luan an tien sy, y hoc, nghien cuu, hieu qua, dieu tri hep van, dong mach phoi, voi phuong phap, nong bang bong, qua da, do quang huan
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ HẸP VAN ĐMP:
1.1.1. Sơ lược lịch sử:
1.1.1.1. Trên thế giới: Hẹp van ĐMP được mô tả lần đầu tiên bởi Morgagni vào năm 1761.
Morgagni đề cập đến 1 BN nữ tím nhẹ mà khi mổ tử thi thấy có lỗ bầu dục, van ĐMP hẹp nhỏ bằng hạt đậu lăng và có dãn nhĩ phải, dầy thất phải [95]. Sau đó thương tổn giải phẫu hẹp van ĐMP được mô tả bởi Corrisat vào năm 1811 và Peacook năm 1866. Đầu thập niên 70 của thế kỷ 18, Edward Sandifort (giáo sư môn sinh lý tạiĐại học Leyden) Mô tả hẹp van ĐMP khi giải phẫu tử thi 1 em bé tím, mệt và phù 2 chi dưới. GS Edward Sandifort viết “.. . ĐMP được cắt trên lá van, thấy những lá van ĐMP nhỏ, dầy, cứng.. . Và chỉ còn một lỗ rất nhỏ như đầu cây bút chì trên lá van cho phép thông thương từ ĐM phổi vào thất phải.. .. Thất phải, nếu không dầy hơn thì cũng có cùng độ dầy như thất trái.. .” [95].
Hẹp van ĐMP đơn thuần và phối hợp với các tổn thương tim khác được Etienne Louis Fallot đề cập kỹ hơn vào cuối thế kỷ 19. Về thuật ngữ thì hẹp van ĐMP không có thông liên thất phối hợp được gọi là “hẹp van ĐMP với vách liên thất nguyên vẹn” bởi Bedford và Brown (1937), “hẹp van ĐMP đơn thuần” bởi Freed và Butnitz (1946) Và “hẹp van ĐMP thuần túy” bởi Mannheimer (1949), Hyman, Maraist (1951). Thể hẹp van ĐMP có thông liên nhĩ hoặc còn tồn tại lỗ bầu dục, còn được Joly và cộng sự tại Pháp gọi là “Tam chứng Fallot “. Tuy nhiên các tác giả Châu Âu và Châu Mỹ từ thập niên 50 đã thống nhất sử dụng danh từ “hẹp 5 van ĐMP đơn thuần” để chỉ bệnh lý “hẹp van ĐMP không có thông liên thất” cho dù bệnh lý này có hay không có “thông liên nhĩ phối hợp” [10], [13], [33], [95]. Về phương diện chẩn đoán thì từ cuối thập niên 60, nhờ kỹ thuật thông tim tiến bộ nhanh giúp cho nghiên cứu về bệnh lý hẹp van ĐMP được sâu hơn về mặt huyết động. Đến đầu thập niên 80 khi SÂ tim phát triển thì bằng phương pháp không xâm lấn đã có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý hẹp van ĐMP.
Về điều trị thì Jaque Dumont mô tả đầu tiên ca mổ van ĐMP đầu tiên do Doyen thực hiện trên một nữ BN 20 tuổi vào năm 1913. Tháng 12 năm 1947 Sellors thực hiện thành công phẫu thuật mở rộng van ĐMP bằng dụng cụ qua đường thất phải. Đầu năm 1948, Brock thực hiện thành công 3 ca mở rộng van ĐMP tương tự phương pháp của Sellors. Năm 1952 Swan thực hiện ca mổ tim hở đầu tiên trên
BN hẹp van ĐMP đơn thuần bằng phương pháp ngưng tuần hoàn, hạ thân nhiệt trung bình, và làm lạnh cơ tim. Năm 1958 với những tiến bộ về tim phổi nhân tạo, phẫu thuật tim hở mổ van ĐMP được triển khai rộng rãi. Từ 1958 phương pháp mổ van ĐMP là lựa chọn đầu tiên cho các BN với bệnh lý hẹp van ĐMP [32], [77], [95].
Năm 1980, Kan thực hiện thành công nong van ĐMP bằng thực nghiệm trên chó. Sau đó hai năm, Kan và cộng sự báo cáo nong van ĐMP thành công trên 1 BN 8 tuổi bị hẹp van ĐMP được đăng trên “New England Medicine” [99]. Sau đó là sự bùng nổ các báo cáo về thành công trong việc sử dụng phương pháp nong van ĐMP bằng phương pháp thông tim để điều trị bệnh hẹp van ĐMP với mức độ của hẹp van ĐMP trung bình và nặng [32], [34?? 35? [71] [84] [94] [127] [138]. Phương pháp nong van ĐMP bằng bóng qua da mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị hẹp van ĐMP bằng thông tim can thiệp.
1.1.1.2 Tại Việt Nam:
BV Việt Đức Hà Nội bắt đầu mổ tim từ năm 1958, đến năm 1964 áp dụng phương pháp ngừng tuần hoàn tạm thời có hạ thể nhiệt bề mặt để mổ cho BN hẹp van ĐMP đơn thuần. Phương pháp phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể bắt đầu được áp dụng từ năm 1965. Điều trị ngoại khoa bệnh lý hẹp van ĐMP đơn thuần được triển khai ở cả BV St Paul, Viện Nhi Thụy Điển, BV Bạch Mai-Hà Nội. TạiBV Chợ Rẫy- TPHCM mổ tim từ sau 1975, tại Viện Tim TPHCM triển khai mổ tim từ năm 1992. Cho đến cuối thập niên 90 điều trị hẹp van ĐMP đơn thuần tại các BV thuộc TPHCM chủ yếu bằng phương pháp ngoại khoa. Từ cuối thập niên 90 thông tim can thiệp tại Việt Nam bắt đầu phát triển, từ năm 2001 nong van ĐMP trong bệnh lý hẹp van ĐMP đơn thuần bằng bóng được thực hiện tại Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam và BV Bạch Mai Hà Nội. Từ năm 2002 nong van ĐMP được thực hiện tại BV Chợ Rẫy, Viện Tim TPHCM và sau này ở BV Đa Khoa Đà Nẵng, BV Trung Ương Huế, BV tim Tâm Đức TPHCM.
1.1.2 Tần xuất:
Hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm tỷ lệ khoảng 7-12% số BN bị mắc bệnh TBS [32], [165]. Theo nghiên cứu tim mạch trẻ sơ sinh tại Anh trên 1.528.686 trẻ sơ sinh từ năm 1969 đến 1977 và nghiên cứu Baltimore-Washington từ 01/1881 đến 12/1982 trên 179.677 trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ thì tỷ lệ hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm khoảng 8,8% trong số các trẻ bị bệnh TBS [46]. Theo thống kê của tác giả Samanek M và cộng sự trên 91.823 trẻ sơ sinh tại vùng Bohemia trong năm 1980 thì tỷ lệ hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm 7,13% số trẻ sơ sinh mắc bệnh TBS [146].
Rowe công bố tỷ lệ hẹp van ĐMP là 9,9% trong 15.104 trường hợp bị mắc bệnh TBS ở BV nhi Toronto [140]. Friedman WF thống kê 2310 trường hợp TBS thì hẹp 7 van ĐMP đơn thuần chiếm 6,9% [49]. Tỷ lệ này trong tài liệu của Beekman RH là 8% [20], Moller và Hoffman là 10% [107], nghiên cứu của Keane J. F. Và Fyler D. C. Trên 3370 BN từ năm 1988 đến năm 2002 tại BV nhi Boston là 6% [114].
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có số thống kê của cả nước về bệnh TBS nói chung và BN bị hẹp van ĐMP đơn thuần nói riêng. Tại Hà Nội, năm 1994: Khoa Tim mạch nhi BV Saint Paul nhận điều trị 173 ca TBS trong đó thông liên thất chiếm 32%, tứ chứng Fallot 22,5%, thông liên nhĩ 12,7%, còn ống động mạch 9,2%, hẹp van ĐMP 4,6%,.. . [5]. Theo số liệu thống kê ở hai BV Nhi đồng 1 và Nhi Đồng 2 TP HCM trong 10 năm từ 1984-1994 có 10.000 trẻ bị bệnh tim, trong đó có 5324 ca TBS (chiếm 53,2%), tỷ lệ hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm 7,4%, đứng hàng thứ 6 sau thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, kênh nhĩ thất, còn ống động mạch. Tại Viện Tim TPHCM, từ năm 1992 đến năm 2000 có 8000 BN được phẫu thuật tim, trong số này tỷ lệ bệnh TBS chiếm 51%, và hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm tỷ lệ 5,7% [10].
1.1.3 Nguyên nhân hẹp van ĐMP:
Nguyên nhân gây hẹp van ĐMP có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nguyên nhân mắc phải có thể do thấp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hay Carcinoid.
1.1.3.1 Hẹp van ĐMP bẩm sinh:
Những thập niên 40,50 do hạn chế về phương tiện nên các nghiên cứu hẹp van ĐMP đơn thuần không cho thấy sự liên hệ giữa bệnh lý hẹp van ĐMP và yếu tố di truyền [110]. Cuối thập niên 50 Campell tìm thấy 2,1% anh em của BN bị hẹp van ĐMP mắc bệnh TBS và thường cũng là bệnh lý hẹp van ĐMP hoặc “Tứ chứng Fallot” [25]. Trong khi đó nghiên cứu của Nora và cộng sự thì tỷ lệ này là 2,6% [120]. Nhiều thực nghiệm trên chó Bergle gợi ý rằng hẹp van ĐMP dạng thiểu sản 8 không được di truyền đơn thuần theo quy luật của Menden, mà trên nhiều gen [114].
Đã có nhiều các nghiên cứu liên quan đến tần suất mắc bệnh TBS ở con cháu của BN có bệnh TBS và sự liên quan tần suất mắc bệnh TBS giữa những trẻ sinh đôi có bố mẹ bị mắc bệnh TBS. Nora đã công bố tần suất hẹp van ĐMP trên 111 con cháu với bố hoặc mẹ bị mắc bệnh hẹp van ĐMP là 3,6% [114]. Ngoài yếu tố di truyền, một số tác nhân khác cũng được xem là nguyên nhân gây hẹp van ĐMP một trong những nguyên nhân đó là nhiễm Rubella. (theo Emma Nowlides 1961, Rowe năm 1963, Campbell năm 1961) [110].
1.1.3.2 Sự tạo thành van hình bán nguyệt của ĐMP và cơ chế gây phát triển bất thường lá van:
Van hình bán nguyệt phát triển tại giao điểm giữa thành ĐMP và vách hành tim. Van hình bán nguyệt phát triển ngay sau khi hình thành vách ngăn giữa động mạch chủ và ĐMP [108]. Theo dõi trên sự phát triển phôi thai của chuột, giai đọan đầu từ mào của gối nội mạc ở mặt hướng về ĐMP và mào gối nội mạc hành tim ở mặt hướng về thất phải (hai mào này hầu như dính liền nhau ở chỗ tiếp giáp giữa ĐMP và vách hành tim thất phải): Bắt đầu phát triển van hình bán nguyệt [108]. Tế bào nội mạc phát triển về phía bờ của các mào, dần dần tạo nên van hình bán nguyệt. Lá van ban đầu dầy chủ yếu là các tế bào nội mô hình trụ ở mặt phía ĐMP, còn ở mặt hướng về thất phải cấu tạo bởi các tế bào nội mô phẳng, tế bào nội mô hình giọt nước [99]. Sau khi các lá van đã phát triển hết chiều ngang, các mô của các lá van hình bán nguyệt bắt đầu tái cấu trúc thành tế bào sợi đặc trưng cho van sau khi sinh [99].
Quá trình chuyển hóa, tái cấu trúc mô van diễn ra rất chậm và sau khi trẻ được sinh ra vẫn chưa kết thúc [108]. Cơ chế chuyển hóa tế bào nội mô sang tế bào sợi cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu hết. Những tế bào ban đầu của mào 9 gối nội mạc hình thành van hình bán nguyệt có sự tham gia nhiều của các protein? -smooth muscle actin (ASMA) Xuất phát từ mào thần kinh, những tế bào ASMA này phát triển chủ yếu ở bờ các van hình bán nguyệt, tại chỗ nối giữa các van với thân ĐMP. Khi có sự bất thường trên sự phát triển của các tế bào ASMA và các tế bào của mào thần kinh, thì các mép van sẽ phát triển bất thường như dính lại với nhau. Trong quan sát của nhiều tác giả thì dị tật của van hình bán nguyệt liên quan nhiều đến rối loạn sự hình thành tế bào ASMA, rối loạn di truyền [108]. Trên chuột, van hình bán nguyệt của động mạch chủ và ĐMP đều bị thiểu sản khi làm hư gen NFATc (nuclear factor of activated T-cells, cytoplasmic, calcineurine-dependent).
Mặc dù ít quan sát được trên người, nhưng thiểu sản van hình bán nguyệt của ĐMP được tác giả Hartwig N. G. Quan sát được trên 1 BN 11 tuần tuổi, và tác giả Miyabara S. Quan sát được trên 2 BN sơ sinh. NFATc protein là yếu tố quan trọng trong việc điều hòa tín hiệu calci trong hệ miễn dịch, thần kinh, cơ tim, và cơ vân.
Tín hiệu của NFATc bắt đầu bởi calcineurin, mà calcineurin là đích nội bào đầu tiên của cyclosporin và FK506. Trong quá trình phát triển của tim, gen NFATc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nội tâm mạc, và trên van hình bán nguyệt [96].
Một quan sát khác của Ya J, Schilham MW, về thiếu yếu tố Sox4 (Homo sapiens SRY (sex determining region Y) -box containing gene 4) Trên chuột dẫn đến không hình thành đầy đủ được van hình bán nguyệt do không phát triển được mào nội mạc thành lá van, thiếu yếu tố Sox4 làm van hình bán nguyệt phát triển không đều về số lượng và vị trí lá van [28], [48], [77], [106], [133].
Hình 1.1. Sự tạo thành các van hình bán nguyệt. A: Hình cắt theo mặt phẳng trán, các mào thân động mạch, mào hành tim và vị trí tạo các lá van. B: Hình cắt theo mặt phẳng ngang hành tim nơi hình thành các gờ tạo van. C: Các mào hành tim sáp nhập và các gờ tạo van đang hình thành. D: Sự tạo vách ngăn và các lá van của động mạch chủ và ĐMP. E: Vị trí các lá van ở động mạch chủ và thân ĐMP sau khi xoay (có ở cơ thể trưởng thành). F: Hình cắt dọc theo mặt phẳng trán ở vị trí nối giữa động mạch chủ và tâm thất trái cho thấy các bước tạo các lá van. “Nguồn: Nguyễn Trí Dũng, (2001) Phôi Thai học Người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia tp HCM, tr. 244.” [1]
1.1.3.3 Hẹp van ĐMP mắc phải: A/ Carcinoid: Hội chứng Carcinoid bắt đầu từ những u tế bào Carcinoid xuất phát trong hệ tiêu hóa, tụy, mật, phế quản, buồng trứng và tinh hoàn. Triệu chứng bệnh tim mạch chiếm tới 50% số BN bị mắc bệnh Carcinoid và van tim bị tổn thương trong bệnh
Carcinoid thường là van ĐMP [111]. Trên vi thể: Tất cả các lá van ĐMP hẹp do Carcinoid có mảng Carcinoid trải khắp mặt lá van quay về phía ĐMP, làm lá van dư mô rất nhiều, chủ yếu là Myofibroblasts và những thành phần ngoại bào như: Collagen, Myxoid matrix và Elastin. Van ĐMP dầy lên chủ yếu là do các sợi Collagen phát triển khắp lá van. Khi phát hiện bệnh Carcinoid của tim, thì phẫu thuật hoặc can thiệp nong van qua da sẽ kéo dài thời gian sống còn của BN [31], [105], [126]. Hình 1.2. Carcinoid van ĐMP, hình ảnh SÂ 2D và Doppler “Nguồn: Anderson, (1996) “Carcinoid Heart Disease”, Circulation; 93: 187-188” [17].
B/ Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng gây hẹp van ĐMP đơn thuần chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong bệnh lý hẹp van ĐMP. Nhiều tác giả công bố các trường hợp quan sát được viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do liên cầu trùng nhóm B [129], tụ cầu, Enterococcus [58], [66]. Những BN bị mảng sùi do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng gây hẹp van ĐMP thường là những người đang tiêm chích đường tĩnh mạch như nghiện chích ma túy, đặt catheter tĩnh mạch, lọc máu do suy thận,.. .. Yếu tố nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng tim phải là những người có suy giảm miễn dịch như sau ghép cơ quan, có bệnh hẹp van ĐMP trước đó, đái tháo đường, nghiện rượu, sau sinh, sau phá thai, suy dinh dưỡng [17], [42], [58].
----------------------------------------------
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TỔNG QUAN VỀ HẸP VAN ĐMP
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.5 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
2.6 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.2 LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC NONG VAN
3.3 KẾT QUẢ NONG VAN ĐMP BẰNG BÓNG
3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NONG VAN
3.5 SỬ DỤNG DỤNG CỤ NONG MẠCH VÀNH NGƯỜI LỚN VÀO KỸ THUẬT NONG VAN ĐMP
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.2 LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4.3 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ THÔNG TIM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
4.4 BÀN LUẬN VỀ KỸ THUẬT
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Trí Dũng (2001): Phôi Thai học Người. Nhà xuất bản Đại học quốc Gia TPHCM, tr.244.
2. Hoàng Trọng Kim (1995) Bài giảng Nhi khoa sau đại học. Nhà xuất bản Đà Nẵng.tr 65-87.
3. Hoàng Trọng Kim (1995 ) “Nghiên cứu bệnh thấp tim trẻ em và sách lược phòng chống”. Luận án Tiến sĩ y học. Trường ĐHYD TP HCM; tr 11-42.
4. Hoàng Trọng Kim (1997). “Hẹp động mạch phổi”. Nhi khoa sau đại học. tập 2,: tr 394 – 400.
5. Hoàng Trọng Kim (2004) “Bệnh tim bẩm sinh”. Nhi khoa chương trình đại học. Nhà xuất bản Y học TP HCM; tập 2: tr 43-46.
6. Trương Đình Kiệt ( 1994): Mô Học. Nhà xuất bản Y học: tr 209-227.
7. Đặng Vạn Phước (2005) “Tim bẩm sinh”, Bài giảng Đại học và sau Đại học. Trường ĐHYD TP HCM.
8. Nguyễn Quang Quyền ( 2004 ) : Bài Giảng Giải Phẫu học. Nhà xuất bản Y học: tr 75-89.
9. Phan Chiến Thắng ( 2005): Mô Học. Nhà xuất bản Y học TP HCM: tr 290-292.
10. Lê Ngọc Thành (2001)” Nghiên cứu điều trị phẫu thuật hẹp van động mạch phổi dưới ngừng tuần hoàn tạm thời ở nhiệt độ bình thường”. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội. 11. Phạm Nguyễn Vinh (1999) Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tr 91-98. NXB Y học .
Tiếng Anh
12. Abele JE. (1980) “Balloon catheters and transluminal dilatation: technical considerations”. Am J Roentgenol. 135(5):901-6.
13. Abrahams DG, Good P. (1951) “Pulmonary stenosis with normal Aortic root”, Br Heart J; 13:519-548.
14. Adams FH., (1968) “Development of pediatric cardiology ”, Am J Cardiol, (22), 452-455.
15. Akram M, Khan IA.,(2001),“ Isolated pulmonic valve endocarditis caused by group B streprococcus (Streptococcus agalactiae)-a case report and literature review” , Angiology, 52(3): 211-5.
16. Anand R; Mehta AV. (1997). “Natural history of asymptomatic valvar pulmonary stenosis diagnosed in infancy” , Clin Cardiol; 20:377-80.
17. Anderson AS, Krauss D, Korcarz C, Lang RM, (1996)” Carcinoid Heart Disease”, Circulation ;93:187-188.
18. Ballerini L, Mullin CE, Cifarelli A, Pasquini L, SimoneG, (1990),“Percutaneous balloon valvuloplasty of Pulmonary Valve Stenosis, Dysplasia, and residual Stenosis after surgical Valvotomy for Pulmonary Atresia with Intact ventricular septum: Long-term results”, Cathet Cardiovasc Intervent, 19: 165-169.
19. Becu L; Somerville J; Gallo A, (1976) “Isolated pulmonary valve stenosis as part of more widespread cardiovascular disease”, Br Heart J ; 38:472-82. 20. Beekman III RH, Lioyd TR, Hirsch R, (2008),” Transcatheter Therapies for Congenital Heart Disease” Eric Topol’ Textbook of Interventional Cardiology, Sauders Elsevier, 989-1019.
21. Blount SG, Jeac Van Elk, Balchum OJ, Henry Swan, (1957) “ Valvular Pulmonary stenosis with Intact Ventriculum Septum : Clinical and Physiologic response to open valvuloplasty “, Circulation, 15: 814-826.
22. Bonow et al (2006) “ ACC/AHA Practice Guidelines for the Management of Patients With Valvular Heart Disease”, J Am Coll Cardiol ; 48 (3): 598-675.
23. Bousvaros G. et al. (1965) “Phonocardiographic features of the systolic murmur in pulmonary artery stenosis ” , Br Heart J; 27: 374.
24. Campbell M. (1954) “Simple Pulmonary stenosis: Pulmonary valvular stenosis with a closed ventricular septum ”, Br Heart Journal; 16(3 ): 273-300.
25. Campbell M. (1962) “Factors in the etiology of pulmonary stenosis ”. Br Heart Journal; 24 (6): 625-628.
26. Campbell M. (1969) “Natural history of congenital pulmonary stenosis”, Br Heart J; 31: 394-395.
27. Campbell M. Simple pulmonary stenosis. (1954) “Pulmonary valvular stenosis with a closed ventricular septum”, Br Heart J, 16:273-300.
28. Clark EB. (1988) “ The Origin of Common Cardiac defects”, J Am Coll Cardiol , 12: 1807
29. Coles JG; Freedom RM; Olley PM; Coceani F; Williams WG; Trusler GA.(1984)”Surgical management of critical pulmonary stenosis in the neonate”, Ann Thorac Surg; 38:458-65. 30. Colli AM, Perry SB, Lock JE, Kean JF. (1995), “Balloon dilatation of critical valvarpulmonary stenosis in the first month of life ”, Catht Cardiovasc Diagn; 34:23-28.
31. Connolly HM, Schaff HV, Mullany CJ, Abel MD, Pellikka PA.(2002) “Carcinoid heart disease: impact of pulmonary valve replacement in right ventricular function and remodeling”, Circulation 24; 106(12 Suppl 1): I51-I56.
32. Cheatam JP.(1998) “Pulmonary stenosis”. The science and practice of Pediatric Cardiology. Edited by Arthur Garson Jr. William & Wilkins; 2nd edition.: 1207 – 1256.
33. Chen CR; Cheng TO; Huang T; Zhou YL; Chen JY; Huang YG; Li HJ. (1996) “ Percutaneous balloon valvuloplasty for pulmonic stenosis in adolescents and adults ”, N Engl J Med ; 335:21-5.
34. Danielson GK et al. (1971)“Pulmonic stenosis with intact ventricular septum: surgical consideration and results of operation ”, J Thorac Card Surg; 61: 228.
35. Danilowicz D, Hoffman JIE, Rudolph AM. (1975) “ Serial studies of pulmonary stenosis in infancy and childhood ”, Br Heart J; 37: 808-818.
36. David SW, Gousouss YM, Harbi N, Doghmi F, Hiari A, (1991)” Management of typical and dysplastic pulmonic stenosis, uncomplicated and associated with complex intracardiac defects, in jyvenile and adults: use of percutaneous balloon pulmonary valvuloplasty : eight-month hemodinamic follow up”, Cathet Cardiovasc Diagnosis, 29:105-112. 37. De la Pompa JL, Timmerman LA, Takimoto H, et al. (1998) “Role of the NF-ATc transcription factor in morphogenesis of cardiac valves and septum”, Nature 392:182,.
38. De Smedt MCH, Visser GHA, Meijboom EJ. (1987)“Fetal Cardiac output estimated by Doppler echocardiography during mid-and late gestation”, Am J Cardiol; 60: 338.
39. Dinsnore RE, Sanders CA, Harthorne JW. (1961)“Calcification of the congenitally stenotic pulmonary valve”, N Engl J Med ;275: 99-102.
40. Donald S. Baim, Robert J Sommer. (2006) “Intervention for Pediatric and adult Congenital Heart Disease”, Cardiac Catheterization, angiography, and Intervention; Lippincott William & Willkins, 7th Edition: 604-611.
41. Edelstone DI, Rudolph AM, Heyman MA. (1978) “Liver and ductus venosus in fetal lambs in utero”, Circ Res ;42:426-450.
42. Edmond JJ, Eykyn SJ, Smith LD. (2001)“Community acquired staphylococcal pulmonary valve endocarditis in non-drug users: case report and review of the literature”, Heart; 86(6):E17.
43. Edmund LH (1977); “ Pulmonary valvular dysplasia”; Ann Thorac Surg, 24: 497.
44. Fawzy ME, Galal O, Dunn B, Shaikh A, Sriram R, Duran CMG, ( 1990 ) ” Regression of infundibular pulmonary stenosis after successful balloon pulmonary valvuloplasty in adults”, Cathet Cardiovasc Diagnosis, 31: 77-81.
45. Fawzy ME, Hassan W, Fadel BM, Sergani H, El Shaer F, El Widaa H, Al Sanei A. (2007) “Long-term results (up to 17 years) of pulmonary balloon valvuloplasty in adults and its effects on concomitant severe infundibular stenosis and tricuspid regurgitation”, Am Heart J ,153(3):433-438.
46. Ferencz C, Rubin JD, McCarter RJ, Brenner JI, Neill CA, Perry LW, Hepner SI, Downing JW.(1985) ”Congenital heart disease: prevalence at livebirth The Baltimore Washington Infant Study “, Am J Epidemiol. ;121(1):31-36.
47. Fontes VT et al. (1988)”Regression of infundibular hypertrophy after pulmonary valvuloplasty”, Am J Cardiol ; 62( 13): 977-979.
48. Freed MD, Rosenthal A, Bernhard WF, et al (1973), “Critical pulmonary stenosis with a diminutive right ventricule in neonantes”, Circulation, (48): 875-881.
49. Friedman WF and Braunwald E (1997 )” Pulmonary stenosis with intact ventricular septum”, Harrison’s principles of internal medicine, pp:1228-1229.
50. Garty Y, Gruschen V, Kyong L, (2005) ” Late Outcomes after Pulmonary Valve Balloon Dilatation in Neonates, Infants and Children“, The Journal of Invasive Cardiology , 17 ( 6):318 – 322.
51. Gatzoulis MA, Webb GD, Daubeney PE, (2003) “Diagnosis and management of Adult congenital heart disease”, Churchil Livingstone. 1st Edition .
52. Golbergs SJ, Vasko SD, Allen HD, Marx GR, (1986) “Can the technique for Doppler estimate of Pulmonary stenosis gradient be simplified”, Am Heart J. 709-711.
53. Gournay V et al. (1995) “Balloon valvotomy for critical stenosis or atresia of pulmonary valve in newborns”. J Am Coll Cardiol; 26: 1725 – 31. 54. Gupta D, Saxena A, Kothari SS, Juneja R. (2001) “Factors influencing late course of residual valvular and infundibular gradients following pulmonary valve balloon dilatation”, Int J Cardiol. 79(2-3):143-149.
55. Gikonyo GM, Lucas RV, Edward EE. (1987), “Anatomic Features of Congenital Pulmonery Valvar Stenosis”, Pediatr Cardiol (8): 109-115.
56. Gildein HP, Kleinert S, Goh TH, Wilkinson JL. (1996) “Treatment of critical pulmonary valve stenosis by balloon dilatation in the neonante”, Am Heart J , (131):1007-1011.
57. Gildein HP, Kleinert S, Goh TH, Wilkinson JL. (1998) “Pulmonary valve annulus grows after balloon dilatation of neonatal critical pulmonary valve stenosis” , Am Heart J ;136:276-280.
58. Hamza N, Ortiz J, Bonomo RA. (2004) “Isolated pulmonic valve endocarditis: a persistent challenge”, Infection, 32(3):170-175.
59. Hanley FL et al. (1993)”Outcomes in critically ill neonates with pulmonary stenosis and intact ventricular septum”, J Am Coll Cardiol; 22: 183.
60. Hanneke G et al. (1999), “Natural history of congenital pulmonary valvar stenosis: an echo and Doppler cardiographic study”, Cardiol Young; ( 9): 129 – 135.
61. Hayes CJ, Constance J; Gersony, Welton M; Driscoll, David J; Keane, John F; Kidd, Langford; O’Fallon, W. Michael et al, (1993), “Report from the second Joint Study on the Natural History of Congenital Heart Defect ( NHS-2): Second Natural History Study of Congenital Heart Defects: Results of treatment of patients with pulmonary valve stenosis”. Circulation 87 ( suppl I ) :28-37.
62. Howitt G. (1966) “Hemodianamiquc effects of exercise in pulmonary stenosis”, Br Heart J ; 28:152.
63. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang; Nguyễn Lân Việt; Pham Gia Khải, (2006)” Percutaneous Pulmonary Valvuloplasty in Adults Using the Inoue Balloon” Vietnam Heart Institute, Bachmai Hospital-Hanoi Vietnam; Bài báo cáo tại hội nghị Thông Tim Can thiệp Singapore lần thứ 15.
64. Hyams VJ, Manion WC. (1968), “Incomplete differentiation of the cardiac valves: a report of 197 cases”, Am Heart J 76: 173-179.
65. Jarrar M., Fethi Betbout, Mohamed Ben Farhat, Faouzi Maatouk (1999); “Long–term invasive and noninvasive results of percutaneuos balloon pulmonary valvuloplasty in children, aldolescents and adults”, Am Heart J; 138 (5): 950 – 954.
66. Jassal DS, Chiasson M, Rajda M, Ostry A, Legare JF (2005). “Isolated pulmonic valve endocarditis”, Can J Cardiol, 15;21(4):365-6.
67. Johnson AM . (1959) “ Hypertrophic infubdibular stenosis complicating simple pulmonary valve stenosis”, Br Heart J, 21: 429-439.
68. Johnson GL. (1998) “Pulmonary valve stenosis. Surgery of Congenital Heart Disease. Pediatric Cardiac Care Consortium” ,Perspectives in Pediatric Cardiology, Vol. 6. Futura Publishing Company, Inc, Armonk, New York: 165-178. 69. Johnson LW, Grossman W, Dalen JE, Dexter L. (1972), “Pulmonic stenosis in the adult, long-term follow-up results”, N Eng J Med; 287: 1159-1163.
70. Jonas RA, Castaneda AR, et al (1985); ”Pulmonary valvotomy under normothermic caval inflow occlusion” , N.Z.J Surgery, 55:39-44.
71. Kan JS, White RI Jr. Mitchell SE. Gardner TJ (1982) ”Percutaneous balloon valvuloplasty: a new method for treating congenital pulmonary valve stenosis “, N Engl J Med, 307: 510.
72. Kaplan S, Adolph RJ. (1979); “Pulmonicvalve stenosis in Adult”, Cardiovasc Clin 10:327-332.
73. Kasab AL et al. (1987); “Use of a double balloon technique for percutaneuos balloon valvulotomy”, Br Heart J; 58: 136.
74. Kasab SA, Ribeiro B, Zaibag MA, (1987), ”Use of double balloon technique for percutaneuos balloon pulmonary valvuloplasty in adults”, Br Heart J; 58:136-141.
75. Kean-Wa Lau, Jui-Sung Hung, Jong Jen, Ming-Shyan Chern , Kou-Ho, (1993) ”Pulmonary valvuloplasty in adults using a Inoue balloon catheter”, Cathet Cardiovasc Diag 29,(2): 99-104.
76. Kirklin JW, connolly DC, Ellis FE Jr, Burchell HB, Edwards JE, Wood EH. (1953) “Problems in the diagnosis and surgical treatment of pulmonic stenosis with intact ventricular septum”, Circulation; 8:849.
77. Kirklin JW, (2003)“Pulmonary stenosis and Intact Ventricular Septum” Cardiac Surgery, Churchill Livingstone, 3rd Edition, pp.1013-1034.
78. Kirklin JW. (2003) “Anatomy, dimenson, and Terminology”. Cardiac Surgery , Churchill Livingstone. 3rd Edition, pp. 27-63. 79. Kopecsky SL, Gersh BJ; Mc Goon MD, et al. (1988) “Long-term outcome of petients undergoing surgical repair of isolated pulmonary valve stenosis. Follow-up at 20-30 year”, Circulation; 87: 1150-6.
80. Koretzky ED, Moller JH, Korns ME, Schartz CJ, Edwards JE. (1969) “Congenital pulmonary stenosis resulting from dysplasia of valve”, Circulation, 40:43-53.
81. Krabil KA, Wang Y, Einzig S, Moller JH. (1985) “Rest and exercise hemodinamique in Pulmonary stenosis: comparison of children and adults “, Am J Cardiol ; 56: 360-365.
82. Krishnamoorthy M, (2002) “ Rheumatic stenosis of all four valves”. Tex Heart Inst J.; 29(3): 224-225.
83. Kumar N, Rasheed K, Gallo R, Al-Halees Z,Duran CM. (1995) “Rheumatic involvement of all four heart valves-preoperative echocardiographic diagnosis and successful surgical management”, Eur J Cardiothorac Surg; 9(12):713-714.
84. Lababidi Z et al. (1983) “Percutaneous ballon pulmonary valvuloplasty”, Am J Cardiol; 52:560-565.
85. Ladusans EJ, Qureshi SA, Parsons JM, (1990) “ Balloon dilatation of critical stenosis of the pulmonary valve in neonantes “, Br Heart J., 63:362-367.
86. Lamy M, De Crouchy J, Schweisguth O (1957) “Genetic and non-genetic factors in the etiology of congenital heart disease: a study of 1188 cases”. Am J Hum Genet ;9(1):17-41.
87. Laohaprasitiporn D, Nana A, Soongsawang J, Kangkagate C, Wansanit K, Kovitcharoentrakul T, Kaosaard B, Pooranawatanakul S, Suriyabantheong S (1997),”Percutaneous balloon pulmonary valvuloplasty in children: experience at Siriraj Hospital”, J Med Assoc Thai, 80(9):580-586.
88. Lawrence AL. and Lourdes RP. (2001) “Pulmonary stenosis”. Heart disease in infant, children and adolescent. Lippincott Williams & Wilkins, 6th edition.; 820 – 844.
89. Leatham A. et al. (1957) “Ausculatory and phonographic signs of pulmonary stenosis”, Br Heart J; 19: 303-307.
90. Levin DL, Rudolph MA, Heyman MA, et al (1976); “Morphological development of the pulmonary vascular bed in fetal lambs”, Circulation, 53:144-48,.
91. Lewis JM et al. (1964) ; “Heamodynamic response to excercise in isolated pulmonic stenosis”, Circulation ; 29:554.
92. Linde LM, Turner SW, Sparkes RS (1973) “ Pulmonary valvular dysplasia . A cardiofacial syndrome”, Br Heart J 35:301-304.
93. Lock JE et al. (1982) “Percutaneous angioplasty of congenital heart defects”, Circulation; 66: 1280.
94. Lock JE et al. (1983) “Ballon dilatation angioplasty of hypoplastic and stenotic pulmonary arteries”, Circulation; 68: 108.
95. Louis J Acierno. (1994) “Congenital Abnormalities”. The history of Cardiology. Perthenon Publishing group Ltd .1stEdition.
96. Maron BJ, Hutchin GM (1974) “The development semilunarvalves in the human heart”, Am J Pathol 74: 331.
97. Marquis RM, (1951) ”Unipolar electrocardiography in pulmonary stenosis”, Br Heart J; (12):265 98. Masura J., Burch M, Deanfield JE, and Sullivan ID, (1990) “Five year follow-up after balloon pulmonary valvuloplasty”, J Am Coll Cardiol ; 21: 132-136.
99. Mavroudis C, MD; Carl L Backer, MD; (2005), Pediatric Cardiac Surgery, Mosby,3 nd Edition, pp.15-16.
100. McCrindle BW et al. (1991)”Long-term results after balloon pulmonary valvuloplasty”, Circulation; 83: 1915.
101. McCrindle BW et al. (1994), ”Independent predictors of long-term results after balloon pulmonary valvuloplasty. Valvuloplasty and Angiography of Congenital anomaly (VACA) registry Investigators”, Circulation; 89: 1751-1759.
102. Mendelhson A.M. Anirban BanerJee, Richard A. Meyer, (1996) “ Predictors of succesful Pulmonary balloon Valvuloplasty: 10-year Experience”, Cathet Cardiocasc Interven, 39: 236-243.
103. Milo S, Yelliw A et al (1990) “Closed pulmonary valvotomy in infants under 6 months of age: report of 14 consecutive cases without mortality” Thorax; 35: 814-818.
104. Mitchell MB, Clark DR. (2005), “Isolated rigkt Ventricular Outflow Tract Obstruction”, Pediatric Cardiac Surgery, Mosby,3nd Edition ; 371-382.
105. Moller JE, Pellikka PA, Bernheim AM, Schaff HV, Rubin J, Connolly HM. (2005),“Prognosis of carcinoid heart disease: analysis of 200 cases over two decades”,112(21):3320-7.
106. Moller JH, Rao S, Lucas RV; (1972), “ Exercise hemodianmics of pulmonary valvular stenosis: study of 64 children”, Circulation; 46: 1018-1026. 107. Moller, Leonard C Blieden, Micael Berant, Benjamin Zeevi. (2004) “Pulmonic stenosis”, Pediatric Cardiovascular medicine, 1st Edition, Churchill Livingstone, pp.552-566.
108. Moore KL, Persaud TVN. (1993), “The Cardiovascular system”, Before we are Born, Essential of Embryology and Birth Defects. W.B Saunder s Company; 4th Edition, pp.227-251.
109. Moore P and Lock JE. (1998),“Catheter intervention: Balloon Angioplasty”, Diagnostic and interventional catheterization in congenital heart disease. Kluwer Academic, 2nd edition, pp.119 –
177.
110. Moss & Adams, Lawrence A. Latson, Loudres R Prieto,(2001) “Pulmonary Stenosis”, Heart Disease in Infants, Children, and Adolescents, Lippincott William & Willkins . 6th Edition, pp.820-844.
111. Moyssakis IE, Rallidis LS, Guida GF, Nihoyannopoulos PI. (1997) “Incidence and evolution of carcinoid syndrome in the heart”, J Heart Valve Dis; 6(6): 625-30.
112. Mullins CE (2006), “Pulmonary valve balloon dilatation”, Cardiac catheterization in congenital heart disease-Pediatric and adult, 1 st Edition, Blackwell.
113. Mullins CE et al. (1987) “Double balloon technique for dilatationvalvular or vessel stenosis in congenital and acquired heart disease”, J Am Coll cardiol;10(1):107-114.
114. Nadas AS and Fyler DC. (1972), “Pulmonary stenosis”, Pediatric cardiology, 3rd edition, WB Saunders. 115. Nadas AS, Ellison RC, weidman WH. (1977),”Report from the Joint study on the Natural History of Congenital Heart Defect”, Circulation ; 56 Suppl I: 1-87.
116. Nakanishi T et al. (1995),”Configuration of right ventricular pressure curve and infundibular stenosis after balloon pulmonary valvuloplasty”, Cardiol Young; 5: 44.
117. Nakazawa M, RA Marks, J Isabel-Jones and JM Jarmakani. (1976)” Right and left ventricular volume characteristics in children with pulmonary stenosis and intact ventriculum septum”, Circulation (53): 884-890.
118. Narang R et al. (1997); “Effect of balloon – anulus ratio on intermediate and follow – up results of pulmonary balloon valvuloplasty”, Cardiology; 88: 271 – 276.
119. Nascimento R, Campelo M, Maciel J, Lourenço A, Carneiro M, Cunha D, Van-Zeller P. (1993)”Echocardiographic evaluation of pulmonary valve stenosis for valvuloplasty in children and adults” Rev Port Cardio;12(2):141-50.
120. Nora JJ, Nora AH, ( 1978),” The evolution of specific genetic and environmental counseling in congenital heart diseases”, Circulation, 57:205-213.
121. Nugent EW, Freedom RM, Nora JJ, Ellison RC, Rowe RD, Nadas AS. (1977),“Clinical course in pulmonary stenosis”, Circulation; 56 (suppl. I):I-38-I-47.
122. Nugent EW. et al. (1977); “Clinical course in pulmonary stenosis”, Circulation , 56: 114-118. 123. O’Connor BK, beekman RH, Lindhauer A, Rocchini A. (1992). “Intermediate-term outcome after pulmonary balloon valvulotomy: Comparison with a matched surgical control group”, J Am Coll Cardiol; 20:169.
124. O’Fallon WM, Weidman WH. (1993),” Long-term follow up of congenital Aortic stenosis, Pulmonary stenosis nad ventricular septal defect: report form the second Joint Study on the Natural History of Congenital Heart Defect ( NHS-2 )”. Circulation; 87, Suppl I: I1-26.
125. Ozme S, Celiker A, Ozkutlu S, Ozer S, Baysal K, (1990)” Percutaneous transluminal balloon pulmonary valvuloplasty: immediate and medium-term results” Turk J Pediatr.;32(1): 25-31.
126. Pellikka PA, Tajik AJ, Khandheria BK, et al. (1993), “Carcinoid heart disease: Clinical and echocardiographic spectrum in 74 patients”. Circulation; 87: 1188.
127. Pepine CJ, Gessner IH, Felman RL. (1982), “Percutaneous balloon valvuloplasty for pulmonic valve stenosis in the adult”, Am J Cardiol; 50:1442-1445.
128. Radtke W et al. (1986); “Percutaneous balloon valvulotomy of congenital pulmonary stenosis using oversized balloons”, J Am Coll Cardiol; 8: 909.
129. Ramadan FB, Beanlands DS, Burwash IG. (2000) “Isolated pulmonic valve endocarditis in healthy hearts: a case report and review of the literature”, Can J Cardiol; 16(10):1282-8. 130. Ranger AM, Grusby MJ, Hodge MR, et al. (1998); “The transcription factor NF-ATc is essential for cardiac valve formation”, Nature 392:186-88.
131. Rao PS, (1988) “Further observations on the effect of balloon size on the short term and intermediate term results of balloon dilatation of the pulmonary valve”, Br Heart J. 60(6): 507–511.
132. Rao PS, Galal O, Patnana M, Buck SH, Wilson AD. (1998)" Results of three to 10 year follow up of balloon dialtation of the pulmonary valve", Heart (80): 591-595.
133. Rao PS; ( 2007).“ Pulmonary valve stenosis” , Horst Sievert ‘s textbook Percutaneous Interventions for Congenital Heart Disease; Informa Healthcare 1rst Edition : 185-200.
134. Rey C, Marache P, Francart C, and Dupuis C. ( 1988);” Percutaneous transluminal balloon valvuloplasty of congenital pulmonary valve stenosis, with a special report on infants and neonates”, JACC; 11: 815-820.
135. Ring JC, Thomas J. Kulik, Barbara A Burke, Jame e. Lock. (1985); “Morphologic Change Induced by Dilatation of the Pulmonary Anulus with Overlarge Balloons in normal Newborn Lambs”, Am J Cardiol; 55:210-214.
136. Robert B. Escalera II, Thaddeus J Chase, Carl Y Owada. (2005); “Triple-Balloon Pulmonary Valvuloplasty: An Advantagegeous Technique for Percutaneous Repair of Pulmonary Valve stenosis in th Large Pediatric and Adult Patients”, Catheterization and Cardiovascular Intervention; 66::446-451. 137. Robertson M, Benson MN, Smallhorn JS, Musewe N, Freedom RM, (1987),” The morphology of right ventricule outflow tract after percutaneous pulmonary valvotomy: long term follow up”, Br Heart J, 58: 239-244.
138. Rocchini AP, Kveselis DA, Crowley D, Dick M, and Rosenthal A (1984),“Percutaneous balloon valvuloplasty for treatment of congenital pulmonary valvular stenosis in children”, J Am Coll Cardiol; (4):1005-1012.
139. Rocchini et al. (1984) “Percutaneous balloon valvuloplasty for treament of congenital pulmonary stenosis in children”, J Am Coll Cardiol; 3: 1005.
140. Rowe, RD. (1988) “Pulmonary stenosis”, Heart disease in infancy and childhood. Macmillan ; 3rd edition.
141. Rowland DG; Hammill WW; Allen HD; Gutgesell HP. (1997)“ Natural course of isolated pulmonary valve stenosis in infants and Children utilizing Doppler echocardiography “, Am J Cardiol ; 79:344-349.
142. Rudolph AM. (2000); “The Fetal circulatiion and its Adjustments after birth”. Moller & Hoffmans’ Pediatric Cardiovascular Medicine; Churchill Livingstone, 1st Edition.
143. Rudolph AM. (1974) “Congenital diseases of the heart”. Chicago, 1st Edition.
144. Rudolph AM. (1970) “The changes in the circulation after birth: their importance in congenital heart disease”, Circualtion ;41: 343-47.
145. Sade RM, Crawford FA, Hohn AR (1982) ”Inflow occlusion for semilunar valve stenosis”, Ann Thorac surg; 33(6):570-575. 146. Samanek M. (1989) ”Prevalence, treatment, outcome of heart disease in liveborn children: a prospective analysis of 91.823 live born children”, Pediatr Cadiol ;10 ( 4):205-211.
147. Schaefer A, Meyer GP, Waldow A, Weiss T, Hausmann D, (2001),” Pulmonary Valve Endocarditis”, Circulation ;103:e53-e54.
148. Scherlis L., Koenker R.J., Yu Chen Lee, (1963) ”Pulmonary stenosis: Electrocardiographic, Vectocardiographic, and Catheterization data”, Circulation 28: 288-305.
149. Schieken RM et al; (1973), “Severe congenital pulmonary stenosis with pulmonary valvular dysplasia syndrome: Diagnosis and surgical experience in 3 children”, Ann Thorac surg 15: 570-577.
150. Schmaltz AA, Bein G, Hagel K, Hentrich F, Hofstetter R, Lindinger A, Kallfelz HC, Kramer HH, Mennicken U, et al. (1989),” Balloon valvuloplasty of pulmonary stenosis in infants and children-co-operative study of the German Society of Pediatric Cardiology”, Eur Heart J.;10(11):967-71.
151. Schmidt KG, Cloez JL, Silverman NH. (1992) “Change of right ventricular size and function in neonante after valvotomy for Pulmonary atresia or critical pulmonary stenosis and intact ventricular septum”, J Am Coll Cardiol;19:1032-1037.
152. Schmidt RE, Craige E (1965) “ Recorded movements over the right ventricule in children with pulmonary stenosis“, Circulation 32: 241-250.
153. Shakeel A Qureshi, Edmund J Ladusan , Robin P Martin, (1989),” Dilatation with progressive larger balloon for severe stenosis of the pulmonary valve presenting in the late neonatal period and early infancy”, Br Heart J, 62:311-314.
154. Shimazaki Y, Blackstone EH, Kirklin JW. (1984)”The natural history of isolated congenital pulmonary valve incompetence: surgical implications”, Thorac Cardiovasc Surg; 32:257-259.
155. Shirani J (1993), “Sudden death, right ventricular infarction, and abnormal right ventricular intramural coronary arteries in isolated congenital valvular pulmonic stenosis”, Am J Cardiol.;72(3): 368-370.
156. Silverman NH. (1993) “Right heart obstructive lesions”, Pediatric echocardiography; Williams & Wilkins .1st edition: 327 – 360.
157. Sommer RJ, John F Rhodes, Ira A Parness. (2000) “Physiology of Critical Pulmonary Valve Obstruction in the Neonante”, Cath Cardiovasc Interv, 50: 473-479.
158. Sommer RJ. (2006) “Intervention for Pediatric and adult Conginetal Heart Disease”, Grossman’s Cardiac Catheterization, angiography, and Intervention; Lippincott William & Wilkins 7th Edition.
159. Stam C, Anderson RH, Ho SY. (1998); “Clinical Anatomy of the normal pulmonary root compared with that in isolated pulmonary valvular stenosis”, J Am Coll Cardiol;31:1420-1425.
160. Stanger P et al. (1990); “Balloon pulmonary valvuloplasty: results of valvuloplasty and angioplasty of congenital anomalies registry”; Am J Cardiol; 65: 775.
161. Sullivan ID, Robinson PJ, Macartney FJ, Taylor JFN, Rees PG, Bull C, (1985),”Percutaneous balloon valvuloplasty for pulmonary valve stenosis in infants and children”, Br Heart J, 1985, 54:435-441. 162. Tabatabaei H, Boutin C, Nykanen DG, Freedom RM, Benson LN.(1996),”Morphologic and hemodynamic consequences after percutaneous balloon valvotomy for neonatal pulmonary stenosis: medium-term results”, J Am Coll Cardiol ;27:473-478.
163. Teiji Akagi. (2004), “Chapter 14:Pulmonary stenosis”. Cardiology, Mosby .2nd Edition.
164. Timothy J.,Gardner, Thomas L Spray. (2004) “Right Ventricular outhlow tract obstuction with intact ventricular”, Operative Cardiac Surgery; Arnold Publisher, fith Edition: 721-730.
165. Tynan M and Anderson RH. (2002), “Pulmonary stenosis”, Pediatric cardiology. Churchill Livingstone .2nd edition: 1461 – 1480.
166. Thanopoulos, Tripokiadis F, Tsaousis GS. (1997) “Single stage balloon valvuloplasty for critical pulmonary valve stenosis in the neonante”, Catht Cardiovasc Diagn; 40:322-25.
167. Vela JE, Conteras R, Sosa FR. (1969), “Rheumatic pulmonary valve disease”; Am J Cardiol ;23: 12-16.
168. Vogelpoel L. et al. (1960), “Ausculatory and phonocardiographic assessment of pulmonary stenosis with intact ventricular septum”, Circulation; 22: 55.
169. Waller BF, Howard J, Fess F. (1995),”Pathology of Pulmonic Valve Stenosis and Pure Regurgitation”, Clin Cardiol, 18: 45-50.
170. Weyman AE, Hurwitz RA, Girod DA, Dillon DC, Feigenbaum H. (1977),“Cross-sectional echocardiographic visualization of the stenotic pulmonary valve”, Circulation (56):769-744. 171. Yiu-fai C et al. (2000), “Evolving manegement for critical pulmonary stenosis in neonates and young infants”, Cardiol Young, 10: 186 –192.
---------------------------------------------
Keyword: download luan an tien sy, y hoc, nghien cuu, hieu qua, dieu tri hep van, dong mach phoi, voi phuong phap, nong bang bong, qua da, do quang huan
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét