luan an tien si,y hoc,nghien cuu,ung dung,va ket qua,tao hinh,theo phuong phap,abol - enein,trong dieu tri,ung thu,bang quang,tran chi thanh
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ KẾT QUẢ TẠO HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP ABOL - ENEIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang hay gặp nhất là ung thư tế bào chuyển tiếp chiếm 90 - 94% trong số các loại ung thư, còn lại 5 - 10% là các ung thư khác bao gồm: Ung thư xuất phát từ niêm mạc: Ung thư tế bào vẩy, ung thư biểu mô tuyến; Ung thư xuất phát ngoài niêm mạc bàng quang: Ung thư tổ chức liên kết; Ung thư thần kinh nội tiết: Ung thư tế bào nhỏ, ung thư tế bào ưa Crom ngoài tủy thượng thận, Melanoma hoặc ung thư di căn từ nơi khác đến.
Theo thống kê năm 2008 trên thế giới ung thư bàng quang là loại ung thư hay gặp ở giới nam, ở nam giới tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 7 và tỷ lệ chết đứng hàng thứ 8 trong 10 bệnh ung thư hay gặp nhất; Tính cả hai giới có 386.300 trường hợp mắc mới và 152.000 trường hợp chết trong năm 2008.
Bệnh hay gặp nhất ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Bắc Phi; Tỷ lệ mắc tại Đông Nam châu Á là 4,5% (nam) Và 1,3% (nữ) [1]. Theo thống kê trong năm 2013 tạiMỹ có 72.570 trường hợp mắc mới, tỷ lệ nam/nữ là 3,04/1; ở nam bệnh đứng thứ 4 (chiếm 6%) Sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư đại trực tràng; Số bệnh nhân chết do ung thư bàng quang trong năm 2013 là 15.210 trường hợp và đứng thứ 8 trong 10 bệnh ung thư hay gặp nhất (chiếm 4%) [2]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kỳ, bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 40 - 70 tuổi (78%), tỷ lệ nam/nữ là 6/1. Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư bàng quang nông là 51 - 79%, ung thư bàng quang xâm lấn cơ từ 25 - 47% [3], [4].
Cắt bàng quang và tuyến tiền liệt hay cắt toàn bộ bàng quang (nam), cắt bàng quang và toàn bộ tử cung (nữ) Là phương pháp điều trị cơ bản trong bệnh lý ung thư biểu mô đường tiết niệu xâm lấn cơ chưa di căn hạch (≥ pT2N0M0), u thần kinh nội tiết khu trú tại bàng quang, ung thư tổ chức liên kết ở người lớn.
Tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột được Couvelair R. Thông báo đầu tiên vào năm 1951 nhưng mãi đến năm 1980 thì phương pháp này mới được phổ biến rộng rãi với nhiều kỹ thuật và vật liệu khác nhau: Hồi tràng, hồi manh tràng, đại tràng. Tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột đã làm tăng chất lượng sống của bệnh nhân so với phương pháp dẫn lưu nước tiểu ra da: Dẫn lưu trực tiếp, dẫn lưu qua một đoạn ruột hoặc dẫn lưu có bể chứa. Phương pháp cắt toàn bộ bàng quang và tạo hình bàng quang lý tưởng phải đảm bảo các yêu cầu: Bảo vệ hệ tiết niệu trên (chống trào ngược, áp lực trong bàng quang thấp trong quá trình đổ đầy bàng quang và khi rặn đái), chức năng giữ nước tiểu và đi tiểu chủ động, đảm bảo chức năng cương dương ở nam giới, khoái cảm tình dục ở nữ giới, giảm tối đa rối loạn nước điện giải và cuối cùng là biến chứng thấp.
Đến nay có nhiều phương pháp tạo hình bàng quang bằng một đoạn hồi tràng đã được ứng dụng. Các phương pháp đều có đặc điểm chung gồm: Mở dọc đoạn ruột biệt lập, tạo bàng quang mới tương đối hình cầu, cắm niệu quản vào bàng quang có chống trào ngược bàng quang - niệu quản. Phương pháp Abol - Enein được tác giả mô tả năm 1986 cho phép tạo được bàng quang mới có áp lực thấp, thủ thuật cắm niệu quản vào bàng quang có chống trào ngược đơn giản, vị trí lỗ niệu quản gần giống với vị trí giải phẫu bình thường và cuối cùng có biến chứng hẹp miệng nối niệu quản - bàng quang thấp. Tại ViệtNam chưa có tác giả nào ứng dụng tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enein. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Ứng dụng qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enein sau cắt toàn bộ bàng quang do ung thư tại bệnh viện Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp
Abol - Enein sau cắt toàn bộ bàng quang do ung thư tại bệnh viện Việt Đức.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU DƯỚI
1.1.1. Giải phẫu ứng dụng vùng chậu hông trong cắt toàn bộ bàng quang
Vùng chậu hông chứa đựng các cơ quan: Tiết niệu, sinh dục và tiêu hóa, việc hiểu biết giải phẫu các cơ quan này trong mối tương quan hoàn chỉnh cho phép phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật không những đảm bảo về yếu tố ung thư mà còn bảo tồn được các chức năng quan trọng như: Cương dương ở giới nam, khoái cảm tình dục ở nữ giới sau cắt toàn bộ bàng quang do ung thư [5].
1.1.1.1. Ở nam giới
Cân chậu
Tuyến tiền liệt liên quan đến cân chậu bên (Fascia endopelvien lateral) Và cân Denonvillier. Thủ thuật mở cân chậu bên và mở cân Denonviller là một thủ thuật rất quan trọng trong phẫu thuật cắt bàng quang và tuyến tiền liệt.
Cân chậu bên (Fasia endopelvien lateral)
Cân chậu bên phủ mặt trong của cơ nâng hậu môn, phía trước cân chậu bên liên tục với vỏ tiền liệt tuyến. Phần lớn những tĩnh mạch của đám rối Santorini, những dây thần kinh cương dương và những nhánh tĩnh mạch lưng dương vật nằm trong cân này. Phía sau, cân chậu bên tách ra khỏi tuyến tiền liệt bao bọc các mạch máu đi đến trực tràng.
Cân Denonvillier
Đó là một dải tổ chức liên kết nằm ở giữa thành trước trực tràng và mặt sau tuyến tiền liệt. Phía trên, cân này bao phủ mặt sau túi tinh và liên tục với mặt sau của vỏ tuyến tiền liệt. Cân Denonvillier dầy ở phía trên mỏng ở phía dưới và tận hết ở cơ niệu đạo - trực tràng. Về mặt đại thể rất khó phân biệt cân Denonvillier với vỏ bao tuyến tiền liệt chính vì lý đó mà cân Denonvillier được lấy bỏ hoàn toàn trong phẫu thuật và đây là mặt phẳng phẫu tích ở phía sau tuyến tiền liệt. 4Mạch máu và thần kinh cấp cho bàng quang và tuyến tiền liệt:
Động mạch
Nhánh động mạch bàng quang tuyến tiền liệt (động mạch bàng quang dưới) Cấp máu tuyến tiền liệt. Động mạch này cho những nhánh nhỏ phía sau dưới của túi tinh cấp máu cho túi tinh và tận hết bằng những nhánh nhỏ đi vào vỏ tuyến tiền liệt và niệu đạo sau. Những nhánh cấp máu cho niệu đạo đi vào chỗ nối giữa bàng quang - tuyến tiền liệt ở phía sau bên cấp máu cho cổ bàng quang và phần niệu đạo tuyến tiền liệt.
Những động mạch vỏ tuyến tiền liệt đi trong cân chậu bên tạo nên ranh giới giữa cân chậu bên và tiền liệt tuyến ở phía sau bên. Từ động mạch này cho những nhánh ra phía trước và phía sau cấp máu cho hai thùy bên tuyến tiền liệt.
Động mạch vỏ tuyến tiền liệt tận hết bằng những nhánh nhỏ cấp máu một phần cho các cơ đáy chậu.
Tĩnh mạch
Tĩnh mạch sâu dương vật: Rời khỏi dương vật sau khi chọc thủng cân Buck ở giữa hai vật hang để đi vào chậu hông chia thành ba nhánh chính: Nhánh tĩnh mạch nông, đám rối tĩnh mạch bên phải và đám rối tĩnh mạch bên trái (Reiner và Walsh, 1979).
Nhánh nông đi lên phía trên giữa hai dây chằng mu - tuyến tiền liệt nằm ở phía trước tuyến tiền liệt và cổ bàng quang.
Đám rối tĩnh mạch bên (Flexus veineux lateral): Được phủ bởi cân chậu bên. Đám rối tĩnh mạch này cùng với những tĩnh mạch của đám rối bịt và thẹn tạo nên tĩnh mạch bàng quang dưới đổ về tĩnh mạch chậu trong.
Thần kinh
Theo mô tả Anthony J. Costello và cộng sự đã mô tả giải phẫu đám rối thần kinh hạ vị trên 12 tử thi nam (năm 2004): Đám rối thần kinh hạ vị được hình thành từ những sợi hậu hạch của dây thần kinh giao cảm đến từ đám rối thượng vị và những sợi tiền hạch của dây thần kinh phó giao cảm đến từ trung 5 tâm tủy cùng từ S2 đến S4. Đám rối này nằm ở hai bên trực tràng và sau phúc mạc, cách thành trực tràng từ 1 đến 2 cm bởi tổ chức mỡ quanh trực tràng (hình 1.1). Đám rối thần kinh hạ vị dài từ 3 cm đến 5 cm, rộng từ 2,5 cm đến 5 cm tùy thuộc vào số sợi thần kinh đi đến đám rối. Từ đám rối thần kinh hạ vị cho ba bó: Bó trước, bó sau và bó trước dưới. Bó trước đi ra phía trước liên quan với mặt bên của túi tinh và mặt sau dưới của bàng quang. Bó trước dưới chạy xuống dưới và ra trước đến chỗ giao nhau của bàng quang và tuyến tiền liệt cùng với động mạch và tĩnh mạch bàng quang dưới hình thành nên bó mạch thần kinh cương dương. Bó mạch này nằm trong tam giác được tạo bởi phía sau là cân quanh trực tràng, phía trước ngoài là cân chậu bên và phía trước trong là lá sau của cân Denonvillier. Cân Denonvillier mỏng ở giữa và dày ở hai bên và ngăn cách với cân quanh trực tràng bởi tổ chức liên kết, tại vị trí giao nhau của ba cân, cân Denonvillier cho nhiều lá và bó mạch thần kinh đi xuyên qua các lá đó.
Trong nghiên cứu Anthony J. Costello mô tả bó thần kinh trước dưới có kích thước 0,5 x 2 cm hình thành ngang mức với đỉnh của túi tinh chứa từ 6 đến 12 nhánh chạy dọc phía sau tuyến tiền liệt đến đỉnh tuyến tiền liệt những nhánh lại cho các nhánh nhỏ hơn chi phối cho vật hang, trực tràng và tiền liệt tuyến. Những nhánh chi phối cho tiền liệt tuyến xuất phát ngang mức với tuyến tiền liệt cùng với những nhánh động mạch vỏ tuyến tiền liệt đi xuyên qua vỏ và cơ để vào tuyến tiền liệt. Những nhánh chi phối cho cơ nâng hậu môn và trực tràng xuất phát từ điểm giữa đỉnh và đáy tuyến tiền liệt. Còn những nhánh chi phối cho vật hang gồm từ 6 đến 7 nhánh cùng với một vài nhánh động mạch nhỏ đi xuống dưới phía sau của niệu đạo màng trước khi đi vào vật hang (hình 1.2,1.3) [6].
Trên thiết đồ cắt ngang tiền liệt tuyến, bó mạch thần kinh cương được chia thành ba phần: Trước ngoài, sau, và trước. Phần sau nằm giữa các lá của cân Denonvillier, phần bên ngoài chi phối cho cơ nâng hậu môn chạy trong cân chậu bên, còn các nhánh thần kinh cương dương chạy phía sau hai bên tuyến tiền liệt (hình 1.4).
--------------------------------------
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU DƯỚI
1.1.1. Giải phẫu ứng dụng vùng chậu hông trong cắt toàn bộ bàng quang
1.1.2. Sinh lý của hệ thống tiết niệu dưới
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN MỤC TIÊU
1.2.1. Chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang
1.2.2. Chỉ định, chống chỉ định của tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột biệt lập
1.3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN MỤC TIÊU
1.3.1. Tình hình nghiên cứu tạo hình bàng quang trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.2. Các phương pháp tạo hình bàng quang bằng một quai ruột biệt lập.
1.3.3. Ưu nhược điểm của các phương pháp tạo hình bàng quang
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.2. Tiêu chuẩn lại trừ
2.1.3. Đạo đức nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
2.3.1. Chỉ định cắt toàn bộ bàng quang
2.3.2. Phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang
2.3.3. Kỹ thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enein
2.3.4. Chăm sóc sau mổ và khám lại sau mổ
2.2.5. Một số khái niệm và các qui trình chẩn đoán
2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu đáp ứng mục tiêu 1
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu đáp ứng mục tiêu 2
2.5. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ỨNG DỤNG TẠO HÌNH BÀNG QUANG THEO PHƯƠNG PHÁP ABOL - ENEIN
3.1.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trước mổ để lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật.
3.1.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong mổ
3.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu sau mổ trong thời gian nằm viện
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BÀNG QUANG
3.2.1. Chức năng bàng quang mới
3.2.2. Chức năng tình dục
3.2.3. Chất lượng cuộc sống
3.2.4. Các tỷ lệ sống sau mổ và các yếu tố ảnh hưởng
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. BÀN LUẬN MỤC TIÊU 1: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠO HÌNH BÀNG QUANG THEO PHƯƠNG PHÁP ABOL - ENEIN
4.1.1. Vấn đề lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật
4.1.2. Bàn luận về qui trình phẫu thuật
4.1.3. Bàn luận về biến chứng sớm sau mổ
4.1.4. Bàn luận về thời gian nằm viện
4.2. BÀN LUẬN MỤC TIÊU 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BÀNG QUANG
4.2.1. Thể tích bàng quang chức năng, sự chủ động giữ nước tiểu trong quá trình đổ đầy bàng quang và rối loạn tiểu tiện sau mổ
4.2.2. Chức năng thận sau mổ
4.2.3. Bàn luận về khả năng cương dương sau mổ
4.2.4. Bàn luận về chất lượng cuộc sống
4.2.5. Bàn luận biểu đồ bàng quang mới
4.2.6. Bàn luận về trào ngược bàng quang - niệu quản
4.2.7. Bàn luận về biến chứng xa sau mổ
4.2.8. Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan
4.2.9. Bàn luận về các tỷ lệ sống sau mổ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
--------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmedin Jemal, Freddie Bray, Melissa M. Center Et Al (2011). Global Cancer Statistics. CA cancer J Clin, 61(2), 69-90.
2. Rebecca Siegel, Deepa Naishadham, Ahmedin Jemal (2013). Cancer Statistics. CA cancer J Clin, 63(1), 13-30.
3. Nguyễn Kỳ, Nguyễn Bửu Triều (1993). Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư bàng quang trong 10 năm tại bệnh viện Việt Đức. Tập san Ngoại Khoa, 3, 7-15.
4. Nguyễn Kỳ (1997). Nhận xét và kết quả điều trị 436 trường hợp ung thư bàng quang tại bệnh viện Việt Đức trong 15 năm từ 1982-1996. Ngoại khoa, 2, 19-29.
5. Alan B. Retik Patric C. Walsh, E. Darracott Vaughan, Alan J. Wein, J.P. Stein, Donald G. Skiner (2005). Urinary diversion. Campell Urology, 4.
6. Anthony J. Costello, Matthew Brooks, Owen J. Cole. (2004). Anatomical studies of the neurovascular blundle and cavernosal nerves. BJU Int, 94, 1071-1076.
7. Selcuk Yucel, Laurence S. Baskin (2004). An anatomical description of the male and female urethral sphicter complex. The Journal of urology, 171, 1890-1897.
8. Raanan Tal, Jack Baniel (2005). Sexual function preserving cystectomy. Urology, 66(2), 235-241.
9. Robert S. Hollabauch, Mitchell S. Steiner, Roger R. Dmochowski (2001). Neuroanatomy of the female continence complex: clinical implication. Urology, 57(2), 382-388.
10. Le Normand L., Buzelin Jm, Glémand P (2005). Explorations urodynamiques du bas appareil urinaire. Encyclopedie Medico-chirugicale, 18, 206-B10.
11. Archimbaud J.P (1988). Semiologie fonctionnelle de la miction. Urodynamique et neurourologie, 1, 10-13.
12. Bertrand Guillonneu, Guy Vallancien (1999). Urology. Doin, 6, 144-156.
13. Thierry Flam, Delphine Amsellem Ouazana, Ahmed Ameur et al. (2002). Memento Urology. Maloin, 2 edition, 227-258.
14. Adrea Manunta, Sebastien Vincendeau, Geore Kiriakou et al. (2005). Non -transitional cell bladder carcinomas. BJU international, 95, 497-502.
15. Đào Quang Oánh, Vũ Văn Ty (2005). Phẫu thuật thay thế bàng quang bằng hồi tràng. Y học Việt nam, (8), 756-763.
16. Thái Minh Sâm, Đỗ Quang Minh, Trần Ngọc Sinh (2013). Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y học Việt nam, 409, 176-182.
17. Vũ Văn Ty, Nguyễn Đạo Thuấn, Lê Văn Hiếu Nhân et al. (2011). Kết quả tạo hình bàng quang-hồi tràng ở phụ nữ kinh nghiệm nhân 6 trường hợp. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 120-123.
18. Hoàng Văn Tùng, Trần Ngọc Khánh, Phạm Ngọc Hùng et al. (2013). Điều trị ung thư bàng quang ở nữ bằng phương pháp cắt bàng quang toàn bộ và tạo hình bàng quang từ quai hồi tràng: Kinh nghiệm qua 11 trường hợp. Y học Việt nam, 409, 201-205.
19. Adewan P. D (2000). Ureteric reimplantation: a history of the developement of surgical techniques. BJU Int, 85, 1000-1006.
20. Yann Neujillet, Lauren Yonneau, Thiery Lebret (2011). The Z-shaped ileal neobladder after radical cystectomy: an 18 years experience with 329 patients. BJU Int, 108, 596-602.
21. Patric C. Walsh, Alan B. Retik, E. Darracott Vaughan et al. (2005). Orthotopic urinary diversion. Cammbell 's Urology, Chaper 108.
22. Jon-Paul Mayer, Derek Fawcett, David Gillrt et al. (2005). Orthotopic neobladder reconstruction-What are the options? BJU international, 96, 493-497.
23. Richard E. Hautmann, Robert De Petriconi, Hans Werner (1999). The ileal neobladder: Complications and functional results in 363 patients after 11 years of followup. The Journal of urology, 161 422-428.
24. Jorgen B. Jensen, Finn Lundbeck, Kluas Moller (2006). Complications and neobladder function of the Hautmann orthotopic ileal neobladder. BJU international, 98, 1289-1294.
25. Ramesh Thurairaja, Fiona C. Burkhard, Urs E. Studer (2008). The orthotopic neobladder. BJU international, 102, 1307-1313.
26. Kenneth Steven, Asger L. Poulsen (2000). The orthotopic Kock ileal neobladder: funtional results, urodynamic features, complications and survival in 166 men. The Journal of urology, 164, 288-295.
27. Hendry W. F (1996). Bladder replacement by ileocystoplasty after cystectomy for cancer: comparision of tow techniques. BJU Int, 78, 74-79.
28. John P. Stein, Matthew D. Dunn, Marcus L. Quek (2004). The orthotopic T pouch ileal neobladder: Experience with 209 patients. The Journal of urology, 172 584-587.
29. Theodoros Manousakas Constantinos Constantinides, Michael Chrisofos (2001). Orthotopic bladder substitution after radical cystectomy: 5 years of experience with a novel personal modification of the ileal S pouch. The Journal of urology, 166 532-537.
30. Mohamed A. Ghoheim Hassan Abol Enein (2001). Functional results of orthotopic ileal neobladder with serous-lined extramural ureteral reimplantation: experience with 450 patients. The journal of urology, 165, 1427-1432.
31. Jack Baniel, Raanan Tal. (2004). The ''B-Bladder'' an ileocolic neobladder with a chimmey: Surgical technique results. European Urology, 45, 794-798.
32. Osvaldo R. D’orazio, Osvaldo L. Lambert, Juan C. Vallati et al. (2005). Total and and imediate daytime and nighttime continence with a right colon neobladder-What makes it possible ? an 11 year-follow up.The Journal of urology, 174(5), 1882-1886.
33. M. P. Laguna, M. Brenninkmeier, J. A. Belon (2005). Long-term functional and urodynamic results of 50 patients receiving a modified sigmoid neobladder created with a short distal segment. The Journal of urology, 174, 963-967.
34. Hideaki Miayke, Junya Furukawa, Mototsugu Muramaki (2009). Orthotopic sigmoid neobladder after radical cystectomy: assessment of complications, funtional outcomes and quality of life in 82 Japenese patients. BJU international, 106, 412-416.
35. William D. Steers (2000). Voiding dysfuntion in orthotopic neobldder. World J Urol, 18, 330-337.
36. Richard E. Hautmann, Henrry Botto, Urs E. Studer (2009). How to obtein good results with orthotopic bladder substitution: the 10 commandments. European Urology, Supplement 8, 712-717.
37. J. N. Kulkarni, C.S. Pramesh, S. Rathi (2003). Long-tern results of orthotopic neobladder reconstruction after radical cystectomy. BJU international, 91, 485-488.
38. B. Ph. Schrier, M. P. Laguna, F. Van De Pal And Col. (2005). Comparision of orthotopic sigmoid and ileal neobladders: Continence and urodynamic parameters. European Urology, 47, 679-685.
39. Atallah A. Shaaban, Mohamed Abdel-Latif, Ahmed Mosbah (2006). A randomized study comparing an antireflux system with a direct ureteric anastomosis in patients with orthotopic ileal neobladder. BJU international, 97, 1057-1062.
40. Nicola Zebic, Stephan Weinkneck, Darko Kroepel (2005). Radical cystectomy in patient aged > 75years: an updated review of patients treated with curative and palliative intent. BJU international, 95, 1211-1214.
41. Peter J. Bostrom, Jyrky Kossi, Matti Laato et al. (2008). Risk factors for mortality and morbidity related to radical cystectomy. BJU international, 103, 191-196.
42. Avacu S, Kosioglu M. N, Ceylan K (2011). The value of diffusion weighted MRI in the diagnosis of maglignant and benign urinary bladder lesions. The Bristish journal of Radiology, 84, 875-882.
43. Nermin Tuncbilek, Mustafa Kaplan, Semsi Altaner (2009). Value of dynamic contrast-enhanced MRI and correlation with tumour angiogenesis in bladder cancer. Americal journal of radiology, 193(949-955).
44. Haruo Watanabe, Masayuki Kanematsu, Hiroshi Kondo (2009). Preoperative T staging of urinary bladder cancer: does diffussion-weighted MRI have supplementary Value? Americal journal of radiology, 192, 1361-1366.
45. Micheal L. Paik, Micheal J. Scolieri, Scott L. Brown (2000). Limitation of computerised tomography in staging invasive bladder cancer before radical cystectomy. The Journal of urology, 163, 1693-1696.
46. Guven Sevin, Sedat Seyupek, Abdullah Armagan (2004). Ileal orthotopic neobladder (modified Hautmann) via a shorter detubularized ileal segment: experience and results. BJU international, 94, 355-359.
47. Missuru Takeuchi, Shigeru Sasaki, Masato Ilto (2009). Urinary bladder cancer: Diffusion-weighted MR imaging-Accuracy for diagnosing T stage and estimating histologic grade. Radiology, 251(1), 112-121.
48. Nicolas Karanicolas Fernando P.S., A Karim Touijer (2005). Anatomy of accessory pudendal arteries in laparoscopic radical prostatectomy. The Journal of urology, 174, 523-526.
49. Marcus Horstmann David Shilling, Udonagele, Karl-Dietrich Sievert and Arnulf Stenzl (2008). Cystectomy in Women. BJU international, 102, 1289-1295.
50. Bedeir Ali-El-Dein, Atallah A. Shaaban, Raeid H. Abu-Eideh et al. (2008). Surgical complications following radical cystectomy and orthotopic neobladder in women. The Journal of urology, 180, 2006-2010.
51. Sher Singh Yadav, Trilok Chand Sadadukhi, Krishnan Kumar Sharma (2006). Sigmoid orthotopic neobladder after radical cystectomy for bladder tumour: an Indian experience. BJU international, 2006, 403-406.
52. Hassan Abol-Enein, Mahmoud Salem, Ahmed Mesbah (2004). Continent cutaneous ileal pouch using the serous lined extramural valves. The Mansoura experience in more than 100 patients. The Journal of urology, 172, 588-591.
53. Hoàng Văn Tùng, Trần Ngọc Khánh, Phạm Ngọc Hùng et al. (2010). Phẫu thuật tạo hình bàng quang từ hồi tràng theo phương pháp Studer cải tiến: kinh nghiệm qua 25 trường hợp. Y học Việt nam, 2, 485-491.
54. Đào Quang Oánh, Cs (2008). Bàng quang trực vị (thay thế nối với niệu đạo): kết quả trên những trường hợp theo dõi trên 3 năm tại bệnh viện Bình Dân. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12-Supplement 1, 244-250.
55. Yasser Osman, Hassan Abol-Enein, Mohsen El-Mekresh et al. (2009). Comparision between a serous-lined extramural tunnel and T-limb ileal procedure as an antireflux technique in orthotopic ileal substitutes: a prospective randomized trial. BJU Int, 104, 1518-1521.
56. Jon-Paul Mayer, Brent Drake, James Boorer (2004). A three-centre experience of orthotopic neobladder reconstruction after radical cystectomy: initial results. BJU international, 94, 1317-1321.
57. Takuya Koie, Shingo Hatakeyama, Takahiro Yoneyama et al. (2010). Uterus-, Fallopian Tube-, Ovary-, and Vagina-sparing Cystectomy Followed by U-shaped Ileal Neobladder Construction for Female Bladder Cancer Patients: Oncological and Functional Outcomes. Urology, 75(6), 1499-1503.
58. Yoichi Arai, Kazutoshi Okubo, Teruo Konami et al. (1999). Voiding function of orthotopic ileal neobladder in women. Urology, 54(1), 44-49.
59. Arthur P. Christiano Courtney M.P. Hollowell, Gary D. Steinberg (2000). Technique of Hautman ileal neobladder with chimney modification: interim results in 50 patients. The Journal of urology, 163, 47-51.
60. Magdy S. El Bahnasawy, Yasser Osman, Mohamed A. Gomha (2000). Nocturnal enuresis in men in men with an orthotopic ileal reservoir: urodynamic evaluation. The Journal of urology, 164, 10-13.
61. Kyung Seop Lee, James E. Montie, Rodney L. Dunn (2003). Hautmann and Studer orthotopic neobladders: A contemporary experience. The Journal of urology, 169, 2188-2191.
62. Christophe B. Anderson, Michael S. Cookson, Sam S. Chang et al. (2012). Voiding function in womwn with orthotopic neobladder. The Journal of urology, 188, 200-2004.
63. B. Ali-El-Dien, Mohamed Gomha, Mohamed A. Ghoneim (2002). Critical evaluation of the problem of chonic urinary retention after orthotopic bladder substitution in women. The Journal of urology, 168, 587-592.
64. Stephen A. Boorjian Candace F. Granberg, Paul L. Crispen and Col (2008). Functional and oncologiacl outcomes after orthotopic neobladder recontruction in Women. BJU international, 102, 1551-1555.
65. R. Carrion, S. Arap, G.Corciones et al. (2004). A multi-institutional study of orthotopic neobladders: functional results in men and Women. BJU international, 93, 803-806.
66. Bedeir Ali-El-Dein, Bedeir Ashamallah Albair (2013). Vaginal Repair of Pouch-vaginal Fistula After Orthotopic Bladder Substitution in Women. Urology, 81(1), 198-203.
67. David E. Rapp, R. Corey O' Connor, Erin E. Katz et al. (2004). Neobladder-vaginal fistule after cystectomy and orthotopic neobladder construction. BJU international, 94, 1092-1095.
68. R. Weiderlich, F. Rink, M. Kriegmair et al. (1998). A study of reflux in patients with an ileal orthotopic bladder. BJU international, 81, 241-246.
69. Ihab A. Hekal, Magdy S. Elbahnasawy, Ahmed Mosbah et al. (2009). Recoverability of erectile function in post radical cystectomy patients: Subjective and objective evaluations. European Urology, 22, 275-283.
70. Thomas M. Kessler, Fiona C. Berkhard, Petros Perimenis et al. (2004). Attempted nerve sparing surgery and age have a significant effect on urinary continence and erectile function after radical cystoprostatectomy and ileal orthotopic bladder subtitution. The Journal of urology, 172, 1323-1327.
71. Amr Seliem (2013). 10-years after a simple technique of nerve sparing radicalcystectomy forT2 Bilharzial bladder cancer. Egyptian Journal of Surgery, 32(4), 274-280.
72. Abbas Basiri, Hamid Pakmanesh, Ali Tabibi (2012). Overall survival and functional results of prostate sparing cystectomy: A matched case control study. Urological Oncology, 9(4), 678-684.
73. Rupesh Raina Craig D. Zippe, Eric Z. Massanyi (2004). Sexual function after male radical cystectomy in asexually active population. Urology, 64(4), 682-685.
74. Đào Quang Oánh, Nguyễn Đạo Thuấn, Văn Thành Trung (2013). Nhận xét kết quả cắt bàng quang tận gốc: hiệu quả của bảo tồn bó mạch thần kinh cương dương. Y học Việt nam, 409, 158-165.
75. Yutaka Horiguchi Eiji Kikuchi, Jun Nakashima Et Al (2006). Assessment of longterm qulity of life using the FACT-BL questionnaire in patients with an ileal conduit, continenct, reservoir or orthotopic neobladder. Japanese journal of clinical oncology, 36(11), 712-716.
76. A. Mansson, T. Davidsson, S. Hunt Et Al (2002). The quality of life in men after radical cystectomy with a continence cutanious diversion or orthotopic bladder substitution: is there difference? BJU international, 90, 386-390.
77. Nguyễn Văn Ân, Đào Quang Oánh, Vũ Văn Ty (2008). Khảo sát niệu động học trên các trường hợp thay thế bàng quang bằng một đoạn ruột tại bệnh viện Bình Dân. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12-Supplement 1, 236-239.
78. Hassan Abol-Enein, Mohamed A. Ghoneim (2001). Functional results of orthotopic ileal neobladder with serous-lined extramural ureteral reimplamtation: experience with 450 patients. The Journal of urology, 165, 1427-1432.
79. John P. Stein, David F. Penson, Charlotte Lee (2009). Long Term oncologycal outcomes in women undergoing radical cystectomy and orthotopic diversion for bladder cancer. The Journal of urology, 181, 2052-2059.
80. Koie Takuya, Shingo Hatakeyama, Takahiro Yoneyama et al. (2010). Uterus-, Fallopian Tube-, Ovary-, and Vagina-sparing Cystectomy Followed by U-shaped Ileal Neobladder Construction for Female Bladder Cancer Patients: Oncological and Functional Outcomes. Urology, 75(6), 1499-1503.
81. Michel Soulié, Philippe Seguin, Patrick Mouly et al. (2001). Assessment of morbidity and functional results in bladder replacement with Hautmann ileal neobladder after radical cystectomy: a clinical experience in 55 highly selected patients. Urology, 58(5), 707-711.
82. Gerge N. Thalmann and John P. Stein (2008). Outcome of radical cystectomy. BJU international, 102, 1279-1288.
83. Vincent J. Low, Duolao Wang, Paul D. Albel (2010). Survival of patients with bladder cancer from UK hospital: a 10 years follow-up study. BJU international, 105, 1667-1671.
84. Medhat Khafagey, Fouat Abdel Shaheed, Tarek Abdel Moneim (2006). Ileocaecal vs ileal neobladder after radical cystectomy in patients with bladder cancer: a comparative study. BJU international, 97, 799-804.
85. Niverdita Bahatta Dha, Steven C. Campell, Craig D. Zippe Et Al (2006). Outcome in patients with urothelial carcinoma of the bladder with limited pelvic lymph node dissection. BJU international, 98(1172-1175).
86. John P. Stein, Marcus L. Quek, Donald G. Skinner (2006). Lymphadenectomy for invasive bladder cancer. II technical aspects and prognostic factors. BJU international, 97, 238-237.
87. Henrick Suttmann, Jorn Kamradt, Jan Lehmann Et Al (2007). Improving the prognosis of patients after radiacal cystectomy. Part I: the role of lymph node dissection. BJU international, 100, 1221-1224.
88. Badrinath R. Konety, Sue A. Joslyn, Michael A. O'donnell (2003). Extent of pelvic lymphadenectomy and its impact on out come in patients diagnosed with bladder cancer: Analysis of data from the surveillance, epidemiology and end results program data base. The Journal of urology, 169, 946-950.
89. Maxine Sun Firas Abdollah, Claudio Jeldres Et Al (2011). Survival after radical cystectectomy of non bilherzial squamous cell carcinoma cs urothelial carcinoma: a competing risks analysis. BJU international, 109, 564-569.
90. Joachim Leissner, Ch. Koepen, H. K. Wolf (2003). Prognostic significance of vascular and perineural invasion in urothelial bladder cancer treated with radical cystectomy. The Journal of urology, 169, 955-560.
91. Thomas Guzzo Daniel Canter, Matthew Resnik (2008). The present of lymphovascular invation in radical cystectomy specimens from patients with urothelial carcinoma portends a poor clinical prognosis. BJU international, 102, 952-957.
92. Shahrokh F. Shariat, Rober S. Svatek, Derya Tilki (2010). International validation of the prognostic value of lymphovascular invasion in patients treated with radical cystectomy. BJU international, 105, 1402-1412.
93. Marcus L. Quek, John P. Stein, Peter W. Nichols (2005). Prognostic significance of lymphovascular invasion of bladder cancer treated with radical cystectomy. The Journal of urology, 174, 103-106.
------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,y hoc,nghien cuu,ung dung,va ket qua,tao hinh,theo phuong phap,abol - enein,trong dieu tri,ung thu,bang quang,tran chi thanh
Nhận xét
Đăng nhận xét