luan an tien si,y hoc,danh gia thuc trang,va hieu qua,can thiep,y hoc co truyen,tai tuyen xa,o 3 tinh mien trung,hoang thi hoa ly
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TUYẾN XÃ Ở 3 TỈNH MIỀN TRUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Vai trò quan trọng của YHCT trong CSSK
Hiện nay YHCT đã được hơn 120 nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển sử dụng để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vai trò và hiệu quả của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nhiều nước thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.
Y học cổ truyền có nhiều đóng góp, nhất là cho công cuộc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuyên bố Alma-Ata, được thông qua tại Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu hơn 30 năm trước, đã kêu gọi đưa y học cổ truyền vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, công nhận những thầy thuốc y học cổ truyền là cán bộ y tế, đặc biệt là ở cấp cộng đồng [7].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Khẳng định “Cần đề cao và khai thác mạnh mẽ hơn nữa khả năng và hiệu quả của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phải đánh giá và công nhận giá trị của nó, làm cho nó ngày càng hữu hiệu hơn. Đó là hệ thống khám, chữa bệnh mà từ trước tới nay được nhân dân coi như của mình, chấp nhận một cách gần như đương nhiên. Hơn thế nữa, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào nó cũng chỉ mang lại lợi ích nhiều hơn so với các phương pháp khác vì nó là một bộ phận không thể tách rời nền văn hoá của nhân dân” [8].
Theo WHO, YHCT là những kiến thức, thái độ và phương pháp thực hành trong y học liên quan đến những thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, hay khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các bài tập, các kỹ thuật bằng 4 tay được áp dụng để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh tật hoặc duy trì sức khỏe của con người [9].
Thuật ngữ YHCT đề cập đến những phương pháp bảo vệ và phục hồi sức khỏe, được ra đời, tồn tại trước khi có y học hiện đại (YHHĐ) Và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [9].
Bên cạnh nền YHHĐ được coi là nền y học chính thống ở mọi quốc gia, vẫn tồn tại một dòng khác, đó là y học truyền thống (TM). Các phép trị liệu thuộc Y học truyền thống của các nước Á - Phi khi thực hành tại các nước Âu - Mỹ thì gọi là y học phi chính thống, trong tiếng Nga gọi là y học phi truyền thống [10].
Y học cổ truyền cũng là một bộ phận di sản văn hoá phi vật thể của một số lớn các dân tộc trên trái đất, YHCT có gốc rễ bám chắc vào cộng đồng dân cư. Tổ chức y tế thế giới đã đánh giá: “Hiện nay y học cổ truyền vẫn đang chăm lo sức khoẻ, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho gần 3/4 nhân loại, một bộ phận của nhân loại đang chịu nhiều thua thiệt về kinh tế - xã hội và ít có cơ may tiếp cận và hưởng thụ những thành quả mới nhất của y học hiện đại” [11].
Phần lớn các quốc gia, người dân vẫn đến chăm sóc sức khỏe (CSSK) ở cả cơ sở YHCT nhà nước và tư nhân. Trong đó đáng kể nhất là các dịch vụ YHCT được cung cấp bởi các Lương y, họ là những người vận dụng YHCT theo kinh nghiệm của bản thân hoặc thừa kế kinh nghiệm của gia đình hoặc dòng họ. Một số nước như Ghana, Băngladesh, Ấn độ, Mianma, Nepal, Srilanca.. . Nhà nước cho phép thành lập những Trung tâm dịch vụ y tế ban đầu cung cấp các phương thuốc bằng cây cỏ chữa bệnh. Những người thực hiện công việc này ở các Trung tâm là các Lương y, các bà đỡ cổ truyền.
Nguồn nhân lực YHCT chiếm tỷ lệ khá cao so với nguồn nhân lực YHHĐ, đây là yếu tố giúp cho sự cung cấp dịch vụ YHCT của các nước này mang tính sẵn có, gần gũi và phổ cập hơn so với các dịch vụ YHHĐ [12].
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tháng 8 năm 2000 tại khu vực Châu Phi cho thấy tỷ lệ các nước đang phát triển ở khu vực này sử dụng YHCT trong CSSKBĐ chiếm tới 80%. Thấp nhất là 60% ở Uganda, Tanzania; 70% - 80% ở Rwanda, Benin và cao nhất tới 90% như ở Ethiopia [12].
Sử dụng và đưa YHCT trong hệ thống CSSKBĐ tại tuyến y tế cơ sở đã và đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm. Tuy nhiên, do tiềm năng, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước khác nhau, nên các hình thái tổ chức và phương thức hoạt động của YHCT rất đa dạng và không giống nhau cho các nước. Sau đây, xin giới thiệu sơ lược việc lồng ghép của YHCT trong hệ thống y tế cơ sở của một số nước trên thế giới.
1.1.2. YHCT tại tuyến y tế cơ sở ở một số Quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á
Tại Ấn Độ: Ấn Độ là một trong những nước có hệ thống YHCT lâu đời gần 7000 năm. Ayurveda, Yoga, Siddha, Unani và các hệ thống y tế Tây Tạng đều được nhà nước công nhận và tạo điều kiện cho phát triển. Hệ thống này được thực hiện bởi các thầy lang chữa bệnh bằng cây thuốc, yoga, vi lượng đồng căn.
Năm 2002, Chính phủ có quyết định chính thức chấp nhận chính sách độc lập cho các hệ thống YHCT. Điều này sẽ hỗ trợ nhiều trong các hệ thống chăm sóc y 6 tế theo mô hình kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại trong công tác CSSK cộng đồng [13], [14].
Tại Bruney:
Với việc xây dựng tầm nhìn chiến lược y tế đến năm 2035 và cùng hướng tới một quốc gia khỏe mạnh. Bộ Y tế Bruney cũng khuyến khích các cơ sở thẩm mỹ và cơ sở y tế thực hiện các dịch vụ YHCT thông qua những liên kết giữa các thành phần tư nhân và cộng đồng [15]. Năm 2008, Bộ Y tế Bruney đã thành lập Trung tâm YHCT dưới sự quản lý của Vụ Các dịch vụ y tế trực thuộc Bộ Y tế. Trung tâm này sẽ làm mũi nhọn trong công tác lồng ghép YHCT vào hệ thống các dịch vụ CSSK chính thống.
Tại Campuchia:
YHCT tại Campuchia (còn gọi là YHCT Khmer) Có từ lâu đời và được người dân sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm tại các cộng đồng. Năm 1950, y học hiện đại đã thâm nhập mạnh mẽ vào Campuchia nhưng chỉ những người giầu mới có khả năng sử dụng dịch vụ YHHĐ, còn phần lớn người dân khi ốm đau vẫn phải nhờ tới y học cổ truyền [16].
Ngày nay, YHCT chủ yếu vẫn chỉ được dùng ở các hộ gia đình và cộng đồng, và được thực hiện bởi các thày lang hoặc chính người dân theo kinh nghiệm của bản thân họ. Như vậy, về chính sách thì chính phủ hoàng gia Campuchia có cho phát triển YHCT, nhưng việc lồng ghép và ứng dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe gần như không có, mà chỉ có ở tuyến cơ sở, tồn tại như một hình thức chữa bệnh trong cộng đồng [17].
Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
YHCT là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới CSSK nhân dân. Sự phong phú của rừng tại Lào là môi trường thuận lợi cho các thực vật, động vật sinh sống tạo nên sự đa dạng sinh học. Người dân vùng nông thôn và vùng núi của Lào thường sử dụng dược liệu địa phương để phòng và chữa các bệnh 7 thông thường. Nước Lào có khoảng 24.000 thày thuốc YHCT chủ yếu hoạt động tại tuyến xã và cộng đồng. Chính phủ Lào rất quan tâm đầu tư và tạo điều kiện để phát triển nền YHCT phục vụ CSSK nhân dân [15], [18].
Tại Myanmar:
Myanmar có các chính sách quốc gia về YHCT. Trong đó ghi rõ “Để nhằm củng cố các hoạt động dịch vụ và nghiên cứu y học bản địa ngang cấp quốc tế và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng”. Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe bằng thuốc YHCT được thực hiện thông qua các bệnh viện và phòng khám YHCT ở tất cả các bang và khu vực. Ngoài ra nhà nước cũng cho phép các bác sỹ hành nghề YHCT tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ CSSK [15], [19].
Tại Philippin:
Việc CSSK bằng thuốc YHCT đã có truyền thống từ lâu đời. Philippin tiếp xúc với các hình thức khác nhau của thực hành y học phương Đông như châm cứu, bấm huyệt. Những thực hành về phương pháp điều trị YHCT tiếp tục được duy trì và phát triển bới sự đa dạng văn hóa của quần đảo Philippins.
Ngày nay Chính phủ Philippin đã tăng cường sử dụng thuốc YHCT ở cộng đồng thông qua các hoạt động: Tiến hành bào chế thuốc thảo dược dựa vào cộng đồng như decoctions, thuốc mỡ và xiro; Tiến hành đào tạo về Châm cứu và xoa bóp hilot truyền thống của Philippin [15], [20].
Tại Mông cổ:
Quỹ Nippon đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và thăm dò cơ hội cải thiện CSSKBĐ thông qua cung cấp YHCT. Nghiên cứu này tập trung vào tiềm năng sử dụng YHCT song song với YHHĐ, niềm tin về YHCT, khả năng chi trả đối với YHCT và phương thức sinh hoạt của cộng đồng xa bệnh viện. Với sự ủng hộ của Chính phủ Mông Cổ và Nhật Bản, một dự án sử dụng YHCT được triển khai từ năm 2004, đã cấp phát túi thuốc gồm 12 loại thuốc YHCT cho các hộ nông thôn. Các hộ này đã sử dụng thuốc đó khi có nhu cầu 8 và thanh toán khi họ có tiền. Dự án đã bao phủ 10.000 hộ (50.000 người) Trong 15 huyện. 540 bác sỹ cộng đồng chuyên về YHHĐ được tập huấn cơ bản về YHCT và về các thành phần có trong túi thuốc. Trong 04 huyện của ba tỉnh được triển khai túi thuốc, các cuộc gọi điện thoại từ hộ gia đình đến bệnh viện huyện giảm 25% sau một năm thực hiện dự án [21].
Tại Thái Lan:
Từ những năm 90 bắt đầu triển khai kế hoạch thành lập các trung tâm YHCT tập hợp các Lương y tại các tỉnh nhằm từng bước đưa YHCT vào hệ thống Y tế quốc gia, phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Từ năm 2008, Quỹ Nippon Nhật Bản đã triển khai dự án “Household Traditional medicine Kit Project” tại bốn tỉnh thuộc bốn khu vực của Thái Lan. Thông qua dự án nhằm xác định và tìm ra mô hình phù hợp để thúc đẩy việc sử dụng các loại thảo dược và các thuốc chế phẩm YHCT đóng gói tại các hộ gia đình trong việc CSSKBĐ [21], [22].
Tại Trung Quốc:
Tại một số tỉnh thành phố, một số bệnh viện YHCT dựa vào chức năng và cơ cấu của mình đã tự thành lập các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT. So với năm 2003, đến năm 2006, số khoa YHCT trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu đã tăng 6%, chiếm 98% tổng số dịch vụ của các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu. Lĩnh vực phục vụ của các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT ngày càng được mở rộng; Trước đây chủ yếu quan tâm đến việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe; Từ cuối năm 2006, có đến 90% bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, hơn 70% bệnh nhân thiểu năng động mạch vành, các bệnh về não, các bệnh viêm đường hô hấp… sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của YHCT. Phương pháp dưỡng sinh được thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện phổ biến trong cộng đồng để nâng cao sức khỏe, bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh 9 tật. Đội ngũ thầy thuốc tham gia chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng bằng YHCT ngày càng được tăng cường. Đến năm 2006, tổng số thầy thuốc YHCT tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu chiếm 20,2%, việc đào tạo, đào tạo lại những người đang làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT ngày càng được tăng cường, do đó chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.
1.1.3. YHCT tại tuyến y tế cơ sở ở một số Châu lục và một số nước trên thế giới
Tại Châu Phi:
YHCT có vai trò lớn trong việc CSSKBĐ, đặc biệt là các bộ lạc người dân ở đây từ lâu đã biết làm các phương thuốc từ cây cỏ sẵn có tại nơi sinh sống để phòng và chữa các bệnh thông thường ở cộng đồng mình. Hiện nay tại Châu Phi có tới 80 - 85% dân số sử dụng YHCT để chăm sóc sức khoẻ [29]. 80-85% lực lượng tham gia công tác giáo dục, tuyên truyền CSSK cho người dân ở đây là từ những người cung cấp dịch vụ YHCT. Với nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên, việc sử dụng YHCT đã mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị, tiện lợi và phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh. Ở các nước Châu Phi, với tình trạng thiếu bác sỹ, các thầy lang đã có đóng góp quý báu trong CSSK của người dân.
Tại châu Mỹ La Tinh:
YHCT được thực hành chủ yếu ở các nhóm thổ dân da đỏ, người dân có thu nhập thấp và được gọi là y học bổ sung và thay thế với các thực hành vi lượng đồng căn, xoa bóp và nắn bó gãy xương, chữa bệnh bằng dược thảo. Ở Mỹ: Một điều tra quốc gia năm 2002 do Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ tiến hành cho thấy 65-70% người Mỹ đã sử dụng ít nhất 1 phương pháp y học cổ truyền trong cuộc đời họ. Khuynh hướng sử dụng y học bổ sung và thay thế ngày càng tăng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, YHCT chưa được đưa 10 vào hệ thống y học nói chung. Quy định được phép sử dụng TM/CAM thay đổi theo từng bang. Ví dụ 42 bang cho phép thực hành châm cứu, 33 bang cho phép thực hành xoa bóp - bấm huyệt được hành nghề. Bác sĩ dùng biện pháp thiên nhiên (như thay đổi chế độ ăn, tập luyện v.v… mà không dùng thuốc) Được cấp phép ở 12 bang [30], [31]. Ở Chi Lê: Phụ nữ Chile đánh giá cao vai trò của thuốc YHCT, họ không những chọn dịch vụ YHCT của nước bản địa để CSSK sinh sản cho mình mà còn đến với các thầy thuốc YHCT Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở các nước nghèo, chi phí cho các chương trình, các chiến lược phát triển hệ thống YHCT vẫn còn thấp, do đó việc sử dụng an toàn các phương pháp điều trị YHCT, bảo tồn và ứng dụng YHCT trong hệ thống CSSK cộng đồng còn hạn chế và chưa thực sự được tổ chức thành mạng lưới rộng rãi [32].
Hội đồng y tế thế giới khuyến khích các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa y học cổ truyền vào hệ thống y tế, phù hợp với năng lực và ưu tiên quốc gia cũng như hoàn cảnh và các qui định pháp lý liên quan, dựa trên bằng chứng về sự an toàn, hiệu quả và chất lượng của y học cổ truyền [5]. Ở những quốc gia và vùng lãnh thổ đã có sự kết hợp hoàn toàn giữa 2 nền y học, YHCT được chính thức công nhận và có mặt trong tất cả các loại dịch vụ y tế. Điều đó có nghĩa YHCT đã được đưa vào chính sách y tế quốc gia; Thầy thuốc YHCT phải đăng ký hoặc chịu trách nhiệm công khai; Các sản phẩm và nhà sản xuất thuốc YHCT phải được kiểm soát; Tại các bệnh viện và phòng khám (của cả nhà nước và tư nhân) Có các liệu pháp điều trị bằng y học cổ truyền; Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân điều trị bằng y học cổ truyền; Các nghiên cứu về y học cổ truyền được phép tiến hành; Thầy thuốc và người bệnh được giáo dục về YHCT và điều này là yêu cầu bắt buộc cho thầy thuốc y học cổ truyền.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Vai trò quan trọng của YHCT trong CSSK
1.1.2. YHCT tại tuyến y tế cơ sở ở một số Quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á.
1.1.3. YHCT tại tuyến y tế cơ sở ở một số Châu lục và một số nước trênthế giới
1.1.4. Vài nét về một số tồn tại trong việc khám chữa bệnh bằng YHCT
1.2. Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI TUYẾN XÃ CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Sơ lược quá trình phát triển và hệ thống YHCT Việt Nam
1.2.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế tại tuyến xã:
1.2.3. Kết quả hoạt động của YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG YHCT TẠI TUYẾN XÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.3. Một số loại hình hoạt động YHCT tại các trạm y tế xã và cộng đồng
1.4. SƠ LƯỢC VỀ CÁC TỈNH NGHIÊN CỨU
1.4.1. Vài nét về địa lý - kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Bình Định
1.4.2. Sơ lược về mạng lưới YHCT tại các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Bình Định
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.5.1. Trạm y tế
1.5.2. Hộ gia đình và người bệnh
1.5.3. Thông tin, truyền thông
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng
2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu can thiệp
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
2.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu
2.4. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM CAN THIỆP
2.4.1. Nguyên tắc xây dựng các nội dung can thiệp
2.4.2. Cơ sở xây dựng và nội dung can thiệp “Cải thiện sử dụng YHCT tại TYTxã và hộ gia đình của 03 tỉnh NC”
2.4.3. Quy trình can thiệp
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu định tính trong điều tra trước can thiệp
2.5.2. Các kỹ thuật thu thập số liệu định tính trong đánh giá sau can thiệp
2.5.3. Các kỹ thuật thu thập số liệu định lượng trước - sau can thiệp
2.6. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
2.6.1. Phương pháp đánh giá kiến thức về YHCT của CBYT và người dân.
2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả can thiệp
2.7. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.8. KHỐNG CHẾ SAI SỐ
2.9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC, HOẠT ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TUYẾN XÃ CỦA 03 TỈNH HÀ TĨNH, THỪA THIÊN HUẾ VÀ BÌNH ĐỊNH
3.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực là cán bộ y tế xã của 3 tỉnh nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực là các thầy thuốc hành nghề YHCT tư nhân tại địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT tại 27 TYT xã
3.1.4. Đặc điểm về hộ gia đình tại 03 tỉnh nghiên cứu
3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN SỬ DỤNG YHCT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ VÀ HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2012 – 2014
3.2.1. Hiệu quả can thiệp cải thiện sử dụng YHCT tại TYT xã
3.2.2. Hiệu quả can thiệp về sử dụng YHCT của người dân
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC, HOẠT ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI 27 XÃ CỦA TỈNH HÀ TĨNH, THỪA THIÊN HUẾ VÀ BÌNH ĐỊNH NĂM 2010 - 2012
4.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực là cán bộ y tế xã của 3 tỉnh nghiên cứu
4.1.2. Đặc điểm về người hành nghề YHCT tư nhân trên địa bànnghiên cứu
4.1.3. Cơ sở vật chất và hoạt động của 27 TYT nghiên cứu
4.1.4. Đặc điểm của người dân đại diện cho Hộ gia đình, hoặc đại diện ngườibệnh tại TYT tham gia trả lời phỏng vấn
4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN SỬ DỤNG YHCT TẠI TYT XÃ VÀ HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2012 – 2014
4.2.1. Kết quả can thiệp đối với TYT xã
4.2.2. Kết quả can thiệp đối với người dân
4.2.3. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai các hoạt động can thiệp tại 03 xã đại diện cho 03 tỉnh
4.2.4. Kết quả can thiệp đối với việc xây dựng văn bản quản lý nhà nước và các tài liệu chuyên môn về YHCT
4.2.5. Hạn chế của nghiên cứu
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
---------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (1998). “Fifty years of the world health organization in the Western Pacific Region (1948-1998)”, Report of the Region Derect to the Regional committee for the Western Pacific, Chapter 13.
2. Bộ Y tế (1999). Tờ trình số 3774/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền, Bộ Y tế
3. Bộ Y tế (1999). Định hướng chiến lược kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại địa bàn xã. Chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển
4. Bộ Y tế (2001). Điều tra thực trạng nhân lực và trang thiết bị y tế cơ sở Việt Nam tại 7 tỉnh triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý ở các tuyến. Chương trình hợp tác Bộ Y tế-Tổ chức Y tế thế giới (2001).
5. Regional strategy For trafitional medicine in the Western Pacific (2011-2020).
6. Thủ tướng Chính phủ (2010). Ban hành kế hoạch hành động của chính phủ về phát triển YDCT Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010.
7. WHO (1978). Tuyên bố Alma-Ata. Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu,Alma-Ata,USSR,6–12/9/1978. (http://www.TCYTTG.int/publications/almaata_declaration_en.pdf accessed 7 April 2011)
8. WHO (1978). Đề cao và phát triển YHCT, báo cáo kỹ thuật 662, Geneva Tr 5-14
9. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Tổ chức Y tế thế giới (2009).Thuật ngữ YHCT của tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương.
10. Đặng Kim Thanh (2013). Bàn về tên gọi chuyên ngành y học cổ truyền. Tạp chí Nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam số 39.
11. Traditional Medicine Survey (1997). Traditional Medicine Workshop "Save Plants that Save Lives" Report of Proceedings, App., pp. 10.
12. World Health Organization (2000). Traditional Medicine in the African Region. An Initial Situation Analysis (1998-1999), Harare, WHO Regional Office for Africa.
13. Nguyễn Khang và CS (2009). YHCT của một số nước trên thế giới. NXB y học 2009.
14. Parul Agarwal1*, Amreen Fatima1 and Prem Prakash Singh1 (2012). Herbal Medicine Scenario in India and European Countries, Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry.
15. Bộ Y tế (2010). Hội nghị YHCT các nước ASEAN lần thứ 2, lồng ghép YHCT vào hệ thống CSSK quốc gia, hướng tới các mô hình khả thi tại các nước ASEAN. Hà Nội năm 2010.
16. Cam Pu Chia (2004). Traditional medicine of Cambodia. Introduction to Korean oriental medicine, July, 8-21,2004
17. WHO (2012). Health Service Delivery Profile – Cambodia
18. Khan Phanh, Ministry of health of Lao (2004). The Lao Traditional medicine, Introduction to Korean oriental medicine, năm 2004, pp 81-84.
19. Myanmar Ministry of Health (2010). Integration traditional medicine in Health care system, Country report in the 2nd international traditional medicine conference of Asean countries.
20. WHO (2012). Health Service Delivery Profile-Philippines
21. Bộ Y tế (2012). Dự án cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế thông qua việc cung cấp túi thuốc YDCT tại các xã điểm Việt Nam. Hà Nội năm 2012
22. Thai Ministry of Health (2010). Integration traditional medicine in Health care system, Country report in the 2nd international traditional medicine conference of Asean countries
23. China (2005). Protecting the health and constant development of traditional medicine legally.
24. CHEN F P, CHEN T J, KUNG YY (2007). Et al, Use frequency of traditional Chinese medicine in Taiwan [J]. BMC Health Services Research, 2007, 7 (26).
25. Nghiem Hoa Quoc (2010). Situation analysis provide Chinese medical services in 10 provinces, cities, special areas of China during the period 2004-2007. Masters Thesis, University of Chinese medicine in Beijing, China.
26. Vongo R. (1999). Local production and dispensing of herbal antimalarials, A report from the First International Meeting of the Research Initiative on Traditional Anti-malarials (RITAM), Moshi, Tanzania, 8-11 December 1999.
27. Margie Mason (2013). The Associated Press Published Monday, May 6, 2013
28. World Health Organization (2002), WHO traditional medicine strategy, 2002-2005 (document WHO/ EDM/ TRM/2002.1). Geneva, World Health Organization
29. WHO (2004). Implementation of the Regional Strategy on Promoting the Role of traditional Medicine for Health Systems, World Health Organization, Regional Office for Africa, Traditional Medicine Programme pp 1-9.
30. WHO (2008). Traditional Medicine, Retrieved 3 July 2008
31. Dawson M.T, Gifford S, Amezquita R (2005). Culture, Health & Sexuality Journal, volume 2, Number 1, 1 January 2005, pp.51-68 (18)
32. United Nations Conference on Trade and Development (2000). Systems and National Experiences for Protecting Traditional Knowledge, 1Innovations and Practices, Geneva, United Nations Conference on Trade and Development, TD/B/COM.1/EM.13/2.
33. Nguyễn Văn Đoàn (2000). Tình hình dị ứng thuốc tại khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai trong 20 năm (1981-2000). http://www.cimsi.org.vn/tapchi/sottyd/
34. Barnes J, Mills SY, Abbot NC, Willoughby M, Ernst E (1998). Diffirent standards for reporting ADRs to herbal remedies and conventional OTC medicines: face-to-face interviews with 515 users of herbal remedies. Br J Clin Pharmacol; 45(5): 496-500
35. Japan (2005). Traditional medicine in Japan, By Ministry of Health, Laborn and Welfare 21.10.2005, PP 25-28.
36. Bộ Y tế (2012). Tổng hợp tình hình ngộ độc thuốc cam tại bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương. Tài liệu báo cáo về tình hình ngộ độc thuốc cam năm 2012.
37. Lê Trần Đức (1995). Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính phủ (1956). Nghị Định số 338/TTg, ngày 07/6/1956 về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y trực thuộc Bộ Y tế.
39. Nguyễn Liễn (1994). YHCT Việt Nam với ăn, uống trong chăm sóc sức khoẻ công đồng, Thông tin y học cổ truyền, số 65, tr 29-41.
40. Hội đồng Chính phủ (1978). Nghị quyết số 266/CP, ngày 19/10/1978 về việc phát triển YDHCT, kết hợp chặt chẽ với YHHĐ nhằm xây dựng nền YHVN hiện đại khoa học đân tộc và đại chúng.
41. Hoàng Đình Cầu (1985). Quản lý và Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, năm 1985.
42. Hoàng Bảo Châu (1991). Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ, Thông tin Y học cổ truyền dân tộc, số 63, tr 5,6.
43. Phạm Hưng Củng (1996). Nghiên cứu ứng dụng xã hội hoá YHCT trong CSSKBĐ tại cộng đồng trong nền kinh tế thị trường, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
44. Thủ tướng Chính phủ (2003). Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010.
45. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008). Chỉ thị số 24/CT-TW về phát triển nền Đông y Việt nam và hội Đông y trong tình hình mới.
46. Bộ Y tế (2011). Tổng kết chính sách quốc gia về YDCT 2003-2010, triển khai Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt nam đến năm 2020, Hà Nội tháng 5 năm 2011, tài liệu Hội nghị tổng kết chính sách quốc gia về YDCT.
47. Trần Thị Hồng Phương và cộng sự (2012). Nghiên cứu thực trạng tình hình cung ứng sử dụng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong bệnh viện y dược cổ truyền, Đề tài cấp Bộ
48. Bộ Y tế (2013). Niên giám thống kê y tế 2012.
49. Bộ Y tế (2013). Đề án tăng cường y tế cơ sở trong tình mới, Đề án Bộ y tế trình Thủ tướng Chính phủ.
50. Thủ tướng Chính phủ (2014). Nghị định 117/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014, Nghị định quy định về y tế xã, phường, thị trấn.
51. Bộ Y tế (2006). Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Quyết định
222/2003/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010, tài liệu Hội nghị của Bộ Y tế
52. 张忠元, 王子寿, 肖 蕾. 我国农村中医药服务现状及研究进展. 中国卫生事业管理. 2008 (8). P:550-552. Trương Trung Nguyên và Cs (2008). Nghiên cứu quá trình và hiện trạng Trung y dược phục vụ ở nông thôn Trung Quốc, tạp chí Quản lý Bộ Y tế TQ, số 8, trang: 550-552.
53. Vu Trinh Tiên (1999-2002). Nghiên cứu về y Trung y dược phục vụ nông thôn Trung Quốc, tạp chí Quản lý Bộ Y tế TQ, số 8, trang: 550-552.
54. WHO (2010). Introduce several effective models on promoting utilization of traditional medicine in health care, Report in the 2nd international traditional medicine conference of Asean countries.
55. 严华国(2010),2004一2007年十省(区、市)社区中医药服务情况分析, 北京中医药大学硕士学位论文 Nghiêm Hoa Quốc (2010). Phân tích thực trang cung cấp dịch vụ Trung y dược ở 10 tỉnh, thành phố, đặc khu của TQ trong khoảng thời gian 2004-2007, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Trung y dược Bắc Kinh, Trung Quốc.
56.廖星,张惠敏,王玉霞,刘建平(2011),北京民众对中医看法的简易调查分 析, 北京中医药大学学报, 第34卷第1期, 18-22页 Liêu Tinh, Trương Huệ Mẫn, Vương Ngọc Hà, Lưu Kiến Bình (2011). Nghiên cứu thái độ của người dân Bắc Kinh đối với YHCT TQ, tạp chí Đại học Trung y dược Bắc kinh, Vol 34 No 1, pp 18-22
57. Nippon Foundation (2010). Report on using traditional medicine boxes for primary health care in Mongolia communities, Report in the 2nd international traditional medicine conference of Asean countries
58. WHO (2010). Introduce several effective models on promoting utilization of traditional medicine in health care, Report in the 2nd international traditional medicine conference of Asean countries.
59. Huang N, Chou YJ, Chen LS, Lee CH, Wang PJ, Tsay JH (2011). Utilization of Western medicine and traditional chinese medicine services by physicians and their relatives: the role of training background, National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine 8600 Rockville Pike, Bethesda MD, 20894 USA.
60. Namgay Lhamo, Sabine Nebel (2011). Perceptions and attitudes of bhutanese people on Sowa Rigpa, traditional bhutanese medicine: a preliminary study from Thimphu, Journal of Ethnobiology and ethnomedicien.
61. Razak Mohammed Gyasi (2011). Public Perceptions of the Role of Traditional Medicine in the Health Care Delivery System in Ghana, Global Journal of Health Science Vol. 3, No. 2; October 2011
62. Duong Duc Pham, Jong Hyang Yoo, Binh Quoc Tran, Thuy Thu Ta (2013). Complementary and Alternative medicine use among Physicians in Oriental medicine Hospital in Vietnam: a hospital –based survey, Hindawi Publishing Corporation Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, Volume 2013, Article ID 392191, 9 pages, http:/dx.doi.org/10.1155/2013/392191
63. Đỗ Thị Phương (2005). Kiến thức, Thái độ và Thực hành sử dụng YHCT của cán bộ y tế huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí y học thực hành số 12 năm 2005, tr 74-76.
64. Phan Thị Hoa (2003). Nghiên cứu về đánh giá kiến thức thái độ hành vi sử dụng YHCT ở một số cộng đồng dân cư tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
65. Tôn Thị Tịnh (2007). Đánh giá thực trạng kiến thức thực hành về YHCT của y bác sỹ YHCT tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học-Trường Đại học Y Hà Nội
66. Hoàng Thị Hoa Lý (2006). Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng YHCT ở một số địa phương tỉnh Bắc Ninh, Luận Văn Thạc sĩ y học -Đại học Y Hà Nội.
67. Phạm Phú Vinh (2012). Nghiên cứu thực trạng YHCT Lạng Sơn và đề xuất một số giải pháp để phát triển YHCT Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
68. Phạm Vũ Khánh và cộng sự (2008). Thực trạng sử dụng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc YHCT ở các tỉnh phía Bắc, đề tài cấp Bộ 2006-2008.
69. Phạm Thị Thanh Thủy (2013). Thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng thuốc y học cổ truyền của tuyến y tế cơ sở thuộc tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
70. Đỗ Thị Phương (1996). Nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền và các tác dụng điều trị của 8 chế phẩm thuốc nam ở một số cộng đồng nông thôn, Luận án Phó tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
71. Trần Thúy và cs (1999). Nghiên cứu việc sử dụng và quan niệm của người dân về YHCT, Hà Nội.
72. Trần Thuý và cs (2002). Tình hình Y học cổ truyền của một tỉnh đồng bằng sông Hồng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002, tr. 120
73. Thái Thế Vinh (1999). Khảo sát thực trạng sử dụng YHCT ở ba xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học y dược.
74. Phạm Nhật Uyển (2002). Thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 42,60.
75. Trương Thị Thu Hồng (2004). Điều tra thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền cho chăm sóc sức khỏe của người Hmong xã sapa, huyện Sapa tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ y khoa Học viện Quân y
76. Nguyễn Hoàng Sơn (2007). Thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT và khả năng đáp ứng về nhân lực của Quận Long Biên Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ y khoa Học viện Quân y
77. Lê Văn Dũng (2007). Nghiên cứu thực trạng hoạt động nghề của một số cơ sở YHCT tư nhân tại tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ y khoa Học viện Quân y.
78. Trần Đức Tuấn (2012). Thực trạng sử dụng y học cổ truyền tại tuyến xã phường thuộc tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
79. Phạm Vũ Khánh, Hoàng Thị Hoa Lý và cs (2014). Điều tra tổng thể hoạt động YHCT Việt Nam và các giải pháp phát triển, Đề tài cấp Bộ.
80. Đỗ Thị Phương, Lê Minh Phương, Trần Quốc Tuấn (2011). Đánh giá hiệu quả mô hình tăng cường sử dụng YHCT chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng thông qua hoạt động của Tuệ Tĩnh đường, Tạp chí Nghiên cứu YDHCT Việt Nam số 30 tháng 6 năm 2011, tr 7-15.
81. Phan Văn Tường (2002). Nghiên cứu xây dựng mô hình công tư phối hợp trong hệ thống bệnh viện, Luận án tiến sĩ y học-Học viện Quân Y.
82. Lê Văn Bào (2002). Nghiên cứu hoạt động hành nghề y tư nhân ở Hà Nội, đề xuất mô hình quản lý hành nghề y tư nhân ở tuyến xã, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
83. Phạm Thông Minh (2004). Xây dựng và đánh giá bước đầu mô hình YHCT theo hướng xã hội hoá tại xã Ninh Mỹ huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ y khoa-Trường Đại học Y Hà Nội.
84. Đỗ Thị Phương (2004). Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo YHCT hướng cộng đồng cho y tế thôn bản tại huyện Phú Lương-tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí y học thực hành số 12 năm 2002, tr 25-28.
85. Phạm Việt Hoàng (2013). Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
86. Bộ Y tế (2012). Tổng hợp báo cáo của các địa phương về kết hợp giữa Trạm y tế và Hội Đông y trong hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT. Tài liệu đánh giá việc thực hiện Nghị quyết liên tịch Bộ Y tế và hội Đông Y Việt Nam
87. Nguyễn Vũ Uý (2008). Thực trạng cung cấp và sử dụng đông dược tại các cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y khoa-Trường Đại học Y Hà Nội.
88. Hà Tĩnh (2011). Wikipedia tiếng Việt
89. Thừa Thiên Huế (2011). Wikipedia tiếng Việt
90. Bình Định (2011). Wikipedia tiếng Việt
91. Sở Y tế Hà Tĩnh (2011). Báo cáo tổng kết công tác YHCT năm 2011, Hà Tĩnh năm 2011.
92. Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2011, 2012, 2013). Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, 2012, 2013.
93. Sở Y tế Bình Định (2011). Báo cáo tổng kết công tác năm 2011
94. Ban Bí thư TW (2002). Chỉ thị của Ban Bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Bí thư.
95. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011, của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
96. Bộ Y tế (2001), về việc ban hành Tiêu chuẩn xã tiên tiến về y học cổ truyền, Công văn số 5123/YT-YH ngày 1 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
97. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2011). Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Bình Định đến năm 2020, Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2011.
98. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012). Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012.
99. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2014. Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2014.
100. Ủy ban nhân dân huyện Tây Sơn (2012). Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền huyện Tây Sơn đến năm 2020, Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2012.
101. Bộ Y tế (1999). Cây rau cây thuốc, Nhà xuất bản Y học
102. Bộ Y tế (1999). Cây cảnh cây thuốc, Nhà xuất bản Y học
103. Bộ Y tế (1999). Cây quả cây thuốc, Nhà xuất bản Y học
104. Bộ Y tế (2011, 2012). Tài liệu tập huấn hướng dẫn sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
105. Bộ Y tế (2008). Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền I
106. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa YHCT (2005), Bài giảng Y học cổ truyền , Nhà xuất bản y học.
107. Bộ Y tế (2010). Thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 về danh mục thuốc chủ yếu về y học cổ truyền cho các cơ sở khám chữa bệnh.
108. Bộ Y tế (1998). Hướng dẫn sử dụng y dược học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở và công đồng, Nhà xuất bản Hà Nội.
109. Trường Đại học Y Hà Nội – Khoa YHCT (2005). Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học.
110. Trường Đại học Y Hà Nội-Khoa YHCT (2007). Xoa bóp bấm huyệt và Khí công dưỡng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
111. Bộ Y tế (2003). Các chứng bệnh thường gặp chữa bằng phương pháp y học cổ truyền.
112. Học viện Y, dược học cổ truyền Việt Nam (2008). Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực y dược học cổ truyền Viêt Nam, Đề tài cấp Bộ.
113. Trần Ngọc Phương (2013). Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền dùng cho chăm sóc sức khỏe tại huyện Cầu kè tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
114. Ngô Huy Minh (2002). Thực trạng sử dụng YHCT của người dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường Cán bộ Quản lý Y tế.
115. Nguyễn Hòa Bình (2001). Nghiên cứu chất lượng khám chữa bệnh của y tế tuyến xã và xây dựng mô hình dịch vụ CSSK tại nhà ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
116. Bộ Y tế (2015). Tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền, Quyết định số 647/QĐ-BYT, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 14 tháng 02 năm 2015.
117. Bộ Y tế (2014). Ban hành Bộ tranh cây thuốc mẫu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 4664/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 07 tháng 11 năm 2014.
118. Bộ Y tế (2014). Ban hành Bộ tranh châm cứu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 4671/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 07 tháng 11 năm 2014.
119. Bộ Y tế (2014). Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 07 tháng 11 năm 2014.
------------------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,y hoc,danh gia thuc trang,va hieu qua,can thiep,y hoc co truyen,tai tuyen xa,o 3 tinh mien trung,hoang thi hoa ly
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét