LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
SINH VIÊN: TRẦN THỊ KIM TRANG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
1.1. Giới thiệu chung về lý thuyết hậu thuộc địa
Trong
suốt thời gian cai trị của chế độ thực dân, các nước thuộc địa đã đấu
tranh chống lại sự thống trị của chúng bằng nhiều hình thức kể cả chủ
động và bị động. Vào thế kỉ XIX, ở cả ba châu lục như châu Á, châu Phi,
châu Mỹ Latinh, các cuộc phản kháng mới phát triển thành phong trào
chính trị chặt chẽ, nhằm đánh đuổi những kẻ thống trị châu Âu đã định cư
trên đất nước của họ trong một thời gian dài ra khỏi bờ cõi dân tộc.
Trải qua các cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, cuối cùng, họ đã giành
thắng lợi vẻ vang trên khắp các mặt trận quân sự vào thế kỷ XX. Khi chủ
quyền cuối cùng đã đạt được, các quốc gia này chuyển từ tình trạng thuộc
địa sang tự trị hậu thuộc địa.
Như
mọi người thường quan niệm, sự độc lập về chính trị sẽ kéo theo độc lập
về văn hóa, vì hai phạm trù này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
không thể tách rời. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập về chính trị,
các nước thuộc địa phải đương đầu với hàng loạt các khó khăn. Một trong
những khó khăn mà họ vấp phải chính là nền văn hóa dân tộc chịu ảnh
hưởng khá sâu đậm từ nền văn hóa thống trị của thực dân trong một thời
gian dài, những giá trị văn hóa truyền thống một thời đã bị phai mờ dưới
chế độ cai trị của thực dân. Điều này cản trở rất lớn việc tạo dựng nền
văn hóa độc lập, bình đẳng của các quốc gia hậu thuộc.
Từ
thực trạng trên, song song với việc củng cố lại các lĩnh vực khác như
chính trị, xã hội, kinh tế,… các nước thuộc địa bắt tay ngay vào hành
trình “tự định nghĩa về văn hóa”. Từ đó, nghiên cứu bản sắc của các nước cựu thuộc địa trở thành đề tài nóng bỏng nhất mọi thời đại. Nhưng để xác định được hướng đi đúng đắn, cần có một “kim chỉ nam” phù hợp. Một thực tế đáng lưu tâm bấy giờ đó là các lý thuyết phương Tây trước đó chiếm vị trí độc tôn trong công tác nghiên cứu
thì giờ đây nó lại không thể giúp họ khai thác hết các tính chất phức
tạp cũng như những tiềm năng ẩn giấu bên trong nền văn hóa của các nước
cựu thuộc địa. Thực tế đó thôi thúc các nhà nghiên cứu phải tìm ra một dạng thức mới phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hơn.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
1.1. Giới thiệu chung về lý thuyết hậu thuộc địa
1.2. Các lý thuyết gia tiêu biểu
1.2.1. Edward Wadie Said (1935 – 2003)
1.2.2. Gayatri Chakravorty Spivak (1942)
1.2.3. Homi K. Bhabha (1949)
1.2.4. Trịnh Thị Minh Hà (1952)
1.3. Một số khái niệm chính
1.3.1. Cái khác (Otherness)
1.3.2. Sự bắt chước (Mimicry)
1.3.3. Tính lai ghép (Hybridity)
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM – HẬU THUỘC ĐỊA VÀ VĂN HỌC DI DÂN
2.1. Việt Nam - hậu thuộc địa
2.1.1. Bối cảnh chung thời hậu thuộc
2.1.2. Tình hình giới thiệu thuyết hậu thuộc địa ở nước ta
2.2. Văn học di dân Việt Nam
2.2.1. Diện mạo
2.2.2. Đặc điểm
2.2.3. Những nữ nhà văn di dân gốc Việt thế hệ 1,5 tại Hoa Kỳ
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT HẬU THUỘC ĐỊA TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ
3.1. Gia đình và những mối quan hệ bất thường
3.2. Quá khứ, hiện tại và những kẻ cô đơn
3.3. Giải thoát
3.4. Hành trình tìm lại chính mình
3.5. Diễn ngôn của kẻ mạnh
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT
4.1. Vấn đề thể loại
4.2. Kiểu nhân vật cô đơn
4.3. Kết cấu theo chiều ngang
4.4. Hình ảnh mang tính biểu tượng
4.5. Tiếng Anh – Hồn Việt
KẾT LUẬN
Link download: TIỂU THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
Keyword:
tieu thuyet di dan, viet nam cua, cac nha van nu, o hoa ky nhin tu ,ly
thuyet hau thuoc dia, tran thi kim trang, luan van thac si van hoc,...
Nhận xét
Đăng nhận xét