Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, khoa hoc lich su, hon nhan, va gia dinh, cua nguoi chu ru, o tinh lam dong, vo tan tu

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CHU RU Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 



DẪN LUẬN

  1. Lý do chọn đề tài:

 Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ngày 02/3/1979, người Chu ru có số lượng dân số được xếp hạng thứ 36 trong 54 dân tộc ViệtNam. Đây là một tộc người sinh sống lâu đời ở Việt Nam, thuộc loại hình nhân chủng Indonesian, có mối quan hệ ngôn ngữ rất gần gũi với các tộc người: Chăm, Ê đê, Gia rai, Raglai. Hiện nay, người Chu ru sinh sống chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên. Từ lâu nơi đây được xem là vùng đất có nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhiều phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp, đồng thời là nơi có nhiều tộc người thiểu số của mọi miền đất nước về đây cư trú lập nghiệp như người: Cơ ho, Mạ, Chu ru, Stiêng, Hoa, Tày, Nùng… trong đó có ba tộc người được xem là người bản địa gồm: Cơ ho, Mạ và Chu ru. Chu ru là một trong năm tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian có dân số ít nhất.

Cho đến nay, tộc người Chu ru vẫn còn lưu giữ chế độ mẫu hệ khá đậm nét. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 của Cục thống kê Lâm Đồng cung cấp, dân số tộc người Chu ru có 14.579 người, họ sống rải rác ở một số huyện như Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương… nhưng tập trung cư trú chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Tộc người Chu ru cho đến nay rất ít được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Do đó, rất nhiều phong tục, tập quán cổ truyền đặc sắc của người Chu ru còn chưa được khám phá, hoặc có chăng cũng chỉ giới thiệu ở mức sơ lược, chưa thỏa đáng so với bề dày lịch sử – văn hóa mà tộc người này đã dày công tạo dựng. 2 Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa đặc trưng của mình.

Trong đó, hôn nhân và gia đình là một hiện tượng xã hội – văn hóa phản ánh đặc điểm xã hội và đặc trưng văn hóa tộc người. Nhờ vào việc lưu giữ và duy trì những nét đặc trưng văn hóa ở trong hôn nhân và gia đình mà các nhà Dân tộc học mới có cơ sở khoa học để dựng lại mối quan hệ xã hội tộc người, cũng như làm sáng tỏ thêm tính đặc thù của từng tộc người. Bởi, hôn nhân và gia đình chứa đựng và cấu trúc hóa nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, nó liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục.. . Hôn nhân là những tập tục, những nghi lễ mà các tộc người đã thực hiện trong các giai đoạn lịch sử. Hệ quả của hôn nhân là tạo lập nên gia đình mới.

Gia đình là tế bào cơ sở của mọi xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con người, đóng vai trò chủ đạo trong tái tạo, bảo tồn và duy trì nòi giống, là điều kiện tiên quyết để giữ gìn, bảo lưu văn hóa truyền thống tộc người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình của các tộc người có tầm quan trọng đặc biệt, giúp chúng ta nhận thấy được những điểm chung và những điểm riêng của từng tộc người trong mối quan hệ với các tộc người khác. Việc nghiên cứu đầy đủ về hôn nhân và gia đình là tìm hiểu, góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa tộc người, vừa góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào Chu ru ở Lâm Đồng. Từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài hướng tới việc miêu tả một cách đầy đủ quan hệ hôn nhân và gia đình, qua đó, góp vào việc nhận diện những đặc điểm cấu trúc xã hội mẫu hệ của một cộng đồng tộc người. Khảo sát những biến đổi trong hôn nhân và gia đình người Chu ru trong giai đoạn hiện nay khi họ sống cộng cư với nhiều tộc người 3 khác, cũng như chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và tôn giáo từ bên ngoài.

  1. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài:

 Nghiên cứu vấn đề hôn nhân và gia đình thực chất là nghiên cứu những giá trị về văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa của tộc người, những yếu tố mới nảy sinh trong quá trình cư trú và tiếp xúc văn hóa lâu đời giữa các dân tộc. Chính vì lẽ đó, hôn nhân và gia đình là một trong những đề tài thu hút khá nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như Dân tộc học, Xã hội học, Giới học, Tâm lý học… Đặc biệt đối với riêng ngành Dân tộc học, hôn nhân và gia đình được xem là một trong những đối tượng nghiên cứu chiếm vị trí rất quan trọng.

Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng, là nghiên cứu về văn hóa xã hội mẫu hệ của một tộc người cụ thể, nhằm giới thiệu một cách đầy đủ về gia đình và hôn nhân, làm rõ cấu trúc tổ chức xã hội Chu ru, góp phần làm sáng tỏ những quan hệ xã hội tộc người cũng như dựng lại lịch sử tiến triển của các hình thức gia đình và hôn nhân, nhằm góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam. Qua đó, tìm thấy những mặt tích cực để phát huy, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực nhằm xây dựng nếp sống văn minh, vừa hiện đại vừa thể hiện bản sắc tộc người. Luận án tập trung làm rõ:

- Những quan niệm, quy tắc, hình thức, các bước thực hành trong nghi lễ hôn nhân và vấn đề cư trú sau hôn nhân của người Chu ru;

- Loại hình, quy mô, các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa gia đình dòng họ, xóm giềng, các chức năng và các nghi lễ trong gia đình;

- Khảo sát những biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng hiện nay trong mối tương tác với những biến đổi về kinh tế - xã hội, giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người.

Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng, nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến xã hội truyền thống cũng như xã hội đương đại, mối quan hệ tộc người giữa người Chu ru với các dân tộc cộng cư mà các ngành khoa học xã hội khác đã và đang nghiên cứu ở khu vực này.

Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng cũng như toàn khu vực Tây Nguyên, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách phù hợp, về: Dân số và kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nền văn hóa mới, gia đình mới phù hợp với từng dân tộc.

Việc nghiên cứu tìm hiểu về người Chu ru nói chung và nhất là vấn đề hôn nhân và gia đình của họ nói riêng là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việc nghiên cứu đó không những đáp ứng kịp thời được lòng mong mỏi của đồng bào nơi đây, mà nó còn góp một phần tư liệu mới cho ngành Dân tộc học/Nhân học và các ngành khoa học khác có liên quan có cái nhìn đầy đủ hơn về tộc người này.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung và các tộc người ở Tây

Nguyên nói riêng, cho đến nay có khá nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo… Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tộc người Chu ru nói chung và đặc biệt là 5 về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng nói riêng. Vì vậy, những công trình nghiên cứu liên quan đến tộc người, hôn nhân và gia đình của người Chu ru hiện nay chưa nhiều, nếu không muốn nói là còn hạn chế.

 Trước năm 1975, đề cập đến người Chu ru sớm nhất có lẽ là công trình nghiên cứu của học giả người Pháp Condominas “Enquete parmi les populations montagnards du Sud Indochinois”  (1954) (Khảo sát các dân tộc thiểu số ở miền Nam Đông Dương) Trong B. E. F. E. O, T. XLVI. Tiếp đến là công trình nghiên cứu của tác giả Schrock J. L, người Mỹ với tựa đề Minority Groups in the Republic of Viet Nam (1966) (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa), do Bộ Quân lực Hoa Kỳ xuất bản. Sau đó là các tác phẩm “Đồng bào các sắc tộc Việt Nam”  (1972) Của Nguyễn Trắc Dĩ, “Cao Nguyên miền Thượng”  (1974) Của hai tác giả Cửu Long Giang và Toan Ánh. Trong các tác phẩm này, các tác giả giới thiệu đơn lược, mang tính chất đại cương, tóm tắt về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó có tộc người Chu ru như: Tộc danh, dân số, địa bàn cư trú, sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng với những chính sách đúng đắn về dân tộc, nhiều học giả ngày càng quan tâm nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chu ru nói riêng. Trong số các công trình nghiên cứu đó, nổi bật là những tác phẩm và một số bài viết như: “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng”  (1983) Do Mạc Đường chủ biên, Sở Văn hóa thông tin Lâm Đồng xuất bản. Công trình dày 313 trang. Đó là kết quả nghiên cứu điền dã dài ngày về cộng đồng các tộc người bản địa ởLâm Đồng vào đầu những năm 1980 thế kỷ trước, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu: Mạc Đường, Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Ngọc Chiến, Nguyễn Văn Diệu, Nguyễn Thị Hòa, Trần Cẩm…Công trình này đã đề cập 6 đến nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, văn hóa của các tộc người Cơ ho, Mạ, Chu ru. Về tộc người Chu ru, có bài viết “Người Chu ru”  của Nguyễn Văn Diệu (từ trang 271 – 290).

Bài viết đã trình bày những vấn đề chung về: Sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình. Về hôn nhân của người Chu ru, tác giả viết: “Chế độ hôn nhân của người Chu ru là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân mà họ thường gọi là tục “bắt chồng” [21, tr. 285]. Về gia đình, tác giả viết: “Gia đình trong xã hội cổ truyền của người Chu ru là đại gia đình mang nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ. Điều đó biểu hiện tập trung nhất ở vai trò của người vợ, người cậu (miăh) Và quyền thừa kế tài sản thuộc về những người con gái trong gia đình. [21, tr. 282]. Đây là nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến đề tài của chúng tôi, giúp chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và có sự đối chiếu so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình. Liên quan đến tộc người Chu ru, còn có các công trình nghiên cứu khác như: “Dân tộc Chu ru”, in trong “Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”  (1983), nhà xuất bản Khoa học Xã hội; “Dân tộc Chu ru”  trong cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam”  (Các tỉnh phía Nam) (1984), nhà xuất bản Khoa học Xã hội; “Người Chu ru”  in trong “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam”  do Nguyễn Văn Huy chủ biên (1997), nhà xuất bản Giáo dục; “Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, do Ngô Văn Lệ chủ biên (1997), nhà xuất bản Giáo Dục; “Dân tộc Chu ru”  in trong cuốn “Địa chí Lâm Đồng”  (2001), nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Đây là các công trình nghiên cứu tập trung, có hệ thống và khá đầy đủ về người Chu ru, đề cập đến nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, sinh 7 hoạt kinh tế, văn hóa tộc người… Song, các công trình trên cũng chỉ dừng lại ở mức độ phác họa diện mạo bức tranh về văn hóa tộc người Chu ru. Sở Văn hóa thông tin Lâm Đồng xuất bản cuốn sách “Vài nét về văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Lâm Đồng”  (2005) Của nhiều tác giả.

Cuốn sách dày 239 trang, trình bày mang tính khảo tả về các vấn đề văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người: Cơ ho, Mạ, Chu ru. Cuốn sách này không đề cập gì đến vấn hôn nhân và gia đình của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng. Ngoài ra, còn có một số bài viết đề cập đến tộc người Chu ru đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay nghiên cứu địa phương.. . Đặc biệt, liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình của người Chu ru, có công trình nghiên cứu Gia đình và hôn nhân truyền thống ở các dân tộc Malayô – Pôlynêxia Trường Sơn – Tây Nguyên (1994) Của Vũ Đình Lợi, nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Công trình trên đã đề cập cụ thể từng khía cạnh của các vấn đề hôn nhân và gia đình, tác giả cũng đã khái quát những đặc điểm về cấu trúc gia đình, các hình thức hôn nhân cổ xưa nhất của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian ở Trường Sơn – Tây Nguyên.

Trong công trình này, tác giả đã xem xét xã hội mẫu hệ qua hôn nhân, gia đình. Đây là một công trình có ích, góp thêm nguồn tư liệu quan trọng để có cơ sở so sánh với hôn nhân và gia đình người Chu ru ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là chưa đề cập cụ thể đến hôn nhân và gia đình của người Chu ru.

Trong luận án, chúng tôi đã tham khảo và kế thừa một số công trình và luận ánluận văn nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của các tộc người, như:

Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam (1994) Của Đỗ Thúy Bình, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam (2001) Của Bá Trung Phụ, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội; Người phụ nữ Ê đê trong đời sống xã hội tộc người (2001), của Thu Nhung Mlô Duôn Du (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội); Hôn nhân và gia đình của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (2008), của Đặng Thị Kim Oanh (Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Sự biến đổi trong hôn nhân của người Chil (Cil) ở Lâm Đồng (2009), của Phạm Thành Thôi (Luận án Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Các công trình nghiên cứu này nó đã giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quát và sâu sắc về đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của các tộc người có cùng thiết chế mẫu hệ và định hướng tốt cho chúng tôi cách tiếp cận vấn đề để nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi có được sự liên hệ, so sánh, đối chiếu về những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các tộc người. Với những công trình và những bài viết đã xuất bản được liệt kê trên là những công trình khoa học quý giá cho những nghiên cứu tiếp theo về tộc người Chu ru. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, mang tính hệ thống và chuyên biệt về tộc người Chu ru nói chung và về vấn đề hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đi trước là những tài liệu tham khảo quý báu để nghiên cứu cộng đồng Chu ru ở Việt Nam nói chung và cộng đồng người Chu ru ở Lâm Đồng nói riêng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng. Vì vậy, nội dung chính của đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến: Những quan niệm, nguyên tắc, hình thức, nghi lễ 9 trong hôn nhân; Các loại hình, chức năng, mối quan hệ trong gia đình và những nghi lễ liên quan đến gia đình của tộc người Chu ru. Ngoài ra, tác giả quan tâm tìm hiểu thêm về một số lĩnh vực như quan hệ gia đình, vai trò của nữ giới và nam giới trong xã hội mẫu hệ của người Chu ru ở Lâm Đồng … Về không gian nghiên cứuđề tài được xác định chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng, nơi tập trung cư trú chủ yếu của người Chu ru. Tại huyện Đơn Dương, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các địa bàn chính: Xã Lạc Xuân, xã Ka Đô, xã Próh và xã Tu Tra. Tại huyện

Đức Trọng, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các xã: Tà Hin, Tà Năng và Đà Loan. Về thời gian nghiên cứuđề tài đề cập hôn nhân và gia đình của người Chu ru từ truyền thống đến ngày nay, là khoảng thời gian mà hôn nhân và gia đình của người Chu ru còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống cũng như đã và đang diễn ra sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử. Luận án chú ý nghiên cứu những biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người Chu ru từ năm 1975 đến nay. Đó là mốc thời gian quan trọng, có sự thay đổi về thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa. Bởi, sau ngày thống nhất đất nước, tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam cùng chung một chí hướng xây dựng một quốc gia đa tộc người theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với nếp sống văn hóa mới.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp sưu tầm, tổng hợp và phân tích dữ liệu có sẵn, nhằm giúp tác giả có được những kiến thức cơ bản về tộc người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng; Hiểu được địa bàn cư trú, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, hoạt động tôn giáo, cũng như cách tiếp cận đề tài, những quan điểm và những lý thuyết 10 ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam nói chung, tộc người Chu ru nói riêng.

Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ những nhà nghiên cứu đi trước, tác giả phân tích và chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa vào so sánh với cộng đồng đang nghiên cứu về các vấn đề: Kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là quan hệ hôn nhân, nghi lễ trong hôn nhân, quan hệ gia đình, nghi lễ trong gia đình…

Đề tài hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng thuộc chuyên ngành Dân tộc học, nên việc tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học là công việc không thể thiếu. Các phương pháp nghiên cứu như quan sát và tham dự, phương pháp phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu trực tiếp, ghi chép, ghi băng, chụp ảnh, quay phim… được xem là phương pháp nghiên cứu chính nhằm thu thập, sưu tầm những tư liệu mang tính trung thực cao. Trong đó, chúng tôi có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp liên ngành để có hướng nhìn rộng hơn.

+ Phương pháp quan sát tham dự, là phương pháp chuyên ngành của Nhân học/Dân tộc học, buộc người nghiên cứu phải sống, làm việc và nghiên cứu cùng cộng đồng trong một thời gian dài. Với phương pháp này, sẽ giúp nhà nghiên cứu hiểu được cộng đồng một cách chính xác và đích thực hơn.

Tư liệu ghi chép và thu thập trên thực địa là một trong những nguồn tư liệu chủ yếu và quan trọng đối với nội dung của đề tài. Đây là nguồn tư liệu chính phản ánh trung thực nhất về mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng có độ tin cậy cao về mặt khoa học và thực tiễn. 11Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát - tham dự nhằm mục đích tìm hiểu hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, quan hệ xã hội và các nghi lễ trong hôn nhân và gia đình. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là toàn thể người dân trong cộng đồng. Trong suốt 5 năm, từ năm 2005 đến 2009, chúng tôi đã tiến hành điền dã ở các làng của người Chu ru thuộc các huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. Bản thân tác giả là giáo viên, nên hàng năm có đưa các nhóm sinh viên ngành Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt xuống địa bàn các huyện nói trên thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp… Địa bàn mà chúng tôi điền dã nhiều lần là các thôn: Próh Trong, Próh Ngó, Krăng Gõ, Krăng Chớ xã Próh; Diom A, Diom B, Bkăn xã Lạc Xuân; Ka Đô cũ xã Ka Đô; Ma Đanh, R’lơm xã Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương; Ma Am, Sóp xã Đà Loan; Bilang, Tà in xã Tà Hine, Đaquin, Chreh xã Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng. Trong những đợt điền dã, chúng tôi đã gặp gỡ nhiều người dân Chu ru, bao gồm người già, người trẻ, đàn ông và phụ nữ làm nhiều nghề nghiệp khác nhau. Chúng tôi cũng đã trực tiếp sống với các gia đình người Chu ru, tham dự vào các sinh hoạt đời thường cũng như những sự kiện trong gia đình như: Hôn nhân, tang ma, lễ xây mộ… Cụ thể, chúng tôi đã trực tiếp tham gia vào đám tang ông Dơwang Ya Ơ, sinh năm 1912, mất ngày 21 tháng 4 năm 2009, ở tại thôn Tà In, xã Tà Hin; Đám cưới của chị Churu Yang Ma Chêk và anh K’Thách, ngày 18 tháng 02 năm 2009, ở thôn Tà In, xã Tà Hin, huyện Đức Trọng; Lễ dạm ngõ (ngày 28 tháng 2 năm 2007) Và lễ cưới (ngày 20 tháng 12 năm 2009) Của chị Touneh Mai Kiểm và anh Bơju Ya Phú, ở thôn R’lơm, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương; Lễ dạm ngõ của chị Bơnahria Ma Nơu và anh Touprong Ya Jin, ngày 21 tháng 12 năm 2009, ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương…

+ Phương pháp hồi cố, đây là một phương pháp nghiên cứu tàn dư trong dân tộc học. Theo phương pháp này, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn với những người Chu ru lớn tuổi, trí thức, các Tha plơi (già làng), Bơjơu (thầy cúng), Pô bơnỡ (trưởng thủy), Mò boại (bà mụ) … ở các làng khác nhau nhằm thu thập tư liệu để hồi cố lại xã hội mẫu hệ xưa kia của họ, cũng như những thay đổi đang diễn ra hiện nay, vừa khai thác, thu thập thêm tư liệu mới, vừa kiểm chứng các tư liệu thư tịch.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu dân tộc học, là phương pháp lấy thông tin từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định.

Phương pháp này sẽ được thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp quan sát – tham dự trong quá trình đi điền dã tại cộng đồng. Mục đích tìm hiểu những quan niệm và suy nghĩ của các đối tượng khác nhau về quá trình hình thành cộng đồng, về hôn nhân, gia đình và những thay đổi về hôn nhân và gia đình theo thời gian.

Theo phương pháp này, chúng tôi đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân tại các làng Chu ru theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Đối tượng được phỏng vấn rất đa dạng về thành phần, gồm những người hiểu biết về văn hóa tộc người mình.

+ Phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch đại, là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã.

Sử dụng phương pháp này, tác giả hướng đến mục đích tìm hiểu văn hóa của cộng đồng người Chu ru trước đây và hiện nay, sự biến đổi qua các thời kỳ.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin qua băng ghi âm, băng ghi hình và hình ảnh chụp, là phương pháp ghi nhận thông tin bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ghi âm, máy quay phim, máy chụp ảnh. Thông tin được ghi 13 nhận bằng phương này mang tính khách quan và thuận lợi trong việc phân tích.

Chúng tôi thực hiện phương pháp này bằng cách ghi âm, ghi hình những hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, giáo dục cùng với những lễ nghi trong hôn nhân và gia đình của tộc người Chu ru. Đây là tư liệu chính để thực hiện nội dung đề tài.

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi lập bảng hỏi điều tra theo phương pháp xã hội học. Trong nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với mục đích nhằm góp phần mô tả rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định tính. Với mục đích như vậy, việc chọn mẫu để thực hiện nghiên cứu định lượng được tác giả chọn ở đây là chọn mẫu phi xác suất có chủ định.

Với cách chọn mẫu phi xác suất có chủ định này, mục đích của chúng tôi là cố gắng đi giải thích kết quả nghiên cứu trên địa bàn được chọn khảo sát, kết quả nghiên cứu sẽ không suy rộng trên một phạm vi lớn hơn. Vì vậy, địa bàn chọn mẫu được xác định là phạm vi các làng thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài, bao gồm các thôn: Ma Đanh, R’lơm thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương; Tà In thuộc xã Tà Hin, huyện Đức Trọng.

Về cỡ mẫu được chọn, được xác định dựa trên cơ sở ước lượng cỡ mẫu. Ở đây, tác giả nhắm đến mục đích mô tả làm rõ thêm cho kết quả nghiên cứu định tính, nên tác giả ước lượng cỡ mẫu cần thu thập là 150 mẫu, tương đương mỗi mẫu nghiên cứu sẽ bằng 1.5% số mẫu đã được chọn để khảo sát.

Về tiêu chí chọn mẫu:

- Là tộc người Chu ru.

- Sinh sống trên địa bàn các thôn, thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Tuổi từ 18 trở lên (tính đến thời điểm nghiên cứu của đề tài). 14- Đã lập gia đình. Với bốn tiêu chí chọn mẫu trên tiến hành chọn có chủ định các mẫu thỏa mãn bốn tiêu chí đã nêu.

+ Phương pháp ghi chép hệ thống thân tộc Để ghi chép hệ thống thân tộc của người Chu ru, trong luận án, phương pháp ghi chép bằng ký hiệu và dấu hiệu được chúng tôi chọn sử dụng. Đối với phương pháp ghi chép bằng ký hiệu, chúng tôi chọn phương pháp ghi chép theo Iu. Levin, nhưng không dùng mẫu tự theo tiếng Nga mà dùng mẫu tự bằng tiếng Anh bằng cách mã hóa bằng một mẫu tự cho mỗi ký hiệu như: F, M, S, D, H, W, B, Z. Đối với phương pháp ghi chép bằng dấu hiệu, chúng tôi chọn cách ghi chép bằng dấu hiệu theo quy ước sau đây:

5.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án:

 Thực hiện đề tài Hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã tham khảo và thu thập nhiều công trình, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tộc người Chu ru ở mức độ khác nhau. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tham khảo các công trình viết về 15 xã hội mẫu hệ của các dân tộc khác nhau để so sánh với người Chu ru. Đây là những tài liệu quý giá giúp chúng tôi có được những kiến thức khá toàn diện về đối tượng mình nghiên cứu. Tuy nhiên, nguồn tài liệu chủ yếu của luận án là những tư liệu điền dã được chúng tôi thu thập trong nhiều năm, qua phương pháp hồi cố và những cuộc phỏng vấn sâu, từ đó so sánh, đối chiếu để miêu tả, phục dựng lại một cách hệ thống và tương đối toàn diện về hôn nhân và gia đình truyền thống của người Chu ru. Qua đó, chúng tôi nhận thức được những yếu tố còn bảo lưu, những yếu tố đã biến đổi do nhiều nguyên nhân tác động đến.

6. Những đóng góp của luận án:

 Với những dữ liệu khoa học được nghiên cứu và trình bày trong luận án, có thể coi luận án là một công trình đi sâu nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng dưới góc độ dân tộc học từ truyền thống đến những biến đổi trong hiện tại. Luận án góp phần cung cấp những thông tin xác thực, có giá trị về mặt khoa học để các nhà hoạch định, các nhà làm chính sách tham khảo và đưa ra những chính sách phát triển phù hợp đặc điểm của các tộc người thiểu số nói chung và người Chu ru nói riêng.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án tập trung giải quyết các vấn đề trong ba chương, với các nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan Trong chương này, chúng tôi tập trung trình bày những nội dung mang tính khái quát để có một bức tranh chung về tộc người Chu ru như: Môi trường tự nhiên, dân cư, dân số, đặc điểm kinh tế, quan niệm về xã hội mẫu 16 hệ, tổ chức xã hội, tín ngưỡng – tôn giáo của người Chu ru ở Lâm Đồng; Khung lý thuyết về hôn nhân và gia đình.

Chương 2: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Chu ru Trong chương này, chúng tôi trình bày về những quan niệm, loại hình, các nguyên tắc, các nghi lễ, vấn đề cư trú sau hôn nhân truyền thống; Hình thái gia đình, các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ gia đình và dòng họ, xóm giềng, các chức năng, các nghi lễ trong gia đình truyền thống của người Chu ru ở Lâm Đồng.

Chương 3: Những biến đổi trong hôn nhân và gia đình hiện nay của người Chu ru. Trong chương này, chúng tôi trình bày những biến đổi trong hôn nhân và gia đình hiện nay của người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng dưới sự tác động của những nguyên nhân khác nhau.
-------------------------------------
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
6. Những đóng góp của luận án
7. Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và thành phần tộc người ở Lâm Đồng
1.1.2. Không gian định cư của người Chu ru
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của tộc người
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử cư trú tộc người Chu ru
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
1.2.3. Quan niệm về chế độ mẫu hệ
1.2.4. Tổ chức xã hội truyền thống
1.2.5. Đặc điểm tín ngưỡng – tôn giáo
1.3. Cơ sở lý luận về hôn nhân và gia đình
1.3.1. Cơ sở phương pháp luận
1.3.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình vànhững vấn đề đặt ra hiện nay
1.3.3. Cơ sở lý luận về hôn nhân
1.3.4. Cơ sở lý luận về gia đình
1.3.5. Hệ thống thân tộc
1.4. Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CHU RU Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Hôn nhân truyền thống
2.1.1. Những quan niệm, loại hình hôn nhân
2.1.2. Các quy tắc trong hôn nhân
2.1.3. Một số nghi lễ trong hôn nhân
2.1.4. Vấn đề cư trú sau hôn nhân
2.1.5. Vấn đề ly hôn
2.2. Gia đình truyền thống
2.2.1. Hình thái gia đình của người Chu ru
2.2.2. Các mối quan hệ trong đại gia đình mẫu hệ truyền thống
2.2.3. Quan hệ giữa gia đình và dòng họ, xóm giềng
2.2.4. Các chức năng gia đình của người Chu ru
2.2.5. Những nghi lễ trong gia đình người Chu ru
2.3. Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY CỦA NGƯỜI CHU RU
3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi
3.1.1. Những biến động trong lịch sử
3.1.2. Sự xâm nhập của các tôn giáo
3.2. Những biến đổi về chính trị, kinh tế – xã hội của người Chu ru
3.2.1. Thời kỳ từ 1975 đến 1985
3.2.2. Thời sau đổi mới (1986 đến nay)
3.3. Những biến đổi trong hôn nhân của người Chu ru
3.3.1. Những thay đổi về quan niệm, quy tắc trong hôn nhân
3.3.2. Những thay đổi về các lễ thức trong hôn nhân
3.3.3. Thay đổi về cư trú sau hôn nhân và vấn đề ly dị
3.4. Những biến đổi trong gia đình của người Chu ru
3.4.2. Những thay đổi trong các chức năng cơ bản của gia đình
3.4.3. Những biến đổi trong các nghi lễ của gia đình
3.5. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
--------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, khoa hoc lich su, hon nhan, va gia dinh, cua nguoi chu ru, o tinh lam dong, vo tan tu 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...