LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.34
SINH VIÊN: THÁI XUÂN THIỆN
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
1.1. Quan niệm về truyện ngắn
Truyện ngắn là một khái niệm đa dạng, phức tạp, khó xác định về nội dung lẫn hình thức. Đã có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu với những định nghĩa khác nhau về truyện ngắn nhưng đến nay vẫn chưa đạt đến sự thống nhất.Trong luận văn này, người viết liệt kê một số khái niệm về truyện ngắn được trích dẫn từ các sách từ điển văn học, thuật ngữ văn học, các sách lí luận, các công trình nghiên cứu chuyên sâu để từ đó có cái nhìn tổng thể về thể loại này.
1.1.1. Quan niệm về truyện ngắn trong các sách từ điển văn học, thuật ngữ văn học
Từ điển văn học định nghĩa truyện ngắn như sau: “Truyện ngắn; Thứ truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, miêu tả một khía cạnh, một tính cách, một mẩu trong cuộc đời nhân vật” [98, tr. 1699].
Đây
là một định nghĩa tương đối ngắn gọn, chỉ nêu được đặc trưng chung nhất
về mặt hình thức, chưa đi sâu làm rõ những đặc điểm cơ bản về mặt thể
loại và đặc trưng thi pháp.
Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới, tác giả đã định nghĩa về truyện ngắn như sau: “Truyện
ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề
cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi
bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; Tác phẩm truyện
ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) Đọc nó liền một mạch
không nghỉ… Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng
chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách trọn vẹn… Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian; Nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người” [97, tr. 1846,1847].
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮNVÀ DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
1.1. Quan niệm về truyện ngắn
1.2. Diện mạo của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000
1.3. Nhân vật nữ là kiểu nhân vật được quan tâm trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
CHƯƠNG 2. TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
2.1. Quan niệm về tính nữ
2.2. Tính nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến 2000
CHƯƠNG 3. HAI KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
3.1. Kiểu nhân “tầng đời nền móng”
3.2. Kiểu nhân vật “phá cách”
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
4.1. Điểm nhìn trần thuật
4.2. Ngôn ngữ đối thoại
4.3. Miêu tả ngoại hình - Ngôn ngữ thân thể
4.4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (1997), Ánh sáng nàng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Nhuệ Anh (2006), “Các nhà văn nữ của thế kỉ của nàng”, Văn nghệ (21), tr. 12.
3. Tuấn Anh (31/10/2008), “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật”, http: /tapchisonghuong. Com. Vn.
4. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4), tr. 14-19.
5. Thái Phan Vàng Anh (02/03/2012), “Chiến tranh mang khuôn mặt phụ nữ trong văn xuôi hậu chiến”, vannghequandoi. Com. Vn.
6. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, Nxb. Hội nhà văn, Tp. HCM.
7. Phan Thị Vàng Anh (1995), Hội chợ, Nxb. Trẻ, Tp. HCM.
8. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Link download: NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
Keyword:
nhan vat nu, trong truyen ngan, viet nam tu, nam 1986 den nam 2000
,qua sang tac cua, cac nha van nu, thai xuan thien, luan van thac si ngu
van, ...
Nhận xét
Đăng nhận xét