luan an tien si, y hoc, moi lien he, giua nen so, va he thong so – mat, trong qua trinh, tang truong, nghien cuu, doc tren phim x quang, so nghieng, o tre tu 3-13 tuoi, dong khac tham
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỀN SỌ VÀ HỆ THỐNG SỌ – MẶT TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG: NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG Ở TRẺ TỪ 3-13 TUỔI
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỌC NỀN SỌ VÀ KHỐI XƯƠNG MẶT
1.1.1. NỀN SỌ:
Nền sọ là phần nền của khối sọ, là cấu trúc xương phức tạp nhất trong cơ thể con người. Mặt trên của nền sọ chứa sọ não. Mặt dưới của nền sọ tiếp khớp với khối xương mặt.
Nền sọ được chia làm 3 phần khi nhìn từ trên xuống, lần lượt là hố sọ trước, hố sọ giữa và hố sọ sau. Hố sọ trước có giới hạn phía trước là mặt sau xoang trán và giới hạn sau là bờ sau cánh nhỏ xương bướm, hai mỏm yên bướm trước và rãnh giao thoa thị giác. Hố sọ giữa có giới hạn phía trước là cánh lớn xương bướm và giới hạn phía sau là mặt dốc phần đá xương thái dương và một phần thân sau xương bướm. Ở trung tâm là hố tuyến yên, được bao quanh bởi bốn mỏm yên xương bướm. Hố sọ sau được tạo nên phần lớn bởi xương chẩm [1], [6], [3]. Theo mặt phẳng ngang từ trước ra sau, nền sọ được cấu thành từ các xương: Phần ngang của xương trán, mấu mào gà và mảnh sàng của xương sàng, phần ngang của cánh lớn xương bướm, cánh nhỏ và thân xương bướm, phần đá của xuơng thái dương, lỗ chẩm và xương chẩm. Nền sọ mặt trên không phẳng mà được chia thành ba hố sọ: Hố sọ trước, hố sọ giữa và hố sọ sau. Nền sọ mặt dưới tiếp khớp với khối xương mặt.
Theo mặt phẳng đứng dọc từ trước ra sau, nền sọ không phải là một mặt phẳng mà tạo thành một góc: Góc nền sọ- là góc hợp bởi nền sọ trước và nền sọ sau [1]. Nền sọ trước được tính từ N (Nasion: Điểm trước nhất của đường khớp trán mũi trên phim sọ nghiêng) Đến S (Sella turcica: Điểm giữa của hố yên xương bướm). Nền sọ sau được tính từ S đến Ba (Basion: Điểm dưới nhất cuả bờ trước lỗ chẩm).
Chức năng chính của nền sọ cùng với các xương vòm sọ là nâng đỡ và bảo vệ khối não bên trên đồng thời tạo một tấm nền để khối mặt phát triển bên dưới. Sọ mặt nói chung và nền sọ nói riêng là vấn đề rất được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm từ trước đến nay [6]
.
Nghiên cứu về sọ mặt và nền sọ đã được thực hiện trên các loài động vật khác nhau từ động vật bò sát, chim, động vật có vú bao gồm cả linh trưởng và con người. Trong quá trình tiến hóa đã có sự thay đổi hình thể cột sống, thay đổi hình dạng nền sọ phù hợp thích ứng với tư thế đứng bằng hai chân của con người. Nền sọ gập góc của con người và tư thế đứng thẳng bằng hai chân là vấn đề thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà nhân chủng học [22], [44].
Nền sọ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sọ mặt đặc biệt là nền sọ trước- liên quan trực tiếp đến tầng giữa mặt qua phức hợp sàng- hàm trên. Những bất thường nền sọ trong các hội chứng rối loạn phát triển sọ mặt như hội chứng Down’s, hội chứng Turner, hội chứng loạn sản đòn-sọ, hội chứng dính khớp, khe hở hàm ếch…. Người ta cho rằng nền sọ đóng vai trò nguyên phát đối với các bất thường trong hội chứng này [12], [54].
1.1.2. Hệ thống xương mặt về phương diện giải phẫu:
Khối xương mặt gồm hai xương hàm trên, hai xương lệ, hai xương mũi, xương lá mía, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, xương hàm dưới và xương móng. 7 Hình 1.3: Nền sọ và các cấu trúc xương của khối xương mặt (Hình từ Atlas Giải Phẫu Người)[8].
Khối sọ nói chung và nền sọ nói riêng có liên quan chặt chẽ với khối xương mặt về mặt giải phẫu học. Như vậy, sự phát triển và tăng trưởng của nền sọ cũng như sự thay đổi của góc nền sọ có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, vị trí và hình thái của khối xương mặt như thế nào?
1.2. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG
1.2.1. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA
Con người có góc nền sọ gập hơn động vật linh trưởng. Nền sọ nói chung và góc nền sọ nói riêng có ảnh hưởng qua lại với vị trí, tư thế đứng và vận động bằng hai chân của con người trong quá trình tiến hóa [24], [44].
Quá trình tiến hóa từ động vật sang loài người với sự thay đổi từ tư thế đi bằng bốn chi thành tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Tư thế đứng bằng hai chân của con người liên quan đến sự thay đổi cấu trúc giải phẫu và chức năng của cơ thể để thích ứng trong đó có cả sự thay đổi hình dạng nền sọ.
Từ hình dạng cột sống nằm ngang của động vật chuyển sang tư thế đứng của con người với cột sống phải nâng đỡ khối sọ não bên trên, nền sọ phải gập góc để thích ứng với tư thế này, do vậy, nền sọ của các động vật có vú thường phẳng trong khi nền sọ của con người lại gập góc [22], [44], [50], [24]. Thùy trán của não phát triển, xương trán xoay theo chiều thẳng đứng. Trục mắt của người thẳng góc với cột sống.
1.2.2. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Góc nền sọ thay đổi nhanh sau sinh.
Trong sự tăng trưởng và phát triển của nền sọ, sụn bướm-chẩm có vai trò quan trọng bởi chiều hướng và thời gian hoạt động dài nhất của nó. Chiều hướng và vị trí của sụn bướm-chẩm làm thay đổi đáng kể góc độ nền sọ.
Brodie (1955) [15] nghiên cứu dọc 30 trường hợp có khớp cắn hạng I ở trẻ từ 3 tuổi đến 18 tuổi, ghi nhận 18 trường hợp góc nền sọ có thay đổi trong đó 8 trường hợp góc nền sọ giảm và 10 trường hợp góc nền sọ tăng so với giá trị ban đầu.
Kerr và Hirst (1987)[38], ghi nhận giá trị góc nền sọ ở 85 trẻ em (gồm khớp cắn hạng I và II) Trong một nghiên cứu dọc, nhận thấy góc nền sọ thay đổi khác nhau giữa hai nhóm. Ngoài ra, ở 73% trường hợp, có thể dự đoán được dạng khớp cắn lúc trẻ 15 tuổi dựa vào giá trị góc nền sọ ghi nhận ở thời điểm 5 tuổi.
1.3. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN SỌ VÀ SỌ MẶT
1.3.1. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN SỌ
Các xương nền sọ được tạo thành ban đầu dưới hình thức sụn và sau đó được cốt hóa do sự hình thành xương từ sụn. Những vùng phát triển quan trọng ở nền sọ là các đường khớp sụn giữa xương bướm và xương chẩm, giữa hai phần của xương bướm và giữa xương bướm và xương sàng [28], [16].
Sự tăng trưởng của nền sọ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự tăng trưởng các đường khớp sụn. Ngoài ra sự tăng trưởng của nền sọ còn chịu ảnh hưởng bởi quá trình tái tạo xương (tiêu xương mặt trong và đắp xương mặt ngoài). Theo Bjưrk [13], Enlow [24] nền sọ góp phần vào sự phát triển khối mặt.
Về mô học, các đường khớp sụn ở nền sọ giống như bản sụn có ở hai mặt của đầu xương chi. Vùng nằm giữa hai xương chứa sụn đang tăng trưởng.
Các đường khớp sụn có vùng tăng sinh tế bào ở giữa và nhóm tế bào sụn trưởng thành trải dài ở hai đầu mà sau này sẽ được thay thế bởi xương [28], [44], [54].
1.3.1.1. Tăng trưởng chiều dài nền sọ
Sự tăng trưởng nền sọ theo chiều dài nhờ các khớp sụn nằm theo chiều trước sau, quan trọng nhất là khớp bướm-chẩm giúp làm tăng chiều dài nền sọ. Trừ khớp bướm-chẩm và khớp bướm-sàng, các đường khớp khác đóng lại lúc mới sinh hay lúc 5 hoặc 6 tuổi [25], [44], [29].
Ngoài ra, sự tăng trưởng các thùy não đã kích thích sự tăng trưởng của xương vòm sọ và nền sọ theo cơ chế tiêu xương mặt trong sọ và đắp xương mặt ngoài sọ. Hơn nữa, chính sự tăng trưởng của não làm căng các đường khớp đã kích thích sự phát triển xương tại các đường khớp. Khoảng 5-6 tuổi sự tăng trưởng của thùy trán và sự nới rộng của hố sọ trước hoàn tất do đó sự phát triển thêm của trán sau này là do sự dày lên của xương trán và sự nới rộng của xoang trán. Tuy nhiên thùy thái dương và hố sọ giữa tiếp tục phát triển vài năm sau đó và sự phát triển của thùy thái dương lại tiếp tục đẩy thùy trán ra trước và kích thích sự phát triển của xương tại các đường khớp.
Hố sọ trước và phức hợp hàm trên có xu hướng ra trước cùng với sự phát triển của thùy trán.
1.3.1.2. Tăng trưởng theo chiều rộng
Các đường khớp giữa các xương vùng nền sọ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng theo chiều rộng của nền sọ. Đặc biệt là khớp giữa xương trán và xương sàng (đường khớp trán- sàng), khớp này cốt hóa lúc 3 tuổi [1], [19], [40].
Sự tăng trưởng theo chiều rộng của nền sọ còn bao gồm cả hiện tượng đắp và tiêu xương bề mặt góp phần tạo ra mỏm chũm và hõm khớp xương thái dương. Sự hình thành mỏm chũm xương thái dương là do đáp ứng với sự gia tăng hoạt động của cơ ức đòn chum [24], 44].
Sự tăng trưởng của nền sọ vùng trung tâm chậm hơn rất nhiều so với vùng hai bên và phía trước. Điều này hợp lý vì sự tăng trưởng chậm của tủy sống, cầu não, vùng dưới đồi, vùng giao thoa thị giác… so với sự tăng trưởng nhanh của hai bán cầu đại não. Do sự tăng trưởng nhanh của hai bán cầu đại não nên nếu chỉ nhờ quá trình tăng trưởng của các đường khớp sụn, nền sọ sẽ bị dịch chuyển rất nhiều gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và mạch máu chính của não. Chính vì vậy, sự tăng trưởng bằng quá trình tái tạo xương giúp ổn định đường đi của hệ thống thần kinh và mạch máu. Đó là sự tiêu xương mặt trong của lỗ chẩm, tiêu xương mặt trong của hố sọ trước và sau, đắp xương mặt ngoài nền sọ. Sự tái tạo xương rất tinh tế tùy theo từng vùng của nền sọ chứ không phải tất cả đều giống nhau [23], [24].
Tại vùng giữa của nền sọ, sự tăng trưởng nhờ vào các đường khớp sụn. Các đường khớp sụn này là sự tăng trưởng tiếp tục của sụn của các xương sọ sau sinh (sự tăng trưởng các trung tâm tăng trưởng nội sụn, như đã diễn ra trong quá trình phát triển của thai). Một số sụn hoạt động trong thời kỳ bào thai và trong giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn niên thiếu, sụn bướm chẩm là “sụn tăng trưởng chính” của nền sọ. Cũng như tất các sụn tăng trưởng liên quan trực tiếp đến sự phát triển xương, sụn bướm chẩm cũng theo cơ chế tăng trưởng xương đáp ứng do lực ép. Quá trình này ngược với sự tăng trưởng xương do lực căng của các xương vòm sọ, các thành bên của sọ và các hố nội sọ. Lực ép liên quan đến nền sọ là do nâng đỡ khối lượng não, nâng đỡ khối mặt và cũng liên quan đến cột sống và lực cơ nhai.
Sụn bướm chẩm vẫn còn hoạt động trong suốt giai đoạn niên thiếu khi não và nền sọ tiếp tục tăng trưởng và nới rộng. Nó ngừng tăng trưởng ở khoảng 12-15 tuổi và khớp bướm chẩm sẽ hóa xương ở vùng đường giữa khoảng tuổi 20 [25], [28], [44]. 14Như vậy, sự tăng trưởng của nền sọ theo hai cơ chế: (1) Sự tăng trưởng của phần trung tâm nền sọ do lực ép được tạo ra do sự tăng trưởng mô não theo cơ chế tăng trưởng do sụn (cơ chế cốt hóa nội sụn) Đáp ứng với lực ép và (2) Sự tăng trưởng của phần xung quanh nền sọ do lực căng trên những đường khớp bên được tạo ra bởi sự nới rộng của hai bán cầu đại não sang hai bên. Đường khớp là mô liên kết màng nên sự tăng trưởng tại đường khớp là sự tăng trưởng xương màng do đáp ứng với lực căng [21 [, [27], [40].
Trước đây, sụn bướm-chẩm được xem như là trung tâm tăng trưởng và là nơi khởi phát sự phát triển của nền sọ. Tuy vậy, trên thực tế, sự phát triển của nền sọ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố và không chỉ là do sụn tại chỗ ngay đường giữa (sụn bướm-chẩm không liên quan đến nhiều vùng tăng trưởng khác của toàn bộ nền sọ). Chỉ có một phần rất nhỏ xương nền sọ được thành lập nội sụn liên quan đến các đường khớp sụn. Nhiều cấu trúc xương khác ở vùng đầu mặt cũng có qui luật phát triển phức tạp tương tự: Lồi cầu xương hàm dưới, xương khẩu cái… [41], [42].
1.3.1.3. Theo chiều cao
Do vị trí và hình thể của sụn bướm chẩm, sự tăng trưởng của sụn bướm chẩm còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền sọ theo chiều đứng. Sự tăng trưởng xương từ sụn của sụn bướm chẩm liên quan với sự di chuyển nguyên phát của xương liên quan. Xương bướm và xương chẩm tách rời nhau bởi quá trình di chuyển nguyên phát, đồng thời, trong mỗi xương trên, xương xốp (xương trong sụn) Được tạo ra bởi lớp màng xương trong và xương đặc (xương trong màng) Được thành lập xung quanh mô xương trong sụn trên. Như vậy, xương bướm và xương chẩm sẽ dài thêm. Cả hai xương cũng tăng theo chu vi nhờ sự tái tạo của màng xương trong và màng xương ngoài.
Bên trong xương bướm cuối cùng tạo thành hốc (xoang bướm). Xoang bướm 15 nới rộng sẽ đẩy thân xương bướm ra xung quanh để luôn tiếp xúc với phức hợp mũi – hàm trên di chuyển ra trước xuống dưới. Ngoài ra, sự tăng trưởng của nền sọ theo chiều đứng còn được đánh giá qua độ gập góc của nền sọ[28], [44].
Hai vấn đề đặt ra đối với sự tăng trưởng nền sọ là (1) Sự tăng trưởng của khớp sụn nền sọ là đáp ứng với môi trường (sự nới rộng của não) Và (2) Tốc độ, mức độ và hướng tăng trưởng của nền sọ được điều khiển bởi yếu tố gen bên trong hoặc là tăng trưởng của sụn phụ thuộc vào yếu tố khởi phát và sự đáp ứng với yếu tố này. Sự tăng trưởng theo chiều đứng của hố sọ giữa có ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển theo chiều đứng của hàm trên và hàm dưới.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
Các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu học nền sọ và khối xương mặt
1.2. Sự thay đổi của góc nền sọ trong quá trình tiến hóa và trong quá trình tang trưởng
1.3. Sự tăng trưởng của nền sọ và sọ mặt
1.4. Đánh giá mối liên quan giữa góc nền sọ và sọ mặt
1.5. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về mối liên quan giữanền sọ và khối xương mặt
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mẫu hình thái sọ mặt của trẻ em từ 3-13 tuổi và đặc điểm giới tính trongquá trình phát triển
3.2. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt trong giai đoạn từ 3-13 tuổi
3.3. Tương quan giữa nền sọ và các đặc điểm của khối xương mặt qua tứ giác N-S-Ba-Me (H) Trong giai đoạn tăng trưởng tử 3-13 tuổi
3.4. Chồng phim
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.2. Đặc điểm về mẫu hình thái sọ mặt
4.3. Tương quan giữa nền sọ và các thành phần sọ mặt
4.4. Tứ giác sọ-mặt và nhìn tổng quát sự tăng trưởng
Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH
KẾT LUẬN
1. Mẫu hình thái sọ mặt của trẻ em từ 3-13 tuổi và đặc điểm giới tính trong quá trình phát triển
2. Tương quan phát triển giữa nền sọ và sọ-mặt
3. Tương quan giữa nền sọ và khối xương mặt qua tứ giác sọ-mặt
4. Hình ảnh chồng phim
KIẾN NGHỊ: Đề xuất về hướng phát triển công trình
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (Về nghiên cứu dọc thuần túy)
A. Đặc điểm của mẫu tăng trưởng từ 3 đến 13 tuổi
B. Biểu đồ tăng trưởng nền sọ, xht, xhd ở một số trẻ em từ 3 tuổi
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đại học Y Dược Tp.HCM, Bộ môn giải phẫu (2008). “Bài giảng giải phẫu học tập 1”. Nhà xuất bản y học chi nhánh Tp. HCM . Tái bản lần thứ 12.
2. Đống Khắc Thẩm, Phan Thị Xuân Lan, Mai Thị Thu Thảo, Hồ Thị Thùy Trang (2004). “Chỉnh hình răng mặt: kiến thức cơ bản và dự phòng”. Nhà xuất bản y học chi nhánh Tp. HCM.
3. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2009). “Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi”. Tạp chí y học Tp.HCM. 13(2), tr. 10-15.
4. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2009). “Tương quan giữa góc nền sọ và xương hàm dưới: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi”. Tạp chí y học Tp.HCM. 13(2), tr. 16-20.
5. Hoàng Tử Hùng (1991). “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng ở đầu, mặt và răng người Êđê”. Tập san Hình Thái Học, tập 1, tr. 24-29.
6. Nguyễn Quang Quyền, Ngô Trí Hùng và cộng sự (1999). “Giải phẫu người”. International edition.
7. Nguyễn Quang Quyền (1974). “Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam”. Nhà xuất bản Y Học.
8. Netter Frank H., Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu (2009). “Atlas giải phẫu người”. Nhà xuất bản y học. 9. Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng (1999). “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng”. Tập san Hình Thái Học. 9(2), tr. 59-63.
TIẾNG ANH:
10. Anderson D, Popovich F. (1989). “Correlation among craniofacial angles and dimensions in Class I and Class II malocclusions”. Angle Orthodontist, 1, pp. 37-42.
11. Axelsson S., Kjaer I., Bjornland T., Stornhaug K. (2003). “Longitudinal cephalometric standards for the neurocranium in Norvegians from 6 to 21 years of age”. European Journal of Orthodontics, 25, pp. 185-198.
12. Bishara S.E., Jakobsen J. R., Bronwen V. Payman B. (1997). “Changes in dentofacial structures in untreated Class II division 1 and normal subjects: A longitudinal study”. Angle Orthodontist, 67(1), pp. 55-66.
13. Bishara S.E. (2001).”Texbook of Orthodontics” W.B. Saunders Company.
14. Bjork A. (2007). “Sutural growth of the upper face studied by the implant method”. European Journal of Orthodontics, 29, pp. 182-188.
15. Bookstein F.L. (1983). “The geometry of craniofacial growth invariants”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, pp. 221-234.
16. Brodie A.G. (1955). “The behavior of the cranial base and its components as revealed by serial cephalometric roentgenograms”. Angle Orthodontist, 25, pp. 148-160.
17. Coben S.E. (1998). “The spheno-occipital synchondrosis”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, pp. 709-712. 18. Delaire J. (1971). “Considerations on facial growth (particularly of the maxilla). Therapeutic deductions”. Rev Stomatol Chir Maxillofac , Jan-Feb, 72(1), pp. 57-76.
19. Delaire J. (1997). “Maxillary development revisited: relevance to the orthopaedic treatment of Class III malocclusions”. Eur J Orthod , 19(3), pp. 289-311.
20. Deshayes M.J. (2006). “Cranial asymmetries and their dento-facial and occlusal effects”. Orthod Fr, Mar, 77(1), pp. 87-99.
21. Deshayes M.J. (2006). “Growth of the skull and bony kinetics interfering with facial morphogenesis. Conceptual bases of success in orthopedic treatments before the age of 6”. Orthod Fr, Mar, 77(1), pp. 63-78.
22. Dhopatkar A., Bhatia S., Peter R. (2002). “An investigation into the relationship between the cranial base angle and malocclusion”. Angle Orthodontist, 72(5), pp. 456-463.
23. Enlow D.H., Kuroda T., Lewis A.B. (1971). “The morphological and morphogenetic basis for craniofacial form and pattern”. Angle Orthodontist, 41, pp. 161-188.
24. Enlow D.H., Mc Namara J.J.A. (1973). “The neurocranial basis for facial form and pattern”. Angle Orthodontist, 43, pp. 256-270.
25. Enlow D.H. (1996). “Handbook of facial growth”. ed 3, Philadlphia, WB Saunders.
26. Farkas L.G. (1994). “Anthropometry of the head and face”. Raven Press-New York.
27. George S.L. (1978). “A longitudinal and cross-section analysis of the growth of the postnatal cranial base angle”. Am J Phys Anthropol, 49, pp 171-178. 28. Gisela I.C., Harry L.L., (1982). “Biomechanical Guidelines For Headgear Application”. JCO, May, pp. 308 – 312.
29. Graber, Vanarsdall, Vig. (2005). “Orthodontics : current principes and techniques”. Mosby Elsevier. 4th edition.
30. Goeffrey H.S, Wald J. (2001). “Craniofacial development and growth”. BC Decker inc.
31. Hopkin G.B, Houston W.J, James J.A. (1968). “The cranial base as an aetiological factor in malocclusion”. Angle Orthodontist, 38(3), pp. 250-255.
32. Jacobson A, (1995). “Radiographic cephalometry: from basics to videoimaging”. Quintessence book.
33. Jarvinen S. (1980). “Relation of the angle to the saddle angle”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, pp. 670-673.
34. Jarvinen S. (1982). “Relation of the SNA angle to the NSAr angle in excellent occlusion and in malocclusion”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, pp. 245-248.
35. Jarvinen S. (1997). “An analysis of the variation of the ANB angle: A statical appraisal”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Feb, pp. 144-146.
36. Jarvinen S. (1997). “Relation of the SNA angle to the NSAr angle in excellent occlusion and in malocclusion”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Mar, pp. 245-248.
37. Jarvinen S. (1997). “Relation of the SNA angle to the saddle angle”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Dec, pp.670-673. 38. Johannsdottir B., Thordason A., Magnusson T. (1999). “Craniofacial morphology in 6-year-old Icelandic children”. European Journal of Orthodontics, 21, pp. 283-290.
39. Kerr W.J.S., Hirst D. (1987). “Craniofacial characteristics of subjects with normal and postnormal occlusions-A longitudinal study”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Sep 92, pp. 207-212.
40. Kerr W.J, Adams C.P. (1988). “Cranial base and jaw relationship”. Am J Phys Anthropol 77: pp. 213-220.
41. Moss J.P. (1968). “Rapid Expansion of the Maxillary Arch”. May, pp. 215 – 223.
42. Pankow C.W, Cruickshank G.W. (1972). “Total maxillary osteotomy and retropositioning of the maxilla: report of case”. J Oral Surg, Aug, 30(8), pp. 586-8.
43. Pankow C.W. (1958). “Osteotomy through gonial angle of the mandible for correction of prognathism: preliminary report”. J Oral Surg, Jul, 16(4), pp. 314-24.
44. Proetz A.W. (1948). “Recent progress in nasal physiology”. Proc R Soc Med, nov, 41(11), pp. 793-8.
45. Proffit W., Henry W., Fields J.R., David D. (2007). “comtemporary orthodontics”. Mosby Elsevier. 4th edition.
46. Ricketts R.M. (1960). “A foundation for cephalometric communication”. Am J Orthod, 46, pp. 330-357.
47. Riedel R.A. (1952). “The relation of maxillary structures to cranium in malocclusion and in normal occlusion”. Angle Orthodontist, 3, pp. 142-145. 48. Saglam A.M.S. (2002). “Holdaway measurement norms in Turkish adults”. Quintessence international, 33, pp. 757-762.
49. Sarhan O.A. (1997). “Rotational effects of S-N on the dentoskeletal pattern within the range of normal”. Angle Orthodontist, 1, pp. 43-49.
50. Sarhan O.A. (1997). “A new cephalometric parameter to aid in dental base relationship analysis”. Angle Orthodontist, 1, pp. 59-64.
51. Solow B, Tallgren A. (1971).”A natural head position in standing subjects”. Acta Odont Scand, 29, pp. 501-607.
52. Steiner C.C. (1959). “Cephalometrics in clinical practice”. Amer. J. Ortho, Jan, 29(1), pp. 8-29.
53. Ursi W.J.S., Mc Namara Jr., Behrehts R.G. (1993). “sexual dismorphism in normal craniofacial growth”. The Angle Orthodontist, Vol 63, no 1, pp.47-56. TIẾNG PHÁP
54. Bjưrk A. (1969). “Variations du type de croissance de la mandibule chez l'homme: Étude radiographique longitudinale par la méthode des implants”,.Rev. d'ODF tome III, 4, pp. 293-307.
55. Château M. (1993). “Orthopédie Dento-Faciale”. Tome II, édition CdP, Paris.
56. Cousin M.R.P. (1966). “Remarques sur quelques correlations cranio-faciales”. Orthod. Francaise, 37, pp. 675-686. 57. Darqué J., Bouguès R., Casteigt J., Duhart A.M., Fabaron J.P., Pujol A. (1994). “Etude des valeurs céphalométriques des malocclusions de classe II/2”. Rev. d'ODF, Janv, pp. 127-134.
58. Midy M.J. (1966). “Étude statistique sur la relation entre l'angulation de la base du crâne, le profil facial et les rapports antéro-postérieurs du maxillaire et de la mandibule”. Orthod. Française, 37, pp. 655-574.
59. Muller L., Caillard P., Delaire J., Loreille J.P., Sarazin J. (1983). “Céphalométrie et orthodontie”. SNPMD éditeur Paris.
-----------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, y hoc, moi lien he, giua nen so, va he thong so – mat, trong qua trinh, tang truong, nghien cuu, doc tren phim x quang, so nghieng, o tre tu 3-13 tuoi, dong khac tham
Nhận xét
Đăng nhận xét