Chuyển đến nội dung chính
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIS VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HUYỀN TRANG
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Các cơ sở lý luận chung giúp có định hướng đúng đắn trong nghiên cứu và tìm được giải pháp hợp lý để cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy trong chương 1 chúng ta sẽ nghiên cứu một số cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Trong đó chúng ta sẽ nghiên cứu các khái niệm, phân loại, tiêu chí đánh giá. Cuối cùng là nghiên cứu về các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.

1.1. Tổng quan về Tài sản

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản

Theo tiêu chuẩn Kế toán quốc tế (VAS 01) Thì tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế tương lai có thể dự kiến trước một cách hợp lý.

Theo tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam: Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.

Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như sau:

- Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác.

- Để thanh toán các khoản nợ phải trả.

- Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; Hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.

Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.

1.1.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp

Hiện nay tùy theo những cơ sở tiêu chí đánh giá mà có nhiều cách phân loại tài sản như sau:

- Theo hình thức biểu hiện của tài sản: Tài sản hữu hình, tài sản vô hình

- Theo tính luân chuyển của tài sản: Tài sản lưu động, tài sản cố định

- Theo thời hạn sử dụng của tài sản: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn

Theo kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Tài sản được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản lưu động khác có đến thời điểm báo cáo, gồm:

Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Tài sản ngắn hạn gồm:

- Tiền và các khoản tương đương tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

- Tài sản tài chính ngắn hạn bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: Tín phiếu kho Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) Hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) Để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm.

- Các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một năm

- Hàng tồn kho là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho kinh doanh thương mại bao gồm: Hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.

- Tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác.Tài sản dài hạn: Là tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi dài hơn 1 năm và giá trị lớn hơn 10 triệu đồng.
Tài sản dài hạn bao gồm:

- Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (>1 năm), bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản thuê tài chính và thỏa mãn những điều kiện như: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm, có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (> 10 triệu đồng)

- Đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục tiêu sinh lời, có thời gian thu hồi gốc và lãi trên 1 năm như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.

- Các khoản phải thu dài hạn bao gồm: Phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán.

- Bất động sản đầu tư bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê tài sản hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ.

Tài sản dài hạn khác bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, ký cược, ký quỹ dài hạn.

1.2. Tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Tài sản lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp mà thời gian sử dung, thu hồi luân chuyển trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Quá trình vận động của tài sản lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất - kinh doanh, tiến hành sản xuất, bán sản phẩm thu về tiền tệ ở khâu cuối cùng với giá trị tăng thêm. Mỗi lần như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của tài sản lưu động.

Tài sản lưu động là loại tài sản có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, quyết định trực tiếp đến tính liên tục và ổn định trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về Tài sản
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản
1.1.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp
1.2 Tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.2 Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhân tố khách quan
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIS VIỆT NAM
2.1. Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn TIS Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn TIS Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức - nhân sự của công ty TNHH TIS Việt Nam
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty TNHH TIS VIỆT NAM
2.1.2.2 Cơ cấu, chính sách nhân sự công ty TNHH TIS Việt Nam
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TIS Việt Nam giai đoạn 2011-2013
2.1.4 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH TIS Việt Nam
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013
2.2.1. Thực trạng sử dụng và phân bổ tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam
2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH TIS ViệtNam
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH TIS VIỆT NAM
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH TIS Việt Nam
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH TIS Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện quản lý các khoản phải thu
3.2.2 Quản lý sử dụng tiền mặt có hiệu quả
3.2.3. Quản lý tốt hàng tồn kho
3.2.4. Quản lý và sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả
3.2.5. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty
linkdownload:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIS VIỆT NAM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...