luan an tien si,dinh duong,thuc trang,va hieu qua,can thiep thua can, beo phi,cua mo hinh,truyen thong,giao duc,dinh duong,o tre em,tu 6 den 14 tuoi,tai ha noi,tran thi xuan ngoc
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 14 TUỔI TẠI HÀ NỘI
NCS: TRẦN THỊ XUÂN NGỌC - NHD: PGS.TS PHẠM DUY TƯỜNG, PGS.TS NGUYỄN VĂN HIẾN - CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG - MÃ SỐ: 62.72.03.03
MỞ ĐẦU
Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) Mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội.. .). Người ta quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn gốc thảm họa của sức khỏe trong tương lai [21], [24], [26], [128].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 trên toàn thế giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân. Trong số đó, hơn 200 triệu nam giới và hơn 300 triệu nữ giới bị béo phì. Tại 10 quốc đảo ở khu vực Thái Bình dương có tỷ lệ người thừa cân, béo phì chiếm trên 50% dân số. Nhìn chung cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị béo phì. Năm 2010, khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, chủ yếu ở các nước phát triển (gần 35 triệu trẻ em) Và ở các nước đang phát triển (gần 8 triệu trẻ em). Không chỉ ở các nước có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị [129]. Tại Việt Nam, các cuộc điều tra dịch tễ trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có. Nhưng tới Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ thừa cân ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 2 tuổi là 4,6%, ở thành phố (9,2%) Cao gấp 3 lần nông thôn (3,0%) [33]. Điều tra thừa cân, béo phì ở người trưởng thành Việt Nam năm 2005 thấy 16,3% bị thừa cân, béo phì và tỷ lệ ở thành thị là 32,5%, cao hơn so với 13,8% ở nông thôn [5].
Những nghiên cứu ở trẻ em tuổi học đường cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng. Năm 2000, một nghiên cứu ở nhóm trẻ từ 6 - 14 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân là 2,2%, trong đó ở thành phố là 6,6% và ở nông thôn là 1,2% [33]. Năm 2002, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 6 -11 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội là 9,9% [14]. Tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2003, tỷ lệ thừa cân của trẻ em từ 6 -11 tuổi là 6,8% và béo phì là 3,2% [44]. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc. Kết quả điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố TP. Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường đang gia tăng mạnh. Tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 tuổi tăng từ 4,4% năm học 1999 – 2000 lên 10,4% năm học 2002 -2003, tỷ lệ béo phì ở trẻ em 7 tuổi tăng từ 1% năm học 1999 – 2000 lên 9,5% năm học 2002 – 2003. Nhìn chung giai đoạn 2002 – 2004, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh cấp I là 9,4%, học sinh cấp II là 6,1% và học sinh cấp III là 4,8% [39], [106]. Thừa cân và béo phì có thể phòng ngừa được nhưng việc điều trị lại rất khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả.
Trên phạm vi thế giới, chi phí cho giải quyết nạn dịch béo phì hiện nay đã làm cho tất các các chi phí sức khỏe khác trở nên nhỏ bé. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Thì các chi phí trực tiếp cho điều trị béo phì chiếm tới 6,8% (hay 70 tỷ đô la Mỹ) Trong tổng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Do đó phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [66], [111]. 3 Nhiều nghiên cứu đã tiến hành các biện pháp can thiệp với mục đích ngăn chặn sự gia tăng của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành và tăng cường hoạt động thể lực. Chính vì lý do trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
2. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
3. Đánh giá kết quả bước đầu truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
Giả thuyết nghiên cứu:
1. Có tồn tại các yếu tố ngoại cảnh đặc thù ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi khác với các lứa tuổi khác?
2. Thừa cân, béo phì có thể được trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tự chủ động khống chế sau khi được truyền thông giáo dục dinh dưỡng và giám sát thay đổi hành vi?
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì:
1.1.1. Định nghĩa: Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ [111], [112].
1.1.2. Lịch sử khái niệm thừa cân, béo phì: Obesity là một danh từ của Obese, nguồn gốc Latin là Obesus, nghĩa là béo, bụ bẫm. Obesity được Noah Biggs sử dụng chính thức trong Y học vào năm 1651 [35], [120].
1.1.3. Quá trình nghiên cứu thừa cân, béo phì: Lâm sàng của bệnh béo phì được ghi nhận từ thời Hy lạp – La mã cổ. Nhưng những hiểu biết khoa học về béo phì mới bắt đầu từ thế kỷ XX [35], [120].
1.2. Phân loại béo phì:
1.2.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học:
1.2.1.1. Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng.
1.2.1.2. Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo gây nên:
- Béo phì do nguyên nhân nội tiết.
- Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần. 5- Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp.
- Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn.
- Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: Thường xuất hiện sau dậy thì. Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
- Béo phì trong thiểu năng sinh dục.
- Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì [27], [121], [126].
1.2.2. Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì:
- Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ.
- Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
- Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
- Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi. Các giai đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên (tuổi tiền dậy thì và dậy thì). Béo phì ở các thời kỳ này làm tăng nguy cơ của béo phì trường diễn và các biến chứng khác [30], [128]
1.2.3. Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu:
- Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông - thể Android): Là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng.
- Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà - thể Gynoid): Là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi. Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khoẻ của béo phì. Béo bụng có nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng Insulin máu, rối loạn Lipit máu, không dung nạp Glucose hơn so với béo đùi [27], [126].
1.2.4. Một số phân loại béo phì khác:
- Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùng estrogen, deparkin có thể gây béo phì.
- Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ béo phì có khối nạc tăng so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em.
- Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộc nhóm này) Và thừa cân nhưng không thừa mỡ [48], [51].
1.3. Thực trạng thừa cân béo phì trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Thực trạng thừa cân béo phì trên thế giới:
Trên thế giới, thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm. Bên cạnh đó, 44% bị béo phì, 23% thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% đến 41% mắc một số bệnh ung thư có nguyên nhân từ thừa cân và béo phì. Trong 3 thập kỷ qua (1980 – 2010) Số ca béo phì đã tăng gấp đôi trên toàn thế giới [128], [129].
Trước đây thừa cân và béo phì được xem như là đặc điểm riêng của các nước có thu nhập cao, nhưng gần đây TC, BP đã tăng lên một cách kỷ lục ở cả những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là ở vùng đô thị. Năm 2009, khoảng 300 triệu người ở các nước có thu nhập thấp, hơn 200 triệu người ở các nước có thu nhập trung bình và dưới 100 triệu người ở các nước có thu nhập cao bị tử vong có liên quan tới TC, BP. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do các yếu tố liên quan đến BP cao hơn so với các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng (SDD), 65% dân số ở các nước có thu nhập trung bình và cao có tỷ lệ tử vong do căn nguyên BP cao hơn so với căn nguyên SDD. Trên phạm vi toàn cầu thì TC và BP gây tử vong nhiều hơn thiếu cân [57], [92], [103]. 8 Điều đáng lo ngại là sự gia tăng TC, BP ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10%. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về TC, BP của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TC, BP (35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% (CI 95%: 3,2% - 5,2%) Năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) Vào năm 2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị TC, BP. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em Châu Phi là 8,5% năm 2010, ước tính năm 2020 sẽ là 12,7%. Tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp 2 lần các nước đang phát triển [57].
Hiện nay ở Mỹ, bệnh BP đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế và toàn xã hội. Theo nghiên cứu từ năm 1971 - 1974, tỷ lệ BP ở trẻ nam 6 - 11 tuổi là 18,2%, trẻ em nữ là 13,9%. Nhưng đến năm 1988 - 1991 thì tỷ lệ này đã là 22,3% và 22,7%. Đáng chú ý là TC ở trẻ em gái 4 - 5 tuổi tăng từ 5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994. Cũng ở Mỹ, vào năm 2004, TC, BP ở học sinh 6 -17 tuổi rất cao, tới 35,1% (nam) Và 36% (nữ) [63], [94]. Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại một số quốc gia [123] Tỷ lệ béo phì trẻ em không chỉ tăng nhanh ở Mỹ. Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những con số đáng báo động ở châu Âu. Năm 2005, theo báo cáo của Tổ chức chuyên trách béo phì quốc tế (IOTF) Thì cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ bị thừa cân hay béo phì. Các quốc gia ở vùng Địa Trung hải có tỷ lệ tăng cao nhất: Thậm chí có nơi tỷ lệ thừa cân ở trẻ em ngang với ở Mỹ, tới 30%. Các nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của TC, BP: Những năm 70, tốc độ tăng 10 trung bình hàng năm là 0,2% thì đến nay là 2% (tương đương với khoảng 400.000 trẻ em/năm) [123].
Tại Pháp, tỷ lệ trẻ em thừa cân đã tăng từ 3% năm 1965 lên 5% năm 1980,16% năm 2000 và 17,8% năm 2006. Với tốc độ tăng này thì đến năm 2020 cứ 4 trẻ em thì có 1 em có nguy cơ bị thừa cân [125]. Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ béo phì trẻ em ở Cộng hòa Pháp Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng. TạiTrung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [84]. Ở Thái Lan, trong những năm 1990, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 – 12 tuổi tăng từ 12% lên 16 % chỉ trong vòng 2 năm [70]. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng 11 chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế [78]. Trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ TC, BP dường như đã không tăng ở Châu Mỹ La tinh (ước tính khoảng 4 triệu trẻ bị mắc TC, BP vào năm 1990,2000 và 2010). Trong khi đó tỷ lệ này tăng rất cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên 5,7% năm 2000 và 8,5% năm 2010), số lượng trẻ em bị mắc TC, BP tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻ vào năm 2010. Ở Châu Á, tuy tỷ lệ TC, BP không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị TC, BP thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao nhất trong 3 Châu lục [57], [129].
--------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì
1.2. Phân loại béo phì
1.3. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới
1.3.2. Thực trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam
1.4. Những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường
1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của béo phì
1.4.2. Yếu tố gia đình
1.4.3. Yếu tố di truyền
1.4.4. Khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì
1.4.5. Hoạt động thể lực và béo phì
1.4.6. Một số nguyên nhân khác
1.5. Hậu quả của béo phì
1.5.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
1.5.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong
1.5.3. Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì
1.6. Các giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Thời gian nghiên cứu
2.3. Địa điểm nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
2.4.2. Cỡ mẫu
2.4.3. Chọn mẫu
2.4.4. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu
2.5. Nội dung, các biến số nghiên cứu
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.7. Xây dựng mô hình can thiệp
2.8. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
2.9. Các biện pháp khống chế sai số
2.10. Xử lý và phân tích số liệu
2.11. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu
3.2. Tình trạng dinh dưỡng học sinh từ 6 – 14 tuổi
3.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh
3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp
3.4.1. Đặc điểm đối tượng lựa chọn vào can thiệp
3.4.2. Hiệu quả đối với tình trạng thừa cân, béo phì
3.4.3. Hiệu quả thay đổi về kiến thức và thái độ của học sinh
3.4.4. Hiệu quả thay đổi về thói quen của học sinh
3.4.5. Hiệu quả tới sự thay đổi khẩu phần ăn của học sinh
3.4.6. Hiệu quả của can thiệp tới thể lực của học sinh
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.2. Các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi
4.3. Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp giáo dục dinh dưỡng phòng chống béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
---------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,dinh duong,thuc trang,va hieu qua,can thiep thua can, beo phi,cua mo hinh,truyen thong,giao duc,dinh duong,o tre em,tu 6 den 14 tuoi,tai ha noi,tran thi xuan ngoc
Nhận xét
Đăng nhận xét