Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, nghien cuu, dac diem lam sang, va hieu qua, dieu tri ung thu, am dao, luu van minh


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ÂM ĐẠO 



ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư âm đạo là loại bệnh lý rất hiếm gặp trong các ung thư phụ khoa nói riêng và trong bệnh cảnh ung thư nói chung. Tác giả Nguyễn Chấn Hùng [2], [3], [4], cho thấy bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi và xuất độ không tới 1 trường hợp trong số 100000 phụ nữ hằng năm.

Theo tác giả Nguyễn Sào Trung trong sách Bệnh Học Ung Bướu cơ bản: Ung thư âm đạo nói chung rất hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 1/20 ung thư sinh dục nữ và 1/200 ung thư của nữ giới. Nếu so với các bệnh ung thư phụ khoa khác, ung thư âm đạo chiếm tỷ lệ nhỏ: Bằng ½ ung thư âm hộ, 1/3 ung thư nội mạc tử cung, 1/40 ung thư cổ tử cung. 90% trường hợp xảy ra ở người già, sau mãn kinh. Đỉnh cao là 55 - 60 tuổi.

Căn cứ vào số liệu của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, mặc dù các tổn thương thứ phát ở âm đạo từ các ung thư nguyên phát của đường sinh dục nữ thường xảy ra, nhưng ung thư nguyên phát của âm đạo rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1 - 2% của tất cả các ung thư phụ khoa. Tần suất của carcinôm tế bào gai của âm đạo là 0,6 trong 100.000 phụ nữ ở Mỹ [14]. Tác giả Novak cho rằng: Tần suất của ung thư âm đạo là 0,6 trong số 100.000 phụ nữ hàng năm, và tuổi trung bình của bệnh nhân carcinôm tế bào gai ở âm đạo là 60 tuổi [45]. Tại Bệnh Viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, ung thư phụ khoa chiếm tỉ lệ hàng đầu là ung thư cổ tử cung, chiếm gần 1/4 tổng số bệnh nhân nhập viện và là ung thư gây tử vong hàng thứ hai (sau ung thư vú) Của phụ nữ miền Nam - ViệtNam.

Và có rất nhiều công trình trong nước nghiên cứu về loại bệnh này. 2 Trái lại, ung thư âm đạo là một loại bệnh hiếm gặp, số liệu chưa gây được sự chú ý về loại bệnh này. Chưa có công trình nào nghiên cứu về bệnh này từ trước tới nay trong cả nước. Từ đó, có thể gây lúng túng hoặc khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi khi đứng trước loại bệnh này. Mặt khác, nếu không kịp thời nghiên cứu vì số lượng bệnh quá ít so với các loại bệnh lý khác, thì chúng ta sẽ khó mà nắm bắt được một loại bệnh ung thư phụ khoa thực tế đang có trong phụ nữ Việt Nam. Trong khi đó theo y văn, vì đây là căn bệnh hiếm gặp nên các tác giả có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau được ghi nhận tùy theo điều kiện từng Trung Tâm, Bệnh Viện.. . Tại Bệnh Viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh là nới điều trị chuyên khoa về bệnh Ung Bướu, có điều kiện ghi nhận số lượng lớn bệnh ung thư các loại, trong đó có bệnh ung thư âm đạo; Vì thế chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này với mong muốn khảo sát các đặc điểm của nhóm bệnh nghiên cứu, phân tích các yếu tố chẩn đoán, và xây dựng phác đồ điều trị có hiệu quả loại bệnh lý ác tính này.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng ung thư âm đạo.

2. Nghiên cứu hiệu quả của các phác đồ điều trị ung thư âm đạo.

3. Đánh giá kết quả điều trị sớm. Xác định tỉ lệ tái phát, di căn xa, và sống còn sau điều trị. 3

Chương 1: TỔNG QUAN

Ung thư âm đạo rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% - 3% của các ung thư phụ khoa. Theo FIGO, các trường hợp được xếp là ung thư âm đạo chỉ khi vị trí nguyên phát của ung thư ở ngay trong âm đạo. Khi ung thư giới hạn tới niệu đạo thì được xếp là ung thư niệu đạo nguyên phát, khi ung thư từ âm hộ lan vào âm đạo thì xếp là ung thư âm hộ, và ung thư lan tới cổ tử cung thì được xếp là ung thư cổ tử cung [35]. Thông thường, âm đạo là vị trí di căn hoặc ăn lan của các ung thư sinh dục khác như ung thư cổ tử cung hoặc ung thư thân tử cung, hoặc từ các ung thư ngoài đường sinh dục như ung thư trực tràng và bàng quang.

Carcinôm nguyên phát của âm đạo chiếm 2% đến 3% các tân sinh ác tính của đường sinh dục nữ. Ở Mỹ, ước tính có 2.160 ca mới được chẩn đoán có tổn thương tại âm đạo vào năm 2009, và 770 ca chết do bệnh này. Hơn 50% bệnh nhân được chẩn đoán vào các lứa tuổi 70,80 và 90, và carcinôm tế bào gai chiếm khoảng 80% trường hợp. Fu [42] báo cáo rằng 84% carcinôm liên quan 4 đến âm đạo là thứ phát, thường là từ cổ tử cung (32%); Nội mạc tử cung (18%); Ruột và trực tràng (9%); Buồng trứng (6%); Hay âm hộ (6%). Trong 164 trường hợp carcinôm tế bào gai, 44 trường hợp (27%) Là nguyên phát và 120 trường hợp (73%) Là thứ phát. Trong số ca thứ phát, 95 ca (79%) Bắt nguồn từ cổ tử cung; 17 ca (14%) Từ âm hộ; Và 8 ca (7%) Từ nội mạc tử cung. Sự khác biệt rõ ràng này phần nào có liên quan đến phân loại và xếp giai đoạn các bướu ác tính của vùng chậu nữ theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO) [21].

Đến tận cuối những năm 30 thế kỷ XX, ung thư âm đạo nhìn chung xem như là không thể trị được. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh với tổn thương lan tràn khỏi âm đạo, và các kỹ thuật xạ trị còn kém phát triển. Hiện nay, với những kỹ thuật xạ trị hiện đại, tỷ lệ chữa trị của cả những trường hợp với giai đoạn tiến xa có thể cho kết quả điều trị ngang với ung thư cổ tử cung. Theo báo cáo hàng năm, tỷ lệ sống 5 năm toàn bộ đã gia tăng từ 34,1% trong những năm từ 1959 đến 1963 lên 53,6% trong những năm từ 1999 đến 2001.

1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ:

Phụ nữ đã điều trị một ung thư sinh dục ngoài trước đó, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, có nguy cơ cao phát triển ung thư âm đạo [34] [68].

Trong một nghiên cứu cộng đồng gồm 156 phụ nữ bị ung thư âm đạo tiền xâm lấn hay xâm lấn, Daling và cộng sự đã xác định rằng họ có nhiều yếu tố nguy cơ tương tự bệnh nhân ung thư cổ tử cung, bao gồm mối liên hệ chặt chẽ với nhiễm vi rút sinh bệnh u nhú ở người (HPV) [31]. Sự hiện diện của các kháng thể HPV 16 liên quan chặt chẽ với nguy cơ này. Một nghiên cứu 341 ca từ Radiumhemmet (cơ quan nghiên cứu ung thư Thụy Điển) Báo cáo rằng bệnh dường như có liên hệ về nguyên nhân với ung thư cổ tử cung ở bệnh nhân trẻ, nghĩa là nhiễm HPV, nhưng ở bệnh nhân lớn tuổi, không có mối liên quan này.

Gần 30% bệnh nhân với carcinôm âm đạo nguyên phát có bệnh sử đã điều trị ung thư cổ tử cung tiền xâm lấn hay xâm lấn ít nhất là 5 năm trước đó [83].

Trong một báo cáo từ Đại học Nam Carolina, bệnh sử ung thư cổ tử cung xâm lấn hiện diện trong 20% trường hợp, và của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) Là 7%. Khoảng thời gian trung bình giữa chẩn đoán ung thư cổ tử cung và ung thư âm đạo là 14 năm, với phạm vi 5 năm, 8 tháng tới 28 năm. 16% bệnh nhân có bệnh sử xa trị vùng chậu trước đó [89].

Có 3 cơ chế có thể giải thích bệnh ung thư âm đạo theo sau tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN): Bệnh còn tồn tại tiềm ẩn. Bệnh nguyên phát mới, khởi phát ở nơi “có nguy cơ”  của đường sinh dục dưới. Sự sinh ung của phóng xạ.

Trong trường hợp đầu, sự lan ra của tân sinh trong biểu mô từ cổ tử cung đến vách âm đạo trên không được chú ý, và một bờ cắt âm đạo không được lấy đủ vì soi cổ tử cung âm đạo không được thực hiện trước khi xử trí phẫu thuật cho các tổn thương ở cổ tử cung. Các bờ phẫu thuật của diện cắt âm đạo trên thường phát triển thành tân sinh trong biểu mô âm đạo (VAIN), và những ổ bệnh dai dẵng này cuối cùng tiến triển thành ung thư xâm lấn. Trong trường hợp thứ hai, soi cổ tử cung âm đạo âm tính, và bờ phẫu thuật của diện cắt không có bệnh.

Có sự tranh cãi về sự phân biệt giữa một ung thư âm đạo nguyên phát mới và một ung thư cổ tử cung tái phát. Nhiều tài liệu sử dụng mốc 5 năm, bởi 95% ung thư cổ tử cung sẽ tái phát trong khoảng thời gian này, nhưng một số tác giả khác đề nghị 10 năm [21]. Liệu pháp xạ trị trước đó được xem như là một nguyên nhân có thể của carcinôm âm đạo. Trong loạt 314 bệnh nhân với carcinôm tế bào gai của âm đạo 6 báo cáo từ Thụy Điển [46], xạ trị vùng chậu trước đó có 44 bệnh nhân (14%) Trung bình 22 năm trước đó (trong khoảng 5-55 năm). Sử dụng thận trọng xạ trị vùng chậu đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân trẻ, người có thể còn sống đủ lâu để phát triển một tân sinh thứ hai ở âm đạo bị chiếu xạ.

Khả năng ác tính thật sự của tân sinh trong biểu mô âm đạo chưa được biết rõ vì khi đã chẩn đoán, tình trạng bệnh thường đã được điều trị. Benedet và Saunders [19] hồi cứu 136 trường hợp carcinôm tiền xâm lấn của âm đạo trong khoảng 30 năm. Bốn trường hợp (3%) Tiến triển thành ung thư âm đạo xâm lấn bất chấp nhiều phương pháp điều trị. Benedet còn báo cáo 9 trường hợp (6.8%) Ung thư âm đạo xâm lấn được phát hiện trong xử trí 132 trường hợp tân sinh trong biểu mô âm đạo trước đó (VAIN) [18].

Tân sinh trong biểu mô âm đạo (VAIN) Thường đi cùng với CIN và được cho là có cùng nguyên nhân. Các tổn thương VAIN thì thường gặp ở 1/3 trên âm đạo và có thể hoặc lan ra từ tổn thương CIN gần kề hoặc là các tổn thương riêng lẻ. Kalogirou và cộng sự tìm thấy 41 trường hợp VAIN trong 993 bệnh nhân được cắt tử cung toàn phần sau khi soi cổ tử cung và khảo sát tế bào học cho thấy CIN. Hầu hết các tổn thương VAIN ở 1/3 trên âm đạo [11].

Vì âm đạo không có vùng chuyển tiếp của tế bào biểu mô non dễ nhiễm HPV như cổ tử cung, người ta cho rằng nhiễm HPV âm đạo xuất phát từ những khu vực chuyển sản gai trong quá trình lành sẹo từ những vết trầy niêm mạc do giao hợp, băng vệ sinh, hoặc do chấn thương [86]. Ung thư âm đạo xâm lấn cũng thường kết hợp với viêm âm đạo kích thích mãn tính, đặc biệt với việc dùng lâu ngày vòng nâng âm đạo. Schraub và cộng sự cho thấy 80% ung thư âm đạo khởi phát từ những bệnh nhân dùng vòng nâng đặt ở vòm âm đạo hoặc thành sau.

Các tác giả cũng cho thấy có sự hiện diện của HPV trong ung thư âm đạo tương tự trong ung thư cổ tử cung [101]
--------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh, bảng, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dịch tễ
1.2. Chẩn đoán
1.3. Điều trị
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.3 Cở mẫu
2.4 Dụng cụ thu thập số liệu
2.5 Biến số nghiên cứu
2.6 Cách thu thập số liệu
2.7 Xử lý và phân tích số liệu
2.8 Quy trình điều trị ung thư âm đạo
2.9 Đánh giá kết quả
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nghiên cứu
3.2. Chẩn đoán
3.3. Điều trị
3.4. Kết quả sau điều trị
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nghiên cứu
4.2. Chẩn đoán
4.4. Điều trị
4.5. Kết quả điều trị
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG ANH
7. Ali MM, Huang DT, Goplerud DR, Howells R, Lu JD. (1996). “Radiation alone for carcinoma of the vagina: variation in response related to the location of the primary tumor”. Cancer ;77: pp 1934-1939.
8. Arndt CAS, Donaldson SS, Anderson JR, Andrasy RJ, Laurie F, Link MP, et al. (2001) “What constitutes optimal therapy for patients with rhabdomyosarcoma of the female genital tract”. Cancer ; 91: pp 2454-2468.
9. Andersen ES. (1989)” Primary carcinoma of the vagina: a study of 29 cases”. Gynecol Oncol ;33: pp 317-320.
10. Atlan D, Touboul E, Deniaud-Alexandre E, Lefranc JP, Antoine JM et al,(2002), “Operable stages IB and II cervical carcinomas: A retrospective study comparing preoperative uterovaginal brachytherapy and postoperative radiotherapy”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 54(3), pp.780-93.
11. Babarinsa I, Mathew J, Wilson C, Oladipo A. (2006). “Outcome of vaginal intraepithelial neoplasia following hysterectomy for cervical intraepithelial neoplasia”. J Obstet Gynecol; 26: 157-158.
12. Balega J, Micheal H, Hurteau J, Moore DH, Santiesteban J, Sutton GP, Look KY, (2004), “The risk of nodal metastasis in early squamous cell carcinoma of the vagina”, Int J Gynecol Cancer, 14(1), pp.104-109.
13. Ball HG, Berman ML(1982) “Management of primary vaginal carcinoma”. Gynecol Oncol ;14: pp.154-163.
14. Barakat, Richard R.; Perelman, Ronald O.; Markman, Maurie; Randall, Marcus (2009) Principles and Practice of Gynecologic Oncology. Vagina, Lippincott Williams & Wilkins 5th Edition, pp 591-622.
15. Ballon SC, Lagasse LD, Chang NH, Stehman FB. (1979) “Primary adenocarcinoma of the vagina”. Surg Gynecol Obstet ;149: pp.233-237.
16. Barillot I, Horiot JC, Pigneux J, Schraub S, Pourquier H, Daly N, Bolla M, Rozan R, (1997), “Carcinoma of the intact vaginal cancer treated with radiotherapy alone: A French cooperative study: Update and multivariate analysis of prognostic factors”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 38(5), pp. 969-978.
17. Beller U, Benedet JL, Creasman WT, Ngan HYS, Quinn MA, Maisonneuve P, et al. (2006) “Carcinoma of the vagina: 26th Annual report on the results of treatment in gynecological cancer”. Int J Gynecol Obstet ;95: pp.S29-S42.
18. Benedet JL, Murphy KJ, Fairey RN, Boyes DA. (1983) “Primary invasive carcinoma of the vagina”. Obstet Gynecol ;62: pp.715-719.
19. Benedet JL, Saunders BH. (1984) “Carcinoma in situ of the vagina”. Am J Obstet Gynecol ;148: pp.695-700.
20. Benedetti Panici P, Bellati F, Plotti F, et al. (2008) “Neoadjuvant chemotherapy followed by radical surgery in patients affected by vaginal carcinoma”. Gynecol Oncol ; 15 pp.111:307.
21. Berek JS, Hacker NF. (2010) Berek & Hacker's Gynecologic Oncology, vaginal cancer, 5th, Lippincott Williams & Wilkins, pp.576-592.
22. Beskow C, Arren-Cronqvist AK, Franath F, Frankendal B, Lewensohn R, (2002), “Pathologic complete remission after preoperative intracavity radiotherapy of cervical cancer stage IB and IIA is a strong prognosis factor for long term survival: Analysis of the Radiumhemmet data 1989-1991”, Int J Gynecol Cancer, 12(1), pp.158-170.
23. Buchanan DJ, Schlaerth J, Kurosaki T. (1998) “Primary vaginal melanoma: thirteen-year disease-free survival after wide local excision and recent literature review”. Am J Obstet Gynecol ;178: pp.1177-1184.
24. Choo YC, Anderson DG. (1982) “Neoplasms of the vagina following cervical carcinoma”. Gynecol Oncol ;14: pp.125-132.
25. Chyle V, Zagars GK, Wheeler JA, Wharton JT, Delclos L. (1996) “Definitive radiotherapy for carcinoma of the vagina: outcome and prognostic factors”. Int J Radiat Oncol Biol Phys ;35: pp.891-905.
26. Ciaravino G, Kapp DS, Vela AM, Fulton RS, Lum BL, Teng NNH, et al. (2000) “Primary leiomyosarcoma of the vagina: a case report and literature review”. Int J Gynecol Cancer ;10: pp.340-347.
27. Coleman NM, Smith-Zagone MJ, Tanyl J, et al. (2006). “Primary neuroendocrine carcinoma of the vagina with Merkel cell carcinoma phenotype”. Am J Surg Pathol; 30: pp 405–410.
28. Crowther ME, Lowe DG, Shepherd JH. (1988) “Verrucous carcinoma of the female genital tract: a review”. Obstet Gynecol Surv ;43: pp.263-280.
29. Curtin JP, Saigo P, Slucher B, Venkatraman ES, Mychalczak B, Hoskins WJ.(1995) “Soft tissue sarcoma of the vagina and vulva: a clinicopathologic study”. Obstet Gynecol ;86: pp.269-272.
30. Cutillo G, Gignini P, Pizzi G, Vizza E, Micheli A, Arcangeli G, et al. (2006) “Conservative treatment of reproductive and sexual women with squamous carcinoma of the vagina”. Gynecol Oncol; 103: pp.234-237.
31. Daling JR, Madeleine MM, Schwartz SM, Shera KA, Carter JJ, McKnight B, et al. (2002) “A population-based study of squamous cell vaginal cancer: HPV and cofactors”. Gynecol Oncol; 84: pp 263-270.
32. Dalrymple JL, Russell AH, Lee SW, Scudder SA, Leiserowitz GS, Kinney WK, et al. (2004) “Chemoradiation for primary invasive squamous carcinoma of the vagina”. Int J Gynecol Cancer; 14: pp.110-117.
33. Eddy GL, Marks RD, Miller MC III, Underwood PB Jr. (1991) “Primary invasive vaginal carcinoma”. Am J Obstet Gynecol; 165: pp. 292-298.
34. Eddy GL, Singh KP, Gansler TS. (1990) “Superficially invasive carcinoma of the vagina following treatment for cervical cancer: a report of six cases”. Gynecol Oncol; 36: pp.376-379.
35. Eifel PJ, Berek JS, Thigpen JT, (2001), “Cancer of the cervix, vagina and vulvar”. Cancer: Principles and Practice of Oncology edited by DeVita VT, Hellman S, Rosenberg SA. Lippincott – Williams and Wilkins company, 6th edition 2001, V2, pp. 1526 – 1573.
36. Elaffandi AH, Khalil HH, Aboul Kassem HA, et al. (2007). “Vaginal reconstruction with a greater omentum-pedicled graft combined with a vicryl mesh after anterior pelvic exenteration. Surgical approach with long-term follow-up”. Int J Gynaecol Cancer; 17(2): pp 536–542.
37. Fanning J, Manahan KJ, McLean SA. (1999) “Loop electro-surgical excision procedure for partial upper vaginectomy”. Am J Obstet Gynecol; 181: pp.1382-1385.
38. Fowler JM, Montz FJ (1994), “Malignancies of the vagina”, Practical Oncology edited by Cameron RB. Appleton & Lange company, 1st edition 1994, pp. 364 –376.
39. Frank SJ, Thingran A, Levenbach C, Eifel PJ. (2005)” Definitive radiation therapy for squamous cell carcinoma of the vagina”. Int J Radiat Oncol Biol Phys; 62: pp.138-147.
40. Frank SJ, Deavers MT, Jhingran A, et al. (2007)”Primary adenocarcinoma of the vagina not associated with diethylstilbestrol (DES) exposure”. Gynecol Oncol; 105: pp.470.
41. Frumovitz M, Etchepareborda M, Sun CC, et al. (2010) “Primary malignant melanoma of the vagina”. Obstet Gynecol; 116: pp.1358.
42. Fu YS. (2002) Pathology of the uterine cervix, vagina, and vulva, 2nd ed. Philadelphia: Saunders, pp.531.
43. Gray RJ, Pockay BA, Kirkwood JM. (2002) “An update on adjuvant interferon for melanoma”. Cancer Control; 9: pp.16-21.
44. Gupta D, Malpica A, Deavers MT, Silva EG. (2002) “Vaginal melanoma: a clinicopathologic and immunohistochemical study of 26 cases”. Am J Surg Path; 26 : pp.1450-1457.
45. Hatch KD, Fu YS, (1998), “Cervical and vaginal cancer”, Novak’s Gynecology edited by Berek JS, Adashi EY, Hillard PA. Williams and Wilkins company, 12th edition , pp.1111 – 1141.
46. Hellman K, Silfversward C, Nilsson B, Hellstrom AC, Frankendal B, Pettersson F. (2004) “Primary carcinoma of the vagina: factors influencing the age at diagnosis: The Radiumhemmet Series 1956-96”. Int J Gynecol Oncol Cancer ;14: pp.491-501
47. Hellman K, Lundell M, Silfversward C, Nilsson B, Hellstrom AC, Frankendal B. (2006) “Clinical and histopathological factors related to prognosis in primary squamous cell carcinoma of the vagina”. Int J Gynecol Cancer; 16: pp.1201-1211.
48. Herbst AL, Hubby MM, Aziz F, Mak II MM. (1981) “Reproductive and gynecologic surgical experience in diethylstilbestrol-exposed daughters”. Am J Obstet Gynecol; 141: pp.1019-1028.
49. Herman JM, Homesley HD, Dignan MB. (1986) “Is hysterectomy a risk factor for vaginal cancer?” JAMA; 256: pp.601-606.
50. Hoffman MS, De Cesare SL, Roberts WS, Fiorica JV, Finan MA, Cavanagh D. (1992) “Upper vaginectomy for in situ and occult superficially invasive carcinoma of the vagina”. Am J Obstet Gynecol; 166: pp.30-33.
51. Jemal A., Siegel R, Ward E, Hao Y, Xu J, Murray T, et al. (2009). “Cancer statistics”. CA Cancer. j Clin.
52. Jhingran A, Eifel PJ, (2000), “Perioperative and postoperative complications of intracavity radiation for FIGO stage I-III carcinoma of the vagina”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 46(5), pp.1177-1183.
53. Kaminski JM, Anderson PR, Han AC, Mitra RK, Rosenblum NG, Edelson MI. (2003) “Primary small cell carcinoma of the vagina”. Gynecol Oncol; 88: pp.451-455.
54. Keys HM, Bundy BN, Stehman FB, Muderspach LI, Chafe WE, Sugg III CL, Walker JL, Gersell D, (1999), “Cisplatin, Radiation, and adjuvant hysterectomy compared with radiation and adjuvant hysterectomy for vaginal carcinoma”, The New Eng J Med , 340(15), pp.1154-1161.
55. Kirkbridge P, Fyles A, Rawlings GA, Manchul L, Levin W, Murphy KJ, et al. (1995) “Carcinoma of the vagina: experience at the Princess Margaret Hospital (1974-1989)”. Gynecol Oncol; 56: pp.435-443.
56. Kodaira T, Fura N, Nakanishi T, Kuzuya K, Sasaoka M, Tachibana H, Furutani K, (2004), “Long term clinical outcomes of postoperative pelvic radiotherapy with or without prophylactic paraaortic irradiation for stage I-II vaginal carcinoma with positive lymph node”, Am J Clin Oncol, 27(2), pp.140-148.
57. Kucera H, Vavra N. (1991) “Radiation management of primary carcinoma of the vagina: clinical and histopathological variables associated with survival”. Gynecol Oncol; 40: pp.112-116.
58. Lam MM, Corless Cl, Goldblum JR, et al. (2006). “Extragastrointestinal stromal tumors presenting as vulvovaginal/rectovaginal septal masses: a diagnostic pitfall” Int J Gynaecol Pathol; 25: pp 288–292.
59. Lamoreaux WT, Grigsby PW, Dehdashti F, Zoberi I, Powell MA, Gibb RK, et al. (2005) “FDG-PET evaluation of vaginal carcinoma”. Int J Radiat Oncol Biol Phys; 62: pp.733-737.
60. Lian J, Dundas G, Carlone M, et al. (2008) “Twenty-year review of radiotherapy for vaginal cancer: an institutional experience”. Gynecol Oncol; 111: pp 298.
61. Ling B, Gao Z, Sun M, Sun F, Zhang A, Zhao W, et al. (2008) “Laparoscopic radical hysterectomy with vaginectomy and reconstruction of vagina in patients with stage I primary vaginal cancer”. Gynecol Oncol; 109: pp.92-96.
62. Madhar HS, Smith JHF, Tidy J. (2001) “Primary vaginal adenocarcinoma of intestinal type arising from an adenoma: a case report and review of the literature”. Int J Gynecol Pathol; 20: pp.204-209.
63. Madsen BS, Jensen HL, van den Brule AJ, et al. (2008) “Risk factors for invasive squamous cell carcinoma of the vulva and vagina-population-based case-control study in Denmark”. Int J Cancer; 122: pp.2827.
64. Magn N, Oberlin O, Martelli H, Gerbaulet A, Chassagne D, Haie-Meder C. (2006) “Vulval and vaginal rhabdomyosarcoma in children: The Institute Gustave Roussy brachytherapy experience with particular attention on long-term outcomes”. Int J Gynecol Cancer; 16(suppl 3): pp.610 (Abst 0038).
65. Magn N, Haie-Meder C. (2007) “Brachytherapy for genital tract rhabdomyosarcomas in girls: technical aspects, reports, and perspectives”. Lancet Oncol; 8: pp.725-729.
66. Miner TJ, Delgado R, Zeisler J, Busam K, Alektiar K, Barakat R, et al. (2004) “Primary vaginal melanoma: a critical analysis of therapy”. Ann Surg Oncol; 11: pp.34-39.
67. Mundt AJ, Waggoner S, Herst A, Rotmensch J, (1999), “Preoperative intracavity brachytherapy in early stage vaginal carcinoma”, Am J Clin Oncol,22(1), pp.73-77.
68. Ohno T, Kakinuma S, Kato S, et al. (2006).” Risk of second cancers after radiotherapy for cervical cancer”. Expert Rev Anticancer Ther; 6: pp 2306– 2320
69. Orr JW Jr, Dosoretz DD, Mahoney D, et al. (2006). “Surgically (laparotomy/ laparoscopy) guided placement of high dose rate interstitial irradition catheters (LG-HDRT): technique and outcome”. Gynecol Oncol ; 100: pp 145–148.
70. Otton GR, Nicklin JL, Dickie GJ, Niedetzky P, Tripcony L, Perrin LC, et al. (2004) “Early-stage vaginal carcinoma – an analysis of 70 patients”. Int J Gynecol Cancer; 14: pp 304-310.
71. Perez CA (1997), “Vagina”, Principles & Practice of Radiation Oncology edited by Perez CA & Brady LW. Lippincott – Raven publisher, 3rd edition 1997, pp.1733 – 1834.
72. Perez CA, Grigsby PW, Nene SM, Camel HM, Galakatos A, Kao MS, Lockett MA, (1992), “Effect of tumor size on the prognosis of carcinoma of the vagina treated with radiation alone”, Cancer, 69 (11), pp.2796 – 2806.
73. Perez CA, Grigsby PW, Camel HM, Galakatos A, Mutch D, Lockett MA, (1995), “Irradiation alone or combined with surgery in carcinoma of the vagina: update for nonrandomized comparison”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 31(4), pp.703-716.
74. Perez CA, Grigsby PW, Garipagaoglu M, Mutch DG, Lockett MA. (1999) “Factors affecting long-term outcome of irradiation in carcinoma of the vagina”. Int J Radiat Oncol Biol Phys; 44: pp.37-45.
75. Peters WA III, Kumar NB, Morley GW. (1985) “Carcinoma of the vagina”. Cancer; 55: pp.892-897.
76. Peters WA III, Kumar NB, Morley GW.(1985) “Microinvasive carcinoma of the vagina: a distinct clinical entity?” Am J Obstet Gynecol ; 153: pp.505-507.
77. Piura B, Rabinovich A, Yanai-Inbar I. (2002) “Primary malignant melanoma of the vulva: a case report and literature review”. Eur J Gynecol Oncol; 23: pp.195-198.
78. Reddy S, Lee MS, Graham JE, Yordan EL, Phillips R, Saxena VS, et al. (1987) “Radiation therapy in primary carcinoma of the vagina”. Gynecol Oncol; 26: pp.19-24.
79. Resbeut M, Cowen D, Viens P, Noirclerc M, Perez T, Gouvernet J, Delpero JR, Gamerre M, Boubli L, Houvenaeghel G, (1994), “Concomitant chemoradiation prior to surgery in treatment of advanced vaginal carcinoma”, Gynecol Oncol, 54(1), pp.68 – 75.
80. Rome RM, England PG. (2000) “Management of vaginal intraepithelial neoplasia: a series of 132 cases with long term follow-up”. Int J Gynecol Cancer; 10: pp.382-390.
81. Rubin SC, Young J, Mikuta JJ. (1985) “Squamous carcinoma of the vagina: treatment, complications, and long-term follow-up”. Gynecol Oncol; 20: pp.346-353.
82. Samant R, Lau B, E C, et al. (2007) “Primary vaginal cancer treated with concurrent chemoradiation using Cis-platinum”. Int J Radiat Oncol Biol Phys; 69: pp.746.
83. Schockaert S, Poppe W, Arbyn M, et al. (2008). Incidence of vaginal intraepithelial neoplasia after hysterectomy for cervical intraepithelialneoplasia: a retrospective study. Am J Obstet Gynecol; 199: pp
113.e1-113.e5.
84. Senekjian EK, Frey KW, Anderson D, Herbst AL. (1987) “Local therapy in stage I clear cell adenocarcinoma of the vagina”. Cancer; 60:pp1319-1324.
85. Shah C, Pizer E, Veljovich DS, et al. (2006). Clear cell adenocarcinoma of the vagina in a patient with vaginal endometriosis. Gynecol Oncol; 103: pp 1130–1132.
86. Srodon M, Stoler MH, Baber GB, et al (2006). The distribution of low and high-risk HPV types in vulvar and vaginal intraepithelial neoplasia (VIN and VAIN). Am J Surg Pathol; 30: pp 1513–1518.
87. Stehman FB, Perez CA, Kurman RJ, Thigpen JT (2000), “Vagina”, Principle and practice of gynecology oncology edited by Hoskins WJ, Perez CA, Young RC. Lippincott Williams and Wilkins company, 3rd edition, pp.841-918.
88. Stokes-Lampard H, Wilson S, Waddell C, et al. (2006). “Vaginal vault smear after hysterectomy for reasons other than malignancy: a systematic review of literature”. BJOG. 113: pp 1354-1365.
89. Strander B, Andersson-Ellstrưm A, Milsom I, Sparn P. (2007) “Long term risk of invasive cancer after treatment for cervical intraepithelial neoplasia grade 3: population based cohort study”. BMJ; 335: pp.1077.
90. Stryker JA. (2000) “Radiotherapy for vaginal carcinoma: a 23-year review”. Brit J Radiol; 73: pp.1200-1205.
91. Tabata T, Takeshima N, Nishida H, Hirai Y, Hasumi K. (2002) “Treatment failure in vaginal cancer”. Gynecol Oncol ;84: pp.309-314.
92. Tewari KS, Cappuccini F, Puthawala AA, Kuo JV, Burger RA, Monk BJ, et al. (2001) “Primary invasive carcinoma of the vagina: treatment with interstitial brachytherapy”. Cancer ;91: pp.758-770.
93. Tjalma WAA, Monaghan JM, de Barros Lopes A, Naik R, Nordin AJ, Weyler JJ. (2001) “The role of surgery in invasive squamous carcinoma of the vagina”. Gynecol Oncol; 81: pp.360-365.
94. Tjalma WA, Monaghan JM, de Barros Lopes A, Naik R, Nordin A. (2001) “Primary vaginal melanomas and long-term survivors”. Eur J Gynaecol Oncol; 22: pp.20-22.
95. Tran PT, Su Z, Lee P, Lavori P, Husain A, Teng N, Kapp DS. (2007) ‘Prognostic factors for outcomes and complications for primary squamous cell carcinoma of the vagina treated with radiation”. Gynecol Oncol; 105: pp.641-649.
96. Trattner M, Graf AH, Lax S, Frostner R, Dandachi N, Haas J, Pickel H, Reich O, Staudach A, Winter R, (2001), “Prognostic fators in surgically treated stage I-II vaginal carcinomas with special emphasis on the importance of tumor volume”, Gynecol Oncol, 82, pp.11-16.
97. Troisi R, Hatch EE, Titus-Ernstoff L, et al. (2007) “Cancer risk in women prenatally exposed to diethylstilbestrol”. Int J Cancer; 121: pp.356.
98. Tsai CS, Lai CH, Wang CC, Chang JT, Chang TC, Tseng CJ, Hong JH, (1999), “The prognostic factors for patients with early vaginal cancer treated by radical hysterectomy and postoperative radiotherapy”, Gynecol Oncol, 75, pp.328-333.
99. Van Dam P, Sonnemans H, van Dam P-J, Verkinderen L, Dirix LY. (2004) “Sentinel node detection in patients with vaginal carcinoma”. Gynecol Oncol; 92: pp.89-92.
100. Verguts J. Bronselaer B, Donders G, et al. (2006). “Prediction of recurrence after treatment for high-grade cervical intraepithelial neoplasia: The role of human papillomavirus testing and age at cinisation”. BJOG; 113: pp 1303-1307.
101. Vinokurova S, Wentzensen N, Einenkel J, et al. (2005) “Clonal history of papillomavirus-induced dysplasia in the female lower genital tract”. J Natl Cancer Inst; 97: pp.1816.
102. Wang X, Qiao Q, Burd A, et al. (2007). “A new technique of vaginal reconstruction with the deep inferior epigastric perforator flap: a preliminary report”. Plas Reconstruct Surg; 119(6): pp 1785–1790.
103. World Health Organization (2006) comprehensive cervical cancer control , WHO press.
104. Yeh SA, Leung SW, Wang MS, Chen HC, (1999), “Postoperative radiotherapy in early stage carcinoma of the vagina: Treatment results and prognostic factors”, Gynecol Oncol, 72, pp.10-15. 

TIẾNG PHÁP:
105. Witterkind. Ch, Greene. F.L. ,Hutter. R. V. P., Klimpfinger. M, Sobin. L.H., (2007) TNM atlas. Springer, 5th edition, pp.202-207.                         
--------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, y hoc, nghien cuu, dac diem lam sang, va hieu qua, dieu tri ung thu, am dao, luu van minh  

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ÂM ĐẠO 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...