Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,duoc si,nghien cuu tac dung,chong viem saponin,kim ngan,{lonicera japonica thunb. caprifoliaceae),doi voi a - amylase,tran thi dung


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM SAPONIN KIM NGÂN {LONICERA JAPONICA THUNB. CAPRIFOLIACEAE) ĐỐI VỚI a - AMYLASE





ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm là một bệnh lý rất phổ biến, gặp ở nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhìn chung, viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm. Tuy nhiên, nếu viêm nặng và kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu có khi nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Vì vậy, việc ngăn ngừa các yếu tố có hại của viêm là rất cần thiết và quan trọng.

Từ nhiều năm nay, các loại thuốc chống viêm có nguồn gốc hoá dược đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi như: Thuốc có cấu trúc steroid và phi steroid. Các thuốc này có ưu điểm là tác dụng tốt và đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế và ngăn chặn quá trình viêm. Tuy nhiên, chúng có nhiều yếu tố bất lợi đối với cơ thể như; Suy giảm miễn dịch, xốp xương, teo cơ, loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng tới quá trình đông máu, tạo máu.. .

Vì vậy, việc sử dụmg các enzym nội sinh có tác dụng chống viêm cũng được coi trọng như a-chymotrypsin, papain, serratiopeptidase, a- amylase.. . Chúng là những chất gần gũi với cơ thể, ít gây những ảnh hưởng xấu tới cơ thể, phần nào khắc phục được nhược điểm của nhóm thuốc chống viêm trên, nhất là chúng có thể dùng cho các bệnh nhân không sử dụng được thuốc chống viêm có nguồn gốc hoá dược.

Song song với hướng nghiên cứu về các enzym chổng viêm thì các nghiên cứu về dược liệu trên quá trình viêm đã và đang được chú ý. ở nước ta, nhiều dược liệu có tác diing chống viêm tốt. Cây kim ngân là một trong những cây thuốc phổ biến ở Việt Nam có tác dụng chống viêm được sử dụng để điều trị viêm đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu. Nhược điếm của dược liệu chống viêm thường chậm và yếu hơn hoá dược chống viêm do vậy để tăng cường khá năng chống viêm chúng tôi đã kết hợp enzym chống viêm với dược liệu, tiến hành đề tài“Nghiên cứu tác dụng chống viêm saponin kim ngân {Lonicera japónica Thunb.Caprifoliaceae) Đối với a- amyiase trong quá trình viêm”.

Đề tài được thực hiện nhằm một số mục tiêu:

1. Bước đầu tìm hiểu tác dụng dịch chiết saponin toàn phần của cây kim ngân đối với hoạt động của a-amylase trên in vitro.

2. Nghiên cứu tác dụng chổng viêm cấp của dịch chiết saponỉn toàn phần của cây kim ngân khi kết hợp vói a-amylase trên in vivo.

Chương I: TỔNG QUAN

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIÊM.

Cách đây hơn 2000 năm Celcius đã đặt nền móng quan trọng khi ông đưa ra một khái niệm tổng kết về viêm, với 4 tính chất: Sưng, nóng, đỏ, đau. Từ đó, ta thấy viêm không phải là một bệnh cụ thể mà là một biểu hiện bệnh lý nói chung, gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, Celcius mới nêu các biểu hiện bên ngoài, mang tính chất hình thái của viêm. Galen bổ sung thêm một tính chất mới là viêm gây rối loạn chức năng.

Có thể nói viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kết biểu hiện bằng sự thực bào tại chỗ, có tác dụng loại trừ tác nhân gây viêm và sửa chữa tổn thương; Đồng thời kèm theo các biểu hiện bệnh lý. Như vậy, viêm vừa là phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan.. . Có thể ở mức độ rất nặng nề, nguy hiểm [2,202].

1.1.1 Nguyên nhân gây viêm

Nguyên nhân bên ngoài.

- Sinh vật: Do nhiễm vi khuẩn, vims, ký sinh trùng.

-Tác nhân lý hoá học: Chấn thương, nhiệt (bỏng nóng hoặc bỏng lạnh), bức xạ ion, tác dimg của các hoá chất.

Nguyên nhân bên trong.

- Hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh dưỡng.

- Hình thành phức hợp miễn dịch, sự thay đổi nội sinh chất gian bào [2,203’. QUÁ TRÌNH VIÊM (Xâm nhập các tác nhân gây viêm)

Phân loai viêm.

■ Theo nguyên nhâii: V lêm nhiễm trùng và viêm vô trùng.

 ■ Theo vị trí: Viêm nông, viêm sâu, viêm ngoài, viêm trong.

■ Theo thành phần dịch ri viêm: Viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ.

■ Theo tính chất:

- Viêm đặc hiệu: Thường là viêm mạn tính do phản ứng kháng nguyên kháng thể.

- Viêm không đặc hiệu: Thường là viêm cấp [2,203-204].

1.1.3. Các phản ứng xảy ra trong quá trình viêm.

Trong quá trình viêm, tại ổ viêm và trong cả cơ thể diễn ra hàng loạt các phản ứng theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các phản ứng này được tóm tắt như ở hình 1.1.

Phản ứng tuần hoàn.

Phản ứng này xảy ra rất sớm sau tổn thương và phát triển ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào sự trầm trọng của tổn thương mô và theo trình tự sau: Co mạch chófp nhoáng ở các tiểu động mạch xảy ra ngay khi có tác nhân kích thích. Sau đó là giãn các tiểu động mạch rồi mao mạch và tiểu tĩnh mạch dẫn đến tăng tuần hoàn tại chồ nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động tại ổ viêm (gây nóng và đỏ) Và đưa nhiều bạch cầu đến ổ viêm làm nhiệm VỊI bảo vệ. Phản ứng tuần hoàn quá mạnh dẫn tới các rối loạn nghiêm trọng như giãn mạch cục bộ, tăng tính thấm thành mạch làm thoát dịch rỉ viêm, ứ máu, ứ trệ tuần hoàn, thiếu oxy, rối loạn chuyển hoá, tổn thương tổ chức và viêm phát triển toàn diện (biểu hiện lâm sàng là phù và đau) [2,204- 206].

Phản ứng tế bào. Đây là phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả năng bảo vệ của cơ thể chống viêm và bạcii cầu đóng một vai trò quan trọng. Hoạt động của bạch cầu tại ổ viêm gồm hai hiện tượng xảy ra kế tiếp nhau;

+ Bạch cầu thoát mạch: Khi dòng máu chảy chậm, bạch cầu tách ra khỏi dòng trục lăn chậm theo vách mao mạch và tiểu tĩnh mạch rồi dừng lại ở một điểm gọi là vách tụ bạch cầu. Dưới tác dụing của các chất trung gian hoá học, bạch cầu tăng khả năng bám dính vào các tế bào nội mô. Sau khi dính vào tế bào nội mô, bạch cầu chuyển động nhẹ dọc theo bề mặt nội mô, luồn những chân giả vào các kẽ hở các tế bào nội mô. Chúng xen vào giữa tế bào nội mô và màng đáy, từ đó đi vào khoảng gian bào ngoài mao mạch. Hiện tưọng bạch cầu di chuyển tới ổ viêm gọi là hiện tượng hoá ứng động [2,209-210].

+ Thirc bào và mất hạt: Thực bào là hiện tưọng bạch cầu nuốt và tiêu huỷ đối tượng thực bào. Tại ổ viêm, các bạch cầu được hoạt hoá làm tăng khả năng thực bào của chúng. Trước tiên, các tiểu phân bị thụrc bào dính vào bề mặt bạch cầu. Sau khi dính với đối tượng thực bào, bào tương của đại thvrc bào tạo thành một màn bao vây đối tượng, giới hạn hố thực bào với màng các hạt lysosom. Các thành phần của hạt đổ vào hố thụrc bào, đại thực bào mất hạt dần. Có các khả năng sau xảy ra: Đối tượng thực bào bị tiêu hiiỷ; Đối tượng thực bào không bị tiêu huỷ mà tồn tại trong tế bào hoặc theo đại thực bào đi đến nơi khác gây ra những ổ viêm mới; Đối tượng thực bào bị nhả ra; Đối tượng thực bào đủ độc để làm chết thực bào [2,211-212].

1.1.4. Các chất trung gian hoá học tham gia vào quá trình viêm.

Sau tác động ban đầu của viêm, nhiều chất trung gian hoá học được giải phóng ra, duy trì và khuyếch đại phản ứng viêm. Những chất này có nguồn gốc huyết tương, tế bào và tổn thương mô. Các chất trung gian hoá học gồm có:

+ Các amin hoạt mạch: Histamin được giải phóng ra do sự mất hạt của các dưỡng bào, gây giãn các tiểu động mạch và tăng tính thấm thành mạclì của các tiểu tĩnh mạch; Serotonin giải phóng từ tiểu cầu, có tác động tương tự như histamine.

+ Các protease của huyết tương: Hệ thống bổ thể đặc biệt là các thành phần C3a và C5a làm tăng tính thấm thành mạch và gây giãn mạch. Hệ thống đông máu và tiêu fibrin có sụ hình thành của fibrinopeptid gây tăng tính thấm thành mạch và có hoạt tính hoá ứng động đối với bạch cầu.

Bradikinin được giải phóng từ a 2 -globulin khi hệ thống kinin bị hoạt hoá dưới tác dụng của yếu tố Hageman, cũng gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch [7,84-85].

+ Các chất chuyển hoá của acid arachidonic: Acid này được giải phóng từ phospholipid màng tế bào, chuyển hoá theo hai con đường. Theo đường cycloxygenase tạo prostaglandin, prostacyclin, thromboxan. Theo đường lipocygenase tạo leucotrien. Prostacyclin và thromboxan rất quan trọng trong quá trình điều hoà đông máu. Leucotrien có tác dụng hoá ứng động bạch cầu [7,87-88].

+ Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF): PAF là một dẫn xuất của phospholipid màng được sinh ra sau khi hoạt hoá phospholipase A2 và thường được giải phóng đồng thời với các chất chuyển hoá của acid arachidonic. PAF hoạt hoá bạch cầu đa nhân trung tính, kích thích sự dính và xuyên mạch của bạch cầu, giải phóng cá enzym của thể tiêu, sinh oxyphản ứng và các eicosanoid [7,89-91].

+ Các gốc dẫn xuất oxy tự do: Gốc tự do oxy hình thành trong ty thể đại thực bào đã hoạt hoá. Chúng tiêu huỷ đối tượng thực bào. Trong viêm, khi đại thực bào bị ly giải gây tràn gốc tự do ra ngoài tạo điều kiện cho quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào, gây tăng tính thấm thành mạch, tạo điều 7kiện thuận lợi cho sự giải phóng arachidonic từ phospholipid màng tế bào để tổng hợp các chất trung gian hoá học [7,93-94].

+ Các cytokin: Các cytokin là các polypeptid do đại thực bào và limpho bào tiết ra. Trong viêm, nồng độ các cytokin ở ổ viêm tăng cao, có tác động quan trọng trên tế bào nội mô, bạch cầu và gây phản ứng hệ thống [7,96- 102]

1.2. CÁC THUỐC CHỐNG VIÊM

1.2.1. Thuốc chống viêm steroid.

Là nhóm thuốc có cấu trúc giống với các hormon steroid của vỏ thượng thận như: Hydrocortison, prednisolon, desamethason, betamethason. Nhóm này ức chế phospholipase A2 thông qua kích thích tổng họfp lipocortin. Do đó làm giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin, nên có tác dụng chống viêm do moi nguyên nhân cơ học, hoá học, miễn dịch và nhiễm khuẩn. Chúng có nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể như loét dạ dày tá tràng, loãng xương, xốp xương, teo cơ, suy thượng thận cấp khi dừng đột ngột.. . [10,632].

1.2.2. Thuốc chống viêm phi steroid

Là nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid như: Indomethacin, aspirin, diclofenac, piroxicam,.. . Cơ chế chống viêm của nhóm thuốc này là ức chế enzym cyclooxygenase (COX) Nên làm giảm sự tổng hợp prostaglandin. Chúng có nhiều yếu tố bất lợi với cơ thể như gây loét dạ dày, suy thận, chảy máu kéo dài.. . [10,631].

1.2.3. A-Amylase.

• Sơ lược về enzym chống viêm.

Các enzym có tác dụng chống viêm như: Serratiopeptidase, a- chymotĩypsin, chymopapain, a-amylase.. . Được sử dụng ngày càng rông rãi.

Các enzym này có ưu điểm là những chất gần gũi với cơ thể con người đã phần nào giảm được tác dụng không mong muốn của các thuốc chống viêm 8steroid và phi steroid. Mặc dù có nguồn gốc, cấu tạo, cơ chất khác nhau nhưng chúng đều có khả năng chống viêm trên cả động vật thực nghiệm và người. Cơ chế tác động của các enzym này còn chưa thực sự làm sáng tỏ.

Tuy nhiên, chúng đã đạt hiệu quả cao trong các chỉ định chống viêm, giảm phù nề, sử dụng hỗ trợ trong các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, giảm tiết dịch nhầy, ức chế dịch rỉ viêm.

• Nguồn gốc, tính chất và tác dụng [12], [14], [17] a -Amylase (1,4-a-D-glucan-glucanohydrolase) Có trong nước bọt, tuyến tụy, nấm mốc, vi khuẩn. A-Amylase xúc tác cho phản ứng thuỷ phân tinh bột, glycogen, các polysaccharid tương tự. Nó phân giải liên kết 1,4- glycozid ở giữa chuỗi polysaccharid tạo thành dextrin phân tử thấp. Dưới tác diing của enzym này dung dịch tinh bột nhanh chóng bị mất khả năng tạo màu với iod và bị giảm độ nhớt mạnh.

A-Amylase nước bọt là thành phần chính của nước bọt có nhiều chức năng trong khoang miệng. Trong hệ thống tiêu hoá, enzym này có vai trò chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình sinh ra các oligosaccarid:

A-Amylase bền với nhiệt nhưng kém bền với acid, có pH tối ưu khoảng 7,0. Nếu pH quá thấp thì nó chuyển thành dạng proton và mất hiệu kĩc. A- Amylase bị ức chế bởi sự có mặt của ure và các amid khác, được kích hoạt bởi sir có mặt của anion Cl'.

• Cấu trúc của a-amylase [12], [14], [17]

A-Amylase là một glycoprotein gồm một chuỗi polypeptid đơn với khoảng 496 acid amin, có 2 nhóm SH, 4 liên kết disulfid và một ion Ca^^, Nó chứa một lưọng lớn các gốc acid amin thơm (tryptophan 5,3%, tyrosin5,5%), chứa rất nhiều acid amin có nhóm OH (threonin + Serin 9,5%) Và các gốc acid dưới dạng tự do hoặc dưới dạng amid (aspartic + Gìutamic 24%).

A-Amylase giống như hầu hết các protein và các enzym khác đều có chứa những chuỗi xoắn a và chuỗi thẳng p. Cấu trúc bậc hai được giữ khá chặt bởi các liên kết hydrogen.

Chuồi chứa một lượng lớn các gốc aspartic và glutamic cho thấy cấu trúc bậc ba nén chặt hơn bởi những gốc này có khả năng tạo thành liên kết hydro khá mạnh.

Cấu trúc bậc bốn chứa một vùng chức năng bao gồm các xoắn a và phiến p nối với nhau bởi rất nhiều cuộn, vòng xoắn của các gốc acid amin chủ yếu là valin, prolin, glycin tạo ra sự thay đổi đột ngột về hướng của chuồi polypeptid. Glycin thường có mặt bởi góc liên kết có thể chấp nhận một phạm vi dao động rộng mà không gây ra sự va đập giữa các nguyên tử trong mạch polypeptid.

• ứng dụng của a-amylase [3], [17 ứng dụng của a-amylase trên thực tế là rất to lớn, được sử dụng cả trong công nghiệp, nông nghiệp và y học.

Trong công nghiệp thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước hoa quả, bánh mỳ... A-amylase giữ một vai trò quan trọng vì nó tạo cơ chất cho quá trình lên men.

Trong nông nghiệp, enzym này được dùng để sơ chế thức ăn bổ sung vào thành phần thức ăn gia súc, xử lý hạt trước khi gieo, chữa một số bệnh cho gia súc...

Trong y-dược, a-amylase được đưa thêm vào cơ thể người bệnh khi không sản xuất đủ enzym này. A-Amylase từ các nguồn khác nhau được sử dụng là một thành phần của các chế phẩm enzym tiêu hoá và giảm viêm đường hô hấp, sưng phù tại chỗ. Một số chế phẩm chống viêm, giảm phù nề như Megamylase (Leurquin Mediolanum), Termamyi iiOL và Fungamyl (Novo)...
--------------------------------------
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIÊM
1.1.1. Nguyên nhân gây viêm
1.1.2. Phân loại viêm
1.1.3. Các phản ứng xảy ra trong quá trình viêm
1.1.4. Các chất trung gian hoá học tham gia vào quá trình viêm
1.2. CÁC THUỐC CHỐNG VIÊM
1.2.1. Thuốc chống viêm steroid
1.2.2. Thuốc chống viêm phi steroid
1.2.3. A-Amylase
1.3. CÂY KIM NGÂN
Chương II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Kim ngân cuộng
2.1.2. Saponin kim ngân cuộng toàn phần
2.1.3. A- Amylase
2.1.4. Dung dịch cơ chất tinh bột 1%, pH = 6
2.1.5. Dung dịch albumin 5 mg/ ml
2.1.6. Súc vật thí nghiệm
2.1.7. Thiết bị, dụng cụ
2.1.8. Hoá chất thí nghiệm
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.2.1. Phương pháp định lượng protein nước bọt bằng phản ứng biure
2.2.2. Phương pháp xác định hoạt độ của enzym
2.2.3. Phương pháp gây viêm
2.2.4. Phương pháp thử tác dụng chổng viêm
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Chưong III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIÉT SAPONIN KIM NGÂN CUỘNG TOÀN PHẦN ĐỐI VỚI HOẠT TÍNH CỦA a- AMYLASE
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần đối với hoạt tính của a- amylase
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian đối với hoạt tính của a- amylase khi kết hợp với dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần
3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt tính của a- amylase khi kết hợp với dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần
3.1.4. Ảnh hưởng của sự kết hợp các nồng độ a- amylase nước bọt với dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần đến hoạt tính của a- amylase
3.2. KÉT QUẢ THỬ TÁC DỤNG TRÊN IN VIVO
3.2.1. Theo dõi sụ thay đổi thể tích chân chuột
3.2.2. Tác dụng ức chế phù của dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần theo thời gian uống thuốc
3.2.3. Tác dụng chống viêm cấp của dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần, a-amylase và dịch chiết saponin kim ngân cuộng toàn phần kết hợp vớia-amylase
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA lON CI ĐỔI VỚI HOẠT TÍNH CỦA a-AMYLASE
3.4. MỘT SÓ PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH SAPONIN KIM NGÂN CUỘNGTOÀN PHẦN
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
KÉT LUẬN VÀ ĐẺ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiếng Việt.
1. Bộ môn Hoá sinh trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Hoá sinh học tập,NXB Yhọc, tr. 129-192.
2. Bộ môn miễn dịch và sinh lý bệnh trường Đại học Y Hà Nội (2002), Sinh lý bệnh học, NXB Y học, tr. 202-218.
3. Đỗ Hữu Nghị (2005), Tinh sạch, đặc trưng và nghiên cún ứng dụng enzym amylase từ vi khuẩn, Luận văn thạc sỹ khoa học, tr.6, 26-29.
4. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr.75-77.
5. Đỗ Trung Đàm-Viện Dược liệu “Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đưong giữa người và động vật thí nghiệm”-Tạp chí dược học số 3/2001, tr.8.
6. GS.Ngô Văn Thu-trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (1990), Hoá học Saponin, tr.7, 109-184.
7. Lê Đình Roanh, Nguyễn Đình Mão (1997), Bệnh học viêm và bệnh nhiễm khuẩn, NXB Y học, tr.1-132.
8. Nguyễn Văn Mùi (2002), Xác định hoạt độ emym, NXB khoa học và kỹ thuật, tr.40-55.
9. Từ điển bách khoa dược học (1999), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.38, 630-632.
10.Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 633. 1 l.Vũ Đinh Vinh, Đặng Hạnh Phức, Đỗ Đình Hồ (1974), Kỹ thuậty sinh hoá, trường Đại học Quân Y, tr.222-223, 328-331.

Tiếng Anh
12. Brendan oane (2003), “Alpha-amylase”, Ohio State <http:// Iiserpages. Wittenberp. edu/s04. bdoane>.
13. C.A. Winter et al (1962), Carragenỉn-induced oedema in hind paw of the rat as assay for anti-imflammatory dugs, Proc.Soc. Exp. Biol. Med, No 111, p. 544-547.
14. Daniel L. Purich, R. Donald Allison (2002) "The enzym reference", p.78-79, Academic Press, New York-London.
15. E.Myles Glenn, Barbara J.Bowman and T.C.Koslowske (1968), “ The systemic response to inflammatiorf\ Biochemical Pharmacology, Supplement, Pergamon Press, p. 27-49.
16. Jin Tae (2002), “Anti-inflammatory effect of Lonicera in proteinase-activated receptor 2-mediated paw edema"'. Clínica Chimica Acta, p.165-171.
17. Jonh R. Whitaker, Alphons G.J. Voragen, Dominic w.s. Wong (2004) "Handbook of Food Enzymology", p. 707-715.
18. Kwal WJ (2003), ''Loniceroside c, antiinflammatory Saponin from Lonicera japónica”, Chem. Pharm. Bull, p. 333-335.
19. Thoma, J.A Spardlin, J.E and Dygert (1971) "The enzym" (Boyer, P.D, ed), vol.5, p.l 15, Academic Press, New York-London. 
----------------------------------------------
Keyword: download,khoa luan tot nghiep,duoc si,nghien cuu tac dung,chong viem saponin,kim ngan,{lonicera japonica thunb. caprifoliaceae),doi voi a - amylase,tran thi dung 

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM SAPONIN KIM NGÂN {LONICERA JAPONICA THUNB. CAPRIFOLIACEAE) ĐỐI VỚI a - AMYLASE

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...