y tế (BHYT)
1.4.3. Trích Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
1.4.4. Trích Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
1.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.1. Chứng từ sử dụng hạch toán
1.5.2. Tài khoản sử dụng hạch toán
1.5.3. Phương pháp kế toán
1.6. Các hình thức tổ chức sổ kế toán
Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRÀNG AN
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
2.2. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Thương mại Tràng An
2.2.1. Đặc điểm lao động tại công ty
2.2.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại công ty
2.2.3. Tính lương và các khoản trích theo lương
2.2.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRÀNG AN
3.1. Đánh giá chung về thức trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Hạn chế
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
linkdownload:

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRÀNG AN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...