LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
CẢI TIẾN MỘT SỐ BỘ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
MÃ SỐ: 60 14 10
SINH VIÊN: TRẦN NGUYỄN NAM BÌNH
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các vấn đề về thí nghiệm Vật lí
1.1.1. Đặc điểm và vai trò của thí nghiệm Vật lí trong dạy học Vật lí
Trong các tài liệu
về lí luận dạy học Vật lí [7], [8] thì thí nghiệm (TN) Vật lí được định
nghĩa là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối
tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà
trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có
thể thu nhận được tri thức mới. Thí nghiệm Vật lí có một số đặc điểm
sau:
- Các điều kiện của TN phải được lựa chọn và được thiết lập có chủ định sao cho thông qua TN, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có thể kiểm tra được giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi TN có 3 yếu tố cấu thành được xác định rõ: Đối tượng cần nghiên cứu, phương tiện gây tác động lên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động.
- Các điều kiện của TN có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên cứu sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác giữ không đổi.
-
Các điều kiện của TN phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định
nhờ sử dụng các thiết bị TN có độ chính xác ở mức độ cần thiết, nhờ sự
phân tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng cần nghiên cứu, nhờ làm giảm tối đa các loại nhiễu.
-
TN có thể lặp lại, nghĩa là với các thiết bị, các điều kiện như nhau
thì khi bố trí, tiến hành lại TN thì hiện tượng và quá trình Vật lí phải
diễn ra giống như trước đó.
-
Đặc điểm quan trọng nhất là tính chất có thể quan sát được các biến đổi
của đại lượng nào đó qua sự biến đổi của đại lượng khác, nghĩa là dù
với đối tượng nào cũng quan sát được TN. Điều này đạt được nhờ các giác
quan của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện quan sát, đo đạc.
Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ......
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các vấn đề về thí nghiệm Vật lí
1.1.1. Đặc điểm và vai trò của thí nghiệm Vật lí trong dạy học Vật lí
1.1.2. Các thiết bị thí nghiệm
1.1.3. Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối với việc sửdụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí
1.2.1. Đặc điểm và vai trò của thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lí
1.2.2. Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối với việc sửdụng thí nghiệm thực hành trong dạy học Vật lí
1.2.3. Đánh giá kết quả phép đo trong thí nghiệm thực hành Vật lí
1.2.4. Phương pháp biểu diễn kết quả phép đo bằng đồ thị
1.2.5. Các tiêu chí lựa chọn một phương án thí nghiệm thực hành
1.2.6. Hệ thống bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí trung họcphổ thông
1.2.7. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thí nghiệm thực hành Vật lítrong chương trình THPT hiện nay
1.2.8. Thực trạng thí nghiệm thực hành môn Vật lí THPT và một số giải phápcải tiến thực trạng hiện nay
1.3.
Ưu nhược điểm của một số bộ thí nghiệm thực hành hiện có trongcác
trường phổ thông về mặt thiết bị, phương án và kĩ thuật tiến hành.
1.3.1. Mục đích điều tra
1.3.2. Đối tượng và phương pháp điều tra
1.3.3. Kết quả điều tra
1.4. Kết luận chương
CHƯƠNG 2. CẢI TIẾN MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Thí nghiệm đo hệ số ma sát theo phương pháp động lực học
2.1.1. Tăng độ chính xác của phép đo hệ số ma sát nghỉ
2.1.2. Tăng độ chính xác của phép đo hệ số ma sát trượt
2.1.3. Thí nghiệm xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ
2.1.4. Hiệu quả cải tiến
2.2. Thí nghiệm đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng
2.2.1. Giảm thời gian đo các đường kính của vòng nhôm
2.2.2. Thay đổi cách mắc dây treo vòng nhôm để đảm bảo mặt phẳng vòngsong song với mặt thoáng của chất lỏng khi thực hành
2.2.3. Giảm tốc độ nước chảy để việc đọc số chỉ lực kế dễ dàng
2.2.4. Định sẵn lượng nước cần đổ vào các cốc để vừa đủ thí nghiệm
2.2.5. Chế tạo giá đỡ có thể thay đổi độ cao một cách từ từ thay cho việc dùngbình thông nhau
2.2.6. Hiệu quả cải tiến
2.3. Thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa
2.3.1. Khắc phục tình trạng số liệu hiển thị trên đồng hồ không ổn định
2.3.2. Cải thiện kĩ năng vẽ đồ thị biểu diễn kết quả đo trên giấy kẻ ô li
2.3.3. Hiệu quả cải tiến
2.4. Thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính phân kì
2.4.1. Tạo cơ sở đảm bảo sự đồng trục của các thấu kính
2.4.2. Tăng độ chính xác của kết quả xác định vị trí ảnh trên màn
2.4.3. Thiết kế chữ L trong suốt thay thế cho số 1 chắn sáng
2.4.4. Hiệu quả cải tiến
2.5. Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí
2.5.1. Ứng dụng kĩ thuật điện tử để hỗ trợ việc xác định vị trí pittông khi cócộng hưởng âm
2.5.2. Hiệu quả cải tiến
2.6. Kết luận chương
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỞ RỘNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Đo hệ số ma sát trượt giữa giấy và thép
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của góc nghiêng đến kết quả đo hệ số ma sáttrượt theo phương pháp động lực học
3.3. Đo hệ số căng bề mặt của nước nguyên chất với những khung nhômcó hình dạng đường chu vi mặt ngoài khác nhau
3.4. Kiểm nghiệm lại sự phụ thuộc của hệ số căng bề mặt của nước vàrượu etylic vào nhiệt độ
3.5. Kết luận chương
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TPHCM, Thí nghiệm Vật lí đại cương A1.
2. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên – Môn Vật lí – Chuyên đề thí nghiệm thực hành (7 - 2011).
3. PGS. TS Ngô Quang Huy, Phương pháp thực nghiệm khoa học vật lí.
4. Bộ GD&ĐT, Tài liệu Thí nghiệm thực hành trường THPT Môn Vật lí (9 - 2011).
5. Nguyễn Trọng Sửu, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 – môn Vật lí.
6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Vật lí.
7. PGS Nguyễn Đức Thâm, TS Nguyễn Ngọc Hưng, TS Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
8. TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông - trang 74.
9. TS Lê Thị Thanh Thảo, Một số cơ sở của dạy học vật lí hiện đại (Từ lý luận đến thực tiễn) - trang 50.
Link download: CẢI TIẾN MỘT SỐ BỘ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Keyword: cai tien mot so bo thi nghiem thuc hanh trong chuong trinh vat li trung hoc pho thong, luan van thac si giao duc, ....
Nhận xét
Đăng nhận xét