LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM QUA NHỮNG TRANG KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60 22 34
SINH VIÊN: PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thể loại ký
1.1.1. Quan niệm về thể loại
1.1.1.1. Khái niệm
Đã có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về ký. Trong sách Lý luận văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986 do Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc
Trà biên soạn, Phương Lựu đưa ra nhận định không chỉ là định nghĩa mà
còn là đặc trưng cho thể ký: “loại
văn xuôi tự sự trần thuật người thật việc thật với những đặc điểm riêng
biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò người trần thuật
cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện”.
Đặc sắc của ký là thuật lại, kể lại những điều có thực trong đó; Tác
giả có thể trực tiếp chứng kiến hoặc nghe người khác kể lại. Đề tài
không bị gò bó, thời gian - không gian không bị giới hạn nên người cầm
bút hầu như đã nắm được phần chủ động.
Trên Tạp chí Văn học số 8/1961, tác giả Sơn Tùng cho rằng: Ký là một hình thức của thể loại kể truyện,
phản ánh những hiện tượng của hiện thực khách quan, đời sống xã hội,
biểu hiện con người với những tư tưởng, tình cảm, hành động và quan hệ
nhiều mặt của nó với những người khác, trong một giai đoạn lịch sử nhất
định [65,71]. Nhưng kể ở đây không đơn thuần điểm qua những sự kiện
chính mà có sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật lẫn cảm xúc người viết.
Còn Đức Dũng lại định nghĩa: “ký
được coi là một loại thể khu biệt với những loại thể khác bởi phương
thức tiếp cận hiện thực riêng và có thể tạo ra một kênh giao tiếp riêng
giữa tác giả và công chúng” [12,21].
Trong
số các định nghĩa ấy, có thể thấy, định nghĩa của Lại Nguyên Ân và Lê
Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi khái quát hơn cả: “ký là tên 8 gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại.. .); Chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thể loại như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký.. .”
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau đây:
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Thể loại ký
1.1.1. Quan niệm về thể loại
1.1.2 Chức năng của ký
1.2. Ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990
1.2.1. Tiền đề ra đời
1.2.2. Diện mạo của ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
2.1 Vấn đề xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
2.2 Vấn đề chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước
2.3 Vấn đề văn hóa
2.3.1. Đề cao giá trị tinh thần
2.3.2. Phê phán các biểu hiện phi văn hóa
CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
3.1 Đi đầu trong công cuộc đổi mới
3.1.1 Sự năng nổ, sáng tạo
3.1.2 Sự dấn thân
3.2 Cản trở quá trình đổi mới
3.2.1. Sự thoái hóa, suy đồi trong nhân cách
3.2.2 Lối sống trụy lạc
PHẦN KẾT LUẬN
Keyword:
su chuyen bien, cua xa hoi viet nam, qua nhung trang ky, tren bao van
nghe, tu nam 1986, den nam 1990, pham thi xuan huong, luan van thac si
van hoc, ...
Linkdownload: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM QUA NHỮNG TRANG KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
Nhận xét
Đăng nhận xét