LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TIỂU THUYẾT TRU TIÊN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ NGÀNH: 60 22 30
SINH VIÊN: PHẠM THỊ YẾN VIỆT
CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI DÒNG TIỂU THUYẾT VỀ HIỆP Ở TRUNG QUỐC VÀ TÁC PHẨM TRU TIÊN
1.1. Ảnh hưởng của các học thuyết tư tưởng Trung Quốc đến tiểu thuyết võ hiệp
Trong
nền văn học thế giới, Trung Quốc được xem là một trong những cái nôi
của nền văn học nhân loại. Văn học Trung Quốc ra đời từ rất sớm và ngay
từ đầu đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Văn học phát triển với nhiều
loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi của nhiều tác
gia nổi tiếng thế giới. Trong đó, tiểu thuyết Trung Quốc tuy ra đời muộn
hơn thi ca nhưng càng về sau càng đạt được nhiều thành tựu lớn.
Tiểu
thuyết võ hiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những triết lí của Mặc gia.
Mặc gia là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do các đệ tử của
Mặc Tử phát triển. Nó phát triển cùng thời với Nho giáo, Đạo giáo, Pháp
gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu
và Chiến Quốc. Dưới thời nhà Tần, Pháp gia được lấy làm tư tưởng chính
thức và các trường phái khác đều bị đàn áp. Từ nhà Hán trở về sau, các
triều đại đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo. Mặc gia với tư cách là
một trường phái riêng dần dần suy tàn.
Trong
các học phái của Chư tử thời Tiên Tần, Mặc gia với tổ chức chặt chẽ và
vững chắc của mình đã chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng truyền
thống ở Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng đến sáng tác tiểu thuyết võ
hiệp. Tổ chức của những người theo Mặc gia về cơ bản có thể coi là môn
phái sớm nhất. Quy củ, phép tắc của Mặc gia đưa ra rất nghiêm khắc và
những môn đồ của Mặc gia, ngay cả người đứng đầu cũng phải tuân thủ một
cách nghiêm túc: “Đây có thể được coi là bước khởi đầu của quy củ võ lâm trong thế giới giang hồ, độc lập với vương triều” [36, tr. 290]. Những người theo Mặc gia rất coi trọng nghĩa khí, sẵn sàng “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” hay “giữa đường thấy sự bất bình thì rút đao ra giúp đỡ” (lộ
kiến bất bình, bạt đao tương trợ), sẵn sàng vì chính nghĩa mà không kể
đến vấn đề sống chết, được – mất, chịu phần thiệt thòi về mình để cứu
giúp người khác, cũng không cần kể đến công lao hay sự đền ơn đáp nghĩa.
Họ cũng là những người đi khắp nơi, dùng lý lẽ để thuyết phục, dùng uy
phong để áp đảo, tuyên truyền cho chủ trương “phi công” (chống chiến tranh) Và “kiêm ái” (yêu thương tất cả). Mặc gia đề cao chữ “nghĩa”,
chủ trương không giết hại người vô cớ, yêu thương tất cả, không làm
điều bất nghĩa nhưng cũng chủ trương có thể dùng bạo lực để trừ bạo, bảo
vệ chính nghĩa. Những chủ trương này trở thành kim chỉ nam cho suy nghĩ
và hành động của những người theo Mặc gia. Vì vậy, người ta cũng thường
gọi “những người theo Mặc gia là “Mặc hiệp’ và cho họ là những hiệp khách đầu tiên” [36, tr. 292].
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ...
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI DÒNG TIỂU THUYẾT VỀ HIỆP Ở TRUNG QUỐC VÀ TÁC PHẨM TRU TIÊN
1.1. Ảnh hưởng của các học thuyết tư tưởng Trung Quốc đến tiểuthuyết võ hiệp
1.2. Từ Sử kí của Tư Mã Thiên đến tiểu thuyết võ hiệp thời Kim Dung
1.3. Sự ra đời của tiểu thuyết Tru Tiên
1.4. Tác phẩm Tru Tiên
1.4.1. Tác giả Tiêu Đỉnh
1.4.2. Tóm tắt tác phẩm
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TRU TIÊN – NHỮNG THỂ HIỆN VỀ NỘI DUNG
2.1. Bi kịch của định mệnh và sự thù hận
2.2. Vượt lên giới hạn của bản thân và thử thách của hoàn cảnh
2.3. Trong nghịch cảnh nhận ra tình đời, tình người
2.4. Sự chiêm nghiệm những triết lí
2.4.1. Cách nhìn nhận về cuộc đời
2.4.2. Nhận thức về chính – tà, thiện – ác
2.4.3. Nhận thức về chân lí
CHƯƠNG 3: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TRU TIÊN – NHỮNG THỂ HIỆN VỀ NGHỆ THUẬT
3.1. Không gian nghệ thuật
3.2. Thời gian nghệ thuật
3.3. Nghệ thuật miêu tả các cuộc đấu
KẾT LUẬN
Link download: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TIỂU THUYẾT TRU TIÊN
Keyword: cam hung bi trang, trong tieu thuyet tru tien, pham thi yen viet, luan van thac si van hoc, ...
Nhận xét
Đăng nhận xét