Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,lich su,phong trao,cong nhan,o cac nuoc tay au,tu nam 1991,den nam 2011,do thi yen


PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thế kỷ XXI, loài người đang được chứng kiến những diễn biến quốc tế phức tạp, khó lường đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp đổi mới của nước ta. Đảng ta nhận định:

Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa có đấu tranh [34, tr. 64].

Đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) Trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho lược lượng sản xuất biến đổi cả bề rộng lẫn chiều sâu trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng khoa học công nghệ tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội đặc biệt là trong phương thức sản xuất của các nước phát triển Tây Âu. Điều đó tác động trực tiếp tới phong trào công nhân ở từng nước, từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.

Trong lịch sử phát triển của phong trào công nhân (PTCN) Châu Âu, PTCN ở các nước Tây Âu, luôn chiếm giữ vị trí quan trọng nổi bật. Đây chính là nơi khởi phát phong trào công nhân đầu tiên của lịch sử cận - hiện đại. Kể từ khi ra đời đến nay, phong trào công nhân Tây Âu đã trải qua bao thăng trầm, biến động. Là một phong trào chính trị - xã hội chống áp bức, bóc lột, sự vận động của phong trào công nhân Tây Âu diễn ra không phải bao giờ cũng thuận lợi. Từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ đã tác động tiêu cực tới toàn bộ phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, làm cho phong trào lâm vào một thời kỳ khó khăn nghiêm trọng. Nhiều học giả tư sản và những phần tử cơ hội đã tìm mọi cách bóp méo, xuyên tạc và phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân đối với sự phát triển của lịch sử. Thực tế đó đang là một khảo nghiệm khắt khe đối với2 lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phong trào công nhân nơi đây trong gần 200 năm qua.

Không thể phủ nhận một sự thật là các nước Tây Âu chính là cái nôi mà giai cấp công nhân (GCCN) Đã ra đời và phát triển. PTCN và công đoàn ở các nước này có truyền thống lâu đời nhất, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế phong phú trong đấu tranh để tồn tại, phát triển và hướng tới một xã hội tương lai tốt đẹp - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng PTCN ở các nước Tây Âu từ những nhân tố tác động đến PTCN, sự vận động của phong trào đến những thay đổi trong nội dung, hình thức đấu tranh với giới chủ tư sản là những vấn đề rất cần thiết và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với các đảng cộng sản (ĐCS), trong đó có Đảng ta. Việc phân tích những biến động của GCCN ở các nước Tây Âu sẽ góp phần làm rõ và kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn trong các nhận định đánh giá và các giải pháp được Đảng ta đưa ra nhằm xây dựng GCCN ViệtNam tại Nghị quyết Trung ương 6 - khóa X.

Trong bối cảnh phong trào công nhân ở các nước Tây Âu đang lâm vào một thời kỳ khó khăn, khủng hoảng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với chủ nghĩa quốc tế của GCCN và luôn coi việc duy trì, củng cố, phát triển quan hệ với các đảng cộng sản (ĐCS), trong đó có các ĐCS ở Tây Âu là một sứ mệnh quốc tế cao cả và thiêng liêng. Vì thế, việc nghiên cứu sự vận động, những biến chuyển và triển vọng của PTCN ở Tây Âu hai thập niên sau Chiến tranh lạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta, đồng thời đây cũng là một đóng góp nhất định đối với việc nghiên cứu về phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011” để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Luận án làm rõ thực trạng PTCN ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là Anh, Pháp,Đức) Từ năm 1991 đến năm 2011. Qua đó nhận xét, đánh giá về phong trào này và một số vấn đề rút ra đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến PTCN ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức) Từ năm 1991 đến năm 2011.

- Phân tích thực trạng của PTCN ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011.

- Nhận xét và đánh giá về PTCN các nước Tây Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh và một số vấn đề rút ra đối với việc xây dựng GCCN Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng chính là phong trào công nhân ở 3 nước Tây Âu: Anh, Pháp, Đức.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án được giới hạn nghiên cứu về thực trạng phong trào công nhân ở 3 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức) Qua sự biến động cơ cấu, số lượng và chất lượng GCCN trong điều kiện kinh tế tri thức và toàn cầu hoá. Sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, hình thức tập hợp lực lượng, phương pháp đấu tranh của PTCN ở các nước này.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng của PTCN ở một số nước tư bản phát triển nhất ở Tây Âu, trong đó tập trung vào các nước Đức, Pháp, Anh.

- Về thời gian: Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991) Đến năm 2011 (năm tác giả dùng để kết thúc giới hạn nghiên cứu của mình).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS, về PTCN và những nhận định, đánh giá của Đảng ta, nhất là từ Đại hội VI đến Đại hội XI về phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một cách chọn lọc những văn kiện của các ĐCS ở các nước Tây Âu nhất là 3 nước Anh, Pháp, Đức được công bố từ đầu những năm 90 đến nay có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. Mọi nhận định, đánh giá, khái quát trong luận án đều có tính đến cơ sở dữ kiện thực tế, các văn kiện4 chính thức của các ĐCS ở Tây Âu. Những văn kiện này chủ yếu được đăng tải trên website của các ĐCS Anh, Pháp, Đức,.. . Bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

- Phương pháp nghiên cứu: Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Hệ thống phương pháp luận sử học mácxít là cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu luận án. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic là chính kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá để nghiên cứu và trình bày nội dung luận án.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án làm rõ thực trạng PTCN ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức) Từ năm 1991 đến năm 2011.

- Nhận xét, đánh giá về PTCN ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là Anh, Pháp,Đức). Khẳng định rõ tuy còn khó khăn hạn chế trong hoạt động đấu tranh cách mạng nhưng PTCN ở Tây Âu vẫn là một lực lượng chính trị quan trọng thúc đẩy xu thế phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra cống hiến các nước Tây Âu trong sứ mệnh lịch sử của mình.

- Nêu lên một số vấn đề rút ra từ sự vận động của PTCN ở các nước Tây Âu đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận: Thông qua phân tích sự vận động của PTCN ở một số nước Tây Âu hai mươi năm qua, luận án khẳng định rõ tuy còn khó khăn hạn chế trong hoạt động đấu tranh cách mạng nhưng PTCN ở Tây Âu vẫn là một lực lượng chính trị quan trọng thúc đẩy xu thế phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra cống hiến các nước Tây Âu trong sứ mệnh lịch sử của mình. Kết quả nghiên cứu luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, củng cố lập trường tư tưởng, niềm tin khoa học của GCCN trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử PTCS và công nhân quốc tế, đồng thời có thể góp phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu
1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011
2.1. Một số vấn đề lý luận về giai cấp công nhân
2.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động của phong trào công nhân ở cácnước Tây Âu sau chiến tranh lạnh
Chương 3: THỰC TRẠNG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011
3.1. Sự biến động về cơ cấu, số lượng và chất lượng giai cấp công nhân ở cácnước Tây Âu
3.2. Sự vận động của phong trào công nhân ở các nước Tây Âu
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Nhận xét, đánh giá về phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm1991 đến năm 2011
4.2. Một số vấn đề rút ra từ sự vận động của phong trào công nhân ở các nước
Tây Âu đối với việc xây dựng giai cấp công nhân việt nam hiện nay
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt
1. A.M.Rumiantxep (1986), Chủ nghĩa xã hội khoa học-từ điển, Nxb Tiến bộ, Matxcơva và Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. A. Tolpegin (2003), "Sự phá sản của "nhà nước xã hội" và sự khủng hoảng của trào lưu xã hội dân chủ Đức", Tạp chí Đối thoại (Nga), (10).
3. A. Xakhanin (2006), Quan niệm mới về giai cấp những người lao động trong xã hội tư bản hiện đại, http://www.cprf.ru/news/articles/world/43009.html, 10/7.
4. Aleksei Xakhnin (2006), Cơ sở xã hội của những người cánh tả, http://www.aglob.ru), ngày 12/3.
5. Lưu Văn An, Nguyễn Hoàng (2000), “Những chuyển động mới của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (20).
6. Bạch Âu (1997), “Các lực lượng cộng sản của Bắc Âu đang tập hợp lại”, Tạp chí Phong trào cộng sản quốc tế, tháng 1.
7. Aurelio Santos (2000), Chủ nghĩa xã hội: Hiện thực và triển vọng, Hội thảo quốc tế do Trung tâm Nghiên cứu thế giới đương đại Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, ngày 12-14/11.
8. B. Kagarlixky (1997), "Một thế kỷ của chủ nghĩa cải lương", Tạp chí Tư tưởng tự do (Nga), (7).
9. B.N Pônômariôp (1985), Phong trào công nhân quốc tế: Những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, in tại Liên Xô.
10. Ban Tuyên huấn Trung ương (1986), Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tập 2, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội.
11. Báo Nhân Dân (1993), Một triệu lao động khắp Châu Âu biểu tình hưởng ứng ngày hành động, ngày 5/4.
12. Châu Nhật Bình (1996), "Năm 1996 và cuộc đấu tranh của phong trào công đoàn thế giới", Tin Phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
13. Dương Thanh Bình, Về giai cấp công nhân và công đoàn trên thế giới, http://truongchinhtrina.gov.vn153
14. Bùi Đình Bôn (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. CTV (2007), theo Twaro Newspa Per Clippings, "Liên hiệp quốc (UN) khẳng định phụ nữ làm việc nhiều, tiền lương thấp", Tin Phong trào công nhân công đoàn quốc tế, (48), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
16. Cademartori J. (1999), Bàn về các giai cấp cơ bản ngày nay, Thông tin tư liệu, Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Castells M., Yoko Ao Yama (1995), Tiến tới xã hội thông tin cơ cấu việc làm của các nước G7, Báo cáo 1995 của Ngân hàng thế giới (WB).
18. Các đảng chính trị (1987), Nxb Chính trị,Matxcơva.
19. Các đảng cộng sản và công nhân (1961), Văn kiện Hội nghị Đại biểu các đảng cộng sản và công nhân tại Maxcơva (1/1960), Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Chiến (1997), Cộng hòa Pháp bức tranh toàn cảnh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Chossudovsky M. (2013), Tình trạng nghèo khổ trên toàn cầu vào cuối thế kỷ XX, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Trọng Chuẩn, Xu hướng phát triển của GCCN Việt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, http://www. Vientriethoc.com.vn.
23. Bùi Ngọc Chưởng (1991), Chủ nghĩa tư bản hiện đại-Những biến đổi trong cơ chế bóc lột và sự sâu sắc hóa quá trình phân cực xã hội, Tài liệu Trường Nguyễn Ái Quốc, số 7-656, Hà Nội.
24. La Côn (1995), "Nước Pháp với cuộc bầu cử tổng thống", Tạp chí Cộng sản.
25. La Côn (1999), "Toàn cầu hóa với giai cấp công nhân”, Tạp chí Cộng sản.
26. Cunhan Anvanrô (1995), Chủ nghĩa cộng sản hôm nay và ngày mai.
27. Đỗ Lộc Diệp (Chủ biên) (1991), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Đặc điểm và xu thế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Đỗ Lộc Diệp (1992), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Đỗ Lộc Diệp (1996), Mỹ-Nhật-Tây Âu đặc điểm kinh tế so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.154
30. Đỗ Lộc Diệp (2013), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Mâu thuẫn nội tại, xu thế, triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (tái bản).
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ chính trị số 07/NQ-TƯ Về hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Hội nghị BCH Trung ương khóa X, Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Vương Học Đông, Tào Quân (2002), "Con đường thứ Ba với việc chuyển đổi loại hình của trường phái dân chủ xã hội", Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), (3).
42. G. Skorov (2006), “Nước Pháp năm 2006: Cải cách hay là cách mạng”, Tạp chí Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế (Nga), (11).
43. Gérard Noiriel (2002), Công nhân trong xã hội Pháp-Thế kỷ XIX-XX, Nxb Seuil, Paris.155
44. Nguyết Tất Giáp (1993), Ảnh hưởng của sự tan rã Liên Xô đối với trật tự chính trị thế giới đương đại, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
45. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thanh Vân (2000), “Phong trào cộng sản, công nhân Tây Bắc Âu thời gian gần đây”, Thông tin Khoa học xã hội, tháng 4.
46. Nguyễn Hoàng Giáp (2001), "Diễn đàn kinh tế Đa-vôt năm 2001 và làn sóng phản đối toàn cầu hóa hiện nay", Tạp chí Cộng sản.
47. Nguyễn Hoàng Giáp (2004), “Quan hệ giữa Đảng ta với phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển từ 1991 đến nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 11.
48. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2005), "Giai cấp công nhân ở các nước tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hoá", Tạp chí Cộng sản, (9).
49. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (chủ biên) (2013), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, hệ Cao cấp lý luận Chính trị-Hành chính, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
50. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (Chủ biên) (2014), Phong trào Cộng sản Quốc tế hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
51. Nguyễn Bá Hải (1997), theo "World of Work" của ILO, "Sự phân biệt đối xử mang tính toàn cầu", Tin phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
52. Nguyễn Bá Hải (1998), theo Báo People's Democracy, "Bình đẳng cho phụ nữ Nhật Bản: Một mục tiêu vẫn cần phải thực hiện", Tin phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
53. Nguyễn Bá Hải (2013), "Công đoàn các nước và trong khu vực", Tin phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
54. Cố Hân, Phạm Dậu Khánh (2007), Phong trào công đoàn ở châu Âu trong bối cảnh toàn cầu hoá.
55. Dương Phú Hiệp (2000), Toàn cầu hóa và sự hội nhập của Việt Nam, sách “Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội156
56. Xuân Hiệu (1992), "Chính phủ Anh đối đầu với thợ mỏ", Báo Nhân dân, ngày 24/10.
57. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1990), "Về chủ nghĩa tư bản hiện đại", Tạp chí Thông tin chuyên đề.
58. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu, Báo cáo tổng quan đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
59. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1991 đến nay, Báo cáo tổng quan đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
60. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), “Đảng đoàn Cánh tả thống nhất trong Nghị viện châu Âu”, Tạp chí Thông tin những vấn đề chính trị xã hội, (28).
61. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao học Chính sách đối ngoại của các nước lớn.
62. Tào Á Hùng, Trương Phượng Quyên (2007), “Chủ nghĩa xã hội dân chủ: ý thức hệ của giai cấp công nhân châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), (3).
63. James Petras (2007), "Những chuyển đổi kiểu chủ nghĩa tự do mới và cuộc đấu tranh giai cấp: Trường hợp Italia", Tạp chí Thông tin những vấn đề chính trị xã hội, (26), Viện TTKH, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
64. Jose Manuel Mariscal (2010), Chủ nghĩa xã hội và triển vọng của nó ở các nước phát triển.
65. Kapuctin (1999), "Chủ nghĩa tư bản trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" (1999), Tạp chí Tư tưởng tự do (Nga), (8).
66. Đỗ Khánh (1989), "Nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng về cơ cấu xã hội-giai cấp", Tạp chí Giáo dục lý luận, (12).
67. Nguyễn Thế Kiệt (1998), "Mấy suy nghĩ về giai cấp công nhân hiện đại", Tạp chí Nghiên cứu lý luận.
68. Nguyễn Văn Lan (2002), Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển từ thập niên 80 đến nay, Luận án tiến sĩ Sử học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.157
69. Nguyễn Văn Lan (2004), "Một số tác động của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chế độ tư bản chủ nghĩa ở các nước phát triển", Tạp chí Cộng sản, (53).
70. Nguyễn Văn Lan (2004), "Về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (2).
71. Nguyễn Văn Lan (2004), "Về triển vọng của phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển trong những thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Giáo dục lý luận, (3).
72. Bích Lan (1996), "Nhìn lại cuộc khủng hoảng xã hội Pháp vừa qua", Tin phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
73. Thu Lan (1995), "Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội", Tin phong trào công nhân công đoàn quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
74. Nhiếp Văn Lân (2007), "Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa", Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), (6).
75. V.I. Lênin (1976), C.Mác, Ph.Ăngghen và chủ nghĩa Mác, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
76. V.I. Lênin (1976), Hai sách lược của Đảng Dân chủ-Xã hội trong cách mạng dân chủ, Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
77. V.I.Lênin (1963), Toàn tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội.
78. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
79. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
80. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ,Matxcơva.
81. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 49, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
82. Nhị Lê (2011), "Phải chăng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã mất trong thời đại ngày nay", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (9).
83. Tuấn Loan (2010), "Cơ cấu xã hội-giai cấp dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại", Tạp chí Cộng sản.
84. Thái Văn Long (2003), "Trào lưu xã hội dân chủ hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực", Tạp chí Lý luận chính trị, (1).158
85. Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Văn Lan (2001), “Về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay”, Thông tin nghiên cứu quốc tế, tháng 3.
86. Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Tất Giáp (2001), "Trào lưu xã hội dân chủ châu Âu: Lịch sử và hiện tại", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (3).
87. Nguyễn Thế Lực (1994), Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển-Đặc điểm và xu thế, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
88. Cao Văn Lượng (Chủ biên, 2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị quốc gia.
89. M.D.Yates, Nền kinh tế mới và phong trào công nhân, http://www.month lyreview.org
90. C.Mác, Ph.Ănghen (1980), Tuyển tập, tập1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
91. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
95. Maicơnhepsi.J (2004), "Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất", Tạp chí Động thái lý luận nước ngoài, (11).
96. Triệu Chí Mẫn (2005), "Con đường thứ Ba: Sự chuyển đổi mô hình của chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu sau chiến tranh lạnh", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (11), Viện TTKH, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
97. Manuel Lopez (2007), Nợ nước ngoài và nghèo đói ở Mỹ latinh, http://www.communist.ru, 19/5.
98. Michel Parenty (2006), Thực trạng cuộc sống của người lao động Mỹ, trích từ cuốn sách “Nền dân chủ cho thiểu số” (Democracy for the Few), Nxb Generation, New York.
99. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.159
101. Trương Bảo Ngọc, Mạnh Học Thông (2008), “Vạch trần lý thuyết "Biến thành giai cấp trung sản" của phương Tây”, Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận-Phục vụ lãnh đạo, (9), tháng 5.
102. Dương Xuân Ngọc (2004), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Hoàng Kim Nguyên (2013), "Vài nét về phong trào công đoàn Đức hiện nay", Bản tin phong trào công đoàn thế giới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
104. Trần Nhâm (Chủ biên) (1991), Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
105. Nguyễn An Ninh (2007), "Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số 18 (138).
106. Paul Collier, G8 và hơn tỷ người nghèo trên thế giới, http://www. internationalepolitik.de.
107. Peter F.Drucker (2012), Xã hội hậu tư bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Phát biểu của Uỷ viên Bộ chính trị ĐCS Hy Lạp, Đimitri Gônđicac (1997), Hội nghị quốc tế các ĐCS và công nhân tại Xan-Pêtecbua, ngày 4-6/11.
109. Phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hy Lạp A. Papariga (2001), Cuộc gặp quốc tế các ĐCS, công nhân ở Aten.
110. Tiêu Phong (1997), “Tình hình và xu thế phát triển của phong trào cộng sản thế giới”, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội khoa học, tháng 4.
111. Tiêu Phong (2009), Hai chủ nghĩa một trăm năm, Nxb Chính trị quốc gia.
112. Đào Duy Quát (1999), Phong trào cộng sản công nhân quốc tế sau khi Liên Xô tan rã và triển vọng của phong trào trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI”, Hà Nội.
113. Đào Duy Quát, Cao Đức Thái (chủ biên) (2002), Biến đổi cơ cấu giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, Tài liệu tham khảo nội bộ.
114. Đào Duy Quát, Nguyễn Văn Khoang (chủ biên) (2013), Biến đổi cơ cấu giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, (tái bản).160
115. Nguyễn Thị Quế (chủ nhiệm) (2009), Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay-Thực trạng và triển vọng, Đề tài cấp Bộ, Viện Quan hệ quốc tế-Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
116. Nguyễn Thị Quế (2008), "Một số biến đổi của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (10).
117. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2010), Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
118. Nguyễn Thị Quế (2010), "Phong trào chống toàn cầu hóa: Mục tiêu, nội dung và phương pháp đấu tranh", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4).
119. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Tú Hoa (2013), "Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị, (6).
120. Nguyễn Thị Quế (2005), Phong trào cộng sản ở các nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121. Tiết Tân Quốc (1998), “Suy nghĩ hiện thực về tiền đồ và vận mệnh lịch sử chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, tháng 7.
122. Lê Văn Sang (1995), Chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khoa học-công nghệ và phát triển kinh tế, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Scott Marshall, Phong trào công nhân trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, http://www.cpusa.org
124. Văn Tạo (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Văn Tạo (2009), "Giai cấp công nhân hiện đại và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam", Thông tin những vấn đề lý luận phục vụ lãnh đạo, (7), Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
126. Tạp chí Giáo dục lý luận (1990), Tập chuyên đề “Tình hình các đảng cộng sản Tây Âu”.
127. Tạp chí The Economist (Anh) (2007), “Hệ thống thị trường lao động Nhật Bản: Còn nhiều việc phải làm”, số ra ngày 1/12.161
128. Tedgrant, Robsewell, Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội trong thiên niên kỷ mới, www.marxist.com.
129. Hồ Bá Thâm (2010), "Phải chăng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã lỗi thời?”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (9).
130. Tào Trường Thịnh (2000), "Con đường thứ Ba hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội dân chủ", Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), (7).
131. Thomas Meyer, Nicole Breyer (2005), Tương lai của nền dân chủ xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
132. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Tin thế giới, ngày 13/12.
133. Nguyễn Đức Thùy, Mai Hoài Anh (1999), "Phong trào xã hội dân chủ và phong trào công nhân ở các nước phát triển Âu-Mỹ trong giai đoạn cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (2).
134. Lệ Thuý (2007), “Việc làm ở Pháp: một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Những vấn đề chính trị-xã hội (16), Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
135. Phạm Hữu Tiến (2001), “Một số đặc điểm của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
136. Tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 06.07 (2000), Về giai cấp công nhân hiện đại; phong trào cộng sản và công nhân; trào lưu xã hội dân chủ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước "Những vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại", Hà Nội.
137. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), Các tổ chức công đoàn trên thế giới, Nxb Lao động, Hà Nội.
138. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2006), "Thị trường lao động khu vực châu Á-Thái Bình Dương", Tin Phong trào công nhân công đoàn quốc tế, (11+12).
139. An Viễn Triệu (2003), “Cách mạng khoa học kỹ thuật với giai cấp công nhân”, Tạp chí Trào lưu tư tưởng đương đại Trung Quốc, (1).
140. Tuần báo quốc tế (2003), số 21 ngày 22 đến 28/5.162
141. Phạm Anh Tuấn (1997), "Vấn đề lao động và giải quyết việc làm ở năm nước tư bản phát triển nhất thế giới trong những năm gần đây", Tạp chí châu Mỹ ngày nay, (2).
142. Thái Hữu Tuấn (2005), "Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay-Đặc điểm và những nhân tố tác động chủ yếu", Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (9).
143. V.G.Phêđôtôva (2004), Con đường thứ Ba, Tài liệu tham khảo nội bộ "Về con đường thứ Ba", Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
144. V. P. Gutnic (2001), "Dân chủ xã hội Đức: Chủ nghĩa trung dung mới hay chủ nghĩa thực dụng vô nguyên tắc", Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (Nga), (6).
145. V.Sveyner (1997), "Quốc tế xã hội trong thế giới đương đại", Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, (6).
146. Victor Trushkov (2003), "Triển vọng phát triển của giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI", Tạp chí Đối thoại, (7).
147. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2012), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
148. Viện Quan hệ quốc tế-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại và phong trào công nhân ở các nước tư bản hiện nay, Báo cáo tổng quan đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
149. Viện Quan hệ quốc tế (2013), Phong trào công nhân, công đoàn trên thế giới hiện nay, Tài liệu tập huấn môn học Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12.
150. Viện Quan hệ quốc tế (2013), Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam (Hỏi-đáp), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
151. Viện Quan hệ quốc tế (2013), Tập bài giảng Lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế, hệ cử nhân, Nxb Lý luận-Chính trị, Hà Nội (tái bản).
152. Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Chủ nghĩa tư bản hiện đại và những biểu hiện mới của nó, Tập bài giảng lý luận cao cấp, Nxb Lý luận chính trị.163
153. Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Những quan điểm lý luận về con đường thứ Ba của một số đảng dân chủ xã hội Tây Âu trong giai đoạn hiện nay, Tổng quan đề tài khoa học cấp Bộ.
154. X. Pereguđốp (2000), "Nền dân chủ xã hội Tây Âu trong khoảng giao thời giữa hai thế kỷ", Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (Nga), (6).
155. Zhongwai guanli (2013), "Tình thế, chính sách, lý luận và kinh nghiệm mà doanh nghiệp phải đối mặt", Tạp chí Quản lý trong và ngoài nước (Trung Quốc), tháng 11.

* Tài liệu Tiếng Anh
156. AKEL, Our concept of Socialism, www.akel.org.cy
157. Caroline Andreani-Le Manifeste, 1/2012
158. Communist Refoundation Party, Document of 4th National Congress (18-21/3/1999), An Alternative of Society, www.rifondazione.it
159. CPB, 80 year of struggle-Britain’s Communist Party (1920-2000), www.communist-party.org.uk
160. CPB, Britain’s Road to Socialism (Introduction), www.communist-party.org.uk
161. European Commission (2013), The gap between public and private wages: new evidence for the EU, http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/economic_paper/2013 /pdf/ecp508_en.pdf
162. ILO: Global Employment Trends Model, 2011
163. KKE, 15th National Congress, Political Revolusions, www.kke.org
164. Maassey, World in Motion: Understanding Internationale Migration at the End of the Millennium, Oxford University Press, 1998, tr 18
165. Political Report to the XX the Congress CPI-For a New Socialism, www.comunisti-italiani.ij
166. Sari Aalto-Matturi, The Internet: The New Workers’ Hall and New Opportunities for the Finnish Trade Union Movement, The Journal of Labor and Society, Vol. 8, June 2005164
167. Spain 2020-The Success Story Continues, Deutsche Bank Research, Sep.
11/2007
168. Thompson, William & Joseph Hickey, Society in Focus, MA: Pearson, Boston 2007
169. Towers Perrin Global Workforce Study 2007-2008, www.towersperrin.com * Tài liệu tiếng Pháp + Website
170. Antoine, Lesyndicalisme en Europe, le 30 août 2008, http://www.internationalcamp.org
171. Benoît Marchand, Les travailleurs immigrés, matière première du capital, http://www.globallabour.info, Mis en ligne le 28 juillet 2014
172. Collective bargaining coverage rate, http://www.ilo.org/ilostat/
173. Commission Européene, Les relations industrielles dans l'Europe en 2006-Synthèse, ec.europa.eu
174. Dominique LABBÉ et Stéphane COURTOIS, Regards sur la crise du syndicalisme, Nxb L'Harmattan, 2001
175. Face à la misère capitaliste, solidarité de tous les ouvriers, Soumis par RévolutionInter... le 1 avril, 2008, http://fr.internationalism.org
176. Henri Rey, La Gauche et les classes populaires. Histoire et actualité d’une mésentente, Éditions La Découverte, Paris, 2004
177. http://sggp.org.vn/thegioi/2010/3/221345/ Phi hành đoàn British Airway đình công lớn ở Anh, truy cập ngày 2/1/2014
178. http://thethaovanhoa.vn/quoc-te/gan-1000-nhan-vien-an-ninh-san-bay-o-duc-bai-cong-n20121210231058082.htm
179. http://thoibaokinhdoanh.vn/441/news-detail/1116387/the-gioi/nhan-vien-amazon-o-duc-dinh-cong.html,, truy cập ngày 2/1/2014,
180. http://www.eurofound.europa.eu/eiro/country/germany_4.htm, Germany: Industrial relations profile,
181. http://www.vietnamplus.vn/48000-lao-dong-tai-duc-dinh-cong-doi-tang-luong/199842.vnp, 48.000 lao động tại Đức đình công đòi tăng lương,165
182. http://www.vietnamplus.vn/cac-dich-vu-thu-tin-o-anh-ngung-tre-vi-dinh-cong/22541.vnp, Các dịch vụ thư tín ở Anh ngưng trệ vì đình công, truy cập ngày 2/1/2014
183. International Labour Organization, http://laborsta.ilo.org
184. Jean Pestieau, Les changements dans la composition de la classe ouvrière et du prolétariat, Séminaire communiste international, Bruxelles, 2-4 mai 1998, http://www.wpb.be
185. Jean-Pierre Terrail, “Destins ouvriers, la fin d’une classe”, Éditions PUF, Paris, 1990
186. La classe ouvrière multiple ses combats dans le monde entier,Courant Communiste International, le 13 mai 2008, http://communisme.wordpress.com
187. La dynamique de la structure sociale, www.ses-en-ligne.fr
188. L'avenir appartient à la classe ouvrière, Décembre 2008, Bulletin Communiste 45-Fraction interne du CCI, http://quebec.indymedia.org
189. L'avenir appartient à la classe ouvrière, Décembre 2013, Bulletin Communiste 45-Fraction interne du CCI, http://quebec.indymedia.org
190. Le rapport 2014 du Bureau international du travail fournit des données intéressantes sur les tendances de la négociation collective dans le monde, http://www.istravail.com
191. Les classes sociales retour ou renouveau ?, Éditions Syllepse, Paris 2003.
192. Les ouvriers du bâtiment au centre de la lutte en Angleterre, Soumis par RévolutionInter... le 13 juillet, 2009, http://fr.internationalism.org Olivier MARCHAND và Claude THÉLOT, “Deux siècles de travail en France”, Études INSEE, Paris, 1991
193. National Institute of Statistics and Economic Studies (2013), France In Figures, http://www.insee.fr/fr/pdf/france-en-bref-2013.pdf
194. National Institute of Statistics and Economic Studies (2013), France In Figures, http://www.insee.fr/fr/pdf/france-en-bref-2013.pdf166
195. OECD Factbook 2013, Unemployment rates of native-and foreign-born population,http://www.oecd-library.org/docserver/download/302012021 e1t009.pdf?expires=1389685868&id=id&accname=guest&checksum=5 A580C82243C46EBDACB82510CDD7779
196. OECD Stats, http://stats.oecd.org
197. Persons in employment and employees by sectors of economic activity, https://www.destatis.de/EN/FactsFigures/NationalEconomyEnvironment /LabourMarket/Employment/TablesEmploymentAccounts/PersonsEmpl oymentSectorsEconomic.html
198. Raymond Debord, Si I' on (re) parle du prolétaria? " (Nếu ta lại nói về giai cấp vô sản?, 1/2005
199. Regards sur la crise du syndicalisme (Nhìn nhận cuộc khủng hoảng của phong trào công đoàn), của Dominique Labbé et Stéphane Courtois, Nxb L' Harmattan
200. Udo Rehfeldt, "La défaite programmée des syndicát allemands" (Thất bại đã được định trước của các công đoàn Đức", trên Le Monde Diplomtique, tháng 2/2014
201. web www.liberte-cherie. com, date 2/9/2006 
----------------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,lich su,phong trao,cong nhan,o cac nuoc tay au,tu nam 1991,den nam 2011,do thi yen

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...