Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,duoc si,dai hoc,khao sat tinh hinh,su dung khang sinh,va theo doi phan ung,co hai cua khang sinh,tai benh vien,xanh pon,tu nam 1996 - 2000,nguyen trung ha


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬDỤNG KHÁNG SINH VÀ THEO DÕI PHẢN ÚNG CÓ HẠI CỦA KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN TỪ NĂM 1996 - 2000.




PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐE

Trong mấy thập niên vừa qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Ngành dược cũng đã đạt được những thành tựu to lớn, hàng loạt các loại thuốc mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công đã góp phần hạn chế nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới, nhiều bệnh hiểm nghèo đã từng bước được chữa khỏi.

Việc phát minh ra KS là một thành tựu quan trọng của nền y học thế giới. Nó đã đem lại vũ khí duy nhất chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đó loài người bó tay. Ngày nay đã có khoảng 8000 loại KS được nghiên cứu và khoảng 300 loại trong số đó được đưa vào áp dụng điều trị [8]. Với một số lượng KS lớn như vậy nhưng đáng tiếc là con người vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn bệnh nhiễm khuẩn mà còn đang đứng trước hiểm hoạ vi khuẩn kháng KS lan rộng khắp toàn cầu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên lại chính là do con người quá lạm dụng KS. KS được sử dụng bất hợp lý ở khắp mọi nơi trên thế giới, cả ở những nước đang phát triển và những nước phát triển.

Tại Việt Nam, việc sử dụng KS còn khá tuỳ tiện, hiện tượng lạm dụng KS diễn ra khá phổ biến do kiến thức của người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã tạo ra một số thói quen trong trong chỉ định dùng thuốc KS và người bệnh tự dùng KS đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng lan rộng. Một thực trạng đáng lo ngại là “phải mất 10 năm mới đưa ra thị trường được một loại KS thế hệ mới, thế mà chỉ qua vài tháng sử dụng lâm sàng nó đã bị vô hiệu hoớ. Do vi khuẩn kháng thuốc “[21]. Trước thực trạng trên đây đòi hỏi các thầy thuốc, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu cần xây dựng chiến lược sử dụng KS an toàn, hợp lý. Có như vậy chúng ta mới ngăn chặn được tình trạng kháng KS, nâng cao hiệu lực điều trị của các loại KS mà chúng ta đang sử dụng. 1Để góp phần đánh giá tình hình sử dụng KS tại Bệnh viện chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh tại bệnh viện Xanh-Pôn từ năm 1996-2000”

Với hai mục tiêu sau đây:

♦ Tìm hiểu thực trạng sử dụng KS tại Bệnh viện Xanh-Pôn từ năm 1996-2000

♦ Theo dõi các phản ứng có hại của kháng sinh tại Bệnh viện Xanh-Pôn từ năm 1996-2000.

PHẦN II: TỔNG QUAN.

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH.

1.1. Khái niệm:

Kháng sinh là các thuốc chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật (nấm mốc, vi khuẩn) Hoặc do bán tổng hợp, tổng hợp hoá học với liều điều trị có khả năng kìm vi khuẩn (Bacteriostatic), hoặc diệt vi khuẩn (Bactericidal).[29]

1.2. Phân loại kháng sinh.

Theo cấu tạo hoá học kháng sinh được chia thành các nhóm sau [13,19]:

* Các p- lactam.

+ Các Penicillin: Penicillin V, Penicillin G.. .

+ Các Cephalosporin: Cefotaxim, Ceftriaxon, Cefaloject.. .

+ Các Carbapenem: Imipenem, Acid olivanic.. .

+ Các Monobactam: Aztreonam, Tigemonam.. .

+ Các chất ức chế |3- lactamase.

* Các Aminosid.

+ Dẫn chất Streptidin: Streptomycin, Dihydrostreptomycin.. .

+ Dẫn chất thế 4,6 của Deoxy Streptamin: Kanamycin, Gentamycin, Neltimycin.. .

+ Dẫn chất thế4,5 của Deoxy Streptamin: Neomycin, Paromomycin.. .

+ Dẫn chất Streptamin: Spectinomycin.

* Chloramphenicol và dẫn chất: Chloramphenicol, Thiamphenicol

* CácTetracyclin.

+ Các Tetracyclin thiên nhiên.

+ Các Tetracyclin bán tổng hợp.

* Kháng sinh Macrolid và đồng loại. 3+ Các Macrolid: Erythromycin.. .

+ Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin.. .

* Các Quinolon: Acid Nalidixic, Ciprofloxacin.. .

* Sulfamid: Sulfamethoxazol.. .

* Imidazol: Metronidazol

* Rifamycin: Rifampicin.. .

* Các Polypeptid: Polymicin B, Colistin.. .

2. TÌNH HÌNH SỬDỤNG KHÁNG SINH.

2.1. Trên thê giới.

Trong nền y học hiện đại, kháng sinh là nhóm thuốc quan trọng nhất.

Sự phát hiện tình cờ ra Penicillium notatum của Alexander Fleming năm 1929 là nền tảng cho sự phát triển của kháng sinh hiện đại. Kể từ đó người ta đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong điều trị rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. Có một số loại kháng sinh đã tổng hợp được bằng con đường hoá học như Chloramphenicol. Nếu như ở đầu những năm 50 của thế kỷ này người ta chỉ biết 3-4 kháng sinh (penicillin, streptomycin, chloramphenicol) [7]; Thì đến đầu thập niên 80, thị trường kháng sinh đã có khoảng trên 50 loại penicillin; 70 loại cephalosporin; 12 loại Tetracyclin; 8 loại Aminoglycosid; 1 loại Monobactam; 3 loại Carbapenem; 9 loại Macrolid và các fluoroquinolone [10]. Nhiều kháng sinh ra đời đã giúp cho việc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả hơn, tình trạng thiếu thuốc trong khi điều trị dần dần được khắc phục.

Tuy nhiên, với số lượng kháng sinh lớn như vậy, song lại thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất vì mục đích lợi nhuận đã đưa ra những thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ về sản phẩm của mình. Điều đó làm cho tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không cần thiết diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt là ở những vùng mà kiến thức y học của nhân dân và thầy thuốc còn nhiều hạn chế. Tiến sĩ Zulian Davies, trường Đại học British Columbia đã nhận xét rằng: “Trong 4vòng 50 năm qua đã có hàng tỷ liều kháng sinh đổ vào môi trường. Thế giới ngày nay đang đắm mình trong một dung dịch kháng sinh loãng” [21]. Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada.. . Việc sử dụng kháng sinh được quy định rất chặt chẽ. Ví dụ như: Phải có đơn của thầy thuốc mới được cấp và bán kháng sinh; Hay có quy định chặt chẽ các loại kháng sinh dùng trong Bệnh viện và kháng sinh bán tại các hiệu thuốc [6].

Mặc dù vậy nhưng hiện tượng lạm dụng kháng sinh vẫn xảy ra. Theo một số nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada đã thống kê 50% số đơn thuốc kê cho bệnh nhân ngoại trú là không cần thiết. [7] Cũng theo kết quả của cuộc điều tra khác tại Mỹ cho thấy 61% đơn thuốc dùng Vancomycin không đúng chỉ định [18]. Ở Châu Âu, Pháp và Italia là 2 quốc gia có thị trường thuốc kháng sinh lớn nhất, chiếm khoảng 10% thị trường thuốc. Trong đó trẻ em lại giữ mức tiêu thụ cao nhất bởi lẽ thày thuốc muốn điều trị bệnh nhanh nhất theo yêu cầu của khách hàng [9,20]. Ở các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật. Điều này dẫn tới việc sử dụng kháng sinh chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chi phí về thuốc. Nó được coi là nhóm sản phẩm lớn nhất trong chi dùng thuốc ở các nước đang phát triển và chiếm khoảng 20% thị phần thuốc [8].

Nhìn chung, kháng sinh được sử dụng rất tuỳ tiện và còn nhiều bất hợp lý. Điển hình như ở Senegan, 38% bệnh nhân điều trị được chỉ định kháng sinh tiêm trong khi dùng đường uống vẫn có hiệu quả [32]. Còn tại Kthmadu, Nepal theo một thống kê ở 100 điểm bán lẻ cho thấy 97% bán thuốc kháng sinh không cần thiết cho bệnh ỉa chảy cấp. Trong khi đó tại Camiri có tới 92% người lớn và 40% trẻ em bị ỉa chảy cấp nhận được kháng sinh không phù hợp liều và thời gian điều trị hầu hết là quá thấp [7].

Các thầy thuốc đã chỉ định thường xuyên các kháng sinh mới và coi kháng sinh phổ rộng như là các thuốc chữa bách bệnh để làm hài lòng bệnh nhân và để đạt hiệu quả tức thì. Chính điều này đã gây lãng phí trong điều trị và làm tăng hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Tình trạng tự sử dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định đang trở thành vấn đề có tính chất thòi sự. Theo một thông báo của WHO hiện nay trên thế giới có khoảng 1/5 số người ốm sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định, thậm chí phản lại các chỉ định chuyên môn [30].

Theo báo cáo nghiên cứu thống kê ở Buchana, Đài Loan thì có tới 70-90% bệnh nhân tự điều trị cho mình bằng kháng sinh [32]. Ổ Trung Quốc, qua nghiên cứu 100 trường hợp dùng kháng sinh trong bệnh viện thì chỉ có 59% sử dụng đúng chỉ định. [8]Cũng theo kết quả của một cuộc điều tra khác ở Mêxico, khi phỏng vấn 1659 bà mẹ thì thấy rằng 27% số người được hỏi trả lời dùng kháng sinh khi bị mắc các bệnh đường hô hấp, 37% dùng kháng sinh khi bị ỉa chảy, 2/3 số người phỏng vấn trả lời rằng họ thường dùng kháng sinh dưới 5 ngày [25].

Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của con người đã tạo điều kiện cho vi khuẩn rèn luyện khả năng thích nghi của chúng và kết quả là hiện tượng lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Ở một hội nghị quốc tế họp tại London ngày 16/7/1996, các nhà khoa học đã cảnh báo “Thế giới đang đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng do tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng, nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh và chết do không có thuốc hiệu lực” [21].

Nếu như năm 1940 Enzym Penicillinase sinh bởi vi khuẩn làm bất hoạt kháng sinh được phát hiện thấy ở E. Coli là trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh đầu tiên được phát hiện, thì ngày nay cùng với sự tăng nhanh về số lượng kháng sinh và sự tự do trong sử dụng kháng sinh hiện tượng kháng thuốc đang ngày một gia tăng và lan tràn trên toàn thế giới. Năm 1947 có 30% 6các chủng Staphylococus aureus đã kháng Penicilin và tỷ lệ vi khuẩn kháng Pelicilin hiện nay là 90% [10].

Năm 1948 Chloramphenicol được lựa chọn để điều trị sốt thương hàn và nó đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong gây ra bởi bệnh này. Nhưng 24 năm sau, vào năm 1972 ở Mếxico chủng Salmonella đã gây dịch sốt thương hàn đầu tiên với sự kháng Chloramphenicol theo kiểu Plasmid [24].

Theo báo cáo của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở khu vực Đông Nam Á là khá cao: 97% số chủng Shigella flexneri ở Hongkong đã kháng lại Tetracylin; ở Trung Quốc có 91,3% kháng với Ampixilin; Còn ở Philipin là 81%.

Đặc biệt Klebsiella spp đã kháng lại Ampicilin ở tất cả các nước trong khu vực; Cao nhất ở Hàn Quốc (chiếm 98%), ở Malaysia (chiếm 97,3%) Và thấp nhất là ở Nhật Bản (chiếm 85%) [11].

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn không chỉ dừng lại ở các kháng sinh thông thường mà kể cả những kháng sinh thế hệ mới đặc trị nhiễm khuẩn cũng đã bị kháng. Điển hình là Vancomycin, một loại kháng sinh được coi là phòng tuyến cuối cùng chống nhiễm khuẩn trong suốt 30 năm qua [16], thì đến năm 1987 người ta đã phát hiện ra một số ca kháng lại Vancomycin đầu tiên. Đến năm 1995,8% trường hợp nhiễm cầu khuẩn ruột mắc tại Bệnh viện ở Mỹ đã kháng với Vancomycin và năm 1996 tỷ lệ này là 15% [25].

Tóm lại: Hiện tượng kháng kháng sinh đã trở thành một vấn đề lớn trong y học. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh lại là do sự lạm dụng kháng sinh và sử dụng bất hợp lý kháng sinh của con người. Do đó để ngăn ngừa sự phát triển kháng thuốc của vi khuẩn cần phải tăng cường giám sát, sử dụng hợp lý thận trọng các kháng sinh hiện có, cũng cần nhấn mạnh vai trò của vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn.

2.2. Tại Việt Nam.

Ở nước ta, bệnh nhiễm khuẩn chiếm một tỷ lệ khá lớn và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân hàng đẩu gây tử vong cho nhân dân. Chính vì thế, việc dùng kháng sinh là không thể thiếu được. Theo thống kê sơ bộ, hàng năm nước ta phải nhập 85 tấn nguyên liệu và 15 tấn thành phẩm kháng sinh các loại với gía tri thành tiền chiếm khoảng 40% đến 45% tổng giá trị thuốc bán ra trên thị trường [12].

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mạng lưới cung ứng thuốc của nước ta ngày càng được mở rộng.

Nhiều quầy thuốc đã được mở ở những vùng sâu, vùng xa. Tình trạng khan hiếm thuốc trước kia về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, cũng do mặt trái của nền kinh tế thị trường, do công tác quản lý còn lỏng lẻo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, cung ứng sử dụng thuốc chưa hợp lý xuất hiện, đặc biệt là đối với các loại thuốc kháng sinh.

Kháng sinh được bán ở mọi nơi và người dân có thể tự do mua bất cứ một loại kháng sinh nào để tự điều trị mà không cần đơn hướng dẫn của thày thuốc. Ngay cả các kháng sinh thế hệ mới như Cefotaxim và các loại Fluoroquinolon cũng được mua không qua kê đơn.. . [28]. Trong khi đó, kiến thức của người dân về kháng sinh còn rất nhiều hạn chế. Điều đó đã không tránh khỏi hiện tượng lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh bất hợp lý.

Theo kết quả điều tra cắt ngang về việc sử dụng kháng sinh của người tiêu dùng (Bộ y tế 7/94 tại các cửa hàng thuốc quốc doanh ở Hà Nội) Cho thấy thuốc kháng sinh được tự sử dụng khá rộng rãi, chiếm khoảng 28% các thuốc tiêu thụ. Trong tổng số người tiêu dùng kháng sinh chỉ có 18,4% mua kháng sinh theo đơn của thầy thuốc, đặc biệt là Ampixilin được mua không qua kê đơn là 86,6% [10]. Trong Bệnh viện, phòng khám hay trạm y tế hiện tượng lạm dụng kháng sinh vẫn xảy ra, một số Bác sĩ có thói quen kê đơn các loại kháng sinh mới nhập, đắt tiền khồng cần thiết. Cũng có những trường hợp kê 8đơn không đúng, sai liều lượng. Đã có những thầy thuốc sử dụng từ 7-14 kháng sinh cho một bệnh nhân [5].

Hiện tượng sử dụng kháng sinh không hợp lý đang diễn ra phổ biến trong cộng đồng. Theo kết quả một cuộc điều tra của chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ Y Tế tại 9 tỉnh: Sơn La, Cao Bằng, Nam Hà, Vĩnh Phú, Hà Nội, Huế, Đà Nấng, Cần Thơ, Long An cho thấy 34% đến 37,5% dùng kháng sinh để điều trị cảm cúm; 78% dùng cho bệnh đau đầu, đau dây thần kinh [26].

Chính sự thiếu hiểu biết về thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện đã gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang ngày càng lan rộng trên toàn quốc. Theo báo cáo nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết: 100 chủng Staphylococcus aureus đã kháng lại Benzyl penicillin; Enterococcus aerogenes và Enterococi kháng lại Cephalothin với tỷ lệ từ 91,7% đến 100% [7].

Các báo cáo tại các tỉnh khác như Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự. Tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh kết quả báo cáo cho biết chủng Pseudomonas aeruginosa đã kháng lại hoàn toàn các kháng sinh thông thường như: Chloramphenicol, Ampixillin, Tetracylin, Co. Trimoxazol. Tại TP. HCM các chủng s. Aureus đã kháng Penicillin G 100% [7].

Theo kết quả nghiên cứu ở một số bệnh viện tỉnh miền Trung từ 12/1995 đến tháng 11/1997 cho thấy: 64,9% chủng Staphylococcus aureus kháng lại Chloramphenicol, Erythromycin là 55,7%; Penicillin là 48%. Đáng chú ý là có tới 87,1% chủng E. Coli đã kháng với Ampicillin; 80,7% với Chloramphenicol; 83,9% Doxycyclin và Co. Trimoxazol là 80,7% [3]. Đặc biệt là hiện tượng Salmonella Typhi kháng thuốc lan tràn từ Nam đến Bắc. Năm 1994 tỷ lệ kháng Chloramphenicol ở miền Bắc là 8% và ở miền Nam là 96,7%. Đến năm 1996 tỷ lệ này đã ngang bằng ở các miền (>90%) Và đến năm 1998 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 61,8%.

Có thể nói hiện tượng sử dụng kháng sinh bừa bãi, lạm dụng kháng sinh đang là vấn đề y tế nan giải ở nước ta. Hiện tượng này đã gây ra nhiều hậu quả như lãng phí trong điều trị, gây ra tác dụng phụ.. . Và nguy hại hơn là nó làm tăng nhanh hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Để ngăn chặn, phòng chống và khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải thay đổi được nhận thức và tập quán sai lầm của cả cán bộ y tế và nhân dân trong sử dụng kháng sinh. Đó là một công việc đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của ngành y tế nói riêng và của các cấp các ngành có liên quan nói chung. Có như vậy chúng ta mới đẩy lùi được tình trạng kháng kháng sinh và góp phần quan trọng trong việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn là một bệnh viện loại I, với bốn chuyên khoa đầu ngành của cơ sở Y Tế Hà Nội: Ngoại khoa, Nhi khoa; Cận lâm sàng và Phục hồi chức năng. Hàng năm BV không chỉ khám chữa bệnh cho nhân dân Hà Nội mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các khu vực lân cận. Với 4 khoa trên việc sử dụng KS tại BV hàng năm là rất lớn vì vậy để góp phần tìm hiểu việc sử dụng thuốc của BVXP chúng tôi tiến hành “Khảo sát tình hình sử dụng KS và theo dõi phản ứng có hại của KS tại BVXP từ năm 1996- 2000”.
--------------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I I: TỔNG QUAN
1. Đại cương về kháng sinh
1.1. Khái niệm
1.2. Phân loại
2. Tình hình sử dụng kháng sinh
2.1. Trên Thế giới
2.2. Tại Việt nam
3. Phản ứng có hại của thuốc
3.1. Khái niệm
3.2. Sự cần thiết phải theo dõi tác dụng có hại của thuốc
3.3. Tác dụng không mong muốn do thuốc kháng sinh
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Địa điểm nghiên cứu
3. Thòi gian nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu
6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
PHẦN IV: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
1. Khảo sát chung
1.1. Sơ đồ tổ chức BVXP
1.2. Tổng số BN điều trị tại BVXP từ năm 1996-2000
1.3. Số ngày điều trị trung bình
2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
2.1. Một số loại kháng sinh được sử dụng tại BVXP từ năm 1996-2000
2.2. Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh
2.3. Tỷ lệ bệnh nhân có SD hai KS phối hợp trở lên
2.4. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi KS trong đợt điều trị
2.5. Tỷ lệ tiền KS so với tổng tiền thuốc
3. Theo dõi ADR do KS tại BVXP
3.1. Tổng các báo cáo về ADR của BVXP từ năm 1996-2000
3.2. Tỷ lệ ADR theo nhóm thuốc
3.3. Tỷ lệ ADR theo nhóm KS
3.4. Các loại KS gây ADR
3.5. Biểu hiện ADR do KS
3.6. Tuổi, giới và biểu hiện ADR
3.7. Mối liên quan giữa đường đưa thuốc và biểu hiện ADR
3.8. Thời gian xảy ra ADR
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐỀ XUẤT
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Năng An, Lê Vãn Khang-Sốc phản vệ do kháng sinh. Mấy vấn đề cơ sở dị ứng. NXB Y học, Hà Nội 1975, p 35-38.
2. Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang-Sốc phản vệ. Bách khoa thư bệnh học tập II. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1994, p 362 -368.
3. Lê Văn An-Tình hình nhạy cảm với kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây bệnh tỉnh miền trung từ 12/1995-1/1997. Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1996). Viện thông tin trung ương.
4. Nguyễn Thanh Bình-Dịch tễ dược trong nghiên cứu cộng đồng 1998.
5. Nguyễn Thị Phương Châm-Kinh nghiệm của HĐT&ĐT trong thông tin thuốc, thực hành Dược lâm sàng. Đánh giá hiệu quả 2 năm hoạt động của HĐT&ĐT (1997-1998)
6. Nguyễn Thị Phương Châm-Khảo sát sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Giao thông vận tải 8 thành phố Hồ Chí Minh 1991-1994. Luận án tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa I.
7. Nguyễn Thị Chinh-Nghiên cứu phương pháp giáo dục hướng dẫn người dân tới việc sử dụng hợp lý-an toàn thuốc kháng sinh tại xã Mễ Trì-Từ Liêm-Hà Nội. Khoá luận tốt nghiệp DSĐH khoá 50.
8. Dược xã hội học và pháp chế hành nghề Dược. Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đoá-Vi khuẩn kháng thuốc và ý tưởng mới về kháng sinh (Dịch từ Biofutur 1996). Tạp chí Dược học N° 2-1997. P19-20.
10. Lê Đăng Hà và cộng sự-Vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
11.Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca-Tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh chính ở các nước Đông Nam Á năm 1997. Thông tin sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh N° 3-1999. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới.
12. Hoàng Kim Huyền-Dược lâm sàng I. Trường Đại học Dược Hà Nội.
13. Hoàng Kìm Huyền-Lựa chọn và sử dụng kháng sinh. Đánh giá hiệu quả 2 năm hoạt động của HĐT&ĐT (1997-1998).
14. Hoàng Tích Huyền-Dược lý học. NXB Y học 1998.
15. Hoàng Tích Huyền-Tác dụng không mong muốn của thuốc. NXB Y học  1997.
16. Lê Hồng Hình, Lê Thị Phương và cộng sự-Tình hình kháng kháng sinh của Nesseria gonorrhoeae tại Hà Nội năm 1998. Thông tin sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh N° 2-1999. Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới.
17. Trần Thị Phúc Hải-Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc tại một số Bệnh viện thuộc tỉnh Thái Bình từ tháng 1-1997 đến tháng 3-1999. Luận án thạc sĩ Y học 1999.
18. Nguyễn Văn Khoa (1997)-Biến động về vi khuẩn vào đầu những năm 2000 (Dịch từ Medicine digest 1995). Tạp chí dược học N°2-1997. p 20-22.
19. Phan Quốc Kinh-Hoá Dược tập II. Trường đại học Dược Hà Nội-1998.
20. Vũ Xuân Minh-Mua bán kháng sinh ở Pháp. Thông tin Dược lâm sàng N°5-1998.
21. Đặng Hạnh Phức-Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhiễm khuẩn trên toàn cầu. Dịch từ Scrip số 2204 N° 2-1997. Thông tin Dược lâm sàng N°5-1997. p 154-155.
22. Lê Đình Quang-Khảo sát tình hình sử dụng và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh tại BV phụ sản-hà nội trước và sau khi thành lập HĐT&ĐT. Khoá luận tốt nghiệp DSĐH khoá 1995-2000.
23. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thuý-Sử dụng thuốc và biệt dược kháng sinh . NXB Y học, Hà Nội 1993.
24. Nguyễn Thanh Tảo-Quản lý bệnh sốt thương hàn đa kháng (Dịch từ Medical progest vol 23 N° 12-1996). Thông tin Dược lâm sàng N° 8-1997.
25. Nguyễn Thị Thu Thuỷ-Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong cộng đồng. Khoá luận tốt nghiệp DSĐH khoá 1994-1999.26. Trần Thị Thu Thuỷ-Tinh hình khám chữa bệnh cung ứng thuốc cho người nghèo, vùng nghèo và biện pháp giải quyết. Tạp chí dược học N° 1-1997.
27. Phạm Song-Kháng sinh. Bách khoa thư bệnh học, tập II. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nội 1994.
28. Vụ điều trị-BộY tế-Điều tra sử dụng thuốc 9 tháng năm 1996.
29. Từ điển bách khoa Dược học. Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, 1999.338-339.
30. Buchaman N (1997). Self-medication in Developing courtry. s. Afr. Med. Jun 56: 609-611.
31. Sekha c, Raina and Pillai. Some aspect of Drug use in Etiopia. Tropical doctor II: 166(1981).
32. H.Hiep, N.T.kimchuc, D.H.Canh(1995) Antibiotic use by mother and Private phycican in freating children under 5 year old of acute respiratory in fection in Vietnam minitry of Heath-National Drug Policy.
33. WHO regional ofice for the westerm pacific antimicrobial risistance surveilance report-1998. 
-------------------------------------------
keyword: download,khoa luan tot nghiep,duoc si,dai hoc,khao sat tinh hinh,su dung khang sinh,va theo doi phan ung,co hai cua khang sinh,tai benh vien,xanh pon,tu nam 1996 - 2000,nguyen trung ha 

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬDỤNG KHÁNG SINH VÀ THEO DÕI PHẢN ÚNG CÓ HẠI CỦA KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN TỪ NĂM 1996 - 2000.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...