Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,luat hoc,hoan thien,bo may,chinh quyen,cap tinh,dap ung yeu cau,xay dung,nha nuoc,phap quyen,chu nghia xa hoi,viet nam,trinh tuan thanh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM


NCS: TRỊNH TUẤN THÀNH - NHD: PGS.TS LÊ THIÊN HƯƠNG - CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chính quyền cấp tỉnh là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính quyền địa phương, là cầu nối trực tiếp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những công việc trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Vì vậy, năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước.

Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền cấp tỉnh mạnh thì ở đó các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân lao động được phát huy và ở đâu chính quyền cấp tỉnh hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả thì thì ở đó đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân gặp nhiều khó khăn, trật tự an ninh mất ổn định. Chính vì vậy, từ khi khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc củng cố, hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương và kết quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương đã góp phần vào nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Quốc phòng - an ninh; Hội nhập quốc tế.. . Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bộ máy chính quyền địa phương nói chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước ta nói riêng trong thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế.

Đó là: Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hiện nay còn chưa có sự phân cấp rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn; Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh với vai trò là “cầu nối” giữa Trung ương và địa phương chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra; Vẫn còn tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp tỉnh. Từ năm 2005 đến nay, để đánh giá mức độ hiệu quả2 của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, ở nước ta đã áp dụng 02 chỉ số là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Và chỉ số cách hành chính (PAR INDEX), tuy nhiên, kết quả đánh giá 2 chỉ số này của nhiều tỉnh trong những năm gần đây chưa tốt (ví dụ: Năm 2012, có 13/63 tỉnh, thành phố xếp loại tốt về PCI; Có 19/63 tỉnh xếp loại tốt về PAR INDEX; Năm 2013, có 13/63 tỉnh thành phố xếp loại rất tốt và tốt về PCI; 28/63 tỉnh có kết quả PAR INDEX dưới mức trung bình của cả nước).

Nguyên nhân của thực trạng trên là do bộ máy chính quyền địa phương nói chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh chưa được tổ chức theo mô hình phù hợp; Địa vị pháp lý chưa được phân định cụ thể dẫn đến còn tình trạng chồng chéo công vụ, không rõ trách nhiệm; Quyền tự quản và tự chủ của HĐND và hiệu quả hoạt động của HĐND còn nhiều bất cập; Thể chế cho tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh chưa được hoàn thiện; Đội ngũ cán bộ, công chức ở nhiều tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện xây dựng NNPQ và hội nhập quốc tế; Tính minh bạch, dân chủ trong bộ máy chính quyền ở nhiều địa phương chưa được đề cao…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh nói riêng đáp ứng nhu cầu mở rộng dân chủ và thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân và những đòi hỏi mới của thực tiễn, Đại hội XI của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) Phù hợp với tình hình mới”, trong đó có vấn đề về chính quyền địa phương.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó có một chương (Chương IX) Quy định về chính quyền địa phương, tuy nhiên, những quy định của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương mới chỉ dừng ở những quy định có tính nguyên tắc, quy định chung và trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp cần phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chính quyền địa phương.

Từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài“Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”  nhằm phân tích, đánh giá cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động và đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay và những năm tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Mục đích của luận án là đề xuất quan điểm và những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của bộ máy chính quyền cấp tỉnh trong bộ máy nhà nước.

- Xác định các yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh.

- Khái quát lịch sử phát triển, thực trạng về bộ máy chính quyền cấp tỉnh từ năm 1945 đến nay và xác định những yêu cầu cần hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.

- Phân tích mô hình tổ chức chính quyền cấp tỉnh của một số nước trên thế giới và rút ra những vấn đề có thể tham khảo, vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.

- Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh; Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước ta trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính quốc gia, những tồn tại và định hướng đổi mới; Cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án được thực hiện theo mã số chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật với không gian nghiên cứu là tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992 đến nay.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật, về xây dựng NNPQ XHCN, về cải cách bộ máy nhà nước, nhất là đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP. Bên cạnh đó, tác giả Luận án cũng sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo của Luận án là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong công trình nghiên cứu, tác giả Luận án cũng sử dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, thống kê, kinh nghiệm thực tiễn tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay. Trong đó:

- Phương pháp lịch sử, phân tích, quy nạp được sử dụng chủ yếu tại chương 2, nêu lên các cơ sở lý thuyết của vấn đề đặt ra, từ đó khái quát hóa thành những luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý thuyết xuyên suốt toàn bộ nội dung luận án.

- Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê được áp dụng nhằm làm rõ những nội dung của chương 3. Đây là chương đánh giá thực trạng bộ máy chính quyền cấp tỉnh qua đó phát hiện được những ưu điểm, hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 4. Ngoài ra, phương pháp phân tích cũng được áp dụng nhằm làm sáng tỏ những nhận định, quan điểm đã được nêu trước đây về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu ở Chương 4 để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh phù hợp với yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay.

5. Những điểm mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh từ góc độ nghiên cứu liên ngành: Khoa học pháp lý và khoa học hành chính.

- Trên cơ sở phân tích các quan điểm lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra một số vấn đề lý luận như: Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện bảo đảm hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.

- Luận án cũng làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam qua các thời kỳ.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, trong đó nêu rõ quan điểm của tác giả về mô hình tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất với Đảng, Nhà nước phương hướng, giải pháp hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. 6

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật học và hành chính học.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Việc nghiên cứu về bộ máy chính quyền cấp tỉnh trên cơ sở cách tiếp cận của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật sẽ đóng góp một cách thiết thực cho việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013, đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương nói chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh nói riêng ở nước ta.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
-------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện bộ máynhà nước
1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến bộ máy chính quyềncấp tỉnh
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
2.1. Một số vấn đề lý luận về bộ máy chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chính quyền địa phương
2.2. Nhà nước pháp quyền và yêu cầu hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh
2.3. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở một số nước trênthế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM
3.1. Khái lược sự hình thành và phát triển bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước ta từ năm 1945 đến nay
3.2. Đánh giá thực trạng bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Việt Namhiện nay
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
4.1. Quan điểm hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.3. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Xuân Biên (2007) (chủ biên), Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Nội vụ (2007), Tổ chức Nhà nước Việt Nam 1945-2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2010), Báo cáo tình hình hoạt động của UBND các cấp từ đầu nhiệm kỳ 2004-2011 đến nay và nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2011), Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2011 đến nay và nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Báo cáo tổng kết bước 1 thực hiện Nghị quyết số
26/2008/QH12 của Quốc Hội về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
6. Chính phủ (2012), Báo cáo Tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992
7. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 63-SL ngày 22/11/1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã, huyện, tỉnh, kỳ, Hà Nội.
8. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 77-SL ngày 21/12/1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã, huyện, tỉnh, kỳ, Hà Nội.
9. Ngô Huy Cương (2001), "Nhà nước pháp quyền với việc xây dựng chính quyền", Nghiên cứu lập pháp, (6).
10. Nguyễn Đăng Dung (1997), Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương -Lịch sử và hiện tại, Nxb Đồng Nai.
11. Nguyễn Đăng Dung (1998), Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan nhà nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Dung (2000), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.153
13. Nguyễn Đăng Dung (2001), "Nhà nước pháp quyền-một hình thức tổ chức nhà nước", Nghiên cứu lập pháp, (6).
14. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2006), Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Dung (2007), “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 05/10.
17. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb Lao động, Hà Nội.
18. Nguyễn Sỹ Dũng (2001), "Một số mô hình của chính quyền địa phương các nước trên thế giới", Nghiên cứu lập pháp, số đặc biệt về Sửa đổi Hiến pháp.
19. Nguyễn Ánh Dương (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền thị xã, thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội154
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành trung ương khóa X, Nxb, Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2007.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
33. Vũ Đức Đán (2000), Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
34. Vũ Đức Đán (2002), Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp Bộ.
35. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Động (2003), "Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay", Nhà nước và Pháp luật, (3).
39. Bùi Xuân Đức (1992), "Về Hiến pháp 1992: Những điểm mới trong tổ chức bộ máy nhà nước ta qua Hiến pháp 1992", Nhà nước và Pháp luật, (2).155
40. Bùi Xuân Đức (2002), "Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (9).
41. Bùi Xuân Đức (2003), "Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).
42. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
43. Bùi Xuân Đức (2007), "Tự quản địa phương: vấn đề nhận thức và vận dụng ở nước ta hiện nay", Nhà nước và Pháp luật, (1).
44. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (2000), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Giáo trình lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
46. Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (1998), Cải cách hành chính địa phương-lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
47. Lê Thị Vân Hạnh (2009), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Đề tài cấp Bộ.
48. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Lý luận về nhà nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Hồi (2003), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Luận án tiến sĩ Luật, Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Hồi (2004), "Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay", Tạp chí Luật học, (1).
52. Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
53. Phạm Quang Hưng (2007), Tiếp tục hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật, Hà Nội.156
54. Bùi Đức Kháng (2002), Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương-ví dụ trên một số lĩnh vực, Đề tài cấp Bộ.
55. Nguyễn Hữu Khiển (2002), Cơ sở phương pháp luận của sự phân chia các đơn vị và các cấp lãnh thổ hành chính ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ.
56. Nguyễn Hữu Khiển (2003), Tìm hiểu về hành chính nhà nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
57. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
58. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
59. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
60. V.I.Lênin (1996), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
61. V.I.Lênin (1996), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
62. Trương Đắc Linh (2001), “Bàn về khái niệm chính quyền địa phương”, Khoa học pháp lý, (2).
63. Trương Đắc Linh (2001), "Một số ý kiến về vị trí, vai trò của HĐND và việc thành lập UBND các cấp", Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).
64. Trương Đắc Linh (2001) "Hội đồng nhân dân trên chặng đường đổi mới tổ chức chính quyền địa phương", Nghiên cứu lập pháp (8).
65. Trương Đắc Linh (2002), Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, Luận án Tiến sĩ Luật, Hà Nội.
66. Vũ Thị Loan (2008), Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ chính trị học
67. C.Mác, Ph.Ăngghen (1962), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
70. C.Mác, Ph.Ăngghen (2006), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Nguyễn Văn Mạnh (2005), Nhận thức và thực tiễn vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), Đề tài khoa học cấp Bộ.157
72. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam-lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Đinh Văn Mậu (2009),Mô hình các cấp chính quyền ở Hà Nội,Đề tài cấp Bộ.
74. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
75. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
76. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
77. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức chính quyền nông thôn ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học.
82. Hà Quang Ngọc (2005), "Cải cách cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương", Cộng sản, (2).
83. Nguyễn Như Phát (2003), "Tiến tới một hiến chương quốc tế về tự quản địa phương", Nghiên cứu Lập pháp, (11).
84. Nguyễn Thị Phượng (2008), Chính quyền địa phương trong việc bảo vệ quyền công dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính nhà nước, Hà Nội.
85. Thang Văn Phúc (2013), Một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp 1992 về chính quyền địa phương, Tham luận tại Hội thảo “Hoàn thiện Chương chính quyền địa phương của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và định hướng xây dựng Luật về Chính quyền địa phương” tại thành phố Nha Tranh, tỉnh Khánh Hòa ngày 28-29/3.
86. Đinh Ngọc Quang (2005), “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009”, Quản lý nhà nước, (2).158
87. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
88. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
89. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
90. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
91. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
92. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
93. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên) (2010), Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân-lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Võ Kim Sơn (2002), Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cơ sở các nước ASEAN, Đề tài cấp Bộ.
96. Văn Tạo (2000), Kinh nghiệm xây dựng và quản lý chính quyền các cấp trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Phạm Hồng Thái (2003) (chủ nhiệm), Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, Đề tài khoa học cấp Bộ.
98. Nguyễn Văn Thảo (2006), Đổi mới nội dung hoạt động các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Trịnh Đức Thảo (2001), Bàn về những tiêu chí và biện pháp đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, trong sách 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Thái Vĩnh Thắng (2002), “Tổ chức chính quyền địa phương của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam-quá trình hình thành và phát triển, những bất cập và phương hướng đổi mới”, Luật học, (4).159
101. Lê Minh Thông (1999), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”, Nhà nước và Pháp luật, (6).
102. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Lê Minh Thông, Nguyễn Như Phát (đồng chủ biên) (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Lê Minh Thông (2002), “Một số quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu lập pháp, (8).
105. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Thái Vĩnh Thắng (2005), "60 năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2005)", Luật học, (5).
107. Nguyễn Kim Thoa (2002), “Pháp luật về chính quyền địa phương, thực trạng và phương hướng cải cách”, Nghiên cứu lập pháp, (9).
108. Nguyễn Kim Thoa (2005), Tìm hiểu về chính quyền địa phương các cấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
109. Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Sỹ Đại (đồng chủ biên), (2005), Tổ chức chính quyền địa phương Cộng hòa liên bang Đức, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
110. Nguyễn Quốc Tuấn (2002), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND các cấp”, Tổ chức nhà nước (6).
111. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và thông tin trực thuộc Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (1994), Về mô hình tổ chức bộ máy hành chính của các nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.160
112. Đào Trí Úc (1995), Bình luận khoa học về Hiến pháp 1992, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Đào Trí Úc (2001), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đề tài KHXH.05.05.
114. Đào Trí Úc (2004), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
116. Đào Trí Úc (chủ biên), (2007), Những đặc trưng cơ bản và mô hình của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
117. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên), (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
118. Đào Trí Úc (2010), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và pháp luật (2002), Những vấn đề lí luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
120. Nguyễn Văn Yểu và Lê Hữu Nghĩa (2006) (đồng chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121. http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/352/language/vi-VN/Gi-i-thi-u-v-chinh-quy-n-d-a-ph-ng-c-a-V-ng-qu-c-Anh.aspx.
122. http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/298/language/vi-VN/V-t-ch-c-Chinh-quy-n-d-a-ph-ng-c-a-Han-Qu-c.aspx.
123. www.hanhchinh.com.vn 
---------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,luat hoc,hoan thien,bo may,chinh quyen,cap tinh,dap ung yeu cau,xay dung,nha nuoc,phap quyen,chu nghia xa hoi,viet nam,trinh tuan thanh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...