Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van, nghien cuu dia danh, tinh quang binh, nguyen dinh hung

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH 




MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH

Địa danh là một hiện tượng xã hội, nhằm để phân biệt các thực thể địa lý mà trong sinh hoạt, sản xuất con người đã tạo nên. Địa danh có quan hệ mật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta, có liên hệ rộng rãi, gắn bó với các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thương mại, dân chính, trắc họa và nghiên cứu khoa học, ghi lại dấu ấn phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử và đời sống xã hội. Thông qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể hiểu được nhiều vấn đề như sự phân bố và di chuyển dân cư, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lịch sử văn hóa, sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội của một vùng đất. Do vậy, nghiên cứu địa danh không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa học.

Địa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học.. . Xét về bản chất cấu tạo, địa danh là một đơn vị từ ngữ, có chức năng định danh sự vật, do đó, địa danh là một bộ phận của từ vựng và vì vậy, trước hết, là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Trong công trình Địa danh học là gì? A. V. Superanskaja cũng đã xác định: “Địa danh học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xuất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo nên địa danh” [114, tr. 3].

Đi theo khuynh hướng của ngôn ngữ học, người ta nghiên cứu địa danh ở ba bình diện: Bình diện nghiên cứu cấu tạo (tức là nghiên cứu địa danh ở mặt đồng đại); Bình diện nghiên cứu “nghĩa” của địa danh, tức là ở mỗi địa danh nó cho chúng ta biết cái gì; Và bình diện nghiên cứu nguồn gốc địa danh.

Như vậy, nếu xem xét địa danh trong mối quan hệ với các bộ môn của ngôn ngữ học, chúng ta thấy, địa danh không chỉ là đối tượng của từ vựng học mà còn là cứ liệu nghiên cứu của ngữ âm học. Bởi vì địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm, chịu sự tác động của các quy luật ngữ âm. Nhiều địa danh ghi bằng tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình biến đổi cách phát âm các địa danh trước đây như: Xóm Chỉ (trước đây là xóm Trĩ), Bà Môn (trước đây là Bàu Môn) ở thành phố Hồ Chí Minh; Nam Ô (trước đây là Năm Ổ) ở Đà Nẵng [121].. . Địa danh còn là tài liệu nghiên cứu của ngữ pháp học, vì địa danh là những danh từ, danh ngữ tuân theo những phương thức cấu tạo từ, ngữ của tiếng Việt. Chẳng hạn, những địa danh được cấu tạo theo các mô hình (động từ + Tính từ: Cầu Đúc Nho, danh từ + Số từ: Khu Ngã Bảy, khu Ngã Sáu, danh từ + Tính từ: Cầu Mũi Lớn, rạch Cầu Đen, danh từ + Danh ngữ: Cầu Giồng Ông Tố, rạch Tắt Mương Lớn, danh ngữ + Tính từ: Khu Cây Da Còm, rạch Cầu Chông Nhỏ.. .).

Địa danh cũng là đối tượng nghiên cứu của phương ngữ học. Bởi vì nó là sản phẩm do người bản địa tạo ra, gắn chặt với lời ăn tiếng nói của từng vùng, từng địa phương. Trong các địa danh tiếng Việt, ta có thể gặp các từ địa phương như: Cù lao Chuông, hồ Ba Kiểng, động Sai, sông Chắt Chắt (ở Quảng Trị), rõng Nước Ngọt, ngoẹo Giằng Xay, bùng binh Trường Tiền (ở Huế), đồng Cây Hợp, rậy Ông Cáp, rào Ba Đa, bàu Chẹp, rú Cấm, đồng Troọt, đồng Trữa (ở Quảng Bình).. . Đây chính là cách tốt nhất để chúng ta nhận diện về “nghĩa” của địa danh ở từng vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, địa danh còn là tư liệu đáng quan tâm của ngôn ngữ học và lịch sử.

Mỗi một địa danh sinh ra trong một thời điểm lịch sử nhất định. Vì vậy nó đã trở thành “vật hóa thạch”, là “tấm bia”  bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại mà nó ra đời.

Và từ “những hóa thạch ngôn ngữ ấy”, người ta có thể đưa ra những chứng cứ để lý giải hay chứng minh cho một hiện tượng văn hóa, lịch sử nhất định mà nếu thiếu chúng, những nhận định có liên quan đến văn hóa hay lịch sử ấy chỉ thuần túy là những kết luận mang tính giả định [38, tr 99]. Chẳng hạn, tên gọi Chợ Lớn ở TP. HCM có từ đầu thế kỷ XIX gắn liền với sự phát triển về thương mại của một khu phố thị sầm uất nhất vùng Nam Bộ lúc bấy giờ, tên gọi Lũy Thầy ở Đồng Hới (QB) Ra đời trong thời điểm lịch sử diễn ra cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh, “huynh đệ tương tàn”  thế kỷ XVII, XVIII và gắn liền với tên tuổi của vị quan của chúa Nguyễn là Đào Duy Từ, người đã thiết kế, xây dựng nên thành lũy này Tỉnh Quảng Bình, một vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước, nơi giao thoa tiếp biến của nhiều nền văn hóa. Từ thế kỷ thứ X trở về sau, vùng đất này từng bước hội nhập vào nền văn hóa Đại Việt (Việt Nam hiện nay). Chính vì thế, địa danh - một chứng tích ngôn ngữ học - sẽ phản ánh những biến đổi văn hóa ở vùng đất mở đầu cho sự thống nhất văn hóa Việt Nam như ngày nay. Nói cách khác, nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình là góp phần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa địa phương, góp phần vào việc nghiên cứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận đang được ưa chuộng hiện nay trong các khoa học xã hội và nhân văn.

Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực hấp dẫn của ngôn ngữ học. Tuy nhiên ở nước ta, những nghiên cứu đã có cũng chỉ có thể là những công trình giải quyết những nội dung cụ thể thuộc một vùng lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu địa danh ở tỉnh Quảng Bình mà chúng tôi tiến hành cũng đi theo định hướng ấy, và như thế là để góp phần từng bước hoàn thiện lý thuyết nghiên cứu địa danh trên phạm vi cả nước.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

 2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới

Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý của Trung Quốc không những ghi chép địa danh mà còn chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến và quy luật của tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32 - 92 SCN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4.000 địa danh (một số được giải thích rõ ý nghĩa và nguồn gốc). Đến thời Bắc Ngụy (380 - 535), Lịch Đạo Nguyên viết Thuỷ kinh chú sớ, ghi chép và mô tả hơn hai vạn địa danh [98].

Địa danh học thực sự trở thành một môn khoa học bắt đầu ở phương Tây vào cuối thế kỷ XIX với việc xuất bản những tác phẩm có liên quan đến địa danh học và thành lập các cơ quan nghiên cứu địa danh. Năm 1872 ở Thụy Sĩ có cuốn Địa danh học của Eggli, năm 1903 ở Áo có công trình Địa danh học của Nagh. Năm 1890 thành lập Ủy ban Địa danh Hoa Kỳ, năm 1902 thành lập Ủy ban Địa danh Thụy Điển, năm 1919 thành lập Ủy ban Địa danh Anh Quốc v.v.. Những tác phẩm về địa danh và địa danh học ở thời kỳ đầu đều chú trọng về khảo chứng nguồn gốc ngôn 4 ngữ và ghi chép địa danh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J. Gilliéron (1854 - 1926) Đã viết Atlat ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. A. Dauzat [176] với tác phẩm Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh, đề xuất phương pháp địa lý học để nghiên cứu niên đại của địa danh. Từ đó có thể thấy phương pháp nghiên cứu địa danh đã mang tính khoa học, việc phân loại và xác định đối tượng địa danh đã tương đối hợp lý.

Đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lý thuyết về nghiên cứu địa danh là các nhà địa danh học Xô Viết. N. I. Niconov với Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh (1964); A. I. Popov nêu ra Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh (1964) Trong đó chú trọng hai nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lý học, lịch sử học.. . Và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vĩ của địa danh [dẫn theo 93, tr. 9]; Công trình nghiên cứu địa danh một địa phương như Địa danh Matxcơva [178] của G. P. Xmolixkaja và M. V. Gorbanhexki. Đáng chú ý nhất là tác phẩm Địa danh học là gì? Của A. V. Superanskaja (1985), đã đặt ra những vấn đề liên quan đến nghiên cứu địa danh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao. Có thể nói đây là công trình “mang tính tổng hợp, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứu địa danh”  [141, tr. 12-13], làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu địa danh trong những năm tiếp theo ở Liên bang Xô Viết (trước đây).

Ngoài các nhà địa danh học Xô Viết, ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc cũng có những công trình nghiên cứu về nguồn gốc ý nghĩa của địa danh. Chẳng hạn như công trình “Les noms de lieux”  của Ch. Rostaing (1965) Chú trọng đến các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và dựa vào kiến thức ngữ âm học địa phương để tìm hiểu từ nguyên địa danh [dẫn theo 63, tr. 12], nghiên cứu về ý nghĩa của địa danh của William Bright trong What is a Name? Reflections on Onomastics [168], về vấn đề kế hoạch hóa ngôn ngữ và địa danh trong Language Planning and Placenaming in Australia của Flavia Hodges [169], về công cụ phân tích và ứng dụng của nó trong nghiên cứu địa danh sông hồ, làm sáng tỏ và chính thức hóa các tên gọi trong Analytical Tools for Toponymy: Their Application to Scottish Hydronymy của Jacob King [171], về sự phát triển trong nghiên cứu cách phân loại loại hình địa danh trong Motivations for Naming: The Development of a Toponymic Typology for Australian Placenames của Jan Tent and David Blair [172] … Đây là những hướng nghiên cứu địa danh theo phương pháp tiếp cận liên ngành mà các nhà địa danh học đang quan tâm. Đặc biệt, với công trình Toponymy - the Lore, Laws and Language of Geographical Names, Naftali Kadmon [170] đã đưa ra hệ thống lí luận chi tiết cho việc nghiên cứu địa danh về cả lý thuyết lẫn thực tiễn, cách phân chia các nhóm ý nghĩa của địa danh, được xem là cẩm nang về nguyên tắc và ngôn ngữ đặt tên cho các đối tượng địa lý, có giá trị cao về mặt phương pháp luận đối với người nghiên cứu địa danh hiện nay.

Những công trình nghiên cứu địa danh trên thế giới nói trên đã tạo nên một khung lý thuyết tương đối khái quát, từ cách phân loại đến việc miêu tả các lớp địa danh, phương thức định danh và giá trị phản ánh hiện thực qua địa danh của từng vùng lãnh thổ, là cơ sở quan trọng đối với chúng tôi khi thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu địa danh ở tỉnh Quảng Bình.

2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam:

 Ở nước ta, địa danh cũng đã được đề cập đến nhiều trong các công trình về lịch sử, địa lý, địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn (1878), Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Việt địa dư toàn biên của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên…

Cùng với xu hướng phát triển của địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được chính thức đặt ra từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Tác giả Hoàng Thị Châu với Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” [23] đã đánh dấu cột mốc quan trọng cho việc nghiên cứu địa danh từ góc nhìn ngôn ngữ học. Bằng cách tiếp cận ngôn ngữ học lịch sử, tác giả đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nguồn gốc và quá trình hình thành địa danh ở khu vực Đông Nam Á nói chung, địa danh tiếng Việt nói riêng. Những 6 công trình tiêu biểu khác về địa danh có thể kể đến là: Địa danh ở thành phố Hồ Minh (1991) Và Địa danh học Việt Nam (2006) Của Lê Trung Hoa, Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh, Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 1997 của Nguyễn Quang Ân, Một số vấn đề địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu. Nói về địa danh làng xã có Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra của Dương Thị The và Phạm Thị Thoa. Tiếp sau đó là luận án Phó tiến sĩ hay tiến sĩ Khảo sát địa danh thành phố Hải Phòng của Nguyễn Kiên Trường; Tác giả Từ Thu Mai Nghiên cứu địa danh Quảng Trị; Tác giả Trần Văn Dũng Nghiên cứu địa danh Đắc Lắc; Tác giả Phan Xuân Đạm với luận án Khảo sát các địa danh ở Nghệ An; Tác giả Trần Văn Sáng với công trình Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở phía tây Thừa Thiên-Huế v.v.

Liên quan đến các khuynh hướng, các phương pháp nghiên cứu địa danh, tác giả Trần Trí Dõi đã có nhiều công trình về địa danh theo hướng nghiên cứu so sánh lịch sử: Một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa (2000), Về địa danh Cửa Lò (2000), Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam) Và Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam: Một vài nhận xét và những kiến nghị (2001), Tên gọi thánh “Dóng” và lễ hội “Phù Đổng”: Góc nhìn từ ngữ âm lịch sử tiếng Việt (2012) …Tác giả Lê Trung Hoa cũng đã có những nghiên cứu về địa danh theo hướng liên ngành ngôn ngữ - lịch sử - văn hóa như: Địa danh - những tấm bia lịch sử (2009), Thử giải mã một số địa danh Việt Nam (2012), Xác định nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh ở Bà Rịa - Vũng Tàu (2013),.. . Và tác giả cũng đã dày công biên soạn Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam (2013). Những công trình trên đã có những đóng góp sâu sắc khi tiếp cận vấn đề địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học, cung cấp một cách khá toàn diện về phương pháp nghiên cứu địa danh theo hướng khoa học liên ngành.

2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở tỉnh Quảng Bình

Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở tỉnh Quảng Bình.

Trước hết phải kể đến Ô Châu cận lục của Dương Văn An đời nhà Mạc [2], chép về sông núi, thành trì, phong tục của xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sau đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn [53], tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian ông làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ XVIII. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1806), Đồng Khánh dư địa chí (1885) Của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quảng Bình thắng-tíchlục của Trần Kinh và Nguyễn Kinh Chi (1998) Cũng giới thiệu nhiều về địa danh làng xã Quảng Bình thời phong kiến, tên sông, tên núi.. .. Mô tả cảnh quan vùng đất Quảng Bình xưa, liệt kê danh mục địa danh được đặt qua các thời kỳ. Những tác phẩm trên là nguồn tư liệu quí giá để người nghiên cứu tìm hiểu lai lịch nguồn gốc địa danh gắn với các giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng lãnh thổ.

Các tác phẩm Địa lý - Lịch sử Quảng Bình (1986) Của Lương Duy Tâm, công trình khoa học Làng xã văn hóa Quảng Bình (Báo Quảng Bình - 2001) Của Tạ Đình Nam, Quảng Bình Nước non và Lịch sử (1998) Của Nguyễn Tú, các công trìnhbài báo Đồng Hới những sự kiện lịch sử của Lại Văn Ly, Tản mạn qua thị xã Đồng Hới của Phan Xuân Thiết, Biên soạn địa danh văn hóa - lịch sử Quảng Bình phục vụ du lịch của Hoàng Tất Thắng.. .. Và sách địa chí, lịch sử đảng bộ các địa phương trong tỉnh [91], [92], [142], [143], [144], [146], [154], [155], [156], [157], [116],.. . Đã đề cập đến nhiều địa danh ở tỉnh Quảng Bình dưới góc độ văn hóa, địa lý, lịch sử và du lịch.

Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách qui mô, toàn diện về địa danh ở tỉnh Quảng Bình theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học. Chính vì thế, nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình sẽ là một công trình tiếp cận với một vùng lãnh thổ hoàn toàn mới mẻ.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở tỉnh Quảng Bình
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHI TIẾP CẬN ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
5.1. Nguồn tư liệu và phương thức thu thập
5.2. Phương pháp nghiên cứu
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN VỀ ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.1.1. Về khái niệm địa danh
1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh
1.1.2.1. Một số cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài
1.1.2.2. Cách phân loại địa danh của các tác giả trong nước
1.1.3. Về chức năng của địa danh
1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
1.1.5. Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
1.2.1. Những đặc điểm chính về địa lý, lịch sử tỉnh Quảng Bình
1.2.1.1. Về địa lý
1.2.1.2. Địa giới hành chính
1.2.1.3. Về lịch sử
1.2.2. Đặc điểm văn hóa, dân cư
1.2.2.1. Về văn hóa
1.2.2.2. Đặc điểm dân cư
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ
1.2.3.1. Cấu trúc âm tiết tiếng địa phương Quảng Bình
1.2.3.2. Âm đầu
1.2.3.3. Phần vần
1.2.3.4. Phần cuối âm tiết
1.2.3.5. Thanh điệu
1.2.3.6. Từ vựng
1.2.3.7. Vấn đề thổ ngữ trong tiếng địa phương Quảng Bình
1.3. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
1.3.1. Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên
1.3.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
1.4. TIỂU KẾT
Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ CẤU TẠO ĐỊA DANH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH
2.2. CẤU TẠO ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Bình
2.2.2. Thành tố chung
2.2.2.1. Khái niệm thành tố chung
2.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình
2.2.2.3. Chức năng của thành tố chung
2.2.2.4. Khả năng kết hợp và chuyển hóa của thành tố chung với tên riêng
2.2.3. Tên riêng địa danh
2.2.3.1. Về số lượng các âm tiết trong tên riêng
2.2.3.2. Các kiểu cấu tạo tên riêng
2.3. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH
2.3.1. Phương thức tự tạo
2.3.2. Phương thức chuyển hóa
2.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO ĐỊA
DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.4.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh
2.4.2. Cách thức xác định nghĩa của địa danh
2.4.3. Đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh
2.4.3.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tỉnh Quảng Bình
2.4.3.2. Về hiện tượng địa danh chưa được xác định rõ ràng về nghĩa
2.4.3.3. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh tỉnh Quảng Bình
2.5. TIỂU KẾT
Chương 3. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. DẪN NHẬP
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
3.2.1. Về khái niệm về văn hóa
3.2.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa
3.2.3. Địa danh và văn hóa
3.3. ĐẶC TRưNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.3.1. Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa -văn hóa của vùng đất
3.3.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua ý nghĩa và sự phản ánh hiện thực củatên riêng địa danh
3.3.2.1. Sự phản ánh phương diện không gian văn hoá trong địa danh
3.3.2.2. Sự phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của địa danh ở Quảng Bình
3.3.2.3. Sự phản ánh đặc điểm chủ thể văn hóa của địa danh ở Quảng Bình
3.3.2.4. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các yếu tố ngôn ngữ của địa danh ở Quảng Bình
3.4. TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, Văn hóa châu Á Sài Gòn.
2. Dương Văn An (1997), Ô Châu cận lục (bản dịch nghĩa của Viện nghiên cứu Hán Nôm), Nxb Khoa học xã hội.
3. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc hiệu đính dịch chú), Nxb Thuận Hóa, Huế.
4. Đào Duy Anh (1955), Cổ sử Việt Nam, Hà Nội.
5. Đào Duy Anh (1957), Hán-Việt từ điển, Trƣờng Thi xuất bản, Sài Gòn.
6. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học, Hà Nội.
7. Đào Duy Anh (1995), Lịch sử Việt Nam (trƣớc năm 1858), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế.
9. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa thể thao, Hà Nội.
10. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945-1997, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Âu (1993A), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Âu (1993B), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình T1.
15. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình T2.
16. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2004), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình T3.
17. Nguyễn Lƣơng Bính, Phạm Ngọc Phụng (1977), Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội. 154     
18. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đỗ Hữu Châu (1998A), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Đỗ Hữu Châu (1998B), Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Hoàng Thị Châu (1964), “Mối liên hệ về nguồn gốc cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, tr.94-106.
24. Hoàng Thị Châu (1989), “Về bốn phụ âm ngạc hoá còn lại trong tiếng Việt vùng bắc Bình Trị Thiên”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 19-22.
25. Hoàng Thị Châu (1998), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phƣơng ngữ học), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Khoa Chiêm (2003), Nam triều công nghiệp diễn chí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
27. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa.
28. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Cục Thống kê Quảng Bình (2003), Niên giám thống kê Quảng Bình 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.
30. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Ngô Văn Doanh (2011), Văn hóa cổ Chămpa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
32. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Trí Dõi (2000), “Về địa danh Cửa Lò”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr. 43-46. 155     
34. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, 268tr.
36. Trần Trí Dõi (2008), “Tên gọi sông Hồng: Dấu tích biểu hiện nét đa dạng văn hóa trong lịch sử ngƣời Việt”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội ngày 4-7 tháng 12 năm 2008.
37. Trần Trí Dõi (2011A), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
38. Trần Trí Dõi (2011B), Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh-lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt Mường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Trần Trí Dõi (2012A), “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa: nhìn từ bình diện ngôn ngữ là chứng tích của văn hóa”, Hội thảo Quốc tế “Diễn ngôn, tri thức và văn hóa” ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, ngày 19 tháng 12 năm 2011, 10 tr A4; In trong “Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2012, tr 307-316.
40. Trần Trí Dõi (2012B), Tên gọi thánh “Dóng” và lễ hội “Phù Đổng”: góc nhìn từ ngữ âm lịch sử tiếng Việt, Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”,Hà Nội, ngày 26-28 tháng11 năm 2012.
41. Trần Trí Dõi (2012C), “Thử đề xuất cách phân tích và nhận diện từ nguyên gốc Chăm một số địa danh đảo ở biển Đông”, Hội thảo khoa học “Hợp tác biển Đông: tiềm năng, thực trạng và triển vọng”, Tp Đà Nẵng, ngày 12-14 tháng 12 năm 2012.
42. Hoàng Dũng (1991), “Qua địa danh Thành Lồi ở Huế thử xác định một danh xƣng chỉ ngƣời Chàm xƣa”, Tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ, Sở KH&CN Thừa Thiên Huế, số 2-1991.
43. Phan Viết Dũng (2010), Quảng Bình thời khai thiết, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Quảng Bình. 156     
44. Trần Văn Dũng (2004), Những đặc điểm chính của địa danh ở Dak Lăk, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Vinh.
45. Đinh Thanh Dự (2010), Văn hóa dân gian Bru-Vân Kiều, Chứt ở Quảng Bình, Nxb Thuận Hóa, Huế.
46. Phạm Đức Dƣơng (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Phạm Đức Dƣơng (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Phạm Đức Dƣơng (2007), Việt Nam & Đông Nam Á: Ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Nguyễn Dƣợc, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Phan Xuân Đạm (2005), Địa danh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ, Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội.
51. Nguyễn Đình Đầu (2005), Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nxb Trẻ, Tp HCM.
52. Lê Quý Đôn toàn tập (1960), Tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Lê Quí Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Phạm Văn Đồng (1969), “Nhân ngày Giỗ Tổ vua Hùng”, Báo Nhân Dân, số 549, ngày 29/4/1969.
55. Lê Quang Định (1806), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003.
56. Michel Ferlus (1997), “Những sự không hài hòa thanh điệu trong tiếng Việt Mƣờng và những mối liên quan lịch sử của chúng”. Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 14-23.
57. Nguyễn Thiện Giáp (1993), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 157     
59. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60. Haudricourt AG (1991), “Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 23-30.
61. Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng, Mai Khắc Ứng, Nguyễn Đức Vũ (2002), Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Hồ Đắc Hàm, Hồ Đắc Đệ, Ấu học – Địa dư, Bản lƣu tại thƣ viện Quảng Bình.
63. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Lê Trung Hoa (2000), “Nghĩ về công việc của ngƣời nghiên cứu địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 1-6.
65. Lê Trung Hoa (2002), “Các phƣơng pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 8-11.
66. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh thành phố Hồ Chí Minh), Nxb Khoa học xã hội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
67. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
68. Lê Trung Hoa (2010), Địa danh Việt Nam, Nxb Dân trí, Hà Nội.
69. Nguyễn Thế Hoàn (2001), Giá trị tinh thần truyền thống con người Quảng Bình, Nxb Thuận Hóa, Huế.
70. Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phƣơng và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Nguyễn Quang Hồng (1992), “Có một làng quê Kẻ Rị” (Bút ký ngôn ngữ học), Ngôn ngữ và Đời sống, tr. 30-33.
72. Nguyễn Quang Hồng (2012), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, in lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
73. Trần Hùng, Trần Hoàng (1990), Quảng Bình di tích và danh thắng, Sở VHTT Quảng Bình. 158     
74. Trần Hùng (1996), Trên đường tiếp cận một vùng văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội.
75. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nxb ĐHQG Hà Nội.
76. Nguyễn Văn Khang (2009), Ngôn ngữ học xã hội-Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
77. Vũ Ngọc Khánh (2000), Chuyện kể địa danh Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
78. Kiến Giang (Nhiều tác giả-2000), Nxb Văn nghệ TP HCM.
79. Trần Kinh, Nguyễn Kinh Chi (1998), Quảng Bình thắng tích lục, Thƣ viện tỉnh Quảng Bình xuất bản.
80. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học, Hà Nội.
81. Lê Văn Khuyến (1996), Lộc An quê tôi, Chi hội Văn nghệ dân gian Quảng Bình.
82. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
83. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
84. Vƣơng Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
85. Đặng Kim Liên (2006), Địa chí làng Đức Phổ, Hội VHNT Quảng Bình.
86. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
87. Ngô Sỹ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
88. Trần Gia Linh (2010), Di sản tên Nôm các làng văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Dân Trí, Hà Nội.
89. Bình Nguyên Lộc (1971), Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn.
90. Vƣơng Lộc (2001), Từ điển cổ, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội -Đà Nẵng.
91. Văn Lợi, Nguyễn Tú (2001), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình, Nxb VHTT Hà Nội.
92. Nguyễn Viết Mạch (2010), Địa chí làng Hiển Lộc, Nxb Thuận Hóa, Huế. 159     
93. Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Trƣờng Đại học KHXH& NV-Đại học Quốc gia Hà Nội.
94. Phan Ngọc, Phạm Đức Dƣơng (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội.
95. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
96. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
97. Phan Ngọc (2000B), Thử xét Văn hóa, Văn học bằng Ngôn ngữ học, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
98. Lịch Đạo Nguyên (2005), Thủy kinh chú sở (bản dịch của Nguyễn Bá Mão), Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
99. Hoàng Phê (chủ biên, 1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
100. Phong Nha-Kẻ Bàng-Tư liệu tổng quan, Sở KHCN & MT Quảng Bình xuất bản, 2002.
101. Đoàn Văn Phúc (2005), “Vài đặc điểm âm đầu và thanh điệu các thổ ngữ An Lộc, Thịnh Lộc với nghiên cứu lịch sử tiếng Việt” tại Hội thảo Ngữ học trẻ
2005.
102. Lê Đình Phúc (1997), Tiền sử Quảng Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Huy Anh hiệu đính, Nxb Thuận Hóa, Huế.
104. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
105. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đồng Khánh dư địa chí, Nxb Thế giới, Hà Nội.
106. Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu.
107. Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, Q.44-1878.
108. Hữu Quỳnh, Vƣơng Lộc (1980), Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 160     
109. Trƣơng Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
110. Sapir E.W (2000), Ngôn ngữ-Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, Bản dịch của Vƣơng Hữu Lễ, Trƣờng Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh.
111. Trần Văn Sáng (2013), Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở phía tây Thừa Thiên-Huế, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam.
112. Saussure F. De (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Bản dịch của tổ Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
114. Superanskaja, A.V (2002), Địa danh học là gì?, Đinh Lan Hƣơng dịch, Nguyễn Xuân Hòa hiệu đính, Hà Nội.
115. Nguyễn Văn Tài (1976), “Thử bàn về tiếng Chứt, tiếng Cuối trong nhóm Việt-Mƣờng”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội.
116. Lƣơng Duy Tâm (1986), Địa lý-Lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình.
117. Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết (2001), Địa danh thành phố Huế, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
118. Nguyễn Khắc Thái (chủ biên) (2007), Tổng tập địa chí Quảng Bình, Sở KHCN Quảng Bình.
119. Nguyễn Kim Thản (1993), “Sự phản ánh một nét văn hóa vật chất của ngƣời Việt qua ngôn ngữ”, Việt Nam-những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
120. Nguyễn Kim Thản (chủ biên, 1996), Từ điển Hán-Việt hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội.
121. Hoàng Tất Thắng (2003), “Địa danh ở Đà Nẵng từ cách tiếp cận ngôn ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 58-64. 161     
122. Hoàng Tất Thắng (2004), Biên soạn địa danh văn hóa lịch sử Quảng Bình phục vụ du lịch, Công trình khoa học, Trƣờng ĐH Khoa học Huế.
123. Lý Toàn Thắng (1997A), “Loại từ và các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 1-13.
124. Lý Toàn Thắng (1997B), “Bản sắc văn hóa: thử nhìn từ góc độ tâm lý-ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (15), tr. 1-6.
125. Phạm Tất Thắng (2003), “Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr. 31-37.
126. Phạm Tất Thắng (1998), “Về ý nghĩa của tên riêng”, Kỉ yếu HNKH Tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Hà Nội.
127. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
128. Bùi Thiết (1999), Địa danh văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
129. Ngƣu Nhữ Thìn (1993), Trung Quốc địa danh văn hóa, Nxb Hoa Kiều Trung Quốc.
130. Nguyễn Hữu Thông (2007), Hoa trên đá núi, Nxb Thống kê, Hà Nội.
131. Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
132. Bùi Đức Tịnh (1999), Lược thảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
133. Nguyễn Tọa (2011), Kể chuyện tên làng Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
134. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
135. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
136. Nguyễn Trãi (1960), Ức Trai di tập-Dư địa chí, Phan Huy Tiếp dịch, Hà Văn Tiến hiệu đính và chú thích, Nxb Sử học, Hà Nội.
137. Võ Xuân Trang (1997), Phương ngữ Bình Trị Thiên, Nxb KHXH, Hà Nội. 162     
138. Võ Xuân Trang, Đinh Thanh Dự (2011), Văn hóa dân gian của người Nguồn ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
139. Nguyễn Kiên Trƣờng (1995), “Bƣớc đầu tìm hiểu mối quan hệ tên Nôm và tên Hán-Việt qua cứ liệu địa danh làng xã”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, tr. 83-89.
140. Nguyễn Kiên Trƣờng (1996A), “Mô hình kẻ… trong tên làng xã cổ truyền”, Tạp chí Văn hóa dân gian (2, 7), tr. 12-107.
141. Nguyễn Kiên Trƣờng (1996B), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (trong vài nét đối sánh với địa danh Việt Nam), Luận án Phó tiến sĩ ngữ văn, Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội.
142. Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ (1997), Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
143. Nguyễn Tú (1986), Địa chí Bảo Ninh, Sở VHTT Bình Trị Thiên.
144. Nguyễn Tú (1995), Địa chí xã Thanh Trạch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
145. Nguyễn Tú (1996), Địa chí làng Thuận Bài, Nxb Thuận Hóa, Huế.
146. Nguyễn Tú (1998), Quảng Bình Nước non và Lịch sử, Sở VHTT Quảng Bình.
147. Nguyễn Tú (2000), Địa chí Đồng Hới, Trung tâm VHTT, Đồng Hới.
148. Nguyễn Tú (2002), Quảng Bình nhân vật chí, Hội VHNT Quảng Bình.
149. Nguyễn Tú (2007), Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình, Nxb Thuận Hóa, Huế.
150. Nguyễn Tú (2011), Sổ tay lời ăn tiếng nói Quảng Bình, Nxb Lao động.
151. Hoàng Tuệ, (1984), Về tên riêng chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
152. Hoàng Tuệ (2000), “Về tên riêng”, trong Hoàng Tuệ: Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 229-247.
153. Nguyễn Đình Tƣ (1998), “Nguyễn Hữu Cảnh với sự sắp đặt nền hành chính tại Đồng Nai-Gia Định”, Tạp chí Xưa và nay, số 47.
154. Đỗ Duy Văn (2004), Địa chí làng Văn La, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình.
155. Đỗ Duy Văn (2010), Địa chí làng Lệ Kỳ, Nxb Nghệ An. 163     
156. Đỗ Duy Văn (2011A), Địa chí Xuân Kiều, Nxb Thời đại, Hà Nội.
157. Đỗ Duy Văn (2011B), Địa chí huyện Quảng Ninh, Nxb Dân trí, Hà Nội.
158. Đỗ Duy Văn (2012), Địa chí làng Thổ Ngọa, Nxb Dân trí, Hà Nội.
159. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1981), Các tổng trấn xã danh bị lãm, Dƣơng Thị The và Phạm Thị Hoa dịch, lấy tên là: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tỉnh trở ra), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.
160. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2005), Văn hóa cổ Chăm Pa, Nxb Thuận Hóa.
161. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
162. Việt sử lược (2005), Trần Quốc Vƣợng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
163. Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội.
164. Thái Vũ (1999), Xứ Ròn-Di Luân thời gian và lịch sử, Nxb TP. HCM.
165. Trần Quốc Vƣợng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
166. Trần Quốc Vƣợng (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
167. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên-1999), Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh
168. William Bright (2003), “What is a Name? Reflections on Onomastics”, Languageand Linguistics, p669-681, www.ling.sinica.edu.tw/files/.../j2003_4_01_3698.pdf.
169. Flavia Hodges (2007), “Language Planning and Placenaming in Australia”, Current Issues in Language Planning, Vol.8, no.3, p383-403, Nov 2007, www.anps.org.au/documents/Hodges.pdf.
170. Naftali Kadmon (2000), Toponymy-the Lore, Laws and Language of Geographical Names, Vantage Press Inc., New York. 164     
171. Jacob King (2008), “Analitical Tools for Toponymy: Their Application to Scottish Hydronymy”, A Thesis Submitted for the Degree of Doctor of Phylosophy, University of Edinburgh.
172. Jan Tent and David Blair (2011), “Motivations for Naming: The Development of a Toponymic Typology for Australian Placenames”, Names, Vol. 59 No. 2, June, 2011, 67–89, www.anps.org.au/.../Motivations%20for%20Naming.pdf. Tiếng Pháp
173. L.Cadière, Les lieux historiques du Quang-binh, BEFEO, III, 1903.
174. L.Cadière, Lemur de Dong Hoi, BEFEO, IV, 1906.
175. M. Colani, Recherches sur le prehistorique Indochinois, BEFEO T.XXX, n-3-4, H.1931-325-336.
176. Dauzat. A (1948), La Toponnymie Francaise, Paris.
177. Rostaing. Ch (1965), Les noms de lieux. P.V.F, Paris. Tiếng Nga
178. Смолицная Г.П, Горбаневский М.B(1982), Топонимия Москвы, Издательство наука.   
----------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, ngu van, nghien cuu dia danh, tinh quang binh, nguyen dinh hung 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể