Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một số công ty thương mại tại tp. Hồ Chí Minh
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI KINH DOANH – TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CÔNG TY THƯƠNG MẠITẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 80
SINH VIÊN: TRẦN THỊ THẢO
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề
Động
cơ là yếu tố chi phối trực tiếp đến hoạt động của con người, nhưng cho
đến ngày nay, nó dường như vẫn là một lĩnh vực còn nhiều điều chưa được
khám phá. Khoa học tâm lý đã và đang đối diện với nhiều thách thức trong
nỗ lực làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến động cơ của con người. Ở
Việt Nam, các nghiên cứu thực tiễn về động cơ từ trước đến nay rất ít, chủ yếu thiên về lý thuyết và thường tập trung vào đề tài động cơ học tập, chọn nghề của học sinh – sinh viên.
Động
cơ làm việc là một vấn đề không mới trong lĩnh vực quản trị nhân sự,
đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đã đem
lại cho thị trường lao động một sắc diện mới: Cơ hội làm việc với những
chuyên gia hàng đầu, thu nhập mơ ước; Cơ hội đào tạo,
huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường làm việc chuyên
nghiệp, hiện đại.. . Và song song với nó là hiện tượng bỏ việc, nhảy
việc ngày càng phổ biến và gia tăng trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề.
Vì vậy nghiên cứu động cơ làm việc còn là nhiệm vụ của khoa học
tâm lý, nhất là trong lĩnh vực tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý
học tổ chức và quản lý. Có lẽ vì động cơ của con người quá phức tạp,
động cơ làm việc của người lao động lại càng khó nắm bắt hơn nên những đề tài nghiên cứu về động cơ làm việc hiện nay rất ít.
Do đó, trong quá trình tìm hiểu lược sử nghiên cứu vấn đề, người nghiên cứu gặp nhiều hạn chế do yếu tố lịch sử khách quan. Trong phần này, người nghiên cứu cố gắng trình bày những công trình nghiên cứu có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến động cơ làm việc của người lao động.
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến động cơ làm việc của người lao động trên thế giới
- Đề tài “Động lực làm việc bên trong và bên ngoài giữa các nhóm người lao động” do nhóm tác giả Centers, Richard; Bugental, Daphne E. Đăng trên tạp chí
Tâm
lý học ứng dụng (Mỹ), tháng 7-1966. Các tác giả đã tiến hành phỏng vấn
692 người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của họ.
Kết quả nghiên cứu
cho thấy trình độ nghề nghiệp có liên quan đến các yếu tố đóng vai trò
là động lực làm việc bên trong và bên ngoài. Ở mức độ nghề nghiệp cao,
các yếu tố động lực bên trong (cơ hội thể hiện bản thân, mức độ hứng thú
với công việc …) Được xem là có giá trị. Ở trình độ nghề nghiệp thấp
hơn, các yếu tố động lực bên ngoài như lương, sự an toàn … được xem là
giá trị. Không có sự khác biệt về giới tính trong việc lựa chọn yếu tố
động lực bên trong hay bên ngoài. Tuy nhiên, phụ nữ đánh giá
cao hơn sự hợp tác giữa những đồng nghiệp hơn nam giới. Trong khi đó,
nam giới lại quan tâm nhiều đến cơ hội sử dụng khả năng và kỹ năng trong
công việc.
-
Về phương pháp đo động cơ thành đạt, có nhiều nhà tâm lý học trên thế
giới đã quan tâm và phát triển từ hơn nửa thế kỷ trước. John Atkinson và
David McClelland đã phát triển phương pháp đo động cơ thành đạt dựa
trên trắc nghiệm phóng chiếu nhân cách TAT (Thematic Apperception Test) –
một phương pháp được Henry Marray đề xuất năm 1938. Thông qua sự mô tả
chủ đề các bức tranh của những người tham gia trắc nhiệm, John Atkinson,
David McClelland, Clark và Lowell (1953) Đánh giá câu chuyện
theo các tiêu chí về động cơ thành đạt, những tiêu chí này sau đó được
tổng hợp thành nhu cầu thành đạt. Trắc nghiệm TAT còn được dùng để đo sự
lo sợ thất bại. Các nhà nghiên cứu
(Heckhausen, Schmalt và Schneider, 1985) Nhận thấy rằng, những người
hay lo sợ thất bại thường thể hiện các chủ đề phê phán sự thất bại, đặt
ra các mục đích phấn đấu thấp cho bản thân.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ...
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến động cơ làm việc củangười lao động trên thế giới
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến động cơ làm việc củangười lao động ở Việt Nam
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động, lao động
1.2.2. Động cơ, động cơ làm việc
1.2.3. Nhu cầu
1.3. Cơ sở lý luận về động cơ làm việc
1.3.1. Thuyết X và Thuyết Y của Doughlas McGregor
1.3.2. Thuyết Hai Yếu tố của Federick Hezberg
1.3.3. Thuyết Kỳ vọng
1.3.4. Động lực nội tại: Quan điểm của Hackman và Oldham
1.3.5. Thuyết của David Mc. Clelland
1.3.6. Thuyết E. R. G
1.4. Đặc điểm của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị
1.4.1. Chức năng của khối Kinh doanh - Tiếp thị
1.4.2. Đặc điểm của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị
1.4.3. Một số đặc điểm tâm lý của người lao động trẻ hiện nay
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI KINH DOANH – TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CÔNG TY THƯƠNG MẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Tuổi
2.1.2. Giới tính
2.1.3. Loại hình công ty
2.1.4. Phòng ban làm việc
2.1.5. Vị trí công việc
2.1.6. Thâm niên làm việc
2.1.7. Tình trạng hôn nhân
2.1.8. Trình độ học vấn
2.1.9. Thu nhập bình quân hàng tháng
2.2. Thực trạng động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh – tiếp thị ở một sốcông ty thương mại tại TP. Hồ Chí Minh
2.2.1. Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị
2.2.2. Động cơ làm việc của nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo các yếu tốcá nhân
2.2.2.5. Động cơ làm việc nhân viên khối kinh doanh - tiếp thị theo thâm niênlàm việc
2.3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Link download: ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI KINH DOANH – TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CÔNG TY THƯƠNG MẠITẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Keyword:
dong co lam viec, cua nhan vien, khoi kinh doanh, – tiep thi o mot so,
cong ty thuong mai, tai tp. ho chi minh, tran thi thao, luan van thac si
tam ly hoc, ...
Nhận xét
Đăng nhận xét