Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,y hoc,nguy co,tai phat,sau dot quy,thieu mau nao cuc bo,cap theo,phan tang,mot so yeu to,lien quan,dinh huu hung


NGUY CƠ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP THEO PHÂN TẦNG MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 

 


MỞ ĐẦU

Đột quỵ não với hơn 80% là thiếu máu não cục bộ (TMNCB) Luôn là vấn đề thời sự của y học trên toàn cầu bởi đây là căn bệnh phổ biến, có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao, thực sự là gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [108], [116], [126]. Ở một số nơi, tỷ lệ mới mắc các biến cố mạch máu não vượt qua cả các biến cố mạch vành [237]. Mặt khác, tại Hoa Kỳ, một thống kê mới nhất cho thấy cứ mỗi 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ não, mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong [116]. Dự báo đến năm 2030, đột quỵ não sẽ tăng thêm 20,5% so với năm 2012 [214]. Ở Việt Nam, theo Lê Văn Thành, mỗi năm có khoảng 200000 người mắc bệnh và có hơn 50% bị tử vong [25].

Bên cạnh đó, đột quỵ não đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nhiều đến những đối tượng đang trong độ tuổi lao động và là trụ cột chính trong mỗi gia đình [7], [33], [64], [108], [116].

Theo y văn, bệnh nhân đột quỵ TMNCB phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên [72], [127], [136], [194], [276]. Điển hình, theo Wang và cộng sự (cs), tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy tại thời điểm một năm lên tới 17,7% [276]. Hơn nữa, Burn và cs đã chỉ ra rằng nguy cơ tái phát tại thời điểm trên là cao nhất và gấp 15 lần so với dân số chung [72]. Mặt khác, theo các tác giả trong nước, tỷ suất tái phát tại thời điểm chín mươi ngày và sáu tháng ở mức báo động với các giá trị lần lượt là 10,4% [19] và 20,54% [17].

Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong dự phòng, song đột quỵ não tái phát vẫn chiếm khoảng 25 - 40% bệnh nhân đột quỵ não [78], [116], [126].

Nguy hiểm hơn khi tỷ lệ tử vong, tàn tật và chi phí điều trị của loại đột quỵ này đều cao hơn so với đột quỵ não lần đầu.

Chẳng hạn, theo Ryglewicz và cs thì nguy cơ tử vong tích lũy tại thời điểm sáu tháng và một năm ở nhóm bệnh nhân đột quỵ não tái phát đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không tái phát [241].

Chính vì vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia về đột quỵ não, mặc dù việc điều trị trong giai đoạn cấp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật, nhưng chính dự phòng đột quỵ não, bao gồm cả đột quỵ não tái phát mới mang lại nhiều lợi ích hơn [76], [124], [190]. Để thực hiện tốt điều này chúng ta cần phải biết rõ về tình hình biến động và các yếu tố nguy cơ liên quan theo từng quốc gia, chủng tộc và phân nhóm đột quỵ não.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đột quỵ não tái phát. Hầu hết các tác giả đều tập trung khảo sát tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy theo thời gian với thời điểm phổ biến nhất là một năm và các yếu tố liên quan với nguy cơ tái phát sau đột quỵ TMNCB. Mặc dù giữa các nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm chưa được thống nhất [195] nhưng kết quả mà chúng mang lại thực sự có nhiều ý nghĩa khoa học, giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện về đột quỵ não tái phát, một vấn đề quan trọng nhưng ít được biết hơn so với đột quỵ não lần đầu. Ở Việt Nam, tính đến hiện tại, số lượng các đề tài đề cập đến khía cạnh này còn khiêm tốn và hầu như chưa thấy nghiên cứu nào có thời gian theo dõi trung bình lên đến một năm.

Riêng tại khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có khí hậu đặc thù và nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống với những phong tục, tập quán, lối sống đa dạng. Đặc biệt, trình độ dân trí của một số bộ phận người dân ở đây chưa cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số. Chính những điều đó đã và đang ảnh hưởng nhiều đến tình hình biến động của đột quỵ não, bao gồm cả đột quỵ não tái phát. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy có nghiên cứu nào khảo sát về vấn đề này. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan” tại tỉnh nhà là cần thiết với mong muốn góp phần cung cấp thêm những thông tin hữu ích về tình hình đột quỵ não tại Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ có được những biện pháp dự phòng tái phát thích hợp nhằm làm giảm gánh nặng do đột quỵ não gây ra

Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định tỷ suất tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo thời gian (30 ngày, 90 ngày, 6 tháng và 1 năm).

2. Xác định một số yếu tố có liên quan độc lập với nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÓM LƯỢC GIẢI PHẪU TƯỚI MÁU NÃO

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cấp máu tốt và có hoạt động chuyển hóa cao. Nó cần tới khoảng 15% cung lượng tim và 20% tổng mức tiêu thụ oxy trong cơ thể. Não bộ được cấp máu bởi hai động mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống. Những động mạch này tạo nên một sự tiếp nối phức tạp ở nền não (vòng Willis). Các mạch máu từ vòng nối này tỏa đi theo các hướng để tưới máu cho nhiều vùng não khác nhau [13], [77].

Nhìn chung các động mạch cảnh trong và những nhánh của chúng tưới máu cho não trước, ngoại trừ thùy chẩm của bán cầu đại não. Trong khi đó các động mạch đốt sống và những nhánh của chúng tưới máu cho thùy chẩm, thân não và tiểu não. Các mạch máu não có sự tiếp nối phong phú (tuần hoàn bàng hệ) Đảm bảo cho sự tưới máu được an toàn [24], [77].

Có ba hệ thống tuần hoàn bàng hệ quan trọng:

- Nối giữa động mạch cảnh ngoài và cảnh trong: Phía trước qua nhánh hàm trong với động mạch mắt thuộc động mạch cảnh trong, phía sau qua nhánh động mạch ống sống với nhánh chẩm của động mạch cảnh ngoài.

- Nối giữa hai bên bán cầu: Giữa hệ động mạch cảnh với hệ động mạch đốt sống-thân nền qua vòng nối Willis. Đây là vòng nối quan trọng nhất.

- Trên vỏ não có sự kết nối phong phú giữa động mạch não trước, giữa và sau để tưới máu cho vỏ não.

Sự gián đoạn tưới máu não đột ngột quá một vài phút (thường trong vòng 4 - 10 phút) Sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn [177]. Đây thực sự là nguyên nhân sâu xa gây tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề của đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.

1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI ĐỘT QUỴ NÃO

1.2.1. Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì đột quỵ não là một tình trạng bệnh lý của não, khởi phát đột ngột với các triệu chứng thần kinh khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại hơn 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng nào ngoài nguyên nhân mạch máu (loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não).

Khái niệm đột quỵ não không bao gồm những trường hợp chảy máu ngoài màng cứng, chảy máu dưới màng cứng hoặc chảy máu não do chấn thương, nhiễm khuẩn hay u não.

1.2.2. Phân loại

1.2.2.1. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Đột quỵ TMNCB chiếm khoảng 80 - 85% các trường hợp và thường được chia thành các nhóm nguyên nhân theo phân loại TOAST (Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment). Việc xác định các phân nhóm đó được dựa trên các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, siêu âm tim, siêu âm ĐM cảnh-đốt sống và một số xét nghiệm khác. Các đặc điểm chính giúp phân loại được trình bày tóm tắt trong bảng 1.1. Cho đến nay, bảng phân loại này vẫn được dùng phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới [276], [285].

Bên cạnh đó, đột quỵ TMNCB còn có thể được phân chia theo diễn tiến, gồm cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), thiếu sót thần kinh do TMNCB có hồi phục, đột quỵ TMNCB tiến triển và đột quỵ TMNCB hoàn thành [5], [15], [77].

Trong những năm gần đây, việc phân biệt TIA và đột quỵ TMNCB không còn 7 quá quan trọng nữa vì cơ chế sinh lý bệnh và các biện pháp phòng ngừa tiếp theo gần như giống nhau giữa hai nhóm [91], [113]. Theo định nghĩa cổ điển, cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) Là cơn mất chức năng thần kinh cấp tính do thiếu máu não cục bộ tạm thời, kéo dài không quá 24 giờ và phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng [77], [97], [114].

Điểm khác biệt giữa TIA và đột quỵ não ở chỗ là não có tổn thương thật sự hay không. Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật hình ảnh học sọ não hiện đại đã tạo ra những thay đổi lớn trong quan niệm về định nghĩa TIA bởi lẽ có một số trường hợp các triệu chứng thoái lui trong vòng 24 giờ nhưng vẫn có ổ tổn thương nhồi máu trên hình ảnh học. Do đó, một định nghĩa về TIA dựa trên tổn thương mô học đã ra đời, đó là “một đợt rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua do thiếu máu cục bộ ở não, tủy sống, hoặc võng mạc, kéo dài dưới một giờ và không có bằng chứng của tổn thương nhồi máu não” [18], [97].

Mặc dù vậy, hiện tại vẫn còn có nhiều điểm tranh luận về định nghĩa này.

Trên thực tế, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng định nghĩa cổ điển [91], [114]. Điều này có lẽ được giải thích bởi một số lý do: (1) Khi áp dụng định nghĩa mới, hình ảnh học sọ não sẽ có vai trò chính. Trong khi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại chưa thực sự phổ biến (bao gồm cả chụp cắt lớp vi tính/cộng hưởng từ sọ não), đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Điều đó có thể dẫn đến một thực trạng là các thầy thuốc có thể bị nhầm lẫn trong việc xác định TIA hay đột quỵ não nếu như không có chẩn đoán hình ảnh, (2) Định nghĩa mới sẽ làm thay đổi tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc của đột quỵ não hoặc TIA, từ đó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta khó có thể so sánh trực tiếp với kết quả có được từ các nghiên cứu sử dụng định nghĩa trước đây [97]. Trong nghiên cứu này, để xác định tiền sử TIA của BN (với vai trò như là một yếu tố phơi nhiễm), chúng tôi đã dùng định nghĩa cổ điển.

1.2.2.2. Đột quỵ chảy máu não

- Chảy máu trong não (bao gồm cả chảy máu não thất).

- Chảy máu khoang dưới nhện

1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP

1.3.1. Cơ chế tắc mạch

1.3.1.1. Huyết khối tại chỗ

Huyết khối tại chỗ là sự hình thành cục máu đông trong động mạch (ĐM) Và tồn tại kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ ứng với vùng phân bố của ĐM đó. Quá trình này thường được khởi đầu bởi sự rối loạn chức năng của tế bào nội mạc [77]. Nguyên nhân quan trọng nhất có liên quan đến cơ chế này là xơ vữa động mạch (XVĐM). Trong đó, mảng xơ vữa thường được tạo ra ở những ĐM lớn và trung bình, đặc biệt chỗ phân nhánh, ngoằn ngoèo hay chỗ hội tụ lại, đoạn khởi đầu của nhánh ngang hoặc nhánh bàng hệ [15].

Riêng đối với các ĐM cấp máu cho não thì vị trí thường gặp là tại gốc hoặc chỗ chia đôi của các ĐM lớn trong và ngoài sọ, bao gồm gốc và chỗ chia đôi của ĐM cảnh chung, đoạn đầu của ĐM cảnh trong, đoạn đầu của ĐM não giữa, gốc ĐM đốt sống hay đoạn đầu của ĐM thân nền, đỉnh ĐM thân nền, và hiếm gặp hơn là ĐM não trước.

Thông thường, tại vị trí của mảng xơ vữa, cục huyết khối được thành lập và ngày càng lớn dần rồi gây tắc mạch máu tại chỗ. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo cơ chế này như bóc tách động mạch, chèn ép từ bên ngoài, loạn sản cơ sợi, bệnh mạch máu do phóng xạ,… [5], [90], [177].
-------------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tóm lược giải phẫu tưới máu não
1.2. Định nghĩa và phân loại đột quỵ não
1.3. Cơ chế bệnh sinh đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
1.4. Một số vấn đề về đột quỵ não tái phát
1.5. Các nghiên cứu điển hình trên thế giới có liên quan với đột quỵ não tái phát
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Cách khắc phục sai số
 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
3.2. Tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy theo thời gian
3.3. Kết quả phân tích đơn biến về sự ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ tái phát đột quỵ não
3.4. Kết quả phân tích đa biến về sự ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ tái phát đột quỵ não
3.5. Tỷ suất tái phát tích lũy theo phân tầng từng yếu tố liên quan độc lập qua phân tích hồi quy Cox đa biến
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ suất tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
4.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
4.3. Một số đóng góp mới và hạn chế của đề tài
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2012). Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội , tr.71-77, 133-138, 359-362,441-445.
2. Nguyễn Văn Chương (2009). "Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của đột quỵ tái diễn", Tạp chí Y học Thực Hành, số 685, tr. 63-69.
3. Đỗ Văn Dũng (2008). Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê với phần mềm STATA 10.0, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 3-284.
4. Goldszmidt Adrian J, Caplan Louis R, Nguyễn Đạt Anh (biên dịch) (2012). Cẩm nang xử trí tai biến mạch não, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 3-17, 113-228.
5. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008). Tai biến mạch máu não-Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 371-385, 635-644.
6. Nguyễn Thi Hùng (2008). Cơn thiếu máu não thoáng qua, Trong: Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, Tai biến mạch máu não-Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học, Hà Nội, tr.209-216.
7. Nguyễn Thi Hùng, Nguyễn Văn Dũng (2010). "Khảo sát sự khác biệt về giới, yếu tố nguy cơ, bệnh lý đi kèm, nguyên nhân và hậu quả lâm sàng đột quỵ thiếu máu não cấp theo tuổi", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Số 1, tr. 373-382.
8. Hoàng Khánh (2009). Tai biến mạch máu não-Từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng, Nxb Đại Học Huế, tr. 21-25, 41-243.
9. Hoàng Khánh, Lê Thị Hoài Thư (2006). "Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch cảnh ngoài sọ qua siêu âm với nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao ở bệnh nhân nhồi máu não", http://taibienmachmaunao.com/upload/news/4%20CRP-hs SA%20DMC%20stroke%20HoangKhanh_1312361155_7.pdf.
10. Đỗ Doãn Lợi và cộng sự (2008). "Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về: Chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim (Phần I: Hẹp Van 2 Lá)", http://timmachhoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=337:khuyn -cao-2008-ca-hi-tim-mch-hc-vit-nam-v-chn-oan-va-iu-tr-cac-bnh-van-tim-phn-i-hp-van-2-la&catid=63:bi-dng-sau-i-hc&Itemid=288.
11. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008). "Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam: Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn (Phần 1), Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, TP. HCM, tr 235-294.
12. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008). "Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, TP. HCM, tr.151-216. 13. Huỳnh Văn Minh (2012). Giải phẫu học-Hệ Thần kinh-Nội tiết, Nxb Y học, Hà Nội, tr.429-452.
14. Nguyễn Đỗ Nguyên (2002). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, tr.21-43.
15. Vũ Anh Nhị và cộng sự (2012). Chẩn đoán và điều trị Tai biến mạch máu não, lưu hành nội bộ, Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1-90, 176-208.
16. Vũ Anh Nhị, Lê Văn Tuấn, Trần Ngọc Tài, Trần Thanh Hùng (2003). "Nghiên cứu sự hiểu biết về tai biến mạch máu não trên thân nhân và bệnh nhân tai biến mạch máu não", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 7, Số 1, tr. 81-85.
17. Vũ Anh Nhị, Bùi Châu Tuệ (2011). "Tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tái phát bằng bảng điểm nguy cơ đột quỵ Essen", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1, tr.579-586.
18. Cao Phi Phong (2012). Cơn thiếu máu não thoáng qua, Trong: Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não, lưu hành nội bộ, Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 18-27.
19. Cao Phi Phong, Ngô Bá Minh (2011). "Xác định bệnh nhân có nguy cơ cao đột quỵ thiếu máu sau cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ bằng thang điểm ABCD2 ", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1, tr.603-608.
20. Dương Đình Phúc, Nguyễn Văn Chương (2012). "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não tái phát", Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, Tập 7, số đặc biệt, tr.280-285.
21. Đặng Vạn Phước, Phạm Tử Dương, Vũ Đình Hải, Trần Văn Huy, Vũ Điện Biên, Trương Thanh Hương, Trương Quang Bình (2008). "Khuyến cáo 2008 về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, TP. HCM, tr. 476-502.
22. Lê Văn Thành (2003). "Săn sóc và điều trị tai biến mạch máu não: lợi ích của đơn vị đột quỵ-thực trạng và triển vọng", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 7,Số 4, tr.1-3.
23. Trần Công Thắng, Vũ Anh Nhị, Võ Văn Nho (2010). "Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng xuất huyết đồi thị liên quan tăng huyết áp", Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Đã bảo vệ).
24. Lê Văn Thành (2008). Cơ sở giải phẫu-sinh lý tuần hoàn não, Trong: Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia, Tai biến mạch máu não-Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học, tr. 29-47.
25. Lê Văn Thành (2010). "Lễ phát động Ngày Đột quỵ thế giới tổ chức ngày 14/10 tại TP HCM", http://www.youtube.com/watch?v=6iODTOCA4bY&feature=youtu.be.
26. Lê Văn Thính, Trần Viết Lực, Nguyễn Thị Xuyên, Michael Brainin, Lê Hoàng Anh (2010). "Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam", Nội san, Chuyên đề những tiến bộ trong Thần kinh học, Tập 2, tr. 66-72.
27. Trần Đức Thọ, Thái Hồng Quang, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Đặng Vạn Phước và cộng sự (2009). Khuyến cáo về bệnh Đái tháo đường, Nxb Y học, Hà Nội, tr.11-17.
28. Nguyễn Văn Thông (2010). "Nghiên cứu hiệu quả điều trị của aspirin trên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp", Nội san, Chuyên đề những tiến bộ trong Thần kinh học, Tập 2, tr. 84-98.
29. Nguyễn Văn Thông, Trần Duy Anh, Hoàng Minh Châu, Lê Quang Cường, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm (2008). Đột quỵ não: cấp cứu, điều trị, dự phòng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 3-32.
30. Nguyễn Văn Thông và cộng sự (2013). "Tình hình tử vong trong 10 năm (2003-2012) tại Trung tâm đột quỵ-Bệnh viện trung ương quân đội 108", http://taibienmachmaunao.com/upload/images/Tu%CC%9B%CC%89%20vong%20 %C4%90Q-V108%20bs%20thong.pdf
31. Nguyễn Văn Tuấn (2008). Y học thực chứng, Nxb Y học, TP. HCM, tr. 75-105.
32. Việt Nam UNFPA (2010). "Tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam năm 2009", http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Census%20publications/3_Co mpleted-Results.pdf.

TIẾNG ANH
33. Aarnio K., et al. (2014), "Long-Term Mortality After First-Ever and Recurrent Stroke in Young Adults", Stroke, 45, pp. 00-00.
34. Acciarresi M., et al. (2006), "First-ever stroke and outcome in patients admitted to Perugia Stroke Unit: predictors for death, dependency, and recurrence of stroke within the first three months", Clin Exp Hypertens, 28(3-4), pp. 287-294.
35. Adams H. P., Jr., et al. (1993), "Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment", Stroke, 24(1), pp. 35-41.
36. Al-Khaled M., et al.(2013), "Stroke recurrence in patients with recently symptomatic carotid stenosis and scheduled for carotid revascularization", Eur J Neurol, 20(5), pp.831-835.
37. Alberts M. J., et al. (2012), "Antithrombotic therapy for stroke prevention in non-valvular atrial fibrillation", Lancet Neurol, 11(12), pp. 1066-1081.
38. Allen N. B., et al. (2010), "Trends in one-year recurrent ischemic stroke among the elderly in the USA: 1994-2002", Cerebrovasc Dis, 30(5), pp. 525-532.
39. Allen N. B., et al. (2010), "Geographic variation in one-year recurrent ischemic stroke rates for elderly Medicare beneficiaries in the USA", Neuroepidemiology, 34(2), pp.123-129. 40. Alter M., et al. (1994), "Hypertension and risk of stroke recurrence", Stroke, 25(8), pp.1605-1610.
41. Alter M., et al. (1997), "Stroke recurrence in diabetics. Does control of blood glucose reduce risk?", Stroke, 28(6), pp. 1153-1157.
42. Alter M., et al.(1987), "Stroke in the Lehigh Valley: risk factors for recurrent stroke", Neurology, 37(3), pp. 503-507.
43. Alvarez Garcia B., et al. (2003), "High-sensitivity C-reactive protein in high-grade carotid stenosis: risk marker for unstable carotid plaque", J Vasc Surg, 38(5), pp.1018-1024.
44. Amarenco P, et al. (2004), "Statin in stroke prevention and carotid atherosclerosis: systematic review and meta-analysis", Stroke, 35, pp. 2902-2909.
45. Amarenco P., et al. (2009), "Results of the Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) trial by stroke subtypes", Stroke, 40(4), pp. 1405-1409.
46. Amarenco P., et al. (2006), "High-dose atorvastatin after stroke or transient ischemic attack", N Engl J Med, 355(6), pp. 549-559.
47. Amarenco P., et al. (2009), "Baseline blood pressure, low-and high-density lipoproteins, and triglycerides and the risk of vascular events in the Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) trial", Atherosclerosis, 204(2), pp. 515-520.
48. Amarenco P., et al. (2007), "Effects of intense low-density lipoprotein cholesterol reduction in patients with stroke or transient ischemic attack: the Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) trial", Stroke, 38(12), pp.3198-3204.
49. Amarenco P., Labreuche J. (2009), "Lipid management in the prevention of stroke: review and updated meta-analysis of statins for stroke prevention", Lancet Neurol, 8(5), pp. 453-463.
50. American Heart Association Amarican (2002), "Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report", Circulation, 106(25), pp. 3143-3421.
51. Antithrombotic Trialists' Collaboration. (2002), "Collaborative meta-analysis of randomised trials of antiplatelet therapy for prevention of death, myocardial infarction, and stroke in high risk patients", BMJ, 324(7329), pp. 71-86.
52. Antonopoulos A. S., et al. (2012), "Statins as anti-inflammatory agents in atherogenesis: molecular mechanisms and lessons from the recent clinical trials", Curr Pharm Des, 18(11), pp. 1519-1530. 53. Appelros P., et al. (2003), "Poor outcome after first-ever stroke: predictors for death, dependency, and recurrent stroke within the first year", Stroke, 34(1), pp. 122-126.
54. Arboix A., et al. (2007), "Recurrent lacunar infarction following a previous lacunar stroke: a clinical study of 122 patients", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 78(12), pp.1392-1394.
55. Arboix A., et al. 1998), "Clinical predictors of early embolic recurrence in presumed cardioembolic stroke", Cerebrovasc Dis, 8(6), 345-353.
56. Arboix A., et al. (2011), "Recurrent ischemic stroke. Study of 605 patients", Med Clin (Barc), 137(12), pp. 541-545.
57. Asberg S., et al.(2010), "Ischemic stroke and secondary prevention in clinical practice: a cohort study of 14,529 patients in the Swedish Stroke Register", Stroke, 41(7), pp.1338-1342.
58. Athyros V. G., et al. (2008), "Statins for the prevention of first or recurrent stroke", Curr Vasc Pharmacol, 6(2), pp. 124-133.
59. Ay H., et al. (2010), "A score to predict early risk of recurrence after ischemic stroke", Neurology, 74(2), pp. 128-135.
60.Bangalore S., et al. (2014), "Secondary Prevention after Ischemic Stroke or Transient Ischemic Attack", Am J Med, doi: 10.1016/j.amjmed.2014.03.011.
61. Barnett H. J., et al.(1998), "Benefit of carotid endarterectomy in patients with symptomatic moderate or severe stenosis. North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial Collaborators", N Engl J Med, 339(20), pp. 1415-1425.
62. Barter Philip (2005), "The role of HDL-cholesterol in preventing atherosclerotic disease", Eur Heart J Suppl 77(suppl F), pp. F4-F8.
63. Bedi U. S., et al. (2010), "Effects of statins on progression of carotid atherosclerosis as measured by carotid intimal-medial thickness: a meta-analysis of randomized controlled trials", J Cardiovasc Pharmacol Ther, 15(3), pp. 268-273.
64. Bejot Y., et al. (2014), "Trends in the incidence of ischaemic stroke in young adults between 1985 and 2011: the Dijon Stroke Registry", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 85 (5), pp. 509-513.
65. Benavente O. R., et al. (2012), "Effects of clopidogrel added to aspirin in patients with recent lacunar stroke", N Engl J Med, 367(9), pp. 817-825.
66. Boan A. D., Lackland D. T., Ovbiagele B. (2014), "Lowering of Blood Pressure for Recurrent Stroke Prevention", Stroke, 45, pp.00-00.
67. Bravata D. M., et al. (2005), "Racial disparities in stroke risk factors: the impact of socioeconomic status", Stroke, 36(7), pp. 1507-1511.
68. Brenner D. A., et al. (2010), "Awareness, treatment, and control of vascular risk factors among stroke survivors", J Stroke Cerebrovasc Dis, 19(4), pp. 311-320. 69. Broderick J. P., et al. (1992), "Relationship of cardiac disease to stroke occurrence, recurrence, and mortality", Stroke, 23(9), pp. 1250-1256.
70. Brown D. L., et al. (2005), "Recurrent stroke risk is higher than cardiac event risk after initial stroke/transient ischemic attack", Stroke, 36(6), pp. 1285-1287.
71. Burke J. P., et al.(2010), "Impact of persistence with antiplatelet therapy on recurrent ischemic stroke and predictors of nonpersistence among ischemic stroke survivors", Curr Med Res Opin, 26(5), pp. 1023-1030.
72. Burn J., et al. (1994), "Long-term risk of recurrent stroke after a first-ever stroke. The Oxfordshire Community Stroke Project", Stroke, 25(2), pp. 333-337.
73. Bushnell C. D., et al. (2011), "Secondary preventive medication persistence and adherence 1 year after stroke", Neurology, 77(12), pp. 1182-1190.
74. Cahill. E A , et al. (2014), "Medications for Secondary Stroke Prevention at Hospital Discharge in Da Nang, Viet Nam ", Stroke, 45, AWP333.
75. Callahan A., et al. (2011), "Risk of stroke and cardiovascular events after ischemic stroke or transient ischemic attack in patients with type 2 diabetes or metabolic syndrome: secondary analysis of the Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) trial", Arch Neurol, 68(10), pp. 1245-1251.
76. Caplan L. R. (1998), "Prevention of strokes and recurrent strokes", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 64(6), pp. 716.
77. Caplan LR (2009), "Basic pathology, anatomy, and pathophysiology of stroke", In: Caplan's Stroke: A Clinical Approach, 4 ed. Philadelphia: Saunders Elsevier.
78. Carroll. K, et al. (2001), "Stroke incidence and risk factors in a population-based prospective cohort study", Health Statistics Quarterly, 12, pp.18-25.
79. Castillo J., et al.(2009), "Inflammation markers and prediction of post-stroke vascular disease recurrence: the MITICO study", J Neurol, 256(2), pp.217-224.
80. Chalmers J., et al. (2000), "PROGRESS (Perindopril Protection Against Recurrent Stroke Study): regional characteristics of the study population at baseline. PROGRESS Management Committee", J Hypertens Suppl, 18(1), pp. S13-19.
81. Chugh S. S., et al. (2014), "Worldwide epidemiology of atrial fibrillation: a global burden of disease 2010 study", Circulation, 129(8), pp. 837-847.
82. Colivicchi F., et al. (2007), "Discontinuation of statin therapy and clinical outcome after ischemic stroke", Stroke, 38(10), pp. 2652-2657.
83. Collins R., et al. (2004), "Effects of cholesterol-lowering with simvastatin on stroke and other major vascular events in 20536 people with cerebrovascular disease or other high-risk conditions", Lancet, 363(9411), pp. 757-767.
84. Couillard P., et al. (2009), "Predicting recurrent stroke after minor stroke and transient ischemic attack", Expert Rev Cardiovasc Ther, 7(10), pp. 1273-1281. 85. Coull A. J., Lovett J. K., Rothwell P. M. (2004), "Population based study of early risk of stroke after transient ischaemic attack or minor stroke: implications for public education and organisation of services", BMJ, 328(7435), pp. 326.
86. Coull A. J., Rothwell P. M. (2004), "Underestimation of the early risk of recurrent stroke: evidence of the need for a standard definition", Stroke, 35(8), pp. 1925-1929.
87. Coull B. M. (2004), "Statin therapy after acute ischemic stroke in the heart protection study: is the role in recurrent stroke prevention now defined?", Stroke, 35(9), pp. 2233-2234.
88. Coutts S. B., et al. (2011), "Final 2 year results of the vascular imaging of acute stroke for identifying predictors of clinical outcome and recurrent ischemic eveNts (VISION) study", BMC Cardiovasc Disord, 11, pp. 18.
89. Cruz-Flores S., et al. (2011), "Racial-ethnic disparities in stroke care: the American experience: a statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke, 42(7), pp. 2091-2116.
90. Danilo Toni, Ralph L. Sacco, Michael Brainin, Mohr J.P. (2011), Classifcation of Ischemic Stroke, In : Stroke-Pathophysiology, Diagnosis, and Management (5th ed), Mohr J.P., Philip A. Wolf, et al, Philadelphia, pp. 293-306.
91. Davis S. M., Donnan G. A. (2012), "Clinical practice. Secondary prevention after ischemic stroke or transient ischemic attack", N Engl J Med, 366(20), pp.1914-1922.
92. De Jong G., et al. (2004), "Homogeneity of large and small vessel disease over time: arguments from a study on recurrent stroke in 998 patients with first cerebral infarct", J Stroke Cerebrovasc Dis, 13(4), pp. 141-147.
93. Demarin V., et al. (2010), "Low high-density lipoprotein cholesterol as the possible risk factor for stroke", Acta Clin Croat, 49(4), pp. 429-439.
94. Dhamoon M. S., et al. (2006), "Recurrent stroke and cardiac risks after first ischemic stroke: the Northern Manhattan Study", Neurology, 66(5), pp. 641-646.
95. Diener H. C., et al. (2013), "Novel oral anticoagulants in secondary prevention of stroke", Best Pract Res Clin Haematol, 26(2), pp. 131-139.
96. Ding D., et al. (2009), "Association of antiplatelet therapy with lower risk of death and recurrent cerebrovascular events after ischemic stroke-results from the China Ischemic Stroke Registry Study", Circ J, 73(12), pp. 2342-2347.
97. Easton J. D., et al. (2009), "Definition and evaluation of transient ischemic attack: a scientific statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association Stroke Council; Council on Cardiovascular Surgery and Anesthesia; Council on Cardiovascular Radiology and Intervention; Council on Cardiovascular Nursing; and the Interdisciplinary Council on Peripheral Vascular Disease. The American Academy of Neurology affirms the value of this statement as an educational tool for neurologists", Stroke, 40(6), pp. 2276-2293.
98. Egido J. A. (2005), "Benefits of modifying the predictive factors of stroke recurrence", Cerebrovasc Dis, 20 Suppl 2, pp. 84-90.
99. Elkind M. S. (2009), "Outcomes after stroke: risk of recurrent ischemic stroke and other events", Am J Med, 122(4 Suppl 2), pp. S7-13.
100. Elkind M. S., et al. (2014), "C-reactive protein as a prognostic marker after lacunar stroke: levels of inflammatory markers in the treatment of stroke study", Stroke, 45(3), pp. 707-716.
101. Elkind M. S., et al. (2006), "High-sensitivity C-reactive protein, lipoprotein-associated phospholipase A2, and outcome after ischemic stroke", Arch Intern Med, 166(19), pp. 2073-2080.
102. Ellis C., et al. (2013), "Poststroke knowledge and symptom awareness: a global issue for secondary stroke prevention", Cerebrovasc Dis, 35(6), pp. 572-581.
103. Elneihoum A. M., et al. (1998), "Three-year survival and recurrence after stroke in Malmo, Sweden: an analysis of stroke registry data", Stroke, 29(10), pp. 2114-2117.
104. Eriksson S. E., Olsson J. E. (2001), "Survival and recurrent strokes in patients with different subtypes of stroke: a fourteen-year follow-up study", Cerebrovasc Dis, 12(3), pp. 171-180.
105.Esra YALÇIN, et al. (2008), "Risk Factors For Recurrent Ischemic Stroke in Turkey", Trakya Univ Tip Fak Derg 25(2), pp. 117-123.
106. Fairhead J. F., et al. (2005), "Population-based study of delays in carotid imaging and surgery and the risk of recurrent stroke", Neurology, 65(3), pp. 371-375.
107. Fauchier L., Clementy N., Babuty D. (2013), "Statin therapy and atrial fibrillation: systematic review and updated meta-analysis of published randomized controlled trials", Curr Opin Cardiol, 28(1), pp. 7-18.
108. Feigin V. L., et al. (2014), "Global and regional burden of stroke during 1990-2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010", Lancet, 383(9913), pp. 245-254.
109. Feigin V. L., Krishnamurthi R. (2011), "Stroke prevention in the developing world", Stroke, 42(12), pp. 3655-3658.
110. Feng W., et al. (2010), "Risk of recurrent stroke, myocardial infarction, or death in hospitalized stroke patients", Neurology, 74(7), pp. 588-593.
111. Flaherty M. L., et al. (2007), "The increasing incidence of anticoagulant-associated intracerebral hemorrhage", Neurology, 68(2), pp. 116-121.
112. Friday G., Alter M., Lai S. M. (2002), "Control of hypertension and risk of stroke recurrence", Stroke, 33(11), pp. 2652-2657. 113. Fuentes B., et al. (2014), "Guidelines for the preventive treatment of ischaemic stroke and TIA (II). Recommendations according to aetiological sub-type", Neurologia, 29(3), pp. 168-183.
114. Furie K. L., et al. (2011), "Guidelines for the prevention of stroke in patients with stroke or transient ischemic attack: a guideline for healthcare professionals from the american heart association/american stroke association", Stroke, 42(1), pp. 227-276.
115. Glader E. L., et al. (2010), "Persistent use of secondary preventive drugs declines rapidly during the first 2 years after stroke", Stroke, 41(2), pp. 397-401.
116. Go A. S., et al. (2014), "Heart disease and stroke statistics-2014 update: a report from the american heart association", Circulation, 129(3), pp. e28-e292.
117. Go A. S., et al. (2013), "Heart disease and stroke statistics-2013 update: a report from the American Heart Association", Circulation, 127(1), pp. e6-e245.
118. Goldstein L. B., Perry A. (1992), "Early recurrent ischemic stroke. A case-control study", Stroke, 23(7), pp. 1010-1013.
119. Grotta J. C. (2013), "Clinical practice. Carotid stenosis", N Engl J Med, 369(12), pp.1143-1150.
120. Gustafsson C., Britton M. (1991), "Pathogenetic mechanism of stroke in non-valvular atrial fibrillation: follow-up of stroke patients with and without atrial fibrillation", J Intern Med, 230(1), pp. 11-16.
121.Gutierrez J., et al. (2012), "Statin therapy in the prevention of recurrent cardiovascular events: a sex-based meta-analysis", Arch Intern Med, 172(12), pp. 909-919.
122.Hackam D. G., et al (2007), "Combining multiple approaches for the secondary prevention of vascular events after stroke: a quantitative modeling study", Stroke, 38(6), pp. 1881-1885.
123. Hankey G. J. (2005), "Secondary prevention of recurrent stroke", Stroke, 36(2), pp. 218-221.
124. Hankey G. J. (2010), "Ischaemic stroke-prevention is better than cure", J R Coll Physicians Edinb, 40(1), 56-63.
125. Hankey G. J. (2013), "Dual antiplatelet therapy in acute transient ischemic attack and minor stroke", N Engl J Med, 369(1), pp. 82-83.
126. Hankey G. J. (2014), "Secondary stroke prevention", Lancet Neurol, 13(2), pp.178-194.
127. Hankey G. J., et al. (1998), "Long-term risk of first recurrent stroke in the Perth Community Stroke Study", Stroke, 29(12), pp. 2491-2500.
128. Hardie K., et al. (2004), "Ten-year risk of first recurrent stroke and disability after first-ever stroke in the Perth Community Stroke Study", Stroke, 35(3), pp. 731-735. 129. Hardie K., et al. (2005), "Trends in five-year survival and risk of recurrent stroke after first-ever stroke in the Perth Community Stroke Study", Cerebrovasc Dis, 19(3), pp. 179-185.
130. Hart R. G., Coull B. M., Hart D. (1983), "Early recurrent embolism associated with nonvalvular atrial fibrillation: a retrospective study", Stroke, 14(5), pp. 688-693.
131. Hart R. G., Eikelboom J. W. (2012), "Reducing the risk of recurrent stroke in patients with AF", Lancet Neurol, 11(6), pp. 479-481.
132. Hart R. G., et al. (2013), "Predictors of Stroke Recurrence in Patients with Recent Lacunar Stroke and Response to Interventions According to Risk Status: Secondary Prevention of Small Subcortical Strokes Trial", J Stroke Cerebrovasc Dis, 23(4), pp. 618-24.
133. Hata J., et al. (2005), "Ten year recurrence after first ever stroke in a Japanese community: the Hisayama study", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 76(3), pp.368-372.
134. Herder M., et al. (2013), "Long-term use of lipid-lowering drugs slows progression of carotid atherosclerosis: the Tromso study 1994 to 2008", Arterioscler Thromb Vasc Biol, 33(4), pp.858-862.
135. Hier D. B., et al. (1991), "Stroke recurrence within 2 years after ischemic infarction", Stroke, 22(2), pp.155-161.
136. Hillen T., et al. (2003), "Cause of stroke recurrence is multifactorial: patterns, risk factors, and outcomes of stroke recurrence in the South London Stroke Register", Stroke, 34(6), pp.1457-1463.
137. Hirayama T., et al. (2010), "Clinicoradiological features of recurrent ischemic stroke: healthcare for poststroke patients", J Multidiscip Healthc, 3, pp.97-101.
138. Hong K. S., et al. (2013), "Statin Prescription Adhered to Guidelines for Patients Hospitalized due to Acute Ischemic Stroke or Transient Ischemic Attack", J Clin Neurol, 9(4), pp.214-222.
139. Hong K. S., et al. (2011), "Declining stroke and vascular event recurrence rates in secondary prevention trials over the past 50 years and consequences for current trial design", Circulation, 123(19), pp.2111-2119.
140.Hori M., et al. (2013), "Dabigatran Versus Warfarin: Effects on Ischemic and Hemorrhagic Strokes and Bleeding in Asians and Non-Asians With Atrial Fibrillation", Stroke, 44(7), pp.1891-1896.
141. Hosseini A. A., et al. (2013), "Carotid plaque hemorrhage on MRI strongly predicts recurrent ischemia and stroke", Ann Neurol, 73(6), pp. 774-84.
142. Howard. G, et al. (2014), " The Impact of “Traditional” Risk Factors for Incident Versus Recurrent Stroke", Stroke, 45, pp. A97. 143. Irie K., et al. (1993), "The J-curve phenomenon in stroke recurrence", Stroke, 24(12), pp. 1844-1849.
144. Jackson C., Sudlow C. (2005), "Comparing risks of death and recurrent vascular events between lacunar and non-lacunar infarction", Brain, 128(Pt 11), pp. 2507-2517.
145. Jia W., Zhou L. (2013), "Effect of 20 mg/day Atorvastatin: Recurrent Stroke Survey in Chinese Ischemic Stroke Patients with Prior Intracranial Hemorrhage", J Clin Neurol, 9(3), pp.139-143.
146. Jin J., et al. (2008), "Factors affecting therapeutic compliance: A review from the patient's perspective", Ther Clin Risk Manag, 4(1), pp.269-286.
147. Johansson E. P., Arnerlov C., Wester P. (2013), "Risk of recurrent stroke before carotid endarterectomy: the ANSYSCAP study", Int J Stroke, 8(4), pp.220-227.
148. Johansson E., Wester P. (2014), "Recurrent stroke risk is high after a single cerebrovascular event in patients with symptomatic 50-99% carotid stenosis: a cohort study", BMC Neurol, 14(1), pp.23.
149. Johnsen S. H., et al. (2005), "Elevated high-density lipoprotein cholesterol levels are protective against plaque progression: a follow-up study of 1952 persons with carotid atherosclerosis the Tromso study", Circulation, 112(4), pp.498-504.
150. Jorgensen H. S., et al. (1997), "Stroke recurrence: predictors, severity, and prognosis. The Copenhagen Stroke Study", Neurology, 48(4), pp.891-895.
151. Kaarisalo M. M., et al. (1997), "Atrial fibrillation in older stroke patients: association with recurrence and mortality after first ischemic stroke", J Am Geriatr Soc, 45(11), pp.1297-1301.
152. Kamel H., et al. (2012), "Detection of atrial fibrillation after stroke and the risk of recurrent stroke", J Stroke Cerebrovasc Dis, 21(8), pp.726-731.
153. Kamouchi M., et al. (2012), "Risk score for predicting recurrence in patients with ischemic stroke: the fukuoka stroke risk score for Japanese", Cerebrovasc Dis, 34(5-6), pp.351-357.
154. Kaplan R. C., et al. (2005), "Vascular events, mortality, and preventive therapy following ischemic stroke in the elderly", Neurology, 65(6), pp.835-842.
155.Kernan W. N., et al. (2014), "Guidelines for the Prevention of Stroke in Patients With Stroke and Transient Ischemic Attack: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke, 45(7), pp. 2160-2236
156. Khan N. A., et al. (2013), "Risk factors, quality of care and prognosis in South Asian, East Asian and White patients with stroke", BMC Neurol, 13, pp.74.
157. Kikuchi K., et al. (2012), "Secondary prevention of stroke: Pleiotropic effects of optimal oral pharmacotherapy", Exp Ther Med, 4(1), pp.3-7. 158. Kono Y., et al. (2011), "Recurrence risk after noncardioembolic mild ischemic stroke in a Japanese population", Cerebrovasc Dis, 31(4), pp.365-372.
159. Kuwashiro T., et al. (2012), "Risk factors predisposing to stroke recurrence within one year of non-cardioembolic stroke onset: the Fukuoka Stroke Registry", Cerebrovasc Dis, 33(2), pp.141-149.
160. Kuwashiro T., et al. (2013), "Predictive role of C reactive protein in stroke recurrence after cardioembolic stroke: the Fukuoka Stroke Registry", BMJ Open, 3(11), pp.e003678.
161. Kuwashiro T., et al. (2012), "Lower levels of high-density lipoprotein cholesterol on admission and a recurrence of ischemic stroke: a 12-month follow-up of the Fukuoka Stroke Registry", J Stroke Cerebrovasc Dis, 21(7), pp.561-568.
162.Kwee R. M., et al. (2013), "MRI of carotid atherosclerosis to identify TIA and stroke patients who are at risk of a recurrence", J Magn Reson Imaging, 37(5), pp.1189-1194.
163. Lackland D. T., et al. (2014), "Factors influencing the decline in stroke mortality: a statement from the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke, 45(1), pp.315-353.
164. Lai S. M., et al. (1994), "A multifactorial analysis of risk factors for recurrence of ischemic stroke", Stroke, 25(5), pp.958-962.
165. Laloux P. (2014), "Risk and benefit of statins in stroke secondary prevention", Curr Vasc Pharmacol, 11(6), pp.812-816.
166. Laloux P., Lemonnier F., Jamart J. (2010), "Risk factors and treatment of stroke at the time of recurrence", Acta Neurol Belg, 110(4), pp.299-302.
167. Langagergaard V., et al. (2011), "Socioeconomic differences in quality of care and clinical outcome after stroke: a nationwide population-based study", Stroke, 42(10), pp.2896-2902.
168.Lee A. H., Somerford P. J., Yau K. K. (2004), "Risk factors for ischaemic stroke recurrence after hospitalisation", Med J Aust, 181(5), pp.244-246.
169.Lee M., et al. (2013), "Risk-benefit profile of long-term dual-versus single-antiplatelet therapy among patients with ischemic stroke: a systematic review and meta-analysis", Ann Intern Med, 159(7), pp.463-470.
170.Leira E. C., et al. (2004), "Can we predict early recurrence in acute stroke?", Cerebrovasc Dis, 18(2), pp.139-144.
171.Leonardi-Bee J., Bath P. M., Phillips S. J., Sandercock P. A. (2002), "Blood pressure and clinical outcomes in the International Stroke Trial", Stroke, 33(5), pp.1315-1320.
172.Leoo T., et al. (2008), "Risk factors and treatment at recurrent stroke onset: results from the Recurrent Stroke Quality and Epidemiology (RESQUE) Study", Cerebrovasc Dis, 25(3), pp.254-260. 173. Lewsey J., et al. (2010), "Temporal trends in hospitalisation for stroke recurrence following incident hospitalisation for stroke in Scotland", BMC Med, 8, pp.23.
174. Libby P. (2012), "Inflammation in atherosclerosis", Arterioscler Thromb Vasc Biol, 32(9), pp.2045-2051.
175. Lisabeth L. D., et al. (2006), "Ethnic differences in stroke recurrence", Ann Neurol, 60(4), pp.469-475.
176. Liu X. S., et al. (2012), "Comparison of carotid atherosclerotic plaque characteristics by high-resolution black-blood MR imaging between patients with first-time and recurrent acute ischemic stroke", AJNR Am J Neuroradiol, 33(7), pp.1257-1261.
177. Longo Dan L, Dennis L. Kasper, J. Larry Jameson, et al (2012), "Cerebrovascular Diseases, In : Harrison's Principles of Internal Medicine", 18th ed, McGraw-Hill, http://accessmedicine.com/content.aspx?aid=9145753.
178. Lovett J. K., et al. (2004), "Early risk of recurrence by subtype of ischemic stroke in population-based incidence studies", Neurology, 62(4), pp. 569-573.
179. Lv Y., et al. (2013), "Five-year prognosis after mild to moderate ischemic stroke by stroke subtype: a multi-clinic registry study", PLoS One, 8(11), pp.e75019.
180.Ma R., et al. (2008), "A survey on compliance with secondary stroke prevention guidelines and follow up for the inpatients with atherosclerotic cerebral infarction/transient ischemic attack", Neurol Res, 30(4), pp.383-388.
181. Makihara N., et al. (2013), "Statins and the risks of stroke recurrence and death after ischemic stroke: the Fukuoka Stroke Registry", Atherosclerosis, 231(2), pp.211-215.
182. Mansoor A. et al. (2013), "Antiplatelet therapy to prevent recurrent stroke: Three good options", Cleve Clin J Med, 80(12), pp.787-795.
183.Marini C., et al. (2005), "Contribution of atrial fibrillation to incidence and outcome of ischemic stroke: results from a population-based study", Stroke, 36(6), pp.1115-1119.
184.Marnane M., et al. (2012), "Carotid plaque inflammation on 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography predicts early stroke recurrence", Ann Neurol, 71(5), pp.709-718.
185.Marnane M., et al. (2014), "Plaque Inflammation and Unstable Morphology Are Associated With Early Stroke Recurrence in Symptomatic Carotid Stenosis", Stroke. StrokeAHA.113.003657.
186. Maulaz A. B., et al. (2005), "Effect of discontinuing aspirin therapy on the risk of brain ischemic stroke", Arch Neurol, 62(8), pp. 1217-1220.
187.McKinney J. S., Kostis W. J. (2012), "Statin therapy and the risk of intracerebral hemorrhage: a meta-analysis of 31 randomized controlled trials", Stroke, 43(8), pp.2149-2156. 188.Meissner I., et al. (1988), "Hypertension management and stroke recurrence in a community (Rochester, Minnesota, 1950-1979)", Stroke, 19(4), pp.459-463.
189.Melkas S., et al. (2012), "Extensive white matter changes predict stroke recurrence up to 5 years after a first-ever ischemic stroke", Cerebrovasc Dis, 34(3), pp.191-198.
190.Mendis S., et al. (2005), "WHO study on Prevention of REcurrences of Myocardial Infarction and StrokE (WHO-PREMISE)", Bull World Health Organ, 83(11), pp.820-829.
191.Milionis H. J., et al. (2009), "Statin therapy after first stroke reduces 10-year stroke recurrence and improves survival", Neurology, 72(21), pp. 1816-1822.
192.Modrego P. J., et al. (2004), "Recurrence and survival after first-ever stroke in the area of Bajo Aragon, Spain. A prospective cohort study", J Neurol Sci, 224(1-2), pp.49-55.
193. Modrego P. J., et al. (2000), "Type, causes, and prognosis of stroke recurrence in the province of Teruel, Spain. A 5-year analysis", Neurol Sci, 21(6), pp.355-360.
194.Mohan K. M., et al. (2009), "Frequency and predictors for the risk of stroke recurrence up to 10 years after stroke: the South London Stroke Register", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 80(9), pp.1012-1018.
195.Mohan K. M., et al. (2011), "Risk and cumulative risk of stroke recurrence: a systematic review and meta-analysis", Stroke, 42(5), pp.1489-1494.
196. Moroney J. T., et al. (1998), "Risk factors for early recurrence after ischemic stroke: the role of stroke syndrome and subtype", Stroke, 29(10), pp.2118-2124.
197. Moroney J. T., et al. (1997), "Dementia after stroke increases the risk of long-term stroke recurrence", Neurology, 48(5), pp.1317-1325.
198. Mullenix P. S., et al. (2007), "C-reactive protein level and traditional vascular risk factors in the prediction of carotid stenosis", Arch Surg, 142(11), pp.1066-1071.
199. Munoz-Venturelli P., et al. (2013), "Long-term Adherence to National Guidelines for Secondary Prevention of Ischemic Stroke: A Prospective Cohort Study in a Public Hospital in Chile", J Stroke Cerebrovasc Dis, 23(3), pp. 490-5.
200. Murat Sumer M., Erturk O. (2002), "Ischemic stroke subtypes: risk factors, functional outcome and recurrence", Neurol Sci, 22(6), pp.449-454.
201. Nagai Y., et al. (2014), "Rationale, design, and baseline features of a randomized controlled trial to assess the effects of statin for the secondary prevention of stroke: the Japan Statin Treatment Against Recurrent Stroke (J-STARS)", Int J Stroke, 9(2), pp.232-239.
202.Nedeltchev K., et al. (2005), "Ischaemic stroke in young adults: predictors of outcome and recurrence", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 76(2), pp.191-195. 203.Netter F.H, et al. (2002), Neuroanatomy, Atlas of Neuroanatomy and Neurophysiology, Selections from the Netter Collection of Medical Illustrations, Icon Custom Communications Ed, pp.1-50.
204.NINDS (2012), Final Report of the Stroke Progress Review Group-Topic area working group full reports, http://www.ninds.nih.gov/find_people/groups/stroke_prg/01-2012-stroke-prg report.htm.
205. North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial Collaborators (1991), "Beneficial effect of carotid endarterectomy in symptomatic patients with high-grade carotid stenosis. North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial Collaborators", N Engl J Med, 325(7), pp.445-453.
206. Nowacki P., et al. (2007), "An approach of patients with ischemic stroke to primary and secondary stroke prevention in Poland", Ann Acad Med Stetin, 53(2), pp.14-19.
207.O'Donnell M. J., et al. (2010), "Risk factors for ischaemic and intracerebral haemorrhagic stroke in 22 countries (the INTERSTROKE study): a case-control study", Lancet, 376(9735), pp.112-123.
208. Ois A., et al. (2009), "High risk of early neurological recurrence in symptomatic carotid stenosis", Stroke, 40(8), pp.2727-2731.
209. Ois A., et al. (2008), "Factors associated with a high risk of recurrence in patients with transient ischemic attack or minor stroke", Stroke, 39(6), pp.1717-1721.
210. Okuyama H., et al. (2008), "Impact of aortic arch stiffness on recurrence of stroke in patients with acute ischemic stroke", Circ J, 72(8), pp.1296-1302.
211.Olsen T. S. (2009), "Stroke recurrence and prognosis after stroke", Handb Clin Neurol, 92, pp.407-421.
212. Omori T., et al. (2012), "Multifactorial Analysis of Factors Affecting Recurrence of Stroke in Japan", Asia Pac J Public Health, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22500031.
213. Ovbiagele B., et al. (2011), "Level of systolic blood pressure within the normal range and risk of recurrent stroke", JAMA, 306(19), pp. 2137-2144.
214. Ovbiagele B., et al. (2013), "Forecasting the future of stroke in the United States: a policy statement from the American Heart Association and American Stroke Association", Stroke, 44(8), pp. 2361-2375.
215. Ovbiagele B., et al. (2006), "Statin treatment and adherence to national cholesterol guidelines after ischemic stroke", Neurology, 66(8), pp. 1164-1170.
216. Ovbiagele B., et al. (2010), "Recent nationwide trends in discharge statin treatment of hospitalized patients with stroke", Stroke, 41(7), pp. 1508-1513. 217.Papas T. T., et al. (2008), "High-sensitivity CRP is correlated with neurologic symptoms and plaque instability in patients with severe stenosis of the carotid bifurcation", Vasc Endovascular Surg, 42(3), pp. 249-255.
218. Patel A., et al. (2005), "Plasma lipids predict myocardial infarction, but not stroke, in patients with established cerebrovascular disease", Eur Heart J, 26(18), pp.1910-1915.
219. Pearson T. A., et al. (2003), "Markers of inflammation and cardiovascular disease: application to clinical and public health practice: A statement for healthcare professionals from the Centers for Disease Control and Prevention and the American Heart Association", Circulation, 107(3), pp. 499-511.
220. Penado S., et al. (2003), "Atrial fibrillation as a risk factor for stroke recurrence", Am J Med, 114(3), pp. 206-210.
221.Pennlert J., et al. (2014), "Long-Term Risk and Predictors of Recurrent Stroke Beyond the Acute Phase", Stroke, 45, pp.1839-1841.
222. Petty G. W., et al. (1998), "Survival and recurrence after first cerebral infarction: a population-based study in Rochester, Minnesota, 1975 through 1989", Neurology, 50(1), pp. 208-216.
223. Petty G. W., et al. (2000), "Ischemic stroke subtypes : a population-based study of functional outcome, survival, and recurrence", Stroke, 31(5), pp. 1062-1068.
224. Pezzini A., et al. (2014), "Predictors of Long-Term Recurrent Vascular Events after Ischemic Stroke at Young Age: The Italian Project on Stroke in Young Adults", Circulation, 113, pp. 005663.
225. Po H. L., et al. (2009), "The prescribing patterns of antithrombotic agents for prevention of recurrent ischemic stroke", Acta Neurol Taiwan, 18(2), pp.98-103.
226. Prencipe M., et al. (1998), "Long-term prognosis after a minor stroke: 10-year mortality and major stroke recurrence rates in a hospital-based cohort", Stroke, 29(1), pp.126-132.
227. Prinz V., Endres M. (2011), "Statins and stroke: prevention and beyond", Curr Opin Neurol, 24(1), pp.75-80.
228.Puato M., et al. (2010), "Atorvastatin reduces macrophage accumulation in atherosclerotic plaques: a comparison of a nonstatin-based regimen in patients undergoing carotid endarterectomy", Stroke, 41(6), pp.1163-1168.
229. Purroy F., et al. (2014), "How predictors and patterns of stroke recurrence after a TIA differ during the first year of follow-up", J Neurol, DOI 10.1007/s00415-014-7390-z.
230. Putaala J., et al. (2010), "Recurrent ischemic events in young adults after first-ever ischemic stroke", Ann Neurol, 68(5), pp.661-671. 231. Qian Y., et al. (2013), "Low HDL-C level is associated with the development of intracranial artery stenosis: analysis from the Chinese IntraCranial AtheroSclerosis (CICAS) study", PLoS One, 8(5), pp.e64395.
232.Riwanto M., Landmesser U. (2013), "High density lipoproteins and endothelial functions: mechanistic insights and alterations in cardiovascular disease", J Lipid Res, 54(12), pp.3227-3243.
233. Romano J. G., Imrey P. B., Sacco R. L. (2011), "Further good news on stroke, but no time for rest", Circulation, 123(19), pp.2066-2068.
234.Roquer J., et al. (2011), "Value of carotid intima-media thickness and significant carotid stenosis as markers of stroke recurrence", Stroke, 42(11), 3099-3104.
235.Rosenfeld M. E. (2013), "Inflammation and atherosclerosis: direct versus indirect mechanisms", Curr Opin Pharmacol, 13(2), pp.154-160.
236.Rother J., et al. (2008), "Risk factor profile and management of cerebrovascular patients in the REACH Registry", Cerebrovasc Dis, 25(4), pp.366-374.
237.Rothwell P. M., et al. (2005), "Population-based study of event-rate, incidence, case fatality, and mortality for all acute vascular events in all arterial territories (Oxford Vascular Study)", Lancet, 366(9499), pp.1773-1783.
238.Rothwell P. M., et al. (2007), "Effect of urgent treatment of transient ischaemic attack and minor stroke on early recurrent stroke (EXPRESS study): a prospective population-based sequential comparison", Lancet, 370(9596), pp.1432-1442.
239.Ruff C. T., et al. (2013), "Comparison of the efficacy and safety of new oral anticoagulants with warfarin in patients with atrial fibrillation: a meta-analysis of randomised trials", Lancet, 383 (9921), pp. 955-962.
240.Ruland S., et al. (2006), "Predictors of recurrent stroke in African Americans", Neurology, 67(4), pp. 567-571.
241.Ryglewicz D., et al. (1997), "Stroke recurrence among 30 days survivors of ischemic stroke in a prospective community-based study", Neurol Res, 19(4), pp. 377-379.
242.Sacco R. L., et al. (1989), "Determinants of early recurrence of cerebral infarction. The Stroke Data Bank", Stroke, 20(8), pp. 983-989.
243.Sacco R. L., et al. (1994), "Predictors of mortality and recurrence after hospitalized cerebral infarction in an urban community: the Northern Manhattan Stroke Study", Neurology, 44(4), pp. 626-634.
244.Sacco R. L., et al. (1982), "Survival and recurrence following stroke. The Framingham study", Stroke, 13(3), pp. 290-295.
245.Sage J. I., Van Uitert R. L. (1983), "Risk of recurrent stroke in patients with atrial fibrillation and non-valvular heart disease", Stroke, 14(4), pp. 537-540. 246.Samsa G. P., et al. (1999), "Epidemiology of recurrent cerebral infarction: a medicare claims-based comparison of first and recurrent strokes on 2-year survival and cost", Stroke, 30(2), pp. 338-349.
247.Sandercock P., et al. (2003), "Anticoagulants for preventing recurrence following presumed non-cardioembolic ischaemic stroke or transient ischaemic attack", Cochrane Database Syst Rev, (1), pp. CD000248.
248.Scmidt E. V., Smirnov V. E., Ryabova V. S. (1988), "Results of the seven-year prospective study of stroke patients", Stroke, 19(8), pp. 942-949.
249.Selvarajah J. R., et al. (2011), "Does inflammation predispose to recurrent vascular events after recent transient ischaemic attack and minor stroke? The North West of England transient ischaemic attack and minor stroke (NORTHSTAR) study", Int J Stroke, 6(3), pp. 187-194.
250.Shah P. K., et al. (2001), "Exploiting the vascular protective effects of high-density lipoprotein and its apolipoproteins: an idea whose time for testing is coming, part I", Circulation, 104(19), pp. 2376-2383.
251.Shaya F. T., et al. (2006), "Drug therapy persistence and stroke recurrence", Am J Manag Care, 12(6), pp. 313-319.
252.Sheinart K. F., et al. (1998), "Stroke recurrence is more frequent in Blacks and Hispanics", Neuroepidemiology, 17(4), pp. 188-198.
253.Sicras-Mainar A., et al. (2012), "Statins after recent stroke reduces recurrence and improves survival in an aging Mediterranean population without known coronary heart disease", J Clin Pharm Ther, 37(4), pp. 441-447.
254.Singh A. S., et al. (2013), "Association of carotid plaque echogenicity with recurrence of ischemic stroke", N Am J Med Sci, 5(6), pp. 371-376.
255.Sirimarco G., et al. (2011), "Atherogenic dyslipidemia in patients with transient ischemic attack", Stroke, 42(8), pp. 2131-2137.
256.Slark J, Sharma P (2014), "Risk awareness in secondary stroke prevention: a review of the literature", JRSM Cardiovascular Disease, 3, pp. 2048004013514737.
257.Sobel E., et al. (1989), "Stroke in the Lehigh Valley: combined risk factors for recurrent ischemic stroke", Neurology, 39(5), pp. 669-672.
258.Soda T., et al. (2004), "Stroke recurrence within the first year following cerebral infarction-Tottori University Lacunar Infarction Prognosis Study (TULIPS)", Acta Neurol Scand, 110(6), pp. 343-349.
259.Song W., et al. (2010), "C-reactive protein variants are not associated with susceptibility to stroke and stroke recurrence", Clin Chem Lab Med, 48(4), pp.551-554.
260. Staaf G., et al. (2001), "Pure motor stroke from presumed lacunar infarct: long-term prognosis for survival and risk of recurrent stroke", Stroke, 32(11), pp. 2592-2596. 261. Suanprasert N., Tantirithisak T. (2011), "Impact of risk factors for recurrent ischemic stroke in Prasat Neurological Institute", J Med Assoc Thai, 94(9), pp. 1035-1043.
262.Tai W. A., Albers G. W. (2014), "Secondary prevention of atherothrombotic or cryptogenic stroke", Circulation, 129(4), pp. 527-531.
263. Takaya N., et al. (2006), "Association between carotid plaque characteristics and subsequent ischemic cerebrovascular events: a prospective assessment with MRI-initial results", Stroke, 37(3), pp. 818-823.
264.Talelli P., Greenwood R. J. (2008), "Recurrent stroke: where do we stand with the secondary prevention of noncardioembolic ischaemic strokes?", Ther Adv Cardiovasc Dis, 2(5), pp. 387-405.
265.Talelli P., et al. (2007), "Recurrent stroke: the role of common carotid artery intima-media thickness", J Clin Neurosci, 14(11), pp. 1067-1072.
266.Tanaskovic S., et al. (2011), "Inflammation as a marker for the prediction of internal carotid artery restenosis following eversion endarterectomy-evidence from clinical studies", Angiology, 62(7), pp. 535-542.
267.Testai F. D., et al. (2010), "Effect of sex on outcome after recurrent stroke in African Americans: results from the African American Antiplatelet Stroke Prevention Study", J Stroke Cerebrovasc Dis, 19(4), pp. 321-325.
268.Thygesen S. K., et al. (2009), "Atrial fibrillation in patients with ischemic stroke: A population-based study", Clin Epidemiol, 1, pp. 55-65.
269.Toni D., et al. (2013), "Types of stroke recurrence in patients with ischemic stroke: A substudy from the PRoFESS trial", Int J Stroke, doi: 10.1111/ijs.12150.
270.Toyoda K., et al. (2007), "Early recurrence of ischemic stroke in Japanese patients: the Japan standard stroke registry study", Cerebrovasc Dis, 24(2-3), pp. 289-295.
271.Tsivgoulis G., et al. (2006), "Common carotid artery intima-media thickness and the risk of stroke recurrence", Stroke, 37(7), pp.1913-1916.
272.Van Wijk I., et al. (2005), "Long-term survival and vascular event risk after transient ischaemic attack or minor ischaemic stroke: a cohort study", Lancet, 365(9477), pp.2098-2104.
273.Viitanen M., et al. (1988), "Risk of recurrent stroke, myocardial infarction and epilepsy during long-term follow-up after stroke", Eur Neurol, 28(4), pp.227-231.
274.Villa A., Bacchetta A., Omboni E. (2000), "Underuse of antithrombotic therapy in stroke patients with chronic atrial fibrillation", Stroke, 31(9), pp.2266-2267.
275.Virani S. S., et al. (2011), "Relation of cholesterol and lipoprotein parameters with carotid artery plaque characteristics: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) carotid MRI study", Atherosclerosis, 219(2), pp.596-602.
276.Wang Y., et al. (2013), "Association of hypertension with stroke recurrence depends on ischemic stroke subtype", Stroke, 44(5), pp.1232-1237. 277.Wang Y., et al. (2013), "Clopidogrel with aspirin in acute minor stroke or transient ischemic attack", N Engl J Med, 369(1), pp.11-19.
278.Wei J. W., Wang J. G., Huang Y., Liu M., Wu Y., Wong L. K., et al. (2010), "Secondary prevention of ischemic stroke in urban China", Stroke, 41(5), pp. 967-974.
279.Weimar C., et al. (2009), "The Essen stroke risk score predicts recurrent cardiovascular events: a validation within the REduction of Atherothrombosis for Continued Health (REACH) registry", Stroke, 40(2), pp. 350-354.
280.Weisberg L. A., Black W. F. (1996), "Racial differences in stroke recurrence rate following initial lacunar infarct", J Stroke Cerebrovasc Dis, 6(2), pp.85-88.
281.Whiteley W., et al. (2011),"Association of circulating inflammatory markers with recurrent vascular events after stroke: a prospective cohort study", Stroke, 42(1), pp. 10-16.
282.Wong K. S., et al. (2013), "Early Dual versus Mono Antiplatelet Therapy for Acute Non-Cardioembolic Ischemic Stroke or Transient Ischemic Attack: An Updated Systematic Review and Meta-Analysis", Circulation, 128(15), pp. 1656-66.
283.Woodward M., et al. (2005), "Associations of inflammatory and hemostatic variables with the risk of recurrent stroke", Stroke, 36(10), pp. 2143-2147.
284.Wu T. H., et al. (2000), "Factors affecting the first recurrence of noncardioembolic ischemic stroke", Thromb Res, 97(3), pp. 95-103.
285.Xu G., et al. (2007), "Recurrence after ischemic stroke in chinese patients: impact of uncontrolled modifiable risk factors", Cerebrovasc Dis, 23(2-3), pp. 117-120.
286.Xu H., et al. (1998), "A clinical analysis of 94 cases of recurrent stroke", Hunan Yi Ke Da Xue Xue Bao, 23(1), pp. 85-86, 92.
287.Yamanouchi H., et al. (1988), "Late recurrence of embolic stroke after discontinuation of anticoagulant therapy in nonvalvular atrial fibrillation", J Neurol, 235(8), pp.499-500.
288.Yasaka M., et al. (1993), "Clinical features of recurrent embolization in acute cardioembolic stroke", Stroke, 24(11), pp. 1681-1685.
289.Yeh P. S., et al. (2013), "Low levels of high-density lipoprotein cholesterol in patients with atherosclerotic stroke: a prospective cohort study", Atherosclerosis, 228(2), pp. 472-477.
290. Yusuf S., et al. (2011), "Use of secondary prevention drugs for cardiovascular disease in the community in high-income, middle-income, and low-income countries (the PURE Study): a prospective epidemiological survey", Lancet, 378(9798), pp.1231-12 
--------------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,y hoc,nguy co,tai phat,sau dot quy,thieu mau nao cuc bo,cap theo,phan tang,mot so yeu to,lien quan,dinh huu hung 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...