KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN THỊ HUYỀN THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nội dung kế toán thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm
1.1.1.1. Khái niệm thành phẩm
Nhiệm
vụ chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) Là sản xuất ra các sản
phẩm. Các sản phẩm do DNSX sản xuất ra bao gồm thành phẩm và bán thành
phẩm.
Thành
phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do
doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Bán
thành phẩm là những sản phẩm mới hoàn thành ở một (hoặc một vài) Giai
đoạn chế biến nào đó của quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm qua kiểm tra kỹ thuật được xác nhận là phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng quy định. Bán thành phẩm chủ yếu được sử dụng để tiếp tục chế biến thành phẩm hoặc có thể đem bán ra ngoài.
Như
vậy, sản phẩm và thành phẩm có sự không đồng nhất với nhau mà có sự
khác nhau về phạm vi, giới hạn xác định. Sản phẩm có phạm vi rộng hơn
thành phẩm, nói đến sản phẩm là nói đến kết quả của quá trình sản xuất
tạo ra nó, còn nói đến thành phẩm là nói đến quá trình sản xuất gắn với
quá trình công nghệ nhất định trong phạm
Vi
doanh nghiệp, cho nên sản phẩm gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm.
Trong phạm vi doanh nghiệp thì bán thành phẩm còn tiếp tục chế tạo cho
đến hoàn chỉnh nhưng toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì bán thành phẩm của
doanh nghiệp có thể bán ra ngoài cho các doanh nghiệp khác sử dụng.
Việc phân biệt thành phẩm và bán thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong phạm vi
mỗi doanh nghiệp. Ví dụ: Cùng là sợi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
được nhập kho hoặc bán trên thị trường của công ty dệt thì được gọi là
bán thành phẩm; Trong khi đó sợi của nhà máy sợi thì nó lại được gọi là
thành phẩm vì nó đã sản xuất qua toàn bộ các giai đoạn của quy trình
công nghệ kỹ thuật theo thiết kế. Còn đối với tổng thể nền kinh tế, đối
với thị trường thì chúng không có ý nghĩa gì, nếu chúng được mua bán thì
gọi chung là sản phẩm. Thành phẩm được thể hiện trên hai mặt giá trị và
mặt hiện vật.
Mặt hiện vật được thể hiện ở số lượng và chất lượng
của thành phẩm. Số lượng thành phẩm phản ánh quy mô thành phẩm mà doanh
nghiệp chế tạo hay sản xuất ra và được xác định bằng các chỉ tiêu
có thể cân, đo, đong, đếm được như (Cái, viên, mét, lít, bộ,.. .). Chất
lượng của thành phẩm phản ánh qua giá trị sử dụng của thành phẩm và
được xác định bằng tỷ lệ % tốt, xấu hoặc phẩm cấp (Loại 1, loại 2,…)
Mặt
giá trị thể hiện giá trị sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho hay
giá vốn thành phẩm tiêu thụ. Giá trị của thành phẩm là sự kết tinh của
đối tượng lao động và sức lao động cùng các chi phí khác trong sản xuất.
1.1.1.2. Yêu cầu quản lý thành phẩm
Để quản lý thành phẩm trong doanh nghiệp cần làm tốt các công tác sau:
Một
là: Để quản lý về mặt khối lượng thành phẩm: Để quản lý được khối lượng
thành phẩm đòi hỏi phải thường xuyên phản ánh, giám đốc tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm cả về
mặt số lượng và giá trị, từ đó kịp thời phát hiện thành phẩm tồn kho
lâu ngày, tránh ứ đọng vốn và thành phẩm kém chất lượng.
Hai là: Để chất lượng thành phẩm ngày càng hoàn thiện, mẫu mã thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt công tác kiểm tra,
phân loại thành phẩm và có chế độ bảo quản thích hợp đối với từng loại
thành phẩm, ngăn chặn việc lưu thông những thành phẩm không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh.
Việc quản lý thành phẩm đòi hỏi phải đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoa học. Kế toán phải thường xuyên cung cấp thông tin
về thành phẩm cho chủ doanh nghiệp, từ đó giúp cho chủ doanh nghiệp đưa
ra các quyết định ngắn hạn, các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý thành phẩm nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh nói chung.
Tuy
nhiên bất kỳ DNSX nào chế tạo ra thành phẩm không phải để tiêu dùng nội
bộ, tự cung tự cấp mà thành phẩm chỉ thực sự đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp khi nó được đưa vào quá trình tiêu thụ.
1.1.2. Phương pháp đánh giá thành phẩm
Nguyên tắc đánh giá thành phẩm: Đánh giá thành phẩm là việc xác định giá trị của thành phẩm ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc quy định.
Khi đánh giá thành phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc giá gốc
Nguyên tắc thận trọng
Nguyên tắc nhất quán
Đánh giá thành phẩm:
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp.
Đối với thành phẩm nhập kho
Thành
phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo
giá thành sản xuất thực tế (Zsxtt) Của thành phẩm hoàn thành trong kỳ,
bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
Thành
phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho được tính theo giá thực
tế gia công, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê
gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…)
Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Giá nhập lại kho có thể căn cứ trên giá xuất kho bán trước đây hoặc đánh giá lại theo giá thị trường.
Đối với thành phẩm xuất kho:
Các
doanh nghiệp có thể tùy theo đặc điểm của thành phẩm, tình hình quản lý
của mình, để lựa chọn phương pháp hạch toán thích hợp, nhưng phải đảm
bảo áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Các doanh nghiệp có thể
lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thực tế xuất kho sau:
Phương pháp giá thực tế đích danh:
Phương
pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi thành phẩm theo từng lô và
đơn giá thực tế của từng lần nhập. Khi xuất kho thành phẩm thuộc lô nào
thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế của lô đó để tính ra
giá thực tế xuất kho.
Ưu điểm: Kế toán có thể theo dõi được thời gian bảo quản của từng lô thành phẩm thông qua việc tính giá khi xuất kho.
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải có hệ thống kho cho phép bảo quản từng lô thành phẩm.
Phương pháp giá bình quân:
Giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo giá đơn vị bình quân.
Giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho = Giá đơn vị bình quân của thành phẩm
Số lượng thành phẩm xuất kho
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo 2 cách:
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Giá
đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế thành phẩm (tồn đầu kỳ +
Nhập trong kỳ) Số lượng thành phẩm (tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)
Phương
pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ thích hợp với những DN có ít
danh điểm thành phẩm nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.
Ưu
điểm: Giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết thành phẩm, không phụ thuộc
vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm thành phẩm nhưng độ chính xác
không cao.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá thành phẩm xuất kho vào cuối kỳ hạch toán và phải tính giá theo từng danh điểm thành phẩm.
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập =
Giá thực tế thành phẩm tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thành phẩm tồn kho sau mỗi lần nhập
Phương
pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập chỉ sử dụng được ở những DN
có ít loại thành phẩm và số lần nhập của mỗi danh điểm không nhiều.
Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời.
Nhược
điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá
theo từ ng danh điểm thành phẩm Phương pháp Nhập trước – Xuất trước
(FIFO):
Thành
phẩm được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô thành
phẩm nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước một cách tuần tự
Phương pháp FIFO thích hợp với doanh nghiệp ít danh điểm thành phẩm, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều
Ưu điểm: Phương pháp này là kế toán có thể tính giá thành phẩm một cách kịp thời và chính xác.
Nhược
điểm: Phương pháp này đòi hỏi kế toán phải tính giá theo từng danh điểm
thành phẩm và phải hạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại
tốn nhiều công sức. Ngoài ra, cách tính này lại không phản ánh chính
xác giá trị thị trường của thành phẩm xuất kho.
Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO):
Thành
phẩm được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô thành
phẩm nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước, ngược lại với phương
pháp FIFO
Phương pháp này giúp cho chi phí SXKD của doanh nghiệp phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của thành phẩm.
Ưu điểm: Phản ánh kịp thời giá trị thị trường của thành phẩm xuất kho.
Nhược điểm: Làm giá vốn hàng bán tăng, thu nhập thuần giảm trong điều kiện lạm phát, hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nội dung kế toán thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm
1.1.1.1. Khái niệm thành phẩm
1.1.1.2. Yêu cầu quản lý thành phẩm
1.1.2. Phương pháp đánh giá thành phẩm
1.1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm
1.1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm
1.1.4.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1.4.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.2. Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm
1.2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm
1.2.2. Các phương thức tiêu thụ
1.2.2.1. Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức trực tiếp
1.2.2.2. Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng chờ chấp nhận
1.2.2.3. Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi
1.2.2.4. Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức trả góp
1.2.2.5. Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
1.2.2.6. Một số phương thức khác
1.2.3. Các phương thức thanh toán
1.2.4. Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm
1.2.4.1. Chứng từ sử dụng
1.2.4.2. Tài khoản sử dụng
1.2.4.3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.4.4. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK
1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán Nhật ký chung
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần mía đường Sơn La
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2. Thực trạng kế toán thành phẩm tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
2.2.1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty
2.2.2. Phương pháp đánh giá thành phẩm
2.2.3. Tài khoản sử dụng
2.2.4. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
2.2.5. Kế toán chi tiết thành phẩm
2.3. Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
2.3.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm của Công ty
2.3.2. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm
2.3.2.1. Tài khoản sử dụng
2.3.2.2. Chứng từ sử dụng
2.3.2.3. Trình tự kế toán tiêu thụ thành phẩm trong Fast Acounting
2.3.3. Phương pháp kế toán
2.3.3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán buôn qua kho
2.3.3.2. Kế toán tiêu thụ nội bộ
2.3.3.3. Kế toán toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán lẻ
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA
3.1. Đánh giá chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía đường Sơn La
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Hạn chế
3.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía đường Sơn La
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía đường Sơn La
KẾT LUẬN
linkdownload:
Nhận xét
Đăng nhận xét