Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường đh lao động xã hội csii
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI CSII
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với mỗi nhà trường, HĐDH luôn là hoạt động trọng tâm, là con đường cơ bản để đào tạo
nghề cho sinh viên. HĐDH là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy (do
giảng viên đảm nhận) Và hoạt động học (do sinh viên đảm nhận). Hai hoạt
động này tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động dạy hướng đến
hoạt động học, kích thích, tổ chức và giúp đỡ hoạt động học nhằm đạt
được những nhiệm vụ dạy học. Do vậy, nghiên cứu HĐDH và quản lý HĐDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là việc làm cần thiết của mọi loại hình trường học.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Từ cuối thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý HĐDH đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Komenxki (1592 – 1670), ông đã đưa ra quan điểm giáo dục
phải thích ứng với thiên nhiên. Theo ông, quá trình dạy học để truyền
thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh
tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt
buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì. Ông cũng nêu ra một
số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: Nguyên tắc trực quan,
nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh, nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh (vừa sức) … Vào thế kỷ XVII, ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý, tiêu biểu như: Rober Owen (1717 - 1858), Chales Baddage (1792 - 1871), F. Taylor (1856 - 1915) Người được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học” …. John Locke (1632 - 1704) Cũng đưa ra nguyên tắc giáo dục là: “không
được nhồi nhét điều gì vào trí nhớ của trẻ mà vốn chúng không thích
thú. Thầy giáo cần khơi dậy ở trẻ lòng ham mê say sưa, qua đó hướng trẻ
đến với tri thức. Phải phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và chủ động
trong học tập của trẻ”. Sau đó, tới J. J. Rousseau (1712 -1778)
Cũng cho rằng phải hướng HS tích cực tự giành kiến thức bằng cách tìm
hiểu, khám phá và sáng tạo.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã thực sự có sự biến đổi cả về lượng và chất. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc quản lý HĐDH trong nhà trường. V. P. Xtrezicodin, Jaxapob đã nghiên cứu
và đề ra một số vấn đề QL của hiệu trưởng như vấn đề phân công nhiệm vụ
giữa Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Các tác giả đã thống nhất và khẳng
định Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm
trong công tác QL nhà trường.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.2. Hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động vàsáng tạo của người học
1.2.1. Hoạt động dạy học
1.2.2. Hoạt động dạy học ở trường Đại học
1.2.3.
Hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và
sángtạo của người học hay “dạy học lấy người học làm trung tâm”
1.3. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của người học
1.3.1. Quản lý hoạt động dạy học
1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học Đại học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
CHƯƠNG
2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI CSII
2.1. Vài nét về Trường Đại học Lao động Xã hội CSII
2.1.1. Cơ cấu, quy mô
2.1.2. Tổng quan về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
2.1.3. Về kết quả dạy học
2.1.4. Về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy & học
2.2.
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tínhtích
cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường ĐH Lao động Xã hội
CSII
2.2.1. Mẫu khảo sát
2.2.2.
Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐH Lao động Xã hội
CSIIvề công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính
tích cực, chủđộng và sáng tạo của sinh viên
2.2.3.
Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình dạy học theo
địnhhướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.4.
Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy cho giảng viên theo định
hướngphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.5. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viêntheo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.6.
Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy
theođịnh hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người
học
2.2.7. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giảng viên theo định hướng phát huy tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.8.
Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên
theođịnh hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người
học
2.2.9.
Thực trạng quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát
huytính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.10.
Thực trạng quản lý việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng
viêntheo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho
sinh viên
2.2.11. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theođịnh hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.2.12.
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học theo
định hướngphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.3.3. Nguyên nhân từ phía đội ngũ giảng viên
2.3.4. Nguyên nhân từ điều kiện cơ sở vật chất
CHƯƠNG
3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐH
LAO ĐỘNG XÃ HỘI CSII
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.2.
Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý HĐDH nhằm phát huy tínhtích
cực, chủ động và sáng tạo của SV tại trường ĐH Lao động Xã hội CSII
(ULSA2)
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường sự tự chủ nhiều hơn cho ULSA2, hướng tới đưa Cơsở II trở thành một trường Đại học độc lập
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng về quản lý giáo dục;
Lý luận dạy học vànghiệp vụ quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động vàsáng tạo cho đội ngũ CBQL của ULSA
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên đề về PPDH tích cực hay lý luận dạy học hiệnđại cho cả cán bộ quản lý và mọi GV
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho GV
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại
3.2.6. Biện pháp 6: Cung cấp những mẫu kế hoạch bài dạy; Mẫu đánh giá chấtlượng dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo củangười học
3.2.7. Biện pháp 7: Bồi dưỡng cho GV kiến thức về tin học và ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học
3.2.8.
Biện pháp 8: Tổ chức thao giảng hoặc các cuộc thi GV dạy giỏi để tạo
sânchơi cho GV trao đổi, chia sẻ, học hỏi các PPDH tích cực
3.2.9.
Biện pháp 9: Kiểm tra bài giảng, giáo án của GV; Chú ý tới định hướng
pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Keyword:
thuc trang quan ly, hoat dong day hoc, theo dinh huong, phat huy tinh,
tich cuc, chu dong va, sang tao cua, sinh vien tai, truong dh, lao dong
xa hoi csii, nguyen thi thuy hien, luan van thac si giao duc,....
Nhận xét
Đăng nhận xét