LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
SINH VIÊN: TRẦN THỊ THÚY HẰNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU
1.1. Phương ngữ học và phương ngữ Nam Bộ
1.1.1. Những vấn đề phương ngữ học
1.1.1.1. Các khái niệm có liên quan tới phương ngữ học
A. Phương ngữ
Có nhiều định nghĩa về phương ngữ. Nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn quan niệm: “Phương
ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng
biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn
ngữ; Là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ
thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc), các phương ngữ (có
người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) Khác nhau trước hết ở cách
phát âm, sau đó là vốn từ vựng” [46; 223].
Hoàng Thị Châu định nghĩa ngắn gọn hơn: “Phương
ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn
dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn
ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”. [5; 29]
B. Từ ngữ địa phương
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ
ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa
phương. Nói chung, từ ngữ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ
nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải từ vựng của
ngôn ngữ văn học. Khi được sử dụng vào sách báo nghệ thuật, các từ ngữ
địa phương thường mang sắc thái tu từ: Diễn tả lại đặc điểm của địa
phương, đặc điểm của nhân vật”. [13; 466]
Từ
ngữ địa phương có thể bao gồm những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện
tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó
chứ không phổ biến với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn
ngữ văn học toàn dân.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU.
1.1. Phương ngữ học và phương ngữ Nam Bộ
1.1.1. Những vấn đề phương ngữ học
1.1.1.1. Các khái niệm có liên quan tới phương ngữ học
1.1.1.2. Vấn đề phân vùng phương ngữ
1.1.2. Phương ngữ Nam Bộ
1.2. Vài nét về tác giả Bình Nguyên Lộc
1.2.1. Tiểu sử
1.2.2. Các sáng tác chính
1.2.3. Nội dung của tác phẩm Bình Nguyên Lộc
1.2.4. Nét đặc sắc về nghệ thuật
TIỂU KẾT CHƯƠNG
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC
2.1. Cơ sở phân chia
2.2. Các lớp từ cụ thể
2.2.1. Lớp từ ngữ Nam Bộ chính gốc
2.2.2. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ các phương ngữ Trung Bộ
2.2.3. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ từ ngữ toàn dân
TIỂU KẾT CHƯƠNG
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGÔN NGỮ CỦA CÁC TÁC GIẢ KHÁC
3.1. So với tác giả trước Bình Nguyên Lộc
3.2. So với tác giả cùng thời với Bình Nguyên Lộc
3.3. Nhận định chung về đặc điểm ngôn ngữ của Bình Nguyên Lộc
3.3.1. Ngôn ngữ kể chuyện mang màu sắc địa phương Nam Bộ sinh động, giàuâm thanh, hình ảnh
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật đa dạng về tính cách, đậm phong cách Nam Bộ
TIỂU KẾT CHƯƠNG
KẾT LUẬN
Link download: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC
Keyword: tu ngu dia phuong, trong tac pham, cua binh nguyen loc, tran thi thuy hang, luan văn thac si ngon ngu hoc, ....
Nhận xét
Đăng nhận xét