LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
GIẢNG DẠY CÁC THUẬT TOÁN TÌM ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT VỚI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA MÁY TÍNH CẦM TAY
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
MÃ SỐ: 60.14.10
SINH VIÊN: TÔN NỮ KHÁNH BÌNH
CHƯƠNG I. CÁC KỸ THUẬT TÌM ƯCLN CỦA HAI SỐ NGUYÊN
Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về một số kỹ thuật tìm ƯCLN xuất hiện trong các giáo trình đại học và các sách chuyên khảo nhằm làm cơ sở để phân tích chương trình phổ thông. Các tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn như sau:
Hoàng Chúng (1997), Số học. Bà chúa của toán học, NXB Giáo dục.
Mỵ Vinh Quang (1999), Đại số đại cương, NXB Giáo dục.
Nguyễn Hữu Anh (2010), Toán rời rạc, NXB Lao động xã hội.
Nguyễn Văn Trang (Chủ biên), Nguyễn Trường Chấng, Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Hữu Thảo (2008), Hướng dẫn sử dụng và giải toán trên máy tính CASIO fx 570MS, NXB Giáo dục.
Bài toán tìm ƯCLN được nghiên cứu rất sớm trong lĩnh vực số học. Chính vì vậy chúng tôi chọn phân tích quyển sách chuyên khảo của Hoàng Chúng (1997).
Quyển sách này không dùng để giảng dạy ở bậc đại học nhưng được nhiều giáo viên tham khảo để giảng dạy, đặc biệt là dạy cho các học sinh giỏi. Bằng việc trình bày một số vấn đề cơ bản của số học thông qua những bài toán cổ, quyển sách này phù hợp với trình độ học sinh khá giỏi toán cấp 2 và 3.
Khái
niệm ƯCLN được mở rộng, có lẽ ở mức độ đầu tiên, trong lĩnh vực đại số
và được giảng dạy tại các Khoa Toán của các trường Đại học Sư phạm và
Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, chúng tôi chọn phân tích giáo trình Đại số đại cương của TS. Mỵ Vinh Quang (1999).
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CÁC KỸ THUẬT TÌM ƯCLN CỦA HAI SỐ NGUYÊN
1. Dựa vào định nghĩa (τ1)
2. Chọn trong các ước của số nhỏ (τ 2)
3. Phân tích ra thừa số nguyên tố (τ 3)
4. Thuật toán Euclide (τ 4)
5. Dùng máy tính cầm tay (τ 5)
6. Kết luận chương I
CHƯƠNG II. ƯCLN TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG
1. Phân tích chương trình
2. Phân tích sách giáo khoa
3. Kết luận chương II
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH SÁCH GIÁO KHOA NƯỚC NGOÀI TRÊN CƠ SỞSO SÁNH VỚI SÁCH GIÁO KHOA TOÁN
1. Tổng quan về chương trình
2. Về phần bài học
3. Về phần bài tập
4. Kết luận chương III
CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM
1. Giả thuyết nghiên cứu
2. Dự kiến thực nghiệm
3. Kết quả thực nghiệm ở lớp
4. Kết quả thực nghiệm ở lớp
6. Tổng hợp kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN
Keyword: giang day cac, thuat toan tim, uoc chung lon nhat, voi su giup do, cua may tinh cam tay, ton nu khanh binh, luan van thac si giao duc hoc,...
Nhận xét
Đăng nhận xét