luan an tien si, triet hoc, buoc chuyen,tu tuong, cua nguyen ai quoc, tu chu nghia yeu nuoc, den chu nghia, mac - lenin, nguyen tan hung
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
NCS: NGUYỄN TẤN HƯNG - NHD: PGS. TS. LƯƠNG MINH CỪ, PGS. TS. NGUYỄN THANH - Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - Mã số : 62.22.80.01
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của nhân loại, ở tất cả mọi thời đại, bao giờ cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Trước sự đòi hỏi của việc giải quyết những vấn đề đó, luôn xuất hiện các trào lưu tư tưởng có tác dụng tạo nên những bước chuyển, phản ánh tính chất của thời đại. Mỗi bước chuyển trong lịch sử luôn là kết quả của sự kế thừa, chọn lọc có định hướng, làm mới những giá trị truyền thống … tạo ra một diện mạo riêng, với một sinh khí mới trong đời sống tinh thần dân tộc. Trong quá trình chuyển biến cơ bản của lịch sử tư tưởng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, bước chuyển có tính chất quan trọng nhất, được thể hiện ở tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giải phóng dân tộc, với tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc và sự khát khao về một nền độc lập cho dân tộc, sự tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước. Qua nhiều năm bôn ba ở các cường quốc phương Tây và các thuộc địa trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lý của thời đại. Người đã thực hiện bước chuyển từ lập trường dân tộc, chủ nghĩa yêu nước sang lập trường giai cấp và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc một vòng khâu tìm kiếm lâu dài, gian khổ và bắt đầu một quá trình đấu tranh cách mạng mới. Thực hiện bước chuyển về chất trong tư tưởng và lập trường chính trị, Người đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và bắt đầu cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản.
Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản ViệtNam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống 9 nhất Tổ quốc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã tạo ra bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Hàng loạt vấn đề vốn rất phức tạp cả về lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam như quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, giữa chiến lược và sách lược, chiến tranh và hòa bình,.. Đã được Người giải quyết thành công và đầy sáng tạo.
Trí tuệ, niềm tin, bản lĩnh của Người không chỉ có ý nghĩa dân tộc mà còn mang tầm vóc thời đại. Đối với dân tộc Việt Nam, nếu không có sức mạnh của tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội; Nếu không có trí tuệ, bản lĩnh đúng đắn và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thì con thuyền cách mạng Việt Nam khó có thể vượt qua mọi ghềnh thác để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vẻ vang và vĩ đại trong thế kỷ XX.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong một thế giới đang chuyển mình với nhiều biến động. Có thể thấy rằng, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách trong cuộc sống mà lý luận chưa có lời giải và thực tiễn cũng chưa thể kiểm nghiệm tính đúng sai. Nhưng mệnh lệnh từ thực tiễn đời sống đòi hỏi những vấn đề lý luận cần được bổ sung, điều chỉnh để thực hiện bước chuyển mới về tư tưởng. Nghiên cứu về những bước chuyển trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhất là bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta nhận thấy rằng, bước chuyển mới phải được thực hiện bằng sự kết hợp giữa các giá trị, bản sắc văn hóa tư tưởng của dân tộc với các tinh hoa tư tưởng văn hóa nhân loại. Điều này có nghĩa là trước hết, chúng ta phải trở về với điểm tựa cội nguồn của dân tộc để có những sáng tạo mới.
Trong lịch sử đương đại Việt Nam, có thể thấy rằng, 10 chính bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin là một bước chuyển vạch thời đại đối với dân tộc ta. Và, cũng có thể khẳng định rằng, chính bước chuyển tư tưởng vĩ đại này đã là cơ sở vững chắc để tạo nền móng thắng lợi của cách mạng ViệtNam trong thời đại lịch sử mới - thời đại Việt Nam trở thành một dân tộc có thể sánh ngang tầm với các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Vì thế, đi sâu nghiên cứu bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin để làm rõ nội dung, thực chất của bước chuyển tư tưởng; Từ đó rút ra ý nghĩa và những bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là vấn đề rất cần thiết và có giá trị khoa học. Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết nói trên, chúng tôi chọn vấn đề “Bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin” làm đề tài thực hiện luận án Tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau đề cập trong những công trình, chuyên khảo nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết là chuyên khảo “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Sỹ Thắng, Luận án Phó Tiến sĩ triết học, Viện Triết học, Hà Nội, 1993. Về nội dung, chuyên khảo gồm 2 chương. Theo chúng tôi, trong toàn bộ công trình nêu trên, vấn đề bước nhảy vọt cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh mới được tác giả trình bày sơ lược và mới chỉ đề cập đến thời điểm xảy bước nhảy vọt cơ bản đó; Chứ chưa đề cập đến nội dung, thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Trong công trình “Tìm hiểu quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin”, Luận án Phó Tiến sĩ Sử học, Viện Sử học, Hà Nội,1985, tác giả Đức Vượng đã xác định mục đích của luận án là “từ góc độ sử học, luận án hệ thống hóa lại những diễn biến của một quá trình phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời chứng minh một cách khoa học cho những luận điểm đã được khẳng định, để rồi đi đến những kết luận cần thiết” [165,13]. Điều quan tâm nhất của chúng tôi đối với công trình này là, tác giả Đức Vượng, dưới góc độ sử học, đã nêu diễn biến của quá trình chuyển biến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách khái quát những sự kiện, những hoạt động của Người trong thời gian sống và hoạt động ở nước ngoài.
Tác giả nêu ra 3 bước chuyển, và bước chuyển thứ ba có tính chất quyết định việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, chính là việc Người gặp được tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V. I. Lênin, (thường được gọi là Sơ thảo luận cương hay Luận cương V. I. Lênin).
Có thể nói, trong chuyên khảo trên, tác giả Đức Vượng đã trình bày khá chi tiết về các bước chuyển ở Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thực chất vấn đề bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa được tác giả phân tích làm rõ.
Các tác giả Đức Vượng - Nguyễn Văn Khoan, còn có chuyên khảo “Hành trình cứu nước của Bác Hồ”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990. Trong công trình này, ở phần một -Tìm đường cứu nước - các tác giả trình bày quá trình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với những hoạt động lý luận và thực tiễn của Người ở nước ngoài, đặc biệt là tại Pháp. Ở đây, các tác giả cũng nêu sự hình thành bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc khi Người tiếp xúc với Sơ thảo luận cương.
Trong chuyên khảo “Con đường dẫn Mác đến chủ nghĩa cộng sản và con đường dẫn Bác Hồ đến chủ nghĩa Mác - Lênin”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988, tác giả Nguyễn Văn Phùng đã đưa ra 4 cột mốc quan trọng trong tiến trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước ngoặt căn bản nhất chính là việc Người tìm ra chân lý cứu nước qua tiếp cận “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V. I. Lênin. Tác giả khẳng định “qua 10 năm tìm tòi nghiên cứu (19111920), vượt qua bao gian khổ hy sinh, vượt qua bao nhiêu đại dương, đi qua bao nhiêu đất nước, khảo sát những kinh nghiệm cách mạng, kể cả những kinh nghiệm mới nhất của châu Âu, châu Mỹ, Hồ Chí Minh đã tìm được con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản, là theo chủ nghĩa Mác -Lênin” [125,44]. Có thể nói, tác giả đã trình bày khá kỹ những cột mốc quan trọng trong tiến trình tư tưởng Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác -Lênin, nhưng chủ yếu nhấn mạnh bước ngoặt căn bản trong hành trình tư tưởng của Hồ Chí Minh khi Người tiếp xúc với Sơ thảo luận cương. Về nội dung, thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa được đi sâu, phân tích làm rõ trong chuyên khảo này.
Tác giả Nguyễn Phan Quang trong công trình “Thêm một số tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp 1917-1923”, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1995, cũng đề cập đến những cột mốc quan trọng trong con đường dẫn Bác Hồ từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác giả khẳng định, bước ngoặt được hình thành trong tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh chính là ở việc Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua (Tours). Theo chúng tôi, tuy đề cập rất đầy đủ những cột mốc quan trọng trong hành trình tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng quá trình, nội dung, thực chất của bước chuyển tư tưởng đó vẫn chưa được làm rõ.
Liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, có tác giả Phạm Xanh với công trình “Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam (1921 - 1930)”, Luận án Phó Tiến sĩ Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Hội, 1989. Trong công trình này, tác giả đã nêu những chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua những hoạt động của Người trong giai đoạn 1911 - 1920. Tác 12 giả khẳng định “việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc cũng là sự kiện khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Thực hiện bước ngoặt đó, Người đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và bắt đầu cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới” [166,33-34]. Với công trình này, tác giả có đề cập đến bước ngoặt căn bản trong hành trình tìm đường cứu nước của Người khi tiếp cận Sơ thảo luận cương, chứ không nghiên cứu nội dung, thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc và ý nghĩa bước chuyển đối với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Một công trình có liên quan đến đề tài, là công trình “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc” của GS. Song Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Đây là một công trình khá đồ sộ và trình bày tương đối đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát con đường Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác -Lênin, đó là “con đường phát triển hợp lôgic, phù hợp với quá trình vận động và phát triển của tư tưởng cách mạng Việt Nam” [134,73]. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, mới chỉ nêu những xuất phát điểm của Hồ Chí Minh khi Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là từ đặc điểm lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc, từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xu thế của thời đại. Chúng tôi rất tán thành với khẳng định của GS. Song Thành, rằng “công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là ở chỗ đã từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hóa của dân tộc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thành quan niệm và thiết kế ra con đường biến lý tưởng đó từ ước mơ, khát vọng từng bước trở thành hiện thực trên đất nước ta” [134,39].
Bên cạnh đó, còn có một số chuyên khảo, bài báo khoa học đề cập đến bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng không đi sâu phân tích, làm rõ. Chẳng hạn như: “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 3. Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS. Trần Văn Giàu, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993; “Hồ Chí Minh - từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng” của GS. Phan Ngọc Liên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của tập thể tác giả do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2003; “Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc” của tác giả Hùng Thắng - Nguyễn Thành, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2005; “Bước chuyển từ yêu nước đến tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh” của tác giả Trịnh Tùng - Đặng Văn Hồ đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 04-1993; “Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, một phương pháp tiếp cận” của GS. Đặng Xuân Kỳ đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 01-1993; “Từ sự gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc và chủ nghĩa Mác - Lênin đến sự lựa chọn con đường cách mạng của nhân dân Việt Nam” của tác giả Trần Duy Khang - Đinh Xuân Lý đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03-1994; “Con đường cách mạng Hồ Chí Minh” của tác giả Trịnh Nhu đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 04-1994; “Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước” của tác giả Trình Mưu đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 05-1994; “Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc từ C. Mác đến Hồ Chí Minh” của GS. Song Thành đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 06-13-1993; “Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa xã hội khoa học” của tác giả Vũ Viết Mỹ đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 3 (67) -1996; “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam” của tác giả Trịnh Nhu đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 5 (78), 1997; “Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam - cơ sở tiếp nhận và vận dụng kinh nghiệm cách mạng Tháng 10” của tác giả Bùi Đình Phong đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 10 (83), 1997; “Con đường cứu nước Việt Nam từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc” của tác giả Chương Thâu đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 05 (102), 1999; “Quá trình hình thành tư tưởng về con đường xã hội chủ nghĩa của cách mạng Việt Nam ở Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Huyên đăng trên Tạp chí Triết học số 06 (112), 1999; “Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam” của GS. Đặng Xuân Kỳ đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 01 (122),2001, “Sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nửa đầu thế kỷ XX” của Trịnh Trí Thức và Đỗ Thị Hòa Hới đăng trên Tạp chí Triết học số 02 (189), 2007, v.v..
Các công trình của tác giả nước ngoài có liên quan nhiều đến đề tài luận án có thể kể như: “Đồng chí Hồ Chí Minh” của E. Côbêlép (Kobelev); “Chân dung một người Bônsêvích da vàng” của Alanh Ruxiô (Alain Ruscio); Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” của Furuta Motoo, “Hồ Chí Minh - Từ Đông Dương đến Việt Nam” của D. Êmơry (Daniel Hémery). Tác giả A. Ruxiô đã nghiên cứu sự hình thành và quá trình phát triển tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 19171923. Tác giả cho rằng điểm nút trong sự tiến triển tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc là việc Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với Sơ thảo luận cương. Còn tác giả F. Motoo đề cập đến việc Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa dân tộc đến chủ nghĩa Mác -Lênin ở mức độ sơ lược. Trong công trình của mình, tác giả D. Êmơry đã nêu bật lên những nét chính trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và đã cố gắng trình bày quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến khi bắt gặp chân lý thời đại là chủ nghĩa Mác - Lênin, thông qua những sự kiện tiêu biểu được đặt trong bối cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam và thế giới trong từng thời kỳ cụ thể. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận lịch sử và cũng chưa làm rõ thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Tóm lại, vấn đề Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là đề tài hoàn toàn mới, đã có nhiều tác giả đề cập dưới những góc độ khác nhau và cũng đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh. Xuất phát từ thực tiễn công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, chúng tôi chọn vấn đề “Bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác -Lênin” để nghiên cứu, với mong muốn về mặt khoa học, đi sâu, làm rõ quá trình, nội dung, thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trên bình diện triết học; Đồng thời rút ra ý nghĩa của bước chuyển tư tưởng đối với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là đi sâu phân tích để làm rõ bước chuyển về chất trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản chân chính.
Từ mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Thứ nhất, khẳng định tính tất yếu dẫn đến bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ việc phân tích bối cảnh lịch sử và các tiền đề khách quan, chủ quan của bước chuyển tư tưởng;
Thứ hai, phân tích, làm rõ về nội dung và thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc;
Thứ ba, phân tích ý nghĩa to lớn từ bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra một số bài học lịch sử cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nói trên, luận án đã dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, tính khách quan; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; Nguyên tắc tính toàn diện và lịch sử cụ thể trong nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử và lôgic; Các phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu và một số phương pháp nghiên cứu khác,…
Để có thể thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh, chúng tôi đã tập hợp và sử dụng một khối lượng tài liệu tương đối có tính hệ thống. Có thể phân thành ba nhóm tài liệu chính như sau:
Nhóm 1 - Tài liệu gốc. Đây là nhóm tài liệu mà chúng tôi quan tâm đến nhiều nhất và trước nhất, vì đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy giúp chúng tôi hình thành những nhận định và những kết luận cần thiết liên quan đến đề tài luận án. Thuộc nhóm này là những bài viết, những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đã được công bố trên nhiều ấn phẩm khác nhau, tập trung nhất là trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Nhóm 2 - Những công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận án. Các công trình này tuy không nhiều lắm, nhưng lại là nguồn tài liệu quan trọng, rất hữu ích trong việc thực hiện luận án, gồm những chuyên khảo, những bài 15 viết của các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu này đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho luận án và hơn nữa, trong chừng mực nhất định, từ những đánh giá, nhận định, kết luận của các tác giả đó, chúng tôi tiếp tục đi sâu, làm rõ và hệ thống hóa hơn; Đồng thời chỉ ra thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Nhóm 3 - Những hồi ký đã được công bố. Thuộc nhóm tài liệu này là hồi ký của các chiến sĩ cách mạng lão thành của Việt Nam, hoạt động cùng thời với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ghi lại những kí ức khác nhau về những sự kiện, những hoàn cảnh khác nhau; Hoặc kí ức của những người nước ngoài đã sống và làm việc với Người. Với đề tài mà chúng tôi đang thực hiện, nhóm tài liệu này có tác dụng hỗ trợ nhằm minh họa, làm rõ hơn những sự kiện, những nhân vật, hoặc một thời điểm lịch sử nào đó có liên quan đến luận án.
Luận án làm sáng tỏ và nổi bật về nội dung và thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, đó là bước chuyển từ lập trường dân tộc, chủ nghĩa yêu nước sang lập trường giai cấp công nhân và chủ nghĩa cộng sản. Về mặt triết học, đó là bước chuyển về thế giới quan và phương pháp luận. Luận án khẳng định, chính bước chuyển có tính vạch thời đại về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đã đánh dấu sự chuyển hướng cơ bản con đường cách mạng của Việt Nam, và các nước thuộc địa - trước hết là thuộc địa của Pháp. Đồng thời đã khẳng định rõ, bước chuyển đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng vừa khoa học, vừa cách mạng của Nguyễn Ái Quốc về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử và triết học văn hóa, luận án đã làm rõ về nội dung, thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích nội dung, thực chất và ý nghĩa của bước chuyển tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, luận án rút ra những bài học lịch sử có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 201 trang, trong đó ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm 185 trang, được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết và danh mục 225 tài liệu tham khảo.
--------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC TIỀN ĐỀ DẪN ĐẾN BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2. Tiền đề tư tưởng - lý luận ảnh hưởng đến bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
1.3. Truyền thống quê hương, gia đình và nhân cách con người Nguyễn Ái Quốc
Kết luận chương 1
Chương 2. NỘI DUNG VÀ THỰC CHẤT BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
2.1. Quá trình và nội dung bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc quahoạt động thực tiễn và những tác phẩm tiêu biểu
2.2. Thực chất bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
Kết luận chương 2
Chương 3. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Ý nghĩa từ bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với cáchmạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
3.2. Bài học lịch sử từ bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đối vớisự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách và chuyên khảo:
[1]. Đào Duy Anh (1994), Nho giáo ở Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội-Viện Triết học, Hà Nội.
[2]. Bác Hồ, Hồi ký (2000), Nxb Văn hóa dân tộc.
[3]. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An (1985), Những mẫu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[4]. Mai Văn Bộ (1999), Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[5]. Phan Bội Châu: toàn tập (1990), tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế.
[6]. Phan Bội Châu: toàn tập (1990), tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế.
[7]. Phan Bội Châu: toàn tập (1990), tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế.
[8]. Phan Bội Châu niên biểu (1957), Nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội.
[9]. Trường Chinh (1973), Hồ Chủ tịch lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[10]. Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh-sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[11]. Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[12]. Doãn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[13]. Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14]. Trương Văn Chung – Doãn Chính (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt 181 Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[15]. Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc nhà văn hóa lớn (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[16]. Chủ tịch Hồ Chí Minh thân thế và sự nghiệp (1975), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[17]. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[18]. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[19]. E. Côbêlép (2000), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội (Nguyễn Minh Châu – Mai Lý Quảng dịch).
[20]. Phạm Như Cương (2004), Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[21]. Danh nhân Hồ Chí Minh (2000), Nxb Lao động, Hà Nội.
[22]. Lê Duẩn (1963), Về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[23]. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[24]. Lê Duẩn (1975), Vai trò của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[25]. Lê Duẩn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[26]. Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Chu Trinh, Nxb Đà Nẵng
[27]. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[28]. Hoàng Thanh Đạm (chủ biên) (1994), Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 182
[29]. Nguyễn Đức Đạt (2005), Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[30]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[31]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[32]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[33]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, t. 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[34]. Trần Bạch Đằng (2004), Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
[35]. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh-quá khứ, hiện tại và tương lai, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[36]. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[37]. Phạm Văn Đồng (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[38]. Võ Nguyên Giáp (1990), Tư tưởng Bác Hồ soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[39]. Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh-quá trình hình thành và phát triển, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[40]. Võ Nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[41]. Trần Văn Giàu (1988), Triết học và tư tưởng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
[42]. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIV đến cách mạng tháng Tám, tập 1. Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Chính 183 trị quốc gia, Hà Nội.
[43]. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 2. Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
[44]. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 3. Thành công của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
[45]. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[46]. Trần Văn Giàu: tuyển tập (2000), Nxb Giáo dục.
[47]. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (2004), Vĩ đại một con người, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[48]. Hồng Hà (1976), Thời niên thiếu của Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[49]. Hồng Hà (2000), Bác Hồ trên đất nước Lênin, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[50]. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Bùi Đình Phong, Mạch Quang Thắng (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb Nghệ An.
[51]. Daniel Hemery (2004), Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội (Lê Toan biên dịch).
[52]. John Lê Văn Hóa (1995), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội (Nguyễn Việt Long dịch).
[53]. Hồ Chủ tịch với miền Nam (1975), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[54]. Hồ Chí Minh, Tiểu sử và sự nghiệp (1975), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[55]. Hồ Chí Minh, Thiên tài trí tuệ sáng tạo thế kỷ XX (2003), Nxb 184 Thanh niên, Hà Nội.
[56]. Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới (1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[57]. Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới (2002), Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
[58]. Hội đồng lý luận Trung ương (2002), Vững bước trên con đường đã chọn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[59]. Đỗ Quốc Hùng (2005), Hồ Chí Minh người chiến sĩ cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[60]. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.
[61]. Trần Đình Huỳnh (2001), Danh nhân Hồ Chí Minh, hành trình và sự nghiệp, Nxb Văn học, Hà Nội.
[62]. Đỗ Quang Hưng (1999), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội.
[63]. Đỗ Quang Hưng (2001), Bác Hồ với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
[64]. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[65]. Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Ái Quốc với công tác giao thông liên lạc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.
[66]. Vũ Kỳ (1999), Càng nhớ Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[67]. T. Lan (1976), Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[68]. Đinh Xuân Lâm, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Huy Hoan (1990), Hồ Chí Minh sáng ngời trang sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[69]. Đinh Xuân Lâm (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 185
[70]. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[71]. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1998), Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội.
[72]. Đinh Xuân Lâm (2005), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[73]. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2006), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục.
[74]. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[75]. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[76]. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[77]. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[78]. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[79]. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[80]. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Máttxcơva.
[81]. V.I. Lênin tiểu sử vắn tắt (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[82]. Phan Ngọc Liên (1994), Hồ Chí Minh, những hoạt động quốc tế, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[83]. Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí Minh-từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[84]. Phan Ngọc Liên-Trịnh Vương Hồng (2001), Hồ Chí Minh-chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[85]. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Thị Côi (2005), Hồ Chí Minh những chặng đường lịch sử, Nxb Hải Phòng.
[86]. Tạ Xuân Linh (1990), Những mẫu chuyện về người vĩ đại, Nxb Tây Ninh. 186
[87]. C. Mác-Ph. Ăng-ghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[88]. C. Mác-Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[89]. C. Mác-Ph. Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[90]. C. Mác-Ph. Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[91]. C. Mác-Ph. Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[92]. Miền Nam trong trái tim tôi (1985), Nxb Hậu Giang.
[93]. Hồ Chí Minh (1970), Mãi mãi đi theo con đường Lênin vĩ đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[94]. Hồ Chí Minh (1975), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[95]. Hồ Chí Minh (1976), Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[96]. Hồ Chí Minh (1977), Về Lênin và chủ nghĩa Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[97]. Hồ Chí Minh (1987), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[98]. Hồ Chí Minh (1998), Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[99]. Hồ Chí Minh: biên niên tiểu sử, tập 1 (1992), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[100]. Hồ Chí Minh: biên niên tiểu sử, tập 2 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 187
[101]. Hồ Chí Minh: biên niên tiểu sử, tập 3 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[102]. Hồ Chí Minh: biên niên tiểu sử, tập 4 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[103]. Hồ Chí Minh: tuyển tập, tập 1 (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[104]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 1 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[105]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 2 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[106]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 3 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[107]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 4 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[108]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 5 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[109]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 6 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[110]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 7 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[111]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 8 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[112]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 9 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[113]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 10 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[114]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 11 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[115]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 12 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, 188 Hà Nội.
[116]. C. L. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Hội (Hoàng Thanh Đạm dịch).
[117]. Furuta Motoo (1997), Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (Nxb Chính trị quốc gia dịch).
[118]. Trích theo: Lê Hữu Nghĩa (2000), Tư tưởng Triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội.
[119]. Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[120]. Bá Ngọc (2003), Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Nghệ An.
[121]. Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[122]. Bùi Đình Phong (2000), Hồ Chí Minh tầm nhìn thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[123]. Bùi Đình Phong (2004), Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[124]. Bùi Đình Phong (2005), Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[125]. Nguyễn Văn Phùng (1988), Con đường dẫn Mác đến chủ nghĩa cộng sản và con đường dẫn Bác Hồ đến chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[126]. Nguyễn Phan Quang (1990), Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh ở Pháp (1917-1923), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[127]. Trích theo: Nguyễn Phan Quang (1993), Thêm một số tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp (1917-1923), Nxb Tp.Hồ Chí Minh.
[128]. Nguyễn Phan Quang (1995), Luật sư Phan Văn Trường, Nxb Tp. 189 Hồ Chí Minh.
[129]. Trích theo: Nguyễn Phan Quang (2005), Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ 1917-1923, Nxb Công an nhân dân.
[130]. Trương Hữu Quýnh-Đinh Xuân Lâm (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[131]. J. J. Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb TP. Hồ Chí Minh (Hoàng Thanh Đạm dịch).
[132]. Trần Minh Siêu (1995), Những người thân trong gia đình Bác Hồ, Nxb Nghệ An.
[133]. Song Thành (1997), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[134]. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
[135]. Nguyễn Thành (1988), Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[136]. Trần Thành (1998), Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu 1924-1927, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[137]. Hùng Thắng, Nguyễn Thành (2005), Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc, Nxb Công an nhân dân.
[138]. Lê Sỹ Thắng (1993), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Phó Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
[139]. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[140]. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội .
[141]. Chương Thâu (2003), Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 190
[142]. Trích theo: Chương Thâu (2005), Phan Bội Châu nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn, Nxb Nghệ An-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
[143]. Chương Thâu (1997), Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
[144]. Mai Chí Thọ (1985), Bác Hồ ra đi tìm đường nước nước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[145]. Lê Ngọc Thông (2003), Thế giới quan Phan Bội Châu, Nxb Lao động, Hà Nội. 191
[146]. Trần Dân Tiên (2000), Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[147]. Nguyễn An Tịnh (1996), Nguyễn An Ninh, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[148]. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại (1993), Nxb Lao động, Hà Nội.
[149]. Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa tam dân (1995), Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội (Nguyễn Như Diệm và Nguyễn Tu Tri dịch).
[150]. Hoàng Trang-Nguyễn Khánh Bật (1999), Tìm hiểu thân thế-sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[151]. Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.
[152]. Thu Trang (Công Thị Nghĩa) (2002), Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[153]. Thu Trang (2000), Những hoạt động của Phan Chu Trinh, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
[154]. Nguyễn Trãi, Toàn tập (1976) , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[155]. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường chúng ta đi (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[156]. Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[157]. Phạm Ngọc Uyển (1990), Đạo đức Hồ Chí Minh-Tư tưởng nhân đạo dân chủ, Nxb Đà Nẵng.
[158]. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.
[159]. Về một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2003), Nxb Lao động. 192
[160]. Viện Mác-Lênin (1988), Con đường dẫn Mác đến chủ nghĩa cộng sản và con đường dẫn Bác Hồ đến chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[161]. Hồ Kiếm Việt (2002), Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[162]. Lê Xuân Vũ (1989), Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[163]. Đức Vượng (1993), Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[164]. Đức Vượng, Nguyễn Văn Khoan (1990), Hành trình cứu nước của Bác Hồ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[165]. Đức Vượng (1985), Tìm hiểu quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, Luận án Phó Tiến sĩ Sử học, Viện Sử học, Hà Nội.
[166]. Phạm Xanh (1990), “Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1921-1930)”, Luận án Phó Tiến sĩ Sử học, ĐH Tổng hợp, Hà Nội.
[167]. Phạm Xanh (2002), Hồ Chí Minh dân tộc và thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[168]. Lê Văn Yên (2005), Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
[169]. E. Kobelev (1989), Ho Chi Minh, Progress Publishers, Moscow. B. Tạp chí khoa học:
[170]. Quang Cận (2000), “Tư duy chính trị Hồ Chí Minh, tiếp cận từ góc độ văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, 10, tr.25-29.
[171]. Thành Duy (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ nghĩa quốc tế vô sản”, Tạp chí Triết học, 01, tr.10-12. 193
[172]. Thành Duy (1992), “Hạt nhân biện chứng trong phương pháp tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tập chí Cộng sản, 05(473), tr.19-23.
[173]. Phạm Văn Đồng (2000), “Hồ Chủ tịch-hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”, Tạp chí Cộng sản,10, tr.7-12.
[174]. Võ Nguyên Giáp (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh-anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 05, tr 4-8.
[175]. Võ Nguyên Giáp (1993), “Tư tưởng Hồ Chí Minh-những luận điểm sáng tạo lớn”, Tạp chí Cộng sản, 19, tr.3-11.
[176]. Nguyễn Hùng Hậu (2005), “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, 09 (172), tr. 17-21.
[177]. Nguyễn Huy Hoan (1985), “Từ V.I. Lênin đến chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 05, tr. 52-56.
[178]. Lê Nhị Hòa (1998), “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa và sự lựa chọn con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 04, tr. 28-31.
[179]. Tạ Đình Hồng (1994), “Những khác biệt cơ bản về tư tưởng giải phóng dân tộc Việt Nam giữa Hồ Chí Minh và Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05, tr. 21-24.
[180]. Nguyễn Liên Hương (1996), “Chủ nghĩa tam dân”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 04, tr. 9-12.
[181]. Trần Duy Khang-Đinh Xuân Lý (1994), “Từ sự gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác-Lênin đến sự lựa chọn con đường cách mạng của nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 03, tr. 21-24.
[182]. Lê Đình Khôi (1990), “Tìm hiểu ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc với việc hình thành nhân cách Nguyễn Sinh Cung”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 05, tr 19-23. 194
[183]. Đặng Xuân Kỳ (1993),“Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác-Lênin, một phương pháp tiếp cận”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 01(47), tr.2-7.
[184]. Đặng Xuân Kỳ (1992), “Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 01 (122), tr.12-17.
[185]. Đặng Xuân Kỳ (1995), “Hồ Chí Minh với việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin”, Tạp chí Cộng sản, 05, tr. 16-20.
[186]. Đinh Xuân Lâm (2001), “Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 07 (128), tr.10-13.
[187]. Phan Ngọc Liên-Trịnh Tùng (1992), “Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Mười”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 06 (46), tr. 22-25.
[188]. Hồ Tố Lượng (1994), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05, tr 32-33.
[189]. Trình Mưu (1990), “Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào nông nhân quốc tế,” Tạp chí Lịch sử Đảng, 03, tr.17-20.
[190]. Trình Mưu (1994), “Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05, tr 26 -28.
[191]. Vũ Viết Mỹ (1996), “Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa xã hội khoa học”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 03 (67), tr.16-18.
[192]. Trịnh Nhu (1990), “Những quan niệm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thập kỷ XX về cách mạng Đông Dương”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 01(29), tr.36-43.
[193]. Trịnh Nhu (1994), “Con đường cách mạng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 04, tr 39-42.
[194]. Trịnh Nhu (1997), “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam”, Tạp 195 chí Lịch sử Đảng 05 (78), tr.9-12.
[195]. Trịnh Nhu (2002), “Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm Nguyễn Ái Quốc về cương lĩnh cách mạng dân tộc dân chủ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 02 (135), tr. 32-37.
[196]. Lê Khả Phiêu (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản, 11, tr.3-10.
[197]. Bùi Đình Phong (1997), “Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, cơ sở tiếp nhận và vận dụng kinh nghiệm Cách mạng Tháng 10”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 10 (83), tr.21-24.
[198]. Bùi Đình Phong (2001), “Hồ Chí Minh-con người của những bước ngoặt lịch sử, có tầm nhìn thời đại và phát triển sáng tạo học thuyết Marx-Lenin”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 05, tr. 3-8.
[199]. Bùi Đình Phong (2005), “Từ Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh sự kế tục và nâng cao những giá trị văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 60, tr 21-23.
[200]. Phạm Ngọc Quang (1993), “Tầm cao trí tuệ của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, 05, tr.7-12.
[201]. Nguyễn Phan Quang, Phan Văn Hoàng (1994), “Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 02, tr.71-73.
[202]. Trích theo: Nguyễn Phan Quang (2004), “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 09, tr 36-37.
[203]. Hồng Quảng (1983), “Con đường dẫn Bác Hồ đến chủ nghĩa Marx”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 05, tr. 13-15.
[204]. Đinh Ngọc Quyên (1998), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 08 (93), tr. 55-57.
[205]. Trích dẫn theo: Hương Sơn (1994), “Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh-Sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống và hiện đại’, Tạp chí Lịch sử Đảng, 04, tr 47-49. 196
[206]. Văn Tạo (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Cộng sản,11, tr.14-18.
[207]. Nguyễn Thành (1982), “Bác Hồ tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười trên đường đi đến chủ nghĩa Lênin”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 11, tr. 16-22.
[208]. Song Thành (1993), “Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc từ C. Mác đến Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 06(52), tr.5-6.
[209]. Lê Sỹ Thắng (1990), “Hồ Chí Minh và sự vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin soi sáng con đường cách mạng”, Tạp chí Triết học, 01, tr.8.
[210]. Mạch Quang Thắng (1997), “Luận cương của Lênin đối với Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05 (78), tr. 6-8.
[211]. Vũ Phạm Quyết Thắng (1993), “Sự thống nhất giữa học thuyết Mác và quan niệm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05(51), tr. 26-29.
[212]. Chương Thâu (1993), “Về tư tưởng toàn dân đoàn kết trong cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 04, tr 19-22.
[213]. Chương Thâu (1999), “Con đường cứu nước Việt Nam từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 05 (102), tr. 50-52.
[214]. Lê Văn Tích (1993), “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh bảo vệ và vận dụng thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc phương Đông”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 06, tr. 20-25.
[215]. Đặng Thanh Tịnh (1993), “Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 06 (52), tr.16-17.
[216]. Hà Xuân Trường (2000), “Hồ Chí Minh-cái nhìn xuyên thế kỷ”, Tạp chí Cộng sản, 05, tr.8-20.
[217]. Đào Duy Tùng (1992), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, 05, tr.12-15.
[218]. Hoàng Tùng(1992),“Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và 197 giá trị chỉ đạo đối với cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, 04, tr.8-13.
[219]. Trịnh Tùng-Đặng Văn Hồ (1993), “Bước chuyển từ yêu nước đến tư tưởng cứu nước ở Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 04, tr. 23-25.
[220]. Ngô Kim Uyên (2003), “Về sự kiện Phan Bội Châu gặp Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, năm 1924”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 09, tr. 18-20.
[221]. Hoàng Quốc Việt (1990), “Những ngày chuẩn bị thành lập Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 01 (29), tr.3-7.
[222]. Hồ Sĩ Vịnh (1990), “Đạo đức Hồ Chủ tịch và triết học của Tam giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, 03, tr 3-5.
[223]. Phạm Xanh (1987), “Cách mạng tháng Mười Nga và việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho các dân tộc phương Đông”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 2-3 (18-19), tr. 51-58, 67.
[224]. Lê Văn Yên (1993), “Cách mạng Tháng Mười với sự chuyển biến tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, 11, tr. 16-20.
[225]. Tạp chí Cộng sản, số 24 (12-1997), Một công trình nghiên cứu sâu về quá trình hình thành tư tưởng chính trị Nguyễn Ái Quốc, Huy Cận giới thiệu, tr. 48-49.
------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, triet hoc, buoc chuyen,tu tuong, cua nguyen ai quoc, tu chu nghia yeu nuoc, den chu nghia, mac - lenin, nguyen tan hung
Nhận xét
Đăng nhận xét