Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van, cau truc tieu diem, thong tin, trong cau tieng viet, va tieng anh, nguyen thi thanh huyen


CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN TRONG CÂU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 



DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài

Là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học, cấu trúc thông tin (CTTT), tiêu điểm thông tin (TĐTT) Và đặc biệt là cấu trúc tiêu điểm (CTTĐ), đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới ngôn ngữ học trên thế giới. Cho đến nay, những vấn đề này đã được khảo sát, thảo luận từ nhiều bình diện ngôn ngữ học khác nhau như ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, đến cả những khía cạnh ngoài ngôn ngữ học như tâm lý, văn hóa, xã hội, v.v.

Tiếc rằng, ở Việt nam cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào về CTTT, ngoài một vài giản yếu dụng học, một vài khảo cứu về ngữ pháp, ngữ nghĩa đề cập ở mức độ sơ lược, khái quát. Có thể kể đến một số công trình của các tác giả: Cao Xuân Hạo 1991 trong Tiếng Việt- Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nguyễn Thiện Giáp 2000 trong Dụng học Việt ngữ, Trần Ngọc Thêm 1985,2000 trong Hệ thống liên kết văn bản, Nguyễn Hồng Cổn trong các số của tạp chí Ngôn ngữ và Kỷ yếu ngôn ngữ 2001,2004,2010, Nguyễn văn Hiệp 2008 trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp; .. .

Bên cạnh đó, bộ máy khái niệm tương ứng hầu như được hiểu ở mỗi người một cách. Vì thế, sau khi tiếp thu những kết quả lý thuyết từ những công trình nghiên cứu về CTTT, CTTĐ trên cứ liệu tiếng Anh, luận án có ước muốn áp dụng hệ thống lý thuyết chung về CTTT của ngữ dụng học vào tiếng Việt, nhằm phát hiện những mối liên hệ và sự ảnh hưởng của cú pháp, từ vựng-ngữ nghĩa và ngữ âm đến cơ cấu thông tin cũng như sự phân bố thông tin tiêu điểm (TĐ) Trên văn bản, ngôn bản trong trong quá trình giao tiếp, trong tiếng Việt, đối chiếu và so sánh với tiếng Anh.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu mối quan hệ giữa CTTT, sự phân bố TĐ và CTTĐ với hình thức câu, tìm hiểu CTTĐ của câu điển thể và biến thể do sự tương tác giữa các yếu tố ngôn ngữ và thông tin trong giao tiếp.

Dựa trên cơ sở lý thuyết đại cương về CTTT, CTTĐ, áp dụng mô hình CTTĐ của K. Lambrecht 1994 vào tiếng Việt, luận án tiến hành khảo sát CTTĐ trong mô hình câu đơn cơ bản của tiếng Việt, đồng thời tìm hiểu tầm ảnh hưởng và tác động của các yếu tố ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa đến cơ cấu thông tin trên bề mặt của câu, đặc biệt là những thay đổi về tính chất TĐ và qui mô của CTTĐ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, lấy đó làm cơ sở so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ, tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về hình thức thể hiện cũng như ngữ nghĩa-ngữ dụng được biểu đạt bởi những phương tiện ngôn ngữ này khi chúng thực thi nhiệm vụ ngữ dụng của mình, đó là: Xác lập thông tin, đánh dấu và chỉ xuất TĐ cũng như qui mô CTTĐ, đồng thời chỉ ra khả năng thay thế nhau giữa các phương thức này trong đối dịch nhằm bảo toàn ngữ nghĩa và thông tin TĐ.

3 Đối tượng nghiên cứu

Với tên đề tài “Về cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu tiếng Việt và tiếng Anh”, trọng tâm nghiên cứu của luận án là nhận diện, miêu tả và phân tích các kiểu CTTĐ trong một số loại câu có những tổ chức cú pháp và cơ cấu thông tin khác nhau, cũng như sự biến đổi về trạng thái, tính chất và qui mô TĐ do những tác động của các phương tiện ngôn ngữ khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh. Nói rõ hơn, đối tượng của nghiên cứu này là CTTĐ thông tin của câu trong quá trình giao tiếp xét trên hai bình diện điển dạng và các biến thể do tương tác giữa các bình diện ngôn ngữ, đặc biệt là hình thức câu. Trong quá trình quan sát và phân tích, luận án xem xét mối quan hệ mật thiết giữa CTTĐ với các biến thể cú pháp gắn liền với ngữ cảnh sử dụng.

4 Phạm vi nghiên cứu

a) Luận án dựa trên những tiền đề lý thuyết về CTTT tiếp thu được từ những công trình nghiên cứu của ngữ học thế giới chủ yếu trên cứ liệu tiếng Anh, đặc biệt là lý thuyết về CTTĐ và mô hình các kiểu CTTĐ của Lambrecth 1994 để tiến hành khảo sát cơ cấu thông tin trong câu tiếng Việt ở những kiểu câu đơn điển hình nhất, đồng thời quan sát sự biến đổi về tính chất TĐ và qui mô CTTĐ trong một số biến thể cú pháp qua những tác động của các yếu tố ngôn ngữ có sự tham gia của các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ.

b) Luận án tập trung nhất vào việc tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ: Ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng-ngữ nghĩa đến CTTĐ của câu.

Về vai trò và ảnh hưởng ngữ pháp của câu đối với CTTĐ, luận án tiến hành khảo sát sự chuyển biến về tính chất TĐ và vùng TĐ trong một số biến thể cú pháp tình thái như

(i) Câu có trật tự từ đảo,

(ii) Câu có cấu trúc Đề-Thuyết với Đề tương phản,

(iii) Câu có các vế triển khai.

Về Đề tương phản, do có sự hạn chế về số lượng trang viết, luận án chỉ giới hạn việc khảo sát ở hai loại Đề là Bổ đề và Trạng Đề với trật tự Đề-Thuyết cố định và một số ngữ đoạn/cú đoạn Trạng ngữ tự do nằm ở vị trí Đề, còn Chủ đề tương phản và các loại Trạng đề bao gồm các Ngoại đề và Đề tình thái - như cách gọi của Cao Xuân Hạo 1991, hay Đề văn bản, Đề liên nhân - như cách hình dung của ngữ pháp chức năng hệ thống, luận án không đưa vào phạm vi xem xét.

Cơ cấu thông tin vốn có thể được xác định theo nhiều cách:

(i) Căn cứ vào quan hệ TGĐ-TĐ qua các câu hỏi-đáp;

(ii) Căn cứ vào việc phân đoạn Đề- Thuyết trên bề mặt của của câu,

(iii) Thông qua ngữ cảnh, văn cảnh diễn ngôn,

(iv) Căn cứ vào ý định của người nói (qua cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ) Và cách giải mã thông tin của người nghe.

Tuy nhiên, khi phân tích về ảnh hưởng của cú pháp đến CTTĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án không xét CTTĐ qua câu hỏi-đáp mà tập trung quan sát sự phân bố TĐ trên cấu trúc bề mặt của câu trong các biến thể câu tình thái trần thuật trong từng ngôn ngữ hầu làm rõ sự giao thoa trong CTTT hai loại cấu trúc: Cấu trúc Chủ-Vị (ngữ nghĩa-ngữ pháp) Và cấu trúc Đề-Thuyết (ngữ nghĩa-ngữ dụng). Ảnh hưởng của hai phương tiện ngữ âm và từ vựng-ngữ nghĩa đến CTTĐ được phân tích trên phương diện ngữ nghĩa-ngữ dụng trong mối liên hệ với chủ thể giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp.

Bên cạnh đó, luận án không dừng việc nghiên cứu CTTĐ trong khuôn khổ câu đơn như các nghiên cứu đi trước mà bước đầu mở rộng khảo sát cơ cấu TĐ trong cấu trúc của nó sang đến các cú đoạn Trạng ngữ trong các câu ghép tiếng Việt, câu phức tiếng Anh với tư cách là những Trạng đề tương phản.

c) Khi so sánh, luận án dựa vào những đặc điểm về loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh, lấy đó làm cơ sở để chỉ ra những điểm dị biệt của những phương tiện ngôn ngữ dùng để chỉ xuất và đánh dấu TĐ, cũng như chỉ ra những sự chênh biệt tất yếu về cấu trúc cú pháp, về cơ cấu từ vựng trong cấu trúc và những phương tiện thay thế khi thực hiện đối dịch giữa hai ngôn ngữ này.

5 Lịch sử vấn đề

5.1 Từ CTTT đến CTTĐ

CTTĐ là sự phát triển lý thuyết về CTTT, về cách thức tổ chức và thể hiện nội dung thông tin thông qua hình thức câu trong những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Về cơ bản, nó chỉ là một cách gọi khác của CTTT, nhưng với một số nhà ngôn ngữ học, điển hình như K. Lambrecht 1994, CTTĐ còn được mô hình hóa bằng các kiểu cấu trúc khác nhau dựa vào nhiệm vụ giao tiếp và qui mô thông tin TĐ.

Thuật ngữ “cấu trúc thông tin”  được sử dụng lần đầu tiên bởi M. A. K. Halliday năm 1967 trong một bài viết gây tiếng vang lớn trong giới ngôn ngữ học thời bấy giờ về hiện tượng ngôn điệu trong lời nói. Trong bài viết này Halliday nhắc lại những khái niệm về known/unknown (cái đã biết/cái chưa biết) - những đơn vị có chức năng chuyển tải thông tin trong quá trình giao tiếp - vốn từ trước đó, đã được V. Mathesius 1929 - người sáng lập ra trường phái Prague - đề cập đến, và sau này là các học trò của ông như J. Firbas, E. Hajicova F. Daneš, P. Sgall qua lý thuyết về Phân đoạn thực tại câu (Functional sentence perspective – FSP).

Theo lý thuyết này, cơ cấu tổ chức của đơn vị thông tin được lưỡng phân trên bề mặt câu trong ngôn bản, văn bản thành hai thành tố là cái cũ và cái mới (given- new) Dựa trên cơ sở quan hệ chức năng Đề-Thuyết (Theme-Rheme/ Topic-Comment) Của câu. (Xem thêm ở 1.1&1.2, Phụ lục 1).M. A. K. Halliday (1967a,1967b,1985,1991) Cũng đồng quan điểm về đơn vị thông tin bao gồm hai thành tố là thông tin cũ (TTC) Và thông tin mới (TTM) Của V. Mathesius và các tác giả của trường phái này. Halliday cho rằng TTM là cái mà người phát tin cho rằng người nhận tin chưa biết, là cái người nghe chưa nắm bắt được, hay không khôi phục lại được từ ngữ cảnh, và TTC là cái mà người phát tin cho rằng 5 người nhận tin đã biết (do hiện hữu về mặt vật lý trong ngữ cảnh, hoặc là do đã được đề cập đến trước đó trong diễn ngôn). Trật tự tự nhiên giữa hai thành tố này của đơn vị thông tin là cũ-mới.

Cái khác của Halliday so với với nhóm tác giả lý thuyết Phân đoạn thực tại ở chỗ, ông phân biệt CTTT với cấu trúc Đề-Thuyết. Trong Dẫn luận ngữ pháp chức năng [1985: 278], Halliday cho rằng: CTTT với cấu trúc Đề-Thuyết mặc dù có quan hệ với nhau, nhưng ranh giới Đề-Thuyết và cũ-mới không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhau. TTC là cái người nghe đã biết hoặc có thể tiếp cận được, còn Đề là cái người nói chọn làm xuất phát điểm của nhận định, nó thường là TTC, nhưng cũng có khi Đề lại chứa đựng cái mới. Cấu trúc Đề-Thuyết hướng tới người nói, trong khi cấu trúc cũ-mới lại hướng tới người nghe. Khi phân tích cũ-mới trước hết phải dựa vào ngữ cảnh diễn ngôn.

Nghiên cứu về CTTT thông qua mối liên hệ với ngữ pháp chức năng còn có nhiều tác giả khác, chẳng hạn như J. D. L. Bolinger 1965, J. Lyons 1968, O. Krilova & X. Khavronina, 1976, S. C. Simon 1981, E. Vallduvi 1990, Van Valin 1991, E. Valldulvi & M. Vilkuna 1998, M. Steedman 1991,2000,2003, v.v.

Theo thời gian, phạm vi nghiên cứu được mở rộng, cách nhìn nhận vấn đề ít nhiều thay đổi. Các khảo cứu sau này đã tập trung vào vấn đề TĐ trong CTTT, từ đó xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ mà nội hàm và ngoại diên của chúng khá phức tạp, tuy nhiên về cơ bản, đều dùng để chỉ những đơn vị tương đương với TTC và TTM như Tiền giả định-Tiêu điểm (Presupposition-Focus); Tiền đề-Tiêu điểm (Background/GroundFocus), Chủ đề-Tiêu điểm (Topic-Focus).

N. Chomsky (1971) Là người đầu tiên đầu sử dụng cặp thuật ngữ presuppositionfocus (TGĐ-TĐ) Thay cho cặp thuật ngữ theme-rheme/ topic-comment (Đ-T) Để chỉ hai tính chất cũ-mới của thông tin. Tác giả nhìn nhận hai thành phần cơ bản trong nội dung thông tin là TGĐ và TĐ và xác định rõ sự khác biệt giữa hai thành phần này. Theo ông, TGĐ có thể là một bộ phận của câu, tồn tại độc lập với hoạt động ngôn từ, nó cũng có thể là cái tồn tại bên ngoài, không có mặt trong thành phần câu nói. TGĐ trong hiển ngôn là phần thông tin làm tiền đề cho thông tin TĐ được thực hiện; TĐ của câu là những ngữ đoạn nằm trong trung tâm ngữ điệu, có nhiệm vụ chỉ ra mối quan hệ:

(i) Giữa 6 một câu trả lời thực tế với những câu/phát ngôn hay những câu hỏi khác nhau;

(ii) Giữa một câu trả lời có thể có với nhiều câu/phát ngôn khác nhau;

(iii) Hoặc xác định mối quan hệ giữa những câu/phát ngôn khác nhau trong cùng một diễn ngôn. Như vậy, TGĐ trong CTTT theo hình dung của Chomsky và của các nhà ngữ học hiện đại có thể là thông tin hiển minh, thể hiện trên cấu trúc bề mặt của câu, lại vừa có thể là thông tin suy luận, nhận biết được thông qua những ngữ cảnh phát ngôn khác nhau. (Xem thêm 1.3, Phụ lục 1).

Theo bước Chomsky, nhiều nhà ngôn ngữ học sau này như R. Jackendoff 1972, L. Karttunen 1974, E. Prince 1992, M. Rooth 1985,1992, A. Kratzer 1994, K. Lamrecht 1994,2000,2003, E. Vallduvi & R. Zacharski 1994, D. Buring 2005, M. Krifka 2006, S. Calhoun 2007, … đã sử dụng cặp thuật ngữ TGĐ-TĐ (Presupposition-Focus) Khi khảo sát cơ cấu thông tin trong hoạt động diễn ngôn, và tìm ra mối liên quan giữa các bình diện ngôn ngữ khác nhau trong việc trao và nhận tin cũng như tác động của những yếu tố khác bên ngoài ngôn ngữ đến quá trình này.

M. Kriffka 1992,2001,2006 và một số tác giả khác thì dùng cặp thuật ngữ tương đương là Common ground-Focus (Tiền đề-TĐ) Để chỉ hai thành tố này của thông tin.

Cặp thuật ngữ Topic-Focus (Chủ đề-TĐ) Bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Chúng được dùng bởi P. Sgall 1967, S. C. Dick 1978, N. Erteschik-shir 1997,1999, K. Lambrecht 1994, D. Buring 1995, E. Hajicova, B. H. Partee, P. Sgall 1998, J. Jacobs 2001, R. A. Jacobs 1993,2001, J. K. Gundel & T. Fretheim 2006, v.v.

Nói về thành phần của CTTT, R. E. Asher (1994), đã tổng kết rằng, trong một câu thông báo thông thường, phần Đề (Theme/Topic) ứng với phần TTC/TGĐ (Known/Old/ Presupposition); Phần Thuyết (Rheme/Comment) ứng với thông tin TĐ/TTM (Focus/New). Cái cũ, có thể chỉ gồm phần Đề, nhưng cũng có thể vượt quá ranh giới của Đề; Còn TĐ là phần thông tin quan trọng, thường thì là cái mới, là phần

Thuyết, song nhiều khi TĐ lại hiện diện cả ở trên vị trí của Đề, vốn là vị trí của cái đã biết.

Có hai cách xác định TĐ thông tin của một câu:

(i) Căn cứ vào quan hệ TGĐTĐ qua các câu hỏi đáp;

(ii) Căn cứ vào việc phân đoạn Đề Thuyết của câu thông qua ngữ cảnh, văn cảnh diễn ngôn.

Như vậy, về cơ bản, CTTT của câu được lưỡng phân thành hai tầng kiến trúc: Tầng thứ nhất là sự lưỡng phân có tính chất ngữ pháp-ngữ nghĩa chỉ ra mối liên hệ giữa CTTT với hình thức câu, đó là cấu trúc Đề-Thuyết; Tầng thứ hai là sự lưỡng phân thông tin ngữ dụng, giữa cái đã biết và cái chưa biết (xác định thông qua hỏi-đáp).

Từ những năm 1990 thuật ngữ CTTĐ xuất hiện và được dùng song song với thuật ngữ CTTT và đến nay đã trở nên phổ biến (xem thêm T. Fretheim 1992a, K. Lambrecht 1994, Esterschik-shir 1997, R. D. Van Valin Jr. 2004, C. Breul 2004, v.v).

Bên cạnh việc xây dựng một bộ máy khái niệm dựa vào sự lưỡng phân đơn vị thông tin trong CTTT/CTTĐ, các nhà ngôn ngữ học còn quan tâm đến sự biến thiên về độ lớn, kích cỡ (size/ scope) Của TĐ trong những ngữ cảnh cụ thể với những mục đích giao tiếp khác nhau và lấy đó làm tiêu chí xác định qui mô và kiểu loại của CTTĐ.

Chẳng hạn, D. R. Ladd [1980: 77, theo M. Krifka, 2006], M. Rooth 1985,1992 đã dùng thuật ngữ tiêu điểm rộng (broad focus) Để chỉ TĐ có phạm vi là ngữ đoạn, và dùng thuật ngữ tiêu điểm hẹp (narrow focus) Để chỉ TĐ giới hạn ở một thành tố nhất định.

Qua khảo sát, các nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy khả năng phân bố đa dạng của TĐ trên câu, nhận thấy có sự tương ứng và sự không tương ứng về mặt ngữ dụng giữa cơ cấu Đề ngữ-Thuyết ngữ (Theme-Rheme) Hay Đề-Thuyết (Topic-Comment) Với cơ cấu Chủ đề-tiêu điểm (Topic-Focus), và TGĐ-TĐ, và cả mối tương quan giữa các cặp phạm trù vừa kể với hai thành phần cũ-mới của đơn vị thông tin trong câu.

Theo K. Lambrecht (1994), trong CTTT có ba tầng quan hệ cơ bản (fundamental dimensions) Sau đây:

(i) Quan hệ trong thông tin mệnh đề (propositional information): Bao gồm hai thành phần TGĐ ngữ dụng và Thuyết định ngữ dụng (Pragmatic Presupposition & Pragmatic Assertion). Đây là cách sự phân chia cơ cấu thông tin mệnh đề thành hai phần TTC và TTM, trong đó TGĐ là cái mà người nói giả định là người nghe đã biết trong thời điểm nói, còn Thuyết định là điều mà người nghe thu nhận được với tính chất là cái mới.

(ii) Tình trạng ngữ dụng của thông tin (pragmatic state of information) Với hai tính chất quan trọng của sở chỉ trong diễn ngôn: Tính xác định và tính hoạt biến (identifiability & activation).

- Tính xác định của sở chỉ nếu xét trong quan hệ logic thì nó chỉ ra giá trị đúngsai, tính chân lý của nhận định về sự tình, nhưng trong CTTT nó chịu ảnh hưởng của tình trạng tâm lý của các bên giao tiếp, vào khả năng tiếp thu và xử lý thông tin của người tiếp nhận thông tin, và trước hết nó tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp.

- Tính hoạt biến của sở chỉ trong diễn ngôn là yếu tố hoàn toàn mang tính chất tâm lý, tồn tại trong ý thức của người giao tiếp, có nghĩa là người nói có thể chủ động qui chiếu và TĐ hóa bất cứ một biểu thức nào trong câu bằng những phương tiện ngôn ngữ nhất định. Những phương tiện đó có thể là ngôn điệu, có thể là hình thái-cú pháp, v.v.

(iii) Mối liên hệ ngữ dụng (pragmatic relations) Của thông tin mệnh đề: Đó là mối quan hệ ngữ dụng giữa Chủ đề và TĐ, trong đó Đề được hiểu là cái sẽ được nói đến. Đề có thể là một sở chỉ diễn ngôn, cũng có thể là một biểu thức qui chiếu. Trong giao tiếp, thường thường (chứ không phải luôn luôn) Chủ đề hay trùng hợp với TGĐ ngữ dụng, mối tương quan này thể hiện ở việc Chủ đề thường hay đóng vai trò của phần của thông tin đã biết, phần của thông tin TGĐ. Còn TĐ được Lambrecht định nghĩa là “thành tố ngữ nghĩa của cấu trúc mệnh đề ngữ dụng mà nhờ đó mà phân xác được Thuyết định ngữ dụng với TGĐ ngữ dụng”. [Sđd: 213]. Lambrecht không thừa nhận việc đồng nhất TGĐ với Chủ đề (Topic), và Thuyết định/Thuyết (Assertion) Với TĐ. Theo ông, lý do thứ nhất, TĐ phải đi đôi với việc thể hiện TTM, mọi câu nói đều chứa đựng TTM, do đó tất cả các câu đều phải có TĐ. Tuy nhiên, không phải câu nào cũng có Chủ đề/Đề, nên không thể mặc nhiên coi TĐ là phần Thuyết của Đề. Lý do thứ hai, Chủ đề/Đề và TGĐ không phải lúc nào cũng là một, và khi Đề và TGĐ không trùng nhau thì mặc dù TĐ là một phần của Thuyết, Đề vẫn không phải là TGĐ.
-----------------------------------------------
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
DẪN LUẬN
0.1 Lý do chọn đề tài
0.2 Mục đích nghiên cứu
0.3 Đối tượng nghiên cứu
0.4 Phạm vi nghiên cứu
0.5 Lịch sử vấn đề
0.6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài
0.8 Bố cục luận án
Chương 1: Tổng quan về cấu trúc thông tin, tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm
1.1 Cấu trúc thông tin, các thành tố của đơn vị thông tin và những yếu tố tác động đến tình trạng thông tin
1.1.1 Cấu trúc thông tin
1.1.2 Thông tin cũ, thông tin mới
1.1.3 Ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thức nền và tình trạng thông tin
1.1.4 Yếu tố tâm lý và tình trạng cũ-mới của thông tin
1.2 Tiêu điểm thông tin
1.2.1 Tiêu điểm
1.2.2 Các loại tiêu điểm: Tiêu điểm thông tin mới và tiêu điểm tương phản
1.3 Cấu trúc tiêu điểm thông tin
1.3.1 Các kiểu CTTĐ của K. Lambrecht và hệ thuật ngữ
1.3.2 Quan điểm của luận án
1.4 Về CTTĐ trong câu đơn tiếng Việt
1.4.1 Cấu trúc VnTĐ
1.4.2 Cấu trúc CâuTĐ
1.4.3 Cấu trúc TĐBP
1.5 Việc đánh dấu tiêu điểm và CTTĐ
1.5.1 Tiêu điểm đánh dấu và không đánh dấu
1.5.2 Vai trò của TGĐ trong việc xác định tiêu điểm
1.5.3 Tác động của việc đánh dấu tiêu điểm đến CTTĐ
1.6 Tiểu kết
Chương 2: Cấu trúc tiêu điểm và ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong việc chỉ xuất, đánh dấutiêu điểm trong câu tiếng Việt
2.1 CTTĐ trong một số biến thể cú pháp tiếng Việt
2.1.1 CTTT và hình thức câu – Sự giao thoa của các quan hệ ngữ pháp-ngữ nghĩa-ngữ dụng trong CTTĐ thông tin
2.1.2 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo và câu có cấu trúc Đề-Thuyết với Đề tương phản
2.1.2.1 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo
2.1.2.2 CTTĐ ở câu Đề-Thuyết với Đề tương phản trong tiếng Việt
2.1.3 CTTĐ ở câu có cấu trúc triển khai trong tiếng Việt
2.1.3.1 Triển khai trái bằng ngữ đoạn hay cú đoạn định ngữ
2.1.3.2 Triển khai bằng cấu trúc có các chỉ tố hồi chỉ
2.1.3.3 Triển khai bằng các bậc Đề-Thuyết
2.2 CTTĐ với vai trò của ngữ điệu-trọng âm trong chỉ xuất và đánh dấu TĐ trong câu tiếng Việt
2.2.1 Trọng âm trong tiếng Việt
2.2.1.1 Trọng âm trong phạm vi từ
2.2.1.2 Trọng âm trong phạm vi ngữ đoạn/ câu
2.2.2 Ngữ điệu trong tiếng Việt
2.2.2.1 Chức năng ngữ pháp của ngữ điệu tiếng Việt
2.2.2.2 Chức năng ngữ dụng của ngữ điệu tiếng Việt
2.2.3 Sự chuyển vị trọng âm TĐ trong diễn ngôn và ngữ điệu đay cuối câu trong câu tình thái
2.2.3.1 Sự chuyển vị trọng âm trong diễn ngôn
2.2.3.2 Ngữ điệu đay cuối câu trong câu tình thái
2.3 CTTĐ với từ vựng-ngữ nghĩa đánh dấu TĐ trong câu tiếng Việt
2.3.1 Về việc đánh dấu TĐ bằng từ ngữ tình thái trong tiếng Việt
2.3.2 Các đơn vị từ ngữ tình thái đánh dấu TĐ đơn
2.3.3 Các đơn vị từ ngữ tình thái đánh dấu TĐ phức
2.4 Tiểu kết
Chương 3: Cấu trúc tiêu điểm và ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong việc chỉ xuất, đánh dấutiêu điểm trong câu tiếng Anh
3.1 CTTĐ trong một số biến thể cú pháp tiếng Anh
3.1.1 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo và Đề TP trong câu tiếng Anh
3.1.1.1 Vấn đề trật tự từ và Đề TP trong tiếng Anh
3.1.1.2 CTTĐ trong câu có Đề tương phản trong tiếng Anh
3.1.2 CTTĐ ở câu có cấu trúc triển khai trong tiếng Anh
3.1.2.1 Cấu trúc it-clefts
3.1.2.2 Cấu trúc wh-clefts
3.1.2.3 Cấu trúc th-clefts
3.1.2.4 Cấu trúc câu tồn tại “There+ Be + Relative clause”
3.2 CTTĐ với ngữ điệu và trọng âm trong câu tiếng Anh
3.2.1 Trọng âm trong tiếng Anh
3.2.1.1 Chức năng ngữ pháp của trọng âm
3.2.1.2 Chức năng ngữ dụng của trọng âm
3.2.2 Ngữ điệu trong tiếng Anh
3.2.2.1 Về hệ thống ngữ điệu tiếng Anh
3.2.2.2 Chức năng ngữ pháp của ngữ điệu tiếng Anh
3.2.2.3 Chức năng ngữ dụng của ngữ điệu tiếng Anh
3.3 CTTĐ với từ vựng-ngữ nghĩa đánh dấu TĐ trong câu tiếng Anh
3.3.1 Về lớp từ ngữ tình thái đánh dấu TĐ trong tiếng Anh
3.3.2 Các đơn vị từ ngữ tình thái đánh dấu TĐ đơn
3.3.3 Các đơn vị từ ngữ tình thái đánh dấu TĐ phức
3.4 Tiểu kết
Chương 4: So sánh cấu trúc tiêu điểm dưới tác động của ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trongcâu tiếng Việt và tiếng Anh
4.1 Nội dung, mục đích và phương pháp so sánh
4.1.1 Nội dung, mục đích
4.1.2 Phương pháp và các thao tác tiến hành so sánh
4.2 So sánh CTTĐ trong một số biến thể cú pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh
4.2.1 CTTĐ trong các biến thể câu liên quan đến trật tự từ: Cơ cấu cú pháp, cấu trúc Đề-Thuyết với Đề TP
4.2.1.1 Những điểm tương đồng
4.2.1.2 Những điểm khác biệt
4.2.2 So sánh các biến thể cú pháp có cấu trúc triển khai
4.2.2.1 Những hình thức cấu trúc tương đồng
4.2.2.2 Những hình thức cấu trúc khác biệt
4.3 So sánh phương thức từ vựng-ngữ nghĩa trong vai trò chỉ xuất và đánh dấu TĐ
4.3.1 Những điểm tương đồng
4.3.2 Những điểm khác biệt
4.4 So sánh phương thức ngữ điệu-trọng âm trong vai trò đánh dấu TĐ
4.4.1 Những điểm tương đồng
4.4.2 Những điểm khác biệt
4.5 Tiểu kết
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
--------------------------------------------
I-TÀI LIỆU THAM KHẢO

  A-Tiếng Việt
1. ĐỖ ẢNH, (1990), Thử vận dụng quan điểm cấu trúc chức năng để nhận diện miêu tả câu tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
2. TRẦN THANH ÁI, (2003), Về vấn đề Đề-Thuyết, Ngôn ngữ & Đời sống, số 4.
3. DIỆP QUANG BAN, (chủ biên ), (2001), Ngữ pháp tiếng Việt-Tập 1 và 2, Nxb Giáo dục.
4. DIỆP QUANG BAN, (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
5. DIEÄP QUANG BAN, (2008), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
6. BROWN, G.; YULE, G., (1983), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, 2002, Nxb ĐHQG.
7. NGUYỄN TÀI CẨN, (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN.
8. ĐỖ HỮU CHÂU, (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
9. ĐỖ HỮU CHÂU, đồng tác giả BÙI MINH TOÁN, (2001), Đại cương Ngôn ngữ học-Tập 1, Nxb Giáo dục.
10. ĐỖ HỮU CHÂU, (2001), Đại cương Ngôn ngữ học-Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.
11. MAI NGỌC CHỪ, đồng tác giả VŨ ĐỨC NGHIỆU, HOÀNG TRỌNG PHIẾN, (2000), Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
12. CONNOR, J.D.O’., FLETCHER, C., (1997), Sounds English : A pronunciation practice book – Luyện âm tiếng Anh, Nguyễn Thành Yến dịch và chú giải, Nxb TPHCM.
13. NGUYỄN HỒNG CỔN, (2001), Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu, Ngôn ngữ, số 5.
14. NGUYỄN HỒNG CỔN, (2004), Tiêu điểm tương phản trong tiếng Việt, Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế ngôn ngữ học Liên Á, Hà Nội, 11/2004.
15. NGUYỄN HỒNG CỔN, (2010), Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp của câu tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4.
16. HOÀNG CAO CƯƠNG, (1985), Khái niệm về ngôn điệu, Ngôn ngữ, số 3.
17. HOÀNG CAO CƯƠNG, (2000), Bước đầu nhận xét về đặc điểm ngữ điệu tiếng Việt (trên cứ liệu thực nghiệm), Ngôn ngữ, số 1.
18. NGUYỄN ĐỨC DÂN, (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.
19. NGUYỄN ĐỨC DÂN, (1998), Lôgic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
20. NGUYỄN ĐỨC DÂN, (2002), Nỗi oan THÌ MÀ LÀ, Nxb Trẻ.
21. DICK, S.C., (1978), Functional Grammar, Ngữ pháp chức năng, bản dịch tiếng Việt, 2005, ĐHQG TPHCM, ĐHKHXH&NV.
22. DƯƠNG NGỌC DŨNG, (1991), Phương pháp luyện dịch, Nxb Long An.
23. HỮU ĐẠT, (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG, Hà Nội 199
24. LÊ ĐÔNG, (1991), Ngữ nghĩa-ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ, Ngôn ngữ, số 2.
25. LÊ ĐÔNG, (1992), Ngữ nghĩa ngữ dụng của hừ: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
26. LÊ ĐÔNG, đồng tác giả HÙNG VIỆT, (1995), Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa của môt số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
27. LÊ ĐÔNG, đồng tác giả NGUYỄN VĂN HIỆP, (2003), Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, Ngôn ngữ, số 7,8.
28. ĐINH VĂN ĐỨC, (2000), Bài giảng về Các phương pháp phân tích ngữ pháp, ĐHKHXH&NV TPHCM.
29. ĐINH VĂN ĐỨC, (2001), Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
30. NGUYỄN CÔNG ĐỨC, (1998), Từ vựng tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
31. NGUYỄN THIỆN GIÁP, (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
32. NGUYỄN THIỆN GIÁP, (1999), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
33. NGUYỄN THIỆN GIÁP, (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
34. GILBERT, J., (1985), Clear Speech, Second Edition, Lê Huy Lâm dịch và chú giải, 2001, Nxb TPHCM.
35. GREENBAUM, S. & QUIRK, R., (1990,1998), A student’s Grammar of the English Language, Nxb Giao thông vận tải, (2003), Lê Tấn Thi giới thiệu và chú giải (2002).
36. HALLIDAY, M.A.K. , (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Arnold Publisher; Hoàng Văn Vân dịch, 2000, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
37. HOÀNG VĂN HÀNH, (2001), Các bài giảng cao học, ĐHKHXH & NV TPHCM
38. HOÀNG VĂN HÀNH, (2001), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ Việt nam, Nxb Giáo dục.
39. CAO XUÂN HẠO, (1991), Tiếng Việt. Sơ thảo ngữ pháp chức năng-Quyển 1, Nxb KHXH, Hà Nội.
40. CAO XUÂN HẠO, chủ biên, (1991), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt-Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
41. CAO XUÂN HẠO, (2001), Tiếng Việt. Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục.
42. CAO XUÂN HẠO, (2002), Câu và kết cấu Chủ-Vị, Ngôn ngữ, số 13.
43. HARRIS, Z.S., (1951), Các phương pháp của Ngôn ngữ học cấu trúc, Cao Xuân Hạo dịch, 2001, Nxb Giáo dục.
44. LÊ ANH HIỀN, (1973), Tìm hiểu ý nghĩa cách dùng từ ĐẾN hoặc TỚI theo sau động từ, Ngôn ngữ, số 1.
45. NGUYỄN VĂN HIỆP, (2002), Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 10. 200
46. NGUYỄN VĂN HIỆP, (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, số 2.
47. LÝ TÙNG HIẾU, (2002), Tiếng Việt ngày nay: Những phương tiện ngữ pháp có hiệu lực trên cả hai bình diện Từ pháp và Cú pháp, Tập san hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội Ngôn ngữ học TPHCM.
48. NGUYỄN CHÍ HÒA, (2002), Một vài đặc điểm của phát ngôn đơn có “phần thêm” được hình thành bằng phương thức lặp trong giao tiếp khẩu ngữ, Ngôn ngữ, số 9.
49. NGUYỄN HÒA, (2002), Ngữ cảnh trong phân tích diễn ngôn, Ngôn ngữ, số 11.
50. NGUYỄN HOÀ, (2003), Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy học “Phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp”, Ngôn ngữ, số 5.
51. LÊ HOÀNG, (2002), Thử bàn về chủ ngữ trong tiếng Việt qua kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu tiếng Nhật, Ngôn ngữ, số 14.
52. BÙI MẠNH HÙNG, (2003), Phân loại câu theo mục đích phát ngôn, Ngôn ngữ, số 2.
53. NGUYỄN THƯỢNG HÙNG, (1992), Tỉnh lược chủ ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, Ngôn ngữ, số 1.
54. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN, (2004), Về tiêu điểm thông tin trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHKHXH & NV TPHCM.
55. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN, (2008), Về cấu trúc thông tin, Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục ngôn ngữ tại Việt Nam, TP HCM tháng 12/2008.
56. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN, (2008), Về cấu trúc tiêu điểm thông tin, tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 15 tháng 12/2008.
57. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN, (2010), Sự chuyển vị trọng âm tiêu điểm do hoạt biến diễn ngôn, Ngôn ngữ & Đời sống, số 1+2.
58. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN, ( 2010), Ngữ điệu và trọng âm trong việc đánh dấu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm, tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 20 tháng 5/2010.
59. KASÊVICH, V. B., (1999), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục.
60. PHAN KHÔI, (1997), Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng.
61. NGUYỄN HUY KÝ, (2002), Trọng âm từ, xuất phát điểm của việc nghiên cứu nhịp điệu tiếng Anh, Ngôn ngữ, số 13.
62. ĐINH TRỌNG LẠC, chủ biên, (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
63. ĐINH TRỌNG LẠC, (2001), Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
64. NGUYỄN LAI, (1999), Những bài giảng về Ngôn ngữ học Đại cương, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
65. LƯU VÂN LĂNG, (1992), Về Sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, Ngôn ngữ, số 1.
66. LƯU VÂN LĂNG, (1995), Hệ thống thành tố cú pháp với nòng cốt câu, Ngôn ngữ, số 1.
67. LƯU VÂN LĂNG, (2000), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 201
68. LÖU VAÂN LAÊNG chủ biên, (2008), Những vấn đề ngữ pháp tieáng Vieät hiện đại, Nxb KHXH, Haø Noäi.
69. HỒ LÊ, (1991), Cú pháp tiếng Việt-Quyển 1: Phương pháp phân tích cú pháp, Nxb KHXH, Hà nội.
70. HỒ LÊ, (1992), Cú pháp tiếng Việt-Quyển 2, Nxb KHXH, Hà Nội.
71. HỒ LÊ, (1993), Cú pháp tiếng Việt-Quyển 3, Nxb KHXH, Hà nội.
72. HỒ LÊ, (2000), Qui luật Ngôn ngữ-Quyển 4, Nxb KHXH, Hà Nội.
73. ĐẶNG NGỌC LỆ, viết cùng NGUYỄN KIÊN TRƯỜNG, (1998), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục.
74. NGUYỄN VĂN LỘC, (2002), Các mô hình kết trị của động từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
75. NGUYỄN VĂN LỘC, (2003), Thử nêu một định nghĩa về chủ ngữ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số
3.
76. BÙI THỊ THANH LƯƠNG, (2002), Tìm hiểu chức năng ngữ pháp và vai trò thông báo của vai nghĩa thời gian trong câu tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4.
77. NGUYỄN THỊ LƯƠNG, (1995), Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự trong giao tiếp, Ngôn ngữ 2.
78. PHẠM THỊ LY, (2002a), Một số hình thức diễn đạt trong tiếng Anh tương ứng với tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, số 3.
79. PHẠM THỊ LY, (2002b), Tiểu từ tình thái cuối câu, một trong những phương tiện chủ yếu diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 13.
80. PHẠM THỊ LY, (2003), Đối chiếu một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học KHXH&NV, TPHCM.
81. TRẦN QUANG MÂN, (2001), Căn bản phiên dịch Việt – Anh, Nxb Trẻ.
82. ĐỖ TUẤN MINH, (2002), Vai trò của quá trình danh hóa trong ngôn bản khoa học tiếng Anh, Ngôn ngữ, số 13.
83. LADO, R, (2002), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
84. TRẦN THANH NGUYỆN, (2002), Nói mỉa trong tiếng Việt, Tập san hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội Ngôn ngữ học TPHCM.
85. PANFILOV, V.S., (1993), IN LẠI 2008, Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo Dục.
86. HOÀNG PHÊ, (1984), Toán tử lôgich-tình thái (Qua cứ liệu tình thái), Ngôn ngữ, số 4.
87. HOÀNG PHÊ, (1989), Lôgich ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.
88. NGUYỄN PHÚ PHONG, (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt. Loại từ và chỉ thị từ, Nxb KHXH, Hà Nội. 202
89. VÕ ĐẠI QUANG, (2001), Ngữ điệu-một loại hình dấu hiệu ngữ vi (IFID) nổi trội trong tiếng Anh, Ngôn ngữ, số 6.
90. LỤC ĐÌNH QUANG, (2002), Thể thái và biến thái trong tiếng Anh xét từ góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống, Ngôn ngữ, số 13.
91. NGUYỄN ANH QUẾ, (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
92. TRỊNH SÂM, (1999), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
93. TRỊNH SÂM, (2002), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ.
94. ĐÀO THẢN, (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH, Hà Nội.
95. NGUYỄN KIM THẢN, (1999), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
96. NGUYỄN KIM THẢN, (2008), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
97. ĐỖ THANH, (1998), Từ điển công cụ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
98. LÝ TOÀN THẮNG, (1981a), Giới thiệu lý thuyết về phân đoạn thực tại câu, Ngôn ngữ, số 1.
99. LÝ TOÀN THẮNG, (1981b), Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu, Ngôn ngữ, số 3.
100. LÝ TOÀN THẮNG, (1982), Tìm hiểu thêm về kiểu loại câu N2-N1-V, Ngôn ngữ, số 1.
101. LÝ TOÀN THẮNG, (1984), Bàn thêm về kiểu loại câu P-N trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
102. LÝ TOÀN THẮNG, (2002), Mấy vấn đề Việt Ngữ Học và Ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội.
103. ĐỖ TIẾN THẮNG, (2008), Ngữ điệu tiếng Việt-Sơ khảo, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
104. BÙI KHÁNH THẾ, (1995), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
105. TRẦN NGỌC THÊM, (1985, 2000), Hệ thống liên kết văn bản, Nxb KHXH, Hà Nội.
106. NGUYỄN THỊ THÌN, (2002), Các từ THÌ, MÀ ở đầu câu trong chức năng liên kết nghĩa học, Ngôn ngữ, số 5.
107. HUỲNH VĂN THÔNG, (2003), Vị từ tình thái tiếng Việt. (Đối chiếu với tư liệu tiếng K’HO ở Lâm Đồng), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH&NV, TPHCM.
108. NGUYỄN THỊ THUẬN, (2002), Tình thái của những câu chứa 5 động từ tình thái NÊN, CẦN, PHẢI, BỊ, ĐƯỢC, Ngôn ngữ, số 9.
109. NGUYỄN THỊ THUÝ, (2000), Về cấu trúc thông báo của câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi chính danh, Ngôn ngữ, số 8.
110. ĐINH LÊ THƯ, đồng tác giả NGUYỄN VĂN HUỆ, (1988), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
111. TIỂU BAN TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG, HỘI NGÔN NGỮ HỌC TP HCM, (2002), Ngữ pháp chức năng, Cấu trúc Đề-Thuyết, và Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 14.
112. BÙI MINH TOÁN, (2002), Nhận diện cụm Chủ-Vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 6
113. CÙ ĐÌNH TÚ, (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 203
114. HOÀNG TUỆ, (1990), Vấn đề câu đơn hai thành phần, Ngôn ngữ, số 4.
115. LÊ ANH XUÂN, (2001), Trả lời dưới dạng câu nghi vấn để thực hiện hành vi khẳng định một cách gián tiếp, Ngôn ngữ, số 2.
116. HOÀNG VĂN VÂN, (2005), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb KHXH, Hà Nội.

 B-Tiếng nước ngoài
1. ALECXANDER, L.G., (1988), English grammar, Longman.
2. ASHER, R.E., (Editor-in-chief), (1994), Encyclopedia of Language and Linguistics, Volume 3, Pergamon Press.
3. AZAR, B.S., (1992), Fundamentals of English Grammar, Prentice Hall Regents.
4. AZAR, B.S., (2000), Understanding and using English Grammar, Workbook, Pearson Education.
5. BREUL, C., (2004), Focus Structure in Generative Grammar, John Benjamins publishing company, Amsterdam/Philadelphia.
6. BROWN, G., YULE, G., (1983), Discourse analysis, Cambridge University Press.
7. BRUN, D., (2001), Information structure and the status of NP in Russian, Yale University.
8. BÜRLING D., (2005), Semantics, Intonation and Information Structure, semanticsarchive. net/Archive/GQOYjgxM/buring.infomation.structure.v2005.pdf.
9. CALUDE, A. S., (2005), The cleft-talk, The New Zealand Linguistics Society Conference, The University of Auckland, Auckland, New Zealand.
10. CALHOUN S., (2007), Predicting Focus through Prominence Structure, University of Edinburg, UK.
11. CHAN CHUNG, (2002), Mixed functional Properties in English Stylistic Inversion, Dongseo University.
12. CHOMSKY, N., (1971), Deep Structure, Surface Structure, and Semantic Interpretation. In D. Steinberg and L. Jakobovits (eds.): Semantics, Cambridge University Press.
13. CLARK, H.H., CLARK, E.V., (1977), Psychology and language, H.B.J. Publisher.
14. CLARK, H.H, (1969), Inferring what is meant, in G.B Flores d’Arcais & W.J.M. Levelt (Eds.)
15. COLLIN, C. , (1990), English grammar, Collin Publisher.
16. COUTHARD, M. , (1977), An introduction to Discourse Analysis, Longman.
17. COWLES, W., (2003), Chapter 3: Information structure, www.bcols.sux.ac.uk/home/ Wind-Cowles/ main/Dissertation/Cowles2003-chapter3.pdf.
18. ERTESCHIK-SHIR, N., (1997), The Dynamics of Focus Structure, Cambridge University Press. 204
19. ERTESCHIK-SHIR, N., (1999), Focus structure Theory and Intonation, Language and Speech, 1999, 42(2-3) (209-227), Ben-Gurion University of Negev.
20. ERTESCHIK-SHIR, N., & STRAHOVE, N., (2003), Focus structure architecture and P-syntax, Lingua 114 (2004) 301-323, Foreign Literature and Linguistics, Ben-Gurion University, Beer Sheva, Israel, www.elsevier/locate/lingua.
21. FERY, C. & SAMEK-LODOVICI, V., (2004), Focus Projection and Prosodic Prominence in Nested Foci, University of Potsdam and University College London.
22. FIRBAS, J., (1992), Functional Sentence Perspective in Written and Spoken Discourse, Cambridge University Press.
23. FIRBAS, J., (1997), On some basic issues of theory of functional sentence perspective IV (Some thoughts on Marie Luise Thein’s critique of the theory), Bruno Studies in English 23
24. GREENBERG, J. H., (1963), Some universals of grammar with particular reference to the word order of the meaningful elements, in J.H. Greenberg (Eds.), Cambridge, Mass.: M.I.T. Press.
25. GUNDEL, J.K., (1999a), On different kinds of focus, In Bosch & van der Sandt (Edt.), 293-305.
26. GUNDEL, J.K., (2003), Information Structure and Referential Giveness/ Newness: How Much Belongs in the Grammar? Proceedings of the HPSG03 Conference, University of Minnesota, Michigan State University, East Lansing, Stefan Müller (Editor), CSLI Publications.
27. GUNDEL, J.K. & FRETHEIM T., (2006), Topic and Focus, www.sfu.ca/-hedberg/gundel-fretheim.pdf.
28. GUSSENHOVEN, C., (2007), Types of focus in English, University of Nijmegen, the Netherlands.
29. HAJIˇCOV´A, E., & SGALL, P. (1988), Topic and Focus of a Sentence and the Patterning of a Text, in J¨anos Pet¨ofi, ed., Text and Discourse Constitution, 70–96. Berlin: de Gruyter.
30. HALLIDAY, M.A.K., (1963), The Tones of English, Archivum Linguisticum, 15, 1.
31. HALLIDAY, M.A.K., (1967a), Intonation and Grammar in British English. The Hague: Mouton.
32. HALLIDAY, M.A.K., (1967b), Notes on Transitivity and Theme in English, Part II.” Journal of Linguistics, 3, 199–244.
33. HALLIDAY, M.A.K., (1991), An introduction to Functional Grammar, Edward Arnold London, New York, Melbourne Auckland.
34. HALLIDAY, M.A.K., revised by Christian M.I.M. Mathiessen, (2004), An introduction to Functional Grammar, Holder Arnold.
35. HEDBERG, N., (1988), The discourse Function of Cleft Sentences in Spoken English, Linguistic Society of American Meeting, Dec. 1988, New Orleans, Louisiana.
36. HEDBERG, N. & FADDEN, L., (2002) ,The Information Structure of It-cleft, Wh-cleft and Reverse Wh-clefts in English, Simon Fraser University. 205
37. HELLMUTH, S. & SKOPETEAS, S., (2007), Information Structure in linguistic theory and in speech production: Validation of a cross-linguistic data set, from the project D2 “Typology of Information structure” – part of the Sonerforschunggsbereich “Information structure”, University of Potsdam & Humboldt University.
38. HERMAN, R., (1998), Intonation and Discourse Structure, Ohio State University.
39. HORN, L.R., (1981), Exhaustiveness and the semantics of clefts. Procedings of the Northeastern Linguistic Society 11, 125-142, [Reference from Carsten Breul, 2004].
40. HURFORD, J. R. , (1983), Grammar and Practice, Cambridge University Press.
41. JAKENDOFF, R.S., (1972), Semantic structures, Cambridge, Mass. : M.I.T. Press.
42. JACOBS, R., (1993), English Syntax, A Grammar for English Language Professionals, Oxford University Press.
43. KARTTUNEN, L., (1974), Presupposition and linguistics context, Theoretical Linguistics 1,181-194.
44. KIBRIH, A.A, TOMLIN R.S. (1992), Basic word order. Functional principles, Ngôn ngữ, số 2.
45. KISS, E., (1996), The focus operator and Information focus, In Working paper.
46. KRATZER, A., (2004), Interpreting focus: Presupposed or expressive meanings? A comment on Geurts and van der Sandt 1, University of Massachusetts at Amherst.
47. KRIFKA, M., (2006), Basic Notions of Information Structure, Interdisciplinary Studies on Information Structure 06:000-000.
48. KPЫЛOBA O., XABPOHИHA C., (1976), Пopядoк cлoв в Pyccкoм Языкe, Pyccкoe Издaтeльcтвo, Mocквa
49. KUNINGAS, J. & LEINO, J., (2007), Word Orders and Construction Grammar, University of Helsinki.
50. LADD, D. R., (1996), Intonational Phonology, Cambridge University Press.
51. LAMBRECHT, K., (1994), Information Structure and Sentence Form: Topic, focus, and the mental representation of discourse referents, Cambridge Press.
52. LAMBRECHT, K., (2001), A framework for the analysis of cleft construction. Linguistics 39. 463-516.
53. LEECH, G., SVARTVIK, J., (1991), A communicative Grammar of English, Longman.
54. MANFRED, K., (2006), Basic Notions of Information Structure, Interdisciplinary Studies on Information Structure 06 (2006): 000-000.
55. MARTIN, J.R. , (1992), English text, System and Structure, John Benjamins publishing company.
56. MURPHY, R., (1992), English Grammar In Use, Cambridge University Press.
57. NICOLE DEHÉ, (2003), Information Structure: The Interface of Syntax, Pragmatics and Phonology, www.phon.ucl.ac.uk/home/nicole/prevcourses/PS-IS-SS03.hlml. 206
58. RODINOVA, E., (2001), Word order and Information structure in Russian syntax, Grand Forks, North Dakota.
59. ROOTH, M., (1985), Association with focus, Ph.D. thesis, University of Massachusetts, Amherst.
60. ROOTH, M., (1992), A theory of Focus interpretation, Natural Language Semantics 1, 75-116.
61. ROOTH, M., (2007), Notions of Focus Anaphoricity, Cornell University, Interdisciplinary Studies on Information Structure 6 (2007):57-67.
62. PECCEI, I.S., (1999), Pragmatics, Routledge.
63. PIERREHUMBERT, J., (1980), The Phonology and Phonetics of English Intonation. Ph.D. thesis, MIT. Distributed by Indiana University Linguistics Club, Bloomington.
64. PIERREHUMBERT, J., (1990), The Meaning of Intonational Contours in the Interpretation of Discourse, In: P. Cohen, J. Morgan, and M. Pollack (eds.): Intentions in Communication , Cambridge, MA: MIT Press, 261-270.
65. PRINCE, E. (1981), Toward taxonomy of given-new Information, In: P. Cole (ed.): Radical Pragmatics, New York: Academic Press.
66. SCHEMERLING, S., (1974), A re-examination of normal stress, Language 50.
67. SELKIRK, E., (1984), Phonology and Syntax: The relation between Sounds and Structure, Cambridge, Mass. : M.I.T. Press.
68. SELKIRK, E., (1995), Sentence prosody: Intonation, Stress and Phrasing, in John Goldsmith (Ed.), Handbook of Phonological Theory 550-569, Cambridge, MA: Blackwell.
69. STEEDMAN, M., (2002), Information structure and the Syntax-Phonology Interface, supported by ESRC grants M4233284002 and GR/M96889 to the University of Edinburgh.
70. STEEDMAN, M., (2003), Information-Structural Semantics for English Intonation, supported by ESRC grants GR/M96889 and GR/R02450, EU FED grant MAGISTER.
71. STEEDMAN, M., TL_Notes Part 10 : Intonation and Information Structure,  www.iccs.informatics.ed.ac.wk/~steedmand/tl/tlnotes10ahandout.pdf.
70. STEEDMAN, M., TL_Notes Part 10 : A brief History of Information Structure  www.iccs.informatics.ed.ac.wk/~steedmand/tl/tlnotes10ahandout.pdf.
71. TEICH, E., (2007), Information structure and the study of cross-linguistic variation, University of Sydney, Australia.
72. UHMANN, S., (1991), On the tonal Disambiguation of Focus Structures, Journal of Semantics 8: 219-238, N.I.S. Foundation.
73. VALLDUVÍ, E., (1992), The Informational Component. New York&London: Garland.
74. VALLDUVÍ, E. and VILKUNA, M., (1998), On Rhema and contrast, In: P. Culicover and  L. McNally: Syntax and Semantics, Vol. 29: The limit of Syntax, Sandiego, CA: Academic Press,  p. 79-108.  207
75. VAN VALIN, R.D, Jr., (2000), A Role and Reference Grammar, www. ceeol.com/aspx/  getdocument.aspx?logid=5&id=E69A88D0-88B5-44B8-9CE4-B4892E2B69
76. VAN VALIN, R.D, Jr., (2003), Focus structure or Abstract Syntax? A Role and Reference Grammar Account of some Abstract Syntax Syntactic Phenomena.
77. WARD, G. & BETTY, J.B., (2008), Discourse and Information structure, Northwestern University. 
--------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, ngu van, cau truc tieu diem, thong tin, trong cau tieng viet, va tieng anh, nguyen thi thanh huyen 


linkdownload: 

CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN TRONG CÂU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...