Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, triet hoc,giai cap nong dan, voi su nghiep, cong nghiep hoa, hien dai hoa, nong nghiep, nong thon, o tinh binh dinh, ngo thi nghia binh


GIAI CẤP NÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH 




PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giai cấp nông dân là giai cấp ra đời sớm và tồn tại cùng với sự phát triển của nhiều chế độ xã hội khác nhau. Trong từng thời kỳ lịch sử, GCND đều có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên trước khi học thuyết Mác ra đời, chưa có nhà tư tưởng nào đánh giá đúng về vai trò của GCND, về mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về tầm quan trọng của liên minh giữa giai cấp công nhân với GCND… Lý luận về GCND chỉ thực sự hoàn thiện và mang tính cách mạng khi Chủ nghĩa Mác ra đời và được bổ sung, phát triển bởi V.I.Lênin.

 Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề ND luôn có vị trí đặc biệt quan trọng và luôn được xác định là vấn đề chiến lược của cách mạng. V.I.Lênin đã khẳng định hầu hết các nước thuộc địa, ND là lực lượng dân cư đông đảo nhất; lực lượng lao động dồi dào nhất; lực lượng cách mạng hùng hậu nhất. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chủ yếu của xã hội, nông thôn là địa bàn cư trú rộng lớn nhất của ND. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và ND là vấn đề cơ bản và mấu chốt nhất trong quá trình xây dựng CNXH. Ở Việt Nam, nông nghiệp, ND, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo cách nói tắt, phổ biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Bởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên CNXH là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, ND luôn chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động.

GCND Việt Nam là giai cấp gắn bó đầu tiên và lâu đời với nền sản xuất và cội nguồn của dân tộc, là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Lịch sử 85 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của GCND đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với truyền thống yêu nước quật cường, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhân dân Việt Nam (mà chủ yếu là ND) đã quyết tâm đi theo Đảng và Bác Hồ làm cách mạng đánh đổ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với giai cấp công nhân và những người lao động Việt Nam, GCND luôn nêu cao tinh thần yêu 2 nước và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước, GCND Việt Nam vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình này. Quá trình đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện nhiều phong trào ND thi đua yêu nước, lao động giỏi… lực lượng chủ yếu làm nên những thành tựu trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn; góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề ND, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Đảng đã nhấn mạnh “hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, ND, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” [36, tr. 88]. Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 8/2008) đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, ND, nông thôn, trong đó khẳng định “nông nghiệp,ND, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước"[07, tr. 48]. Trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới, Đảng đã thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề ND; phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn; đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội, phải luôn chú trọng bảo vệ và cải thiện môi trường. Đảng đã khẳng định các vấn đề nông nghiệp, ND, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, ND và nông thôn, ND là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Bình Định là một tỉnh nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn [25, tr. 32]. Trong những năm qua, bên cạnh việc chú trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông nghiệp vẫn là ưu tiên số một trong quá trình phát kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng, tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đưa máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất, các hình thức tổ chức kiểu công nghiệp… vào sản xuất nông nghiệp; khắc phục và hạn chế những khó khăn, bất lợi; khai thác các tiềm năng, lợi thế; phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương… và bước đầu đã đạt được những kết quả rất quan trọng, bộ mặt NTM từng bước được hình thành. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 6,8 % [18, tr. 8]; cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản cũng có những bước tăng trưởng đáng kể. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận ND ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên, việc xây dựng GCND ở tỉnh Bình Định còn nhiều mặt yếu kém, tồn tại kéo dài, chậm khắc phục. Nền sản xuất nông nghiệp Bình Định có mặt phát triển chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm; năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi chưa cao. Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nhìn chung hiệu quả còn thấp. ND còn thiếu các điều kiện có bản như vốn, kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, chế biến, thị trường… để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đời sống một bộ phận ND còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các vùng, địa phương trong tỉnh có xu hướng gia tăng… Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tâm trạng, quá trình sản xuất của ND Bình Định trên con đường phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn, hiện đại. Từ cách đặt vấn đề như trên, việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về GCND, về mối quan hệ giữa nông nghiệp, ND, nông thôn; chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn… làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò của GCND Việt Nam nói chung, ND tỉnh Bình Định nói riêng, tìm ra những luận cứ khoa học góp phần phục vụ quá trình hoàn thiện các chính sách nông nghiệp, nông thôn và ND trên địa bàn tỉnh Bình Định; phát huy vai trò của GCND, củng cố vững chắc khối liên minh công nhân - ND - trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn… là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Với đề tài Giai cấp nông dân với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định, luận án là một chuyên luận khái quát lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về GCND, về mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn, ND. Đồng thời, khẳng định vai trò của GCND ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn đầy mạnh CNH, HĐH; thấy được thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với tỉnh Bình Định trong việc phát huy vai trò của GCND, xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc… thực hiện tiến trình tăng trưởng mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở tỉnh Bình Định giai đoạn hiện nay. Hy vọng luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với vấn đề có ý nghĩa to lớn này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến các vấn đề lý luận về vai trò, đặc điểm của GCND trong sự phát triển xã hội và trong lịch sử nhân loại cũng như vấn đề GCND Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước nói chung, đặc biệt là vấn đề GCND với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định nói riêng, có nhiều tác phẩm, công trình của nhiều tác giả nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau:

Hướng thứ nhất, các tác phẩm, công trình trong và ngoài nước nghiên cứu những vấn đề lý luận về GCND và về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung bao gồm:

Một là, các tác phẩm kinh điển của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về GCND như Ph.Ăngghen với tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức [64]; tác phẩm Chiến tranh nông dân ở Đức [62]; hay V.I.Lênin với tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ [53]; tác phẩm Bàn về thuế lương thực [56]… và nhiều tác phẩm khác.

Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức là tác phẩm bút chiến được coi là một trong những văn kiện quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề liên minh công nông 5 và vấn đề ruộng đất. Trong tác phẩm của mình, Ph.Ăngghen đã phê phán cách giải quyết của Đại hội Nantes về vấn đề liên minh với ND ở Pháp và Đức trong thời kỳ công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XIX), qua đó ông chỉ ra cơ sở lý luận và phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu vấn đề ND và liên minh công nông khi giai cấp công nhân giành được chính quyền. Trong tác phẩm Vấn đề nông dân ởPháp và Đức, Ăngghen khẳng định rằng ND là người có thể bổ sung vào hàng ngũ của giai cấp vô sản nếu như họ được giác ngộ. ND là lực lượng quan trọng, vì vậy sự nghiệp cải tạo xã hội phụ thuộc trực tiếp vào số lượng ND giác ngộ tham gia cách mạng. Hay trong tác phẩm Chiến tranh nông dân ở Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích tính hai mặt của GCND; do bản chất là người sở hữu nhỏ nên trong cuộc cách mạng vô sản, ND có thể tự phát đi theo chủ nghĩa tư bản, thoả hiệp với tư sản và địa chủ để bảo vệ những tài sản nhỏ bé của mình. Nhưng mặt khác, là người lao động bị áp bức, ND có khả năng đi theo giai cấp vô sản. Vì thuộc tính này mà GCND không thể là lực lượng lãnh đạo của xã hội cũ cũng như của xã hội mới.
Thuộc tính này đã bị giai cấp tư sản lợi dụng để tuyên truyền, lôi kéo làm cho ND xa rời giai cấp vô sản. Nhưng vì sao ND vẫn bị ràng buộc vào cái cũ trong một mức độ ít hơn là địa chủ và giai cấp tư sản. Do vị trí của họ, họ có thể trở thành bạn đồng minh của chính quyền vô sản và để lôi kéo được GCND, những người cộng sản phải có nhiều biện pháp cụ thể càng tốt, đem lại cho họ những quyền lợi trực tiếp dù là bé nhỏ nhất. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng GCND và giai cấp vô sản cùng bị tư sản bóc lột, lợi ích cơ bản của họ không đối lập nhau. Chính ND là lực lượng hết sức quan trọng bổ sung vào các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.

Trong tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ, từ nhận thức rõ vai trò cách mạng của ND trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,Lênin đã đánh giá cao các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa mà thành phần dân cư đông đảo nhất là ND, coi đó là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Lênin chỉ ra vấn đề giải phóng dân tộc thực chất là giải phóng ND. Người nhìn thấy ND ở các nước này trong thời đại mới có xu hướng cùng với giai cấp công nhân đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để GCND phát huy được vai trò của mình, giai cấp vô sản phải nhận thấy và tranh thủ được sức mạnh tiềm tàng của ND, phải tin vào sức mạnh đó và tạo mọi điều kiện để ND tham gia tích cực vào 6 phong trào của mình, tức là sử dụng chính sức mạnh của ND để giải phóng cho ND. Sự ủng hộ của ND đối với giai cấp vô sản, sự liên kết của công nhân với ND là điều kiện bắt buộc có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng. Hay tác phẩm Bàn về thuế lương thực của Lênin đã phân tích thực trạng nền kinh tế nước Nga sau chiến tranh và khẳng định ở một nước mà ND chiếm đa số như nước Nga thì sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải “bắt đầu từ ND”, trước hết phải khôi phục nông nghiệp, cải thiện đời sống ND từ đó sẽ cải thiện đời sống công nhân và các tầng lớp lao động khác, ổn định xã hội và chính trị. Tác phẩm đã chỉ ra rằng ở đất nước phần lớn là ND, với nền kinh tế chủ yếu là tiểu nông thì vấn đề được xem là mấu chốt, đòn bẩy của toàn xã hội là nông nghiệp - nông thôn - ND. Khi vấn đề này được giải quyết thì phần lớn sự khó khăn trong đời sống xã hội cũng được tháo gỡ…
----------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẨU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái luận chung về giai cấp nông dân
1.1.1. Quan điểm của các nhà tư tưởng ngoài mácxít về giai cấp nông dân.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp nông dân
1.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giaicấp nông dân
1.2. Quan điểm chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
1.3. Giai cấp nông dân Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.3.1. Mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.3.2. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Kết luận Chương
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRế VÀ THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.1.2. Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.2. Đặc điểm và vai trò của giai cấp nông dân tỉnh Bình Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
2.2.1. Một số đặc điểm của giai cấp nông dân tỉnh Bình Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2.2.2. Vai trò của giai cấp nông dân tỉnh Bình Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2.3. Thực trạng phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.3.1. Thành tựu phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.3.2. Hạn chế trong phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
Kết luận Chương
Chương 3: PHƯƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Phương hướng phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình
Định
3.1.1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề “tam nông”, về vai trò chủ thể của GCND trong sự nghiệp CNH, HĐH
3.1.2. Tích cực huy động các nguồn lực để giúp ND Bình Định phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu
3.1.3. Phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
3.1.4. Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, với thực hiện tiến
154 bộ và công bằng xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
3.1.5. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Bình Định hướng vào lợi ích nông dân
3.2. Nhóm giải pháp chính phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và liên kết kinh tế cho nông dân.
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học - công nghệ
3.2.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
3.2.6. Nhóm giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở nông thôn
3.2.7. Nhóm giải pháp về phát huy dân chủ cơ sở ở nông thôn
Kết luận Chương
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

A. Tài liệu tiếng Việt:
01. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đến năm 2020, Bình Định cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, tháng 7 năm 2010.
02. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2006), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, Bình Định, tháng 8.
03. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, ND, nông thôn, Bình Định, tháng 12.
04. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2011), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về Xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020, Bình Định, tháng 11.
05. Ban Chấp hành Hội ND Việt Nam tỉnh Bình Định (2003), Lịch sử Hội ND và phong trào ND Việt Nam tỉnh Bình Định (1930-2000), Thành phố Quy Nhơn.
06. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Bình Định (2011), Tài liệu tuyên truyền về xây dựng NTM của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020, Bình Định, tháng 9.
07. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2008), Tài liệu học tập các Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, Khóa X, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
08. Nguyễn Đăng Bằng (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.  09 . Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ nội vụ-Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nƣớc (2004), Hệ thống 200 chính trị cơ sở, thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. TS. Phạm Thị Cần và ThS. Tạ Thị Đoàn (2000), Phát triển các hình thức liên kết kinh tế nông thôn ở các tỉnh phía Bắc trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. GS.TS. Chu Văn Cấp (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế (Tập bài giảng), Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Châu (2000), Con đường phát triển nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. PGS.TS. Doãn Chính (Chủ biên) (2012), Lịch sử triết học phương Đông, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. PGS.TS. Doãn Chính (Chủ biên) (2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (Đồng chủ biên) (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Văn Cƣơng (2002), CNH, HĐH ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Cục Thống kê Bình Định (2010), Bình Định 10 năm phát triển kinh tế-xã hội (2001-2010), Thống kê, Hà Nội.
19. Cục Thống kê Bình Định (2012), Thực trạng nông thôn, nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh Bình Định, Thống kê, Hà Nội.
20. Cục Thống kê Bình Định (2002), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2001, Thống kê, Hà Nội.
21. Cục Thống kê Bình Định (2006), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2005, Thống kê, Hà Nội.
22. Cục Thống kê Bình Định (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2009, Thống kê, Hà Nội.
23. Cục Thống kê Bình Định (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2010, Thống kê, Hà Nội. 201
24. Cục Thống kê Tỉnh Bình Định (2012), Khảo sát mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Định 2002 – 2012, Thống kê, Hà Nội.
25. Cục Thống kê Bình Định (2013), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2012, Thống kê, Hà Nội.
26. G.A. Cu-dơ-lôp và S.P. Pe-rơ-vu-sin (Chủ biên) (1976), Từ điển kinh tế, Sự thật, Hà Nội.
27. Lê Duẩn (1975), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì CNXHtiến lên giành những thắng lợi mới, Sự thật, Hà Nội.
28. Lê Duẩn (1976), GCND Việt Nam và liên minh công nông, Sự thật, Hà Nội.
29. TS. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn-Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
39. Nguyễn Đình Đầu (1996), Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Bình Định 202 (3 tập), Thành phố Hồ Chí Minh.
40. Đinh Thế Định (2000), Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đỗ Đức Định (1999), CNH, HĐH: Phát huy lợi thế so sánh – Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hội ND Việt Nam tỉnh Bình Định (2013), Báo cáo Công tác Hội và Phong trào ND năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
43. TS. Phan Trọng Hổ (2013), Nông nghiệp, ND, nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH, Đề tài Cấp Tỉnh, Bình Định.
44. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2008), Phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo định hướng xuất khẩu tại Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. GS.TS. Nguyễn Đình Hƣơng (1999), Sản xuất và đời sống của các hộ ND không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
46. Nguyễn Đức Hƣớng (1991), Sự chuyển hướng của GCND trong thời kỳ quá độ lên CNXHở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
47. Bùi Thị Thanh Hƣơng (2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của GCND nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
48. Phan Khiêm Ích – Nguyễn Đình Phan (1995), CNH, HĐH ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Thống kê, Hà Nội.
49. Đặng Khiêu (2008), Những kinh nghiệm và giải pháp tạo việc làm ở Thái Bình, Tạp chí Cộng sản-chuyên đề cơ sở, (13), tr. 28-32.
50. TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2006), Việc làm của ND vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
51. Chử Văn Lâm (2007), Nông nghiệp, ND, nông thôn Việt Nam-mấy vấn đề chủ yếu, Nghiên cứu kinh tế, (11), tr. 48-52. 203
52. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Tiến bộ Mátxcơva.
53. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 11, Tiến bộ Mátxcơva.
54. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Tiến bộ Mátxcơva.
55. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tập 38, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tập 43, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Linh (1996), Đổi mới chính sách nhằm phát triển kinh tế hộ ND theo xu hướng hợp tác ở các tỉnh duyên hải miền Trung, Luận án Phó Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Trần Hồng Lƣu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Ngân Loan (2012), Liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong ngành thủy sản ở Bình Định hiện nay, Đề tài cấp Tỉnh, Bình Định.
60. Chu Viết Luân (2005), Bình Định thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 2, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 7, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 9, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. C.Mác và Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập,tập 18, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. C.Mác và Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, tập19, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. C.Mác và Ph.Ăngghen(1994), Toàn tập, tập 20, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Đỗ Thị Thanh Mai (2001), Tâm lí ND miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường-đặc trưng và xu hướng biến đổi, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
70. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2002), Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Hồ Chí Minh (1977), Về liên minh công nông, Sự thật, Hà Nội.
72. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 204
74. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. GS.TS. Đỗ Hoài Nam (Chủ biên) (2003), Một số vấn đề về CNH, HĐH ở Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội.
78. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Khoa học xã hội, Hà Nội.
79. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Hiện đại hóa ở Việt Nam, Giáo dục, Hà Nội.
80. Xứng Cao Quang (2010), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: Tình hình phát triển 5 năm qua-một số giải pháp, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. A.M. Ru-mi-an-txép (1986), Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Sự thật, Hà Nội.
82. Tô Văn Sông (2002), Phát huy nguồn lực ND trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tƣ tƣởng văn hoá, (10), tr. 21-26.
83. Sở Thuỷ sản Bình Định (2012), Tóm tắt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Bình Định đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, Bình Định, tháng 5.
84. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định (2012), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản Bình Định trong thực hiện chính sách nông nghiệp, ND, nông thôn, Quy Nhơn, tháng 4.
85. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định (2012), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ /TW về nông nghiệp, ND, nông thôn.
86. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, ND trong quá trình công nghiệp hóa, Chính trị quốc gia, Hà Nội
87. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, ND, nông thôn Việt Nam-Hôm nay và mai sau, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam-20 năm đổi mới và phát triển, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Tatyana P. Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
90. TS. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực tri thức nữ Việt Nam trong 205 sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hài Thụy, Nguyễn Đức Dƣơng (2005), Từ điển Tiếng Việt, Văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh.
92. PTS. Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Phát triển nông nghiệp trong cơ chế thị trường ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Dƣơng Trí Thảo (2004), Phương hướng và biện pháp đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hoà, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Nguyễn Tiến Thuận (2000), Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Nguyễn Tấn Tuấn (1998), Kinh tế trang trại, hướng đi mang tính tự phát của ND Bình Định, Đề tài cấp Tỉnh, Bình Định.
96. Trần Nguyễn Tuyên (2008), Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và ND trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Lý luận chính trị, (2), tr. 35-41.
97. Từ điển bách khoa Việt Nam 3 (2003), Từ điển bách khoa, Hà Nội.
98. Từ điển triết học (1986), Sự thật, Hà Nội.
99. Lê Ngọc Triết (2002), Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của GCND ở Nam bộ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. PGS.TS. Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Thống kê, Hà Nội.
101. UBND tỉnh Bình Định (2011), Chỉ thị số 13 CT-UBND của UBND tỉnh Bình Định về việc phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, Bình Định, tháng 11.
102. UBND tỉnh Bình Định (2011), Quyết định số 441 QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, Bình Định, tháng 9.
103. UBND tỉnh Bình Định (2011), Quy định về một số chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bình Định, tháng 10. 206
104. UBND tỉnh Bình Định (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006 – 2010) tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định và triển khai kế hoach Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, định hướng giảm nghèo đến 2020, Bình Định, tháng 8.
105. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách khoa học và công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. GS.PTS. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Chính trị quốc gia, Hà Nội
107. TS. Lê Hữu Xanh (1998), Đặc điểm tâm lí ND vùng đồng bằng Nam bộ và sự tác động của chúng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Nam bộ nước ta, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam, Đại học quốc gia, Hà Nội.

 B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài:
109. Amsden, Alice, Asia’s Next Giant (1989), South Korea and the Late Industrialization, New York, Oxford University Press.
110. A. Sullivan và M. Sheffrin (2003), Economic: Principles in Action, Upper Saddle River, New Jersey 07458: Pearson Prentice Hall.
111. Lin, Yustin Yifu and Yang Yao (2001), Chinese Rural Industrialization in the Context of East Asian Miracle, Ch. 4 trong Stiglitz and Yussuf eds.
112. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2009), Education for rural people
113. Farmers’ Association Training Materials (2005), China-Canada Agriculture Development Program Farmers’ Association Development Strategy and Training Program, Centre for the Study of Co-operatives University of Saskatchewan, December,
114. P.K. Jalan (2004), Industrial Sector Reforms in Globalization Era, New delhi, Sarup.
115. Seung Chan Park (2005), A Study of the China’s Technology Industrialization Model and Strategy, Regional Study Series. 207 C. Các trang Web :
116.http://www. tapchicongsan.org.vn/detail.asp? Object=4&news-ID=28542086
117.http://www.labelmaster.com/hazmat-Source/hazardous-materials definitions.cfm
118. http:// www.ec.europa.eu/ agriculture/ glossary/index-en.htm
119. http:// www. nps.gov/archive/hofu/teachers/vocab.html
120. http:// www.truckingsafety.org/ guidebook/definitions.htm
121.http://www.quangngai.gov.vn/vi/sonn/Pages/qnp-nganhnongnghiepvaptntquangngai-qnpnd-827-qnpnc-0-qnpsite-1.html
122.http://khuyennongpy.org.vn/news/Hoat-dong-khuyen-nong/mo-hinh-canh-dong-mau-trong-san-xuat-lua-tai-tinh-Phu-Yen-285.htm 
---------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, triet hoc,giai cap nong dan, voi su nghiep, cong nghiep hoa, hien dai hoa, nong nghiep, nong thon, o tinh binh dinh, ngo thi nghia binh 

GIAI CẤP NÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể