Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,ngu van,khuynh huong,yeu nuoc,cach mang,trong tho ca,nam bo 1900 - 1945,nguyen van trieu


KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC - CÁCH MẠNG TRONG THƠ CA NAM BỘ 1900 - 1945





MỞ ĐẦU

 1. Lý do chọn đề tài

Cho đến nay, đã có những công trình quan tâm đến văn học quốc ngữ Nam Bộ với tính chất là một mảng văn học bao gồm đầy đủ các bộ phận từ nghiên cứu, lý luận phê bình đến sáng tác với nhiều thể loại phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, để khẳng định một cách chính xác và đầy đủ diện mạo văn học này thì còn nhiều việc cần phải làm. Việc phát hiện đầy đủ những phương diện phong phú của mảng văn học này, trong đó có mảng thơ ca yêu nước – cách mạng được sáng tác bằng chữ quốc ngữ bắt đầu được khơi mào từ đầu thế kỷ XX là trách nhiệm của những người quan tâm, nghiên cứu văn học nước nhà.

Thơ ca yêu nước – cách mạng được sáng tác bằng chữ quốc ngữ ởNam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 là một bộ phận quan trọng cấu thành diện mạo văn học quốc ngữ Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX. Mặt khác, nó cũng là một mảng văn học không thể tách rời trong kho tàng di sản văn học của dân tộc. Thế nhưng, trong thực tế, bộ phận văn học này dường như ít được đề cập đến. Ở các công trình có liên quan đến lịch sử và phê bình văn học từ trước đến nay, chúng ta thấy bộ phận văn học này “chỉ là một bóng mờ, không rõ nét” [44, tr. 6]. Có thể nói rằng, diện mạo của bộ phận thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn này, đến nay vẫn chưa hiện rõ hình sắc. “Tốt xấu, ưu khuyết, đến mức độ nào, nói chung, theo quan điểm lịch sử? Từng thể loại ra đời và phát triển ra sao? Đó là phần việc còn phải tiếp tục làm sáng tỏ”  [44, tr. 9]. Nếu giới nghiên cứu cứ thờ ơ với một mảng văn học hiện còn đang tồn tại trên những trang sách, báo cũ, chắc chắn một ngày nào đó chúng ta sẽ phải thốt lên rằng, dường như hệ thống văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 đã “bỏ khuyết”  một khoảng trống nào đó rất lớn. Đó chính là mảng Thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945.

Văn học Nam Bộ nói chung và thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 nói riêng tồn tại và phát triển song song với các mảng văn học khác cùng thời. Nó xứng đáng được ghi nhận như một dòng song lưu của văn học yêu nước, chống thực dân của dân tộc. Nói rõ hơn, nó là một bộ phận không thể tách rời trong bước tranh “toàn cảnh”  của diện 2 mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 thoát thai từ những tiền đề mang tính quy luật. Một mặt, nó là sự nối tiếp, nâng cao trên cơ sở hiện đại hóa nền thơ ca yêu nước truyền thống Việt Nam. Mặt khác, trong những tiền đề mới, thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 đã hình thành và phát triển một cách ổn định, cân bằng, tạo nên một dòng thơ mang đậm đà tinh thần yêu nước của người miền Nam trong những bước đường phát triển của lịch sử với bước mở đầu kế thừa tinh thần yêu nước bản địa. Sau đó là sự vận động phát triển sang hệ tư tưởng cách mạng – Minh Tân, và cuối cùng tiến đến tư tưởng cách mạng Cộng sản chủ nghĩa. Thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 và những đặc điểm của nó về nội dung và nghệ thuật thật sự là một đề tài lớn để chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu.

Với tâm huyết của người con Nam Bộ, với một niềm tin ấp ủ từ lâu, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 nói chung còn khá khiêm tốn, mới chỉ có những ghi nhận còn rời rạc, sơ sài và sự thật chưa được tiếp cận một cách đầy đủ, xác đáng từ phương diện tài liệu cho đến phương diện nội dung và nghệ thuật.

Đa số các tác phẩm, tác giả của mảng văn học này thường được ghép chung với các mảng văn học khác. Một phần vì lý do lịch sử, do tài liệu báo chí thời kỳ này vẫn còn nằm sâu trong các thư viện, cục lưu trữ, kể cả trong tủ sách gia đình. Vì vậy nên sự tồn tại của thơ ca yêu nước – cách mạng bằng quốc ngữ trên báo chí ở Nam Bộ bắt đầu từ đầu thế kỷ XX gần như ít được biết đến như là một bộ phận riêng, có đầy đủ ý nghĩa về mặt số lượng và chất lượng.

Trong một thời gian dài, ấn tượng về thơ ca yêu nước Nam Bộ hay bị dừng lại ở mảng thơ ca khá bề thế với các tên tuổi lớn trong giai đoạn cuối mùa của văn học Hán Nôm như Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông. Công trình Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX (Nxb. Văn học năm 1977) Do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu [49] khá công phu và đầy đủ các tác giả trên, đã thể hiện phần nào cách lý giải trên.

Để có thể hệ thống lại các công trình, bài viết có liên quan đến thơ ca nói chung cũng như thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn nghiên cứu, gồm:

- Các công trình, bài viết nghiên cứu trước năm 1975:

Năm 1959, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ cho ra mắt độc giả tập Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng Nxb. Giáo dục Hà Nội,1959, việc sưu tầm, giới thiệu, chú thích gần như chỉ chú ý đến mảng văn thơ yêu nước được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Các tác phẩm được sưu tầm khá phong phú với lực lượng sáng tác là các nhà hoạt động cách mạng như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Hồng Chương, Tố Hữu,.. . Bên cạnh đó là các tác giả không chuyên, tác giả quần chúng.

Trong công trình Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX của Đặng Thai Mai Nxb. Văn học năm 1960, khi nhận định về giá trị tư tưởng nghệ thuật của các tác giả văn học ở Nam Kỳ giai đoạn này tác giả nhận xét “Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tất cả bấy nhiêu tác giả không phải không phải là người nào cũng như người nào. Nhưng đó là một vấn đề khác. Điều đáng chú ý ở đây là với cố gắng của họ, văn học Nam Kỳ vào khoảng đầu thế kỷ này đã có xu hướng đấu tranh cho tư tưởng chống phong kiến và tư tưởng yêu nước. Điều mà bọn thực dân không hề tưởng tượng được” [116, tr. 41].

Ngoài ra, còn có một số tác giả khác đã có công sưu tầm, biên soạn, tập hợp thành những công trình, bài viết cụ thể như: Tác giả Mộc Khuê trong công trình Ba mươi năm văn học, Tân Việt xb., Hà Nội, 1941, Thanh Lãng, với Biểu nhất lãm văn học cận đại (1862-1945), tập 1, Nxb. Tự do, S. 1958; Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3: Văn học VN hiện đại 1865-1945), Quốc học tùng thư, SG, 1963,1964,1966; Nguyễn Văn Xuân: Khi những lưu dân trở lại, Thời Mới xb., S. 1968; Chim Hải Yến: Lược thảo phong trào văn chương ở Nam Kỳ (1865-1942), Kỷ yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ, Nhà in An Ninh SG, 1957; Phạm Việt Tuyển: Văn học miền Nam, Khai trí xb., SG, 1965; Nguyễn Văn Trung: Chữ, văn quốc ngữ hồi đầu thuộc Pháp, Nam Sơn xb., S. 1974; Lê Văn Siêu: Văn học thời kháng Pháp 1858-1945, Trí Đăng xb., SG, 1974; Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú và Tạ Phong Châu: Lược truyện các tác 4 gia Việt Nam, tập 2- tác gia các sách chữ La-tinh (từ đầu thế kỉ XX đến 1945), Nxb. KHXH Hà Nội, 1972; Phạm Công: Hai nhà thơ phụ nữ miền Nam: Trần Kim Phụng và Trần Ngọc Lầu, Văn Hữu, 4-1961,10, SG đã cung cấp những tác phẩm có giá trị để thế hệ sau có điều kiện nghiên cứu một cách hệ thống.

Công trình Thơ ca quốc cấm thời thuộc Pháp do nhà sách Khai Trí Sài Gòn xb. Năm 1968 của tác giả Thái Bạch, các tác phẩm được tác giả sưu tầm trong mốc thời gian rộng hơn (bắt đầu từ khi Việt Nam bị Pháp xâm lược).

Công trình này trước hết giới thiệu các tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (được chuyển sang quốc ngữ) Có nội dung yêu nước chống Pháp đã xuất hiện ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam ngay từ những năm đầu Pháp thuộc, như các bài thơ khóc các anh hùng chống Pháp: Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Công Tòng, Phan Đình Phùng,… Sau đó, công trình này sưu tập những tác phẩm của các tác giả không chuyên hoặc khuyết danh ở cả ba miền Bắc Trung Nam, trong đó đa phần là thơ ca của thời kỳ Đông Kinh nghĩa thục ở miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có duy nhất một tác giả miền Nam được ghi nhận là Nguyễn Quang Diêu với hai bài thơ Chiêu hồn dân ruộng [11, tr. 187] và Vợ chồng nhà nông khuyên nhủ nhau [8, tr. 194]. Điều này, cho thấy ấn tượng về thơ ca yêu nước Nam Bộ với tính chất là một mảng văn học đặc sắc, có một tồn tại rõ ràng và cụ thể vẫn còn rất “mờ nhạt”.

Công trình Thơ ca cách mạng 1925 – 1945 của tác giả Hoàng Thị Đậu Nxb. KHXH Hà Nội xb. Năm 1973 là một công trình sưu tập phong phú hơn, với các tác phẩm thơ ca cả ba miền Bắc, Trung, Nam với các thời kỳ thành lập Đảng 1925 – 1929, cao trào 1930 – 1931, thời kỳ 1932 – 1935, thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 – 1939 và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1940 – 1945. Ngay từ đầu, công trình xác định hướng vào việc nghiên cứu “một số giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca cách mạng thuộc hệ tư tưởng vô sản xuất hiện sau 1925” [31, tr. 7]. Công trình này tập hợp được khá nhiều bài thơ, thế nhưng trong toàn bộ công trình chỉ có một số bài thơ có liên quan đến khuynh hướng yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945, đó là tác phẩm khuyết danh với tựa đề Gây nền tự do [31, tr. 352], một bài thơ dài được viết dưới danh nghĩa một bài kinh của đạo Cao Đài, lưu truyền nhiều ở miền Đông Nam Bộ vào 5 những năm 1930,1940 [31, tr. 353] và một bài văn vần Nêu cao ngọn cờ hồng được viết theo điệu xàng xê của lối đờn ca tài tử, cũng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ trong những năm 1940 – 1945 [31, tr. 384]. Điều này cho thấy, thực tế là mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945 có thể sẽ còn rất đa dạng và phong phú

- Các công trình, bài viết nghiên cứu sau năm 1975:

Công trình Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX 1900 – 1930, Nxb. Văn học 1976 do nhiều tác giả biên soạn đã đăng lại nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước vừa có tên, vừa khuyết danh của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, về thơ ca yêu nước Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX thì ít nhất. Chỉ có một số bài thơ của Trần Huy Liệu sáng tác trong thập niên 20 thể kỷ XX khi đang sống và hoạt động tại miền Nam [138, tr. 567], một số bài thơ của Nguyễn Quang Diêu [138, tr. 502], và đặc biệt là một bài thơ của nhà hoạt động Minh Tân Nguyễn Thần Hiến [138, tr. 410].

Công trình Thơ văn cách mạng (1930 – 1945) Do Phan Cự Đệ chọn lọc và giới thiệu, Nxb. Giáo dục năm 1976 (tác phẩm dùng trong nhà trường) Cũng chỉ trích dẫn một số bài văn thơ cách mạng tiêu biểu cho thời kỳ này. Chúng tôi đã trích hai bài: Thơ ca vùng mỏ, khuyết danh tác giả và Trên bến Côn Lôn của Đào Duy Kỳ để bổ sung trong quá trình nghiên cứu.

Công trình Hợp tuyển thơ văn Việt Nam giai đoạn 1858 – 1920 do Huỳnh Lý chủ biên Nxb. Văn học năm 1985 là công trình có xu hướng miêu tả một số nét sơ khai của quá trình hiện đại hóa văn học trên nhiều khía cạnh khác nhau diễn ra sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam và đã giới thiệu một nhà thơ miền Nam là Nguyễn Quang Diêu [114, tr. 364].

Trong công trình nghiên cứu Văn học Nam Bộ từ đầu thế đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954) Của các tác giả Hoài Anh – Thành Nguyên – Hồ Sĩ Hiệp Nxb. Tp. HCM năm 1988, các tác giả đã cố gắng thể hiện một số phác thảo về toàn cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học ở miền Nam. Riêng chương ba là chương nói về thơ ở Nam Bộ, qua các giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954. Qua đó, các tác giả nhấn mạnh: “những nhà thơ yêu nước Nam Bộ đầu thế kỷ XX vẫn tiếp tục sáng tác những đề tài đã được nêu ra trong thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [2, tr. 129], và đã đề cập đến một số tác giả thơ tiêu biểu như: Phạm Văn Bảy, Lê Sum, Phan Tử Nhàn, Trần Hữu Thường, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Nhiêu Tâm, Đông Hồ,…

Trong công trình Văn học Việt Nam (1900 – 1945) Do Phan Cự Đệ chủ biên, Nxb. Giáo dục năm 1999, mảng thơ văn yêu nước buổi giao thời chủ yếu được miêu tả qua các tác phẩm của Đông Kinh nghĩa thục thể hiện tư tưởng Duy Tân (1). Sau đó là giới thiệu các tác phẩm của hai tác giả nổi tiếng là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.

Năm 1990, tác giả Nguyễn Q. Thắng đã phác thảo diện mạo văn học miền Nam trong công trình Tiến trình văn nghệ Miền Nam do Nxb. Tổng hợp An Giang xb. Sau đó vào năm 1998, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, Nxb. Văn học cho tái bản “nhằm giới thiệu cho độc giả một cái nhìn “toàn cảnh” để rõ hơn về vùng đất mới và con người miền Nam” [189, tr. 5]. Thế nhưng, ở công trình này tác giả cũng chỉ đề cập và nhận định về một số nhà thơ yêu nước ở miền Nam đã có tên tuổi như Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Thần Hiến. Tác giả nhận định về Nguyễn Quang Diêu như sau: “Sinh thời Nguyễn Quang Diêu làm thơ rất nhiều và đủ thể loại. Thơ ông có nội dung hàm súc, mang tính chiến đấu rất cao, lời thơ bình bị, trong sáng, tự nhiên thể hiện cái tinh thần kiên cường, bất khuất và cá tính riêng của người dân Nam Bộ” [189, tr. 139]. Khi nhắc đến những nhân vật tham gia phong trào Đông du ở miền Nam vào năm 1907, tác giả có nói đến Nguyễn Thần Hiến và cũng đã chú thích như sau: “Lúc trẻ ông rất hiếu học, thông minh lại sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc có truyền thống văn học, nên việc học hành chu đáo”  [189, tr. 141].

Năm 2005, Nguyễn Q. Thắng cho ra mắt độc giả công trình đồ sộ có tổng cộng 5151 trang với tên gọi Văn học miền Nam Nxb. Văn hóa Thông tin. Ưu điểm của công trình này là số lượng tư liệu rất đáng kể về cuộc đời, thân thế sự nghiệp và những tác phẩm văn học của các tác gia văn học miền Nam từ “Những tác giả tiên hiền”  [190, tr. 33] đến các “Văn gia hiện đại” [190, tr. 925]. Công trình đã đề cập đến 5 tác giả có sáng tác tác phẩm thơ đề cập đến nội dung yêu nước và yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn này là Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Ninh, Bảo Lương Nguyễn Trung (1) Ở Nam Bộ gọi là Minh Tân, danh từ này sẽ được dùng xuyên suốt trong luận án, ngoại trừ khi nhắc đến tư tưởng Duy Tân ở miền Bắc.

Nguyệt, Trần Huy Liệu, Huỳnh Văn Nghệ. Trong lời đầu sách tác giả cũng đã thừa nhận như sau: “Nhận thấy sự thiếu vắng của các đề tài này, tác giả không ngại sự hiểu biết nông cạn và khả năng cá nhân riêng lẻ, hạn hẹp… chúng tôi mạo muội ghi lại đây một số tìm tòi và cảm nhận từ sự diễn tiến của bộ phận văn học nơi miền đất sinh sau đẻ muộn này nhằm giới thiệu tới độc giả xa gần…” [190, tr. 9].

Công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Thơ ca chữ quốc ngữ ViệtNam từ đầu thế kỷ XX – Quyển bốn – Tập II, do Mai Quốc Liên chủ biên, Lưu Hồng Sơn và Trung tâm nghiên cứu Quốc học (Hội Nhà văn Việt Nam) Sưu tầm và soạn tuyển, Nxb. Văn học năm 2005 là một bước khởi sắc trong việc tiếp cận thơ ca Nam Bộ thời kỳ 1900 – 1945. Cuốn sách được biên soạn dưới dạng tuyển tập văn học. Điều quan trọng là các tác giả đã có công sưu tầm, trích tuyển được 19 nhà thơ sống và sáng tác thơ ở Nam Bộ vào thời điểm từ 1900 trở về sau. Trong 19 tác giả thơ được các nhà biên soạn giới thiệu nói trên, chúng ta thấy có rất nhiều tên tuổi như: Đông Hồ, Quốc Biểu, Thượng Tân Thị, Huỳnh Đình Ngươn, Phan Tử Nhàn, Thiên Đào, Nguyễn Liên Phong, Lê Sum,.. . V.V.

Trong quyển sách phê bình – tiểu luận với nhan đề: “Tiếng vọng những mùa qua”, Nxb. Trẻ, năm 2004, Nguyễn Thị Thanh Xuân có hai bài viết liên quan đến văn học Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX. Bài thứ nhất: “Đông Hồ với thi ca và giáo dục”, với một tiểu mục khiêm tốn, tác giả đã giới thiệu ngắn gọn về tiểu sử, sự nghiệp cũng như việc đóng góp của thi sĩ Đông Hồ cho phong trào thơ ca và giáo dục Nam Bộ đầu thế kỷ XX trở về sau. Bài thứ hai mang tính khái quát hơn, đó là bài: “Văn học hiện đại ViệtNam, bước khởi đầu quan trọng ở Sài Gòn – Nam Bộ”.

Trong bài viết: “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại”, Trần Hữu Tá đã chỉ ra những vấn đề cần bổ khuyết cho nền văn học Việt Nam hiện đại, trong đó có thơ ca Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỷ đến những năm 1945 của thế kỷ trước, tác giả khẳng định: “Trong lĩnh vực thơ, đã đến lúc cần tìm hiểu những sáng tác của Hồ Văn Hảo (tập Thơ ý, 1949) Và nhiều bài đăng trên Phụ nữ tân văn; Của Khổng Dương (tập Li tao, 1940) Và các bài thơ đăng trên Công luận báo (Sài Gòn), Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật (Hà Nội). Nghiên cứu 8 tác phẩm của thi sĩ nói trên, ta có thể kết luận Nam Bộ không chỉ đóng góp vào phong trào Thơ Mới hai nhà thơ Đông Hồ và Mộng Tuyết” [179, tr. 85].

Tuy nhiên, do khuôn khổ của một bài viết ngắn gọn nên mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945 vẫn chưa được đề cập tới một cách cụ thể.

Ngoài ra, còn có một số công trình và bài viết có liên quan đến mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945, như: Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp: Những danh sĩ miền Nam – Nxb. Tổng hợp Tiền Giang, 1999; Hoài Anh: Chân dung văn học – tiểu luận phê bình, Nxb. Hội Nhà văn,2000; Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng: Thơ văn nữ Nam Bộ TK. XX, Nxb. Tp. HCM, 2002; Bằng Giang: Sai Côn cố sự, Nxb. Văn học, 1994; Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (Chủ biên): Địa chí văn hóa TP. HCM, (tập 2), Nxb. Tp. HCM, 1998; Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, Nxb. ĐH và THCN, HN, 1988, Nxb. Giáo dục tái bản 1996; Nhiều tác giả: Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004; Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1997 (Nông cổ mín đàm: Nguyễn Khắc Huề, Lương Khắc Ninh, Đặng Quý Tuấn, Cẩm Lâm Huê Thượng, Tân Nhuận Thoàn Su, Giang Nam Sĩ Nhơn, Lương Cung Bá, Lương Hòa Quy, Nguyễn Dư Hoài, Trần Giải Ngươn, Trần Phục Lễ); Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 26, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1990 (Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình); Nhiều tác giả: Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre: Từ khởi thủy đến 1975, Nxb. KHXH, 1996, TVQG Hà Nội. Số đăng ký cơ bản: Vv96.02705, Vv96.02706 (Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Phan Ngọc Tòng, Trương Gia Mô, Trương

Vĩnh Ký, Lương Khắc Ninh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Văn Vĩnh…); Thiếu Sơn: Phê bình và cảo luận, Editions Nam Ký (17 Bd. Francis Garnier – HN), 1933 (phê bình: Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Tuấn Khải, Tương Phố, Tố Tâm, Người vợ hiền của Nguyễn Thới Xuyên, Quả dưa đỏ, Nói chuyện quốc học, Nói chuyện tiểu thuyết, Báo giới và văn học quốc ngữ); Thiếu Sơn: Những văn nhân chính khách một thời, in lần 1, Nxb. Lao Động, H., 1993, Nxb. CAND, H. Tái bản, 2006, (tập hợp Hồi ký: Nợ bút nghiên và các bài trên báo Sài Gòn từ 1956 – 1972 về nhiều nhà văn, 9 trong đó có các nhà văn Nam Kỳ như: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Phan Khôi, Bửu Đình, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Háo Vĩnh, Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Trinh Nhất, Hồ Biểu Chánh,Đông Hồ, Nguyễn Mạnh Tường…); Bùi Đức Tịnh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, Lửa thiêng xb., S. 1974; Nxb. Tp. HCM 1992, tái bản 2002.

Và các tác giả có đăng các bài nghiên cứu ở một số báo như: Vũ Tuấn Anh: Ba mươi năm đầu thế kỷ: Sự định hình tính chất mới, hệ thống thể loại mới của văn học VN hiện đại, TCVH số 12/2002 và Nghiên cứu văn học hiện đại trong tiến trình văn học nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn học, số 11, năm 2003; Phan Cự Đệ: Những bước tổng hợp mới trong văn học Việt Nam TK. XX, TCVH số 10/2001; Mã Gia Lân: Chữ quốc ngữ và sự phát triển thơ ca đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 8, năm 1998 và Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000; Phong Lê: Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 1/2001,.. .

Năm 2006, Đoàn Lê Giang trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7 với tiêu đề: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến 1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu”. Tác giả đã gợi mở những khoảng trống, những vấn đề còn bỏ ngỏ có liên quan đến mảng văn học Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Bài viết được tóm tắt ở website: Http: //vnuhcm. Edu. Vn, như sau: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả. Nhưng từ sau năm 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời gian khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng. Ít được ai nhắc tới”. Trong mảng văn học còn chưa được khai thác đầy đủ mà tác giả đã nêu, điều này, giúp chúng ta hiểu rằng mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ởNam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX là vô cùng phong phú và đa dạng.

Tháng 5 năm 2006, Hội nghị khoa học về văn học quốc ngữ Nam Bộ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM, với nội dung “Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”  đã được tổ chức. Với thành tựu bước đầu là đã sưu tầm lại được “một gia tài tác phẩm và tác giả khá phong phú đồ sộ, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 218 tác giả và khoảng 500 cuốn sách văn học quốc ngữ đã được xuất bản ởNam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”. Hội thảo đã khẳng định “Ngoài tầm quan trọng trong văn học sử, văn học quốc ngữ Nam Bộ còn phản ánh khá trung thực những thay đổi của xã hội và văn hóa Nam Bộ trước tác động của sự thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, phản ánh những tiếp biến văn hóa Đông – Tây qua những biến đổi sinh hoạt đời sống ăn, ở, mặc, giao tiếp… của người dân Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Ngoài ra văn học quốc ngữ Nam Bộ còn là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ, nghiên cứu các vấn đề chính tả, phương ngôn, cổ ngữ…”. Và hội thảo thừa nhận “do nhiều lý do gia tài này cho đến nay vẫn chưa được khai thác và nghiên cứu thỏa đáng, nhiều tác giả quan trọng của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong giai đoạn này vẫn chưa có chân dung rõ ràng.” (1) Ở địa chỉ website: Vanhoanambo. Com, link vào trang khảo cứu có phần giới thiệu về “Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam”, trong đó có phần nói về thơ, như sau: “Nếu báo chí giữ vai trò khá quan trọng trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở giai cấp trung lưu, thơ lại giữ một vai trò quan trọng trong việc phổ biến chữ quốc ngữ trong giai cấp bình dân ở miền Nam” [link vào mục: Thơ].

Ngoài các công trình, bài viết nêu trên, chúng tôi cũng tìm thấy đây đó còn có một số bài báocông trình nghiên cứu khác cũng có đề cập ít nhiều về văn học Nam Bộ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Tuy nhiên, khi nói về thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ ở giai đoạn này, người ta thường hiển nhiên xem nó cũng gắn chặt với định kiến về “một vùng đất ít người viết thơ”. Từ đó, dẫn đến sự kiện tất yếu là mảng thơ ca Nam Bộ nói chung và thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ trong hơn 4 thập kỷ đầu thế kỷ XX nói riêng đã chưa hề được nghiên cứu như một hệ thống hoàn chỉnh với tất cả những đặc trưng về thời đại, tư tưởng cũng như những đặc điểm nghệ thuật của nó. Trên tinh thần đó, luận án này đã được tiến hành với mục đích góp phần hoàn thiện bức chân dung của văn học (1) Theo: Website: Http: // hcmussh. Edu. Vn.  quốc ngữ Nam Bộ qua việc giới thiệu, nghiên cứu mảng thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945 mà cho đến nay chưa được chú ý nhiều.

Đó cũng chính là lý do chính của người thực hiện luận án này.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận án sẽ làm rõ các vấn đề sau:

- Xác định những tiền đề hình thành và phát triển của thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.

- Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại, tiến tới việc xác định các giai đoạn hình thành và phát triển, các bộ phận chính, những đặc điểm về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ ca yêu nước – cách mạng ởNam Bộ trong từng thời kỳ của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

- Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

- Góp phần vào việc hình thành cái nhìn đầy đủ và có hệ thống hơn trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam thế kỷ XX.

- Khơi dậy lòng tự hào của thế hệ trẻ nhằm “tiếp lửa truyền thống”  yêu nước – cách mạng qua việc giới thiệu những tác phẩm, tác giả thơ ca yêu nước – cách mạng tiêu biểu ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945 rất phong phú với nhiều đề tài, chủ đề được chuyển tải bằng nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứuluận án sẽ tập trung vào mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 bao gồm:

4.1 Về phương diện tác giả

Luận án sẽ hướng đến việc sưu tầm, phân loại, thống kê và tìm hiểu các tác giả có liên quan đến phong trào thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945, cụ thể như sau:

 - Những nhà thơ vốn cũng là nhà yêu nước, nhà trí thức sinh sống tạiNam Bộ, theo nhiều mức độ đã tham gia, đồng tình với các phong trào yêu nước tại Nam Bộ trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, đã được biết đến nhiều, đã được giới thiệu rộng rãi trên tài liệu, sách, báo.

- Những nhà thơ không phải quê quán ở Nam Bộ, nhưng có quá trình sinh sống, làm việc, hoạt động yêu nước tại Nam Bộ. Đặc biệt là những người do tham gia các phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp và tay sai cầm tù hay giam lỏng tại Nam Bộ. Các sáng tác thơ ca có nội dung yêu nước – cách mạng của họ được sáng tác trong thời gian ở Nam Bộ.

- Các tác giả không chuyên và tác giả quần chúng và một bộ phận tác giả khuyết danh đã đóng góp nhiều tác phẩm cho mảng thơ ca yêu nước – cách mạng (phần nhiều được sưu tầm từ báo chí giai đoạn 1900 – 1945).

- Đặc biệt nhấn mạnh vào năm tác giả lớn có thành tựu đáng ghi nhận nhất.

4.2 Về phương diện tác phẩm

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 có nội dung nhận thức về nhu cầu cập nhật, hiện đại hóa hoặc tiến đến những đổi thay sâu sắc trong tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam làm nền tảng cho sự thành công trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập tự do cho đất nước.

Luận án sưu tầm và sử dụng những tác phẩm thơ ca yêu nước chống thực dân giải phóng dân tộc được sáng tác với các ảnh hưởng của:

- Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam;

- Tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo cách tân;

- Tư tưởng yêu nước – cách mạng thời Minh Tân (được truyền bá chủ yếu trên báo chí);

- Tư tưởng yêu nước – cách mạng vô sản.

Một phần lớn các tác phẩm trên được sưu tầm lại từ báo chí cũ trong thư viện dưới dạng microfilm. Phần khác là những tác phẩm đã được công bố qua các công trình nghiên cứu nhưng số này không nhiều.

Tất cả các tác phẩm thơ ca được khảo sát trong luận án đều có nội dung liên quan đến tư tưởng yêu nước – cách mạng, được sáng tác bằng chữ quốc ngữ (hoặc cá biệt có thể bằng chữ Hán, Nôm nhưng đã được dịch và lưu hành chủ yếu bằng quốc ngữ) Giai đoạn 1900 – 1945. Đây là mảng thơ ca yêu nước trong thời đại mới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các dòng tư tưởng đã từng xuất hiện tại Nam Bộ qua các thời kỳ cách mạng Minh Tân cho tới thời kỳ cách mạng vô sản chính thức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam.

Cũng xin xác định rõ địa danh Nam Bộ theo cách gọi phổ biến hiện nay sẽ được sử dụng trong luận án, ngoại trừ các mục trong chương 1 sử dụng địa danh Nam Kỳ do đây là chương chủ yếu viết về các sự kiện trong lịch sử. Ngoài ra, để thuận tiện, tên gọi chung của mảng thơ này trong toàn luận án là thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945.

5. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ lý do nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cũng như phạm Vi nghiên cứuluận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.1. Phương pháp sưu tầm

Ngoài việc sưu tầm những công trình từ trước đến nay có liên quan đến mảng thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945, luận án còn triển khai sưu tầm các tác phẩm thơ ca yêu nước – cách mạng đã được đăng trên báo chí ở Nam Bộ trong giai đoạn 1900 – 1945, trong đó phần lớn còn chưa được biết đến. Việc này cũng là một trong những việc làm rất quan trọng của quá trình thực hiện đề tài bởi đó là những cơ sở dữ liệu khởi đầu cho việc sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu một cách tổng quát về thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 (xem phụ lục)

 5.2. Phương pháp thống kê – phân loại.

Để hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của đề tàiluận án áp dụng phương pháp thống kê – phân loại các tài liệu sưu tầm được theo các giai đoạn, các nhóm tư tưởng, theo nhóm tác giả nhằm thu được những dữ liệu góp phần thẩm định, đánh giá thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 một cách cụ thể về từng phương diện. Tài liệu chính được thống kê là những bài thơ của nhiều nhà thơ, nhà hoạt động, nhà tư tưởng qua các chặng đường lịch sử ở Nam Bộ. Các bài thơ được sưu tầm, thống kê đều có nội dung thể hiện tư tưởng yêu nước – đổi mới hoặc tư tưởng yêu nước – cách mạng được thể hiện bằng nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau. Kết quả thống kê phân loại sẽ là một trong những cơ sở khoa học cho việc đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.

5.3. Phương pháp xã hội – lịch sử:

 Phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lịch sử, những tác động của thời đại đã chi phối con đường hình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước trong thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945. Với phương pháp xã hội – lịch sử, giúp người nghiên cứu còn có thể xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của mảng văn học này trong dòng chảy của văn học dân tộc.

5.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm mục đích xác định tính hiện đại và trội bật của thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 so với mảng thơ ca yêu nước của nền văn học Hán Nôm, mảng thơ ca yêu nước truyền thống cùng thời đại ấy ở Nam Bộ và toàn quốc.

5.5. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Luận án vận dụng phương pháp này nhằm đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp từ nội dung đến nghệ thuật của thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945. Qua đó, luận án tìm hiểu những vấn đề có liên quan giữa bối cảnh lịch sử xã hội của đất nước trong thời điểm đó với các mặt thể hiện của các hệ tư tưởng yêu nước được thể hiện qua các bài thơ. Từ đó, luận án sẽ tìm hiểu, phân tích, bình luận, đánh giá về những tiền đề hình thành; Những khuynh hướng chính; Những tính chất chủ yếu và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.

6. Đóng góp của luận án

Thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 là một mảng văn chương có một quá trình hình thành, phát triển và tồn tại khách quan, phản ánh cuộc đấu tranh nâng cao tầm vóc dân tộc và đấu tranh giành độc lập tự do tại Nam Bộ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Luận án này được thực hiện trong chủ đích hướng tới việc phác hoạ cái nhìn toàn cảnh về thơ ca yêu nước – cách mạng xuất hiện ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 ở các phương diện chủ yếu là nội dung, nghệ thuật và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương theo, cách triển khai như sau:

Chương 1: Hình thành và phát tri n thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945 (41 trang, 4 mục và 1 tiểu kết), gồm:

1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX;

1.2. Tiền đề văn hóa tinh thần;

1.3. Vấn đề về lực lượng sáng tác, nội dung tưởng tác phẩm và những chặng đường phát triển;

1.4. Quá trình vận động của tư tưởng yêu nước trong thơ ca Nam Bộ 1900 – 1945;

* Tiểu kết.

Chương 2: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Những khuynh hướng chính (52 trang, 3 mục và 1 tiểu kết), gồm:

2.1. Khuynh hướng yêu nước truyền thống trong thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945;

2.2. Khuynh hướng yêu nước Minh Tân trong thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945; 2.3. Khuynh hướng yêu nước – cách mạng vô sản trong thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945; * Tiểu kết.

Chương 3: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Những tính chất chủ yếu (40 trang, 3 mục và 1 tiểu kết), gồm: 3.1. Tính thời sự, chính trị; 3.2. Tính bình dân, đại chúng; 3.3. Tính tuyên truyền, cổ vũ; * Tiểu kết.

Chương 4: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Một số tác giả tiêu bi u (56 trang, 5 mục và 1 tiểu kết), gồm: 4.1. Sương Nguyệt Anh (1864 – 1921); 4.2. Nguyễn Quang Diêu (1880 – 1936); 4.3. Bửu Đình (1898 – 1931); 4.4. Trần Huy Liệu (1901 – 1969); 4.5. Huỳnh Văn Nghệ (1914 – 1977); * Tiểu kết.

Phần Kết luận: (5 gồm trang). Luận án có tổng số 262 trang phần chính văn 208 trang, phần mở đầu 16 trang, tài liệu tham khảo, phần liệt kê bài viết của tác giả 18 trang, phần thư mục và hình ảnh minh họa 29 trang. Để thực hiện 4 chương trên, luận án sẽ sử dụng các kết quả của quá trình sưu tầm, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp để đưa đến những kết luận xác đáng trong từng vị trí thích hợp ở mỗi chương.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận án
7. Cấu trúc của luận án
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 - 1945
1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
1.1.1. Phong trào Minh Tân ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
1.1.2. Phong trào yêu nước ở Nam Bộ trong giai đoạn chuyển tiếp
1.1.3. Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
1.2. Tiền đề văn hóa tinh thần
1.2.1. Vai trò của chữ quốc ngữ
1.2.2. Vai trò của báo chí quốc ngữ, nhà in và nhà xuất bản
1.3. Vấn đề về lực lượng sáng tác, nội dung tưởng tác phẩm và những chặng đường phát triển
1.3.1. Lực lượng sáng tác
1.3.2. Nội dung, tư tưởng của tác phẩm
1.3.3. Thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945, những chặng đường phát triển
1.4. Quá trình vận động của tư tưởng yêu nước trong thơ ca Nam Bộ 1900 - 1945
1.4.1. Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam
1.4.2. Tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng văn h a Nho giáo
1.4.3. Tư tưởng yêu nước Minh Tân
1.4.4. Tư tưởng yêu nước của giai cấp vô sản
Chương 2: THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945: NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CHÍNH
2.1.1. Niềm tự hào về dân tộc, đất nước
2.1.2. Tâm sự, cảm hoài về đất nước, về dân tộc
2.2.1. Nhận thức về thực trạng dân tộc trong thời đại mới
2.2.2. Hiện tượng hiện đại h a tư tưởng yêu nước Nho giáo trong thơ ca Minh Tân
2.2.3. Hình ảnh dân mới, nước mới trong thơ ca Minh Tân Nam Bộ 1 – 1945
2.3.1. Thực trạng xã hội và mâu thuẫn giai cấp
2.3.2. Tội ác của thực dân đế quốc đối với nhân dân Việt Nam
2.3.3. Hình ảnh dân mới, nước mới trong thơ ca cách mạng vô sản
Chương 3: THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945: NHỮNG TÍNH CHẤT CHỦ YẾU
3.1. Tính thời sự, chính trị
3.1.1. Hệ thống đề tài, chủ đề thể hiện những vấn đề thời sự, chính trị
3.1.2. Hệ thống hình tượng thơ thể hiện lý tưởng thời đại
3.2.1. Tính bình dân, đại chúng thể hiện qua việclựa chọn và sử dụng thể thơ
3.2.2. Tính bình dân đại chúng được thể hiện trong ngôn ngữ thơ
3.3.1. Tính tuyên truyền, cổ vũ ảnh hưởng đến quan niệm và chức năng thơ trong thời đại mới
3.3.2. Tính tuyên truyền, cổ vũ được thể hiện trong ngôn ngữ và phong cách thơ
Chương 4: THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945: MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
4.1. Sương Nguyệt Ánh (1864 – 1921)
4.1.1. Hồn thơ Sương Nguyệt Anh với nỗi hoài mong “Mây lành gió tạnh nương hơi chánh”
4.1.2. Sương Nguyệt Anh với khát vọng “Cõi Á đông vun trồng đất tổ”  
4.2.1. Nỗi niềm sĩ phu thời tao loạn với hình ảnh “Dọc ngang cờ Pháp với cờ Tàu”  
4.2.2. Một tiếng thơ Minh Tân trên “Đường Âu nẽo Á dặm muôn ngàn”  
4.3.1. Giọt lệ tri âm – khúc ngâm trong thời “quốc thù quốc nhục”  
4.3.2. Hình ảnh người chinh phụ Minh Tân với “Chánh sắc hoa sương tuyết nào phai”  
4.4.1. Trần Huy Liệu với nỗi lòng non nước “Bốn ngàn năm ngủ, ngủ chưa thôi”  
4.4.2. Hồn thơ Trần Huy Liệu hòa nhịp với “Trống trận khua vang khắp địa cầu”  
4.5. Huỳnh Văn Nghệ (1914 – 1977)
4.5.2. Huỳnh Văn Nghệ với hồn thơ phương Nam “Từ độ mang gươm đi mở cõi”  
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Danh mục các bài viết của tác giả liên quan đến luận án
- Tổng thư mục các tác giả, tác phẩm được trích dẫn, nghiên cứu trong luận án
- Một số hình ảnh của sách, báo tiêu biểu có liên quan đến tư liệu nghiên cứu luận án
--------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si,ngu van,khuynh huong,yeu nuoc,cach mang,trong tho ca,nam bo 1900 - 1945,nguyen van trieu

KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC - CÁCH MẠNG TRONG THƠ CA NAM BỘ 1900 - 1945

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể