KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HỒNG NGỌC
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất (CPSX) Và tính giá thành sản phẩm
Hoạt
động kinh doanh xây lắp gồm hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị, gọi
chung là xây dựng cơ bản. Đây là ngành sản xuất vật chất quan trọng
mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho từng ngành và
cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân đó là các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu cống, đường xá…; Các công trình lắp đặt như máy móc thiết bị, máy tiện, máy cưa…
Sản
phẩm xây lắp là các cô ng trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…, do vậy việc tổ
chức và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, dự toán thi công.
Các công trình khác nhau thì thường có cấu trúc khác nhau.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư trước, do đó tính chất hàng hóa
của sản phẩm thể hiện không rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản
xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản
phẩm.
Hoạt
động xây lắp thường được tiến hành ngoài trời, phụ thuộc rất nhiều vào
thời tiết, khí hậu như mưa, nắng, bão, lũ lụt…do đó ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng công trình
và các chi phí phát sinh ngoài dự kiến, sản xuất mang tính thời vụ và
thường chịu nhiều rủi ro so với sản phẩm công nghiệp khác.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp hiện nay thường được tổ chức theo phương thức “khoán gọn”,
các CT, HMCT, khối lượng công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh
nghiệp (các đội, các xí nghiệp…). Trong giá khoán gọn bao gồm cả chi phí
tiền lương, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí thi công
và các chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1. Chi phí sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất
Chi
phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa
phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản
phẩm xây lắp
Chi
phí sản xuất của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá
trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho yêu
cầu quản lý thì chi phí phải được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định:
Tháng, quý, năm.
Tuy
nhiên, khi tiến hành xây dựng không phải tất cả các khoản chi phí đều
liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp mà còn các khoản chi
phí khác ngoài CPSX như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí phải trả
cho các khoản tiền phạt về vi phạm hợp đồng, hao hụt vật tư ngoài định
mức…
1.2.1.2.
Phân loại chi phí sản xuất CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại
khác nhau và được phân chia bởi các tiêu thức khác nhau:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị XDCB mà doanh
nghiệp đã sử dụng.
Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp, trợ cấp có tính chất lương phải trả cho lao động trực tiếp, gián
tiếp, lao động thuê ngoài, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp xây lắp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả cho các dịch vụ
mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
xây lắp như chi phí tiền điện, tiền nước, chi phí thuê máy móc thiết bị…
Các chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Là toàn bộ chi phí vật
liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp vào việc xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Là các chi phí tiền lương, phụ
cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, lắp đặt các công trình và công nhân phục vụ thi công các công trình (kể cả công nhân vận chuyển,
bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi
công, thu dọn hiện trường). Khoản mục này không bao gồm các khoản trích
theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp.
Chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC): Là toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công để xây dựng, lắp đặt công trình. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công.
Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là toàn bộ chi phí phát sinh trong tổ
đội xây dựng hoặc xí nghiệp xây dựng như: Chi phí nhân viên quản lý, chi
phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ
mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quản lý đội, xí
nghiệp. Được hạch toán vào khoản mục này còn bao gồm: Các khoản trích
theo tiền lương và tiền ăn ca của công nhân sản xuất và công nhân điều
khiển máy thi công. Chi phí sản xuất chung được phân bổ đều cho các công trình, hạng mục công trình.
Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong kỳ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh
nghiệp.
1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1. Khái niệm
Giá
thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có
liên quan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất (CPSX) Và tính giá thành sản phẩm
1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1. Chi phí sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1. Khái niệm
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong xây lắp
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.4. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
1.4.1.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
1.4.1.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
1.4.1.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp
1.4.1.3. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất
1.4.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.4.1.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.4.1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.4.1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
1.4.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.4. Đặc điểm kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán gọn
1.5. Các hình thức sổ kế toán
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Tổng quan về công ty Vật tư và Xây dựng công trình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư và Xây dựng công trình
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ máy kế toán
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán
2.1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
2.1.3.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo
2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Vật tư và Xây dựng công trình
2.2.1. Đặc điểm kế toán Chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm tại công ty Vật tư và Xây dựng công trình
2.2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất
2.2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty
2.2.2.7. Tính giá thành sản phẩm tại công ty
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY VẬT Tư VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Về bộ máy quản lý
3.1.1.2. Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán
3.1.1.3. Về việc áp dụng phương pháp kế toán và hình thức ghi sổ kế toán
3.1.1.4. Về tổ chức sản xuất
3.1.1.5. Về công tác kế toán hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
3.1.2. Những mặt còn tồn tại3.1.2.1. Về quá trình luân chuyển chứng từ
3.1.2.2. Về công tác quản lý và phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí
3.1.2.3. Về các khoản thiệt hại
3.1.2.4. Về tổ chức phân công lao động tại phòng kế toán
3.1.2.5. Về sổ chi tiết TK
3.1.2.6. Về đánh giá sản phẩm dở dang
3.1.2.7. Về phương pháp tính giá thành công trình
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
3.2.1. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ
3.2.2. Hoàn thiện việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.3. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.2.4. Hoàn thiện chi phí sử dụng máy thi công
3.2.5. Hoàn thiện chi phí sản xuất chung
3.2.6. Về khoản thiệt hại trong sản xuất
3.2.7. Về tổ chức phân công lao động tại phòng kế toán
3.2.8. Hoàn thiện sổ chi tiết TK
3.2.9. Hoàn thiện phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
3.2.10. Hoàn thiện phương pháp tính giá thành công trình
KẾT LUẬN
linkdownload:
Nhận xét
Đăng nhận xét