Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, vat ly, nghien cuu, xac dinh ham luong, phong xa, mot so nguyen to, nang trong mau, moi truong, bang phuong phap, pho alpha, le cong hao


NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHÓNG XẠ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ NẶNG TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ ALPHA  



MỞ ĐẦU

 Lần đầu tiên xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 1960 và trải qua hơn năm mươi năm của sự không ngừng được cải tiến và phát triển, có thể nói các đầu dò bán dẫn germanium siêu tinh khiết (HPGe) Hay Silicon (Si) Ngày nay đã đem lại một cuộc cách mạng hoá trong nhiều lĩnh vực ứng dụng của khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Công nghệ tiên tiến, hiệu suất ghi nhận cao cùng khả năng phát hiện và phân biệt được nhiều đồng vị có năng lượng từ thấp cho đến trung bình hay cao tốt… luôn là tâm điểm thu hút cho những vị trí chính yếu trong các phòng thí nghiệm phân tích phóng xạ nói chung và môi trường nói riêng [59], [62], [94], [95].

 Việc sử dụng các đầu dò bán dẫn đã giúp cho các phòng thí nghiệm phân tích phóng xạ đạt được các kết quả nhanh hơn và chính xác hơn trong việc phân tích các mẫu môi trường hay trong các ứng dụng nghiên cứu địa chất. Ở Việt Nam hiện nay, các viện như Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt hay Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM cùng với sự trợ giúp của Cơ Quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Đã trang bị hầu hết các hệ phổ kế (alpha và gamma…) Hiện đại cho việc nghiên cứu và ứng dụng phân tích mẫu môi trường hoạt độ thấp. Cũng trên tinh thần đó, vào năm 2004 dưới sự trợ giúp chính của IAEA và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEI) Thông qua chương trình “Phát triển nguồn nhân lực”, Phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân chuyên đề của Bộ môn Vật lý Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM đã được trang bị một hệ phổ kế Alpha Analyst phông thấp loại 7401 với hai đầu dò bán dẫn PIPS.

Như vậy, thông qua chương trình “phát triển nguồn nhân lực”  nói trên, luận án này được thực hiện với mục đích nghiên cứu, xây dựng và phát triển các quy trình phân tích hay các quy trình tạo mẫu phân tích và khai thác có hiệu quả hệ 2 phổ kế này trong phân tích phóng xạ nói chung, môi trường nói riêng hay trong khảo sát địa chất định tuổi các mẫu vật quan trọng. Như chúng ta đã biết, lịch sử hình thành Trái đất thì gắn liền với các đồng vị phóng xạ tự nhiên. Thật vậy, khi được phát hiện khoảng hơn một trăm năm qua cho đến ngày nay bởi Marie Curie, radium (trong tự nhiên phổ biến nhất là các đồng vị 226 Ra,224 Ra và 228 Ra) Được xem là một trong những nguyên tố phù hợp và hữu ích nhất được ứng dụng trong việc khảo sát địa chất.

Như vậy, sự tạo thành radium từ sự phân rã phóng xạ của chuỗi uranium và thorium sẽ cho chúng ta nhiều thông tin rất hữu ích trong việc định tuổi mẫu vật hay các thông tin về địa chất. Do phân bố rộng rãi trên lớp vỏ Trái đất, nên radium có mặt trong hầu hết các loại đất đá, trong nước mặt, nước ngầm,… với hàm lượng khác nhau, đặc biệt tập trung nhiều trong trầm tích và các mẫu khoáng chứa uranium và thorium. Là sản phẩm phân rã từ các đồng vị nguyên thủy,226 Ra tích tụ hàng vạn năm trong các lớp trầm tích và một phần khuếch tán theo dòng chảy của nước ngầm qua các khe hở đất đá. Hàm lượng 226 Ra trong nước phụ thuộc vào thời gian lưu trú hay tốc độ dòng chảy của nước, nước chảy càng chậm hàm lượng 226 Ra càng cao.

Do đó nước ngầm có hàm lượng 226 Ra rất cao so với nước mặt và nước đại dương. Như vậy, việc nghiên cứu và xác định một số các đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường đang và sẽ là một trong những vấn đề thu hút sự nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay. Nhìn chung hiện nay, việc đánh giá liều phóng xạ môi trường hay ảnh hưởng của bức xạ lên môi trường và sức khoẻ con người đang là thách thức lớn cho các nhà khoa học bởi tính phức tạp trong chuỗi dây chuyền hấp thụ phóng xạ từ môi trường vào cơ thể con người. Những đồng vị phóng xạ tự nhiên thuộc các chuỗi phóng xạ như 238 U,235 U và 232 Th thì thường phân bố không đều trên lớp vỏ của trái đất nên cơ chế chuyển hoá của chúng từ các lớp đất, đá đến động vật, thực vật hay con người là khác biệt nhau rất nhiều.

Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong thử nghiệm, phân tích cũng như đo lường trong công tác điều tra bức xạ môi trường 3 và các chương trình đánh giá liều lượng mà ở đó việc yêu cầu xác định các hạt nhân phóng xạ phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Hiện nay có nhiều phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ trong môi trường như: Phương pháp hóa phóng xạ, phương pháp đo phổ alpha, nhấp nháy lỏng, nhiệt huỳnh quang, khối phổ kế, phương pháp phân tích kích hoạt neutron và phương pháp đo phổ gamma phông thấp…. Trong đó:

- Các phương pháp hóa phóng xạ được dùng để xác định các nguồn phát alpha, bêta và các đồng vị phóng xạ tự nhiên mức dưới 103 pg/g [104].

- Phương pháp phân tích kích hoạt neutron dùng để phân tích các đồng vị phóng xạ tự nhiên với nguồn kích neutron (lò phản ứng hạt nhân, máy phát neutron, nguồn neutron đồng vị).

 - Phương pháp đo tổng alpha và beta chỉ cho phép xác định hoạt độ tổng cộng mà không cho phép xác định hoạt độ từng nhân phóng xạ quan tâm trong mẫu cần đo [104].

- Phương pháp đo phổ alpha đòi hỏi quá trình xử lý mẫu rất phức tạp nhưng bù lại cho phép xác định hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong dãy uranium, thorium một cách thật chính xác [32], [88].

 - Phương pháp đo phổ gamma có khả năng đo trực tiếp các tia gamma do các nhân phóng xạ trong mẫu phát ra mà không cần tách các nhân phóng xạ ra khỏi chất nền của mẫu, giúp ta xác định một cách định tính và định lượng các nhân phóng xạ trong mẫu. Đồng thời phương pháp này còn là phương pháp phân tích phù hợp cho các mẫu sinh học, lương thực, thực phẩm và môi trường như đất, nước, không khí, trầm tích [10], [11]. Như vậy, trong các phương pháp nêu trên, hệ phổ kế gamma hiện nay được xem là một trong những công cụ hữu hiệu cho phép chúng ta xác định được cùng lúc nhiều đồng vị phóng xạ trong cùng một mẫu. Ưu điểm chính của phương pháp này là không phá huỷ mẫu do đó sẽ không cần phải thực hiện các quy trình tách hoá phức tạp nên tiết kiệm được nhiều thời gian. Nhưng kèm theo đó, phương pháp này mắc phải một số nhược điểm lớn trong việc ghi nhận các đồng vị phóng xạ của các 4 nguyên tố nặng như: Xác suất phát gamma các vạch năng lượng của các đồng vị thấp, hiệu suất ghi nhận các đồng vị phóng xạ trong một khoảng năng lượng khá lớn của đầu dò HPGe thấp, việc chuẩn hiệu suất đòi hỏi phải chính xác và phải quan tâm đến sự tự hấp thụ hay những hệ số trùng phùng tổng… [10], [36], [71], [103].

Bên cạnh đó, hệ phổ kế alpha, với giới hạn phát hiện thấp hơn khoảng từ 100 đến 1000 lần so với hệ phổ kế gamma cũng đang thật sự là một công cụ phân tích hữu hiệu với độ nhạy cao cho phép phân tích các đồng vị phóng xạ phát alpha. Hơn bao giờ hết, do tính chất vật lý của hạt alpha (hạt nặng mang điện, dễ bị mất năng lượng do hiện tượng tự hấp thụ hay sự trùng mức năng lượng của nhiều đồng vị khác nhau) Nên phương pháp đòi hỏi quá trình xử lý mẫu, tách hoá và quá trình chuẩn bị mẫu đo (phương pháp điện phân, đồng kết tủa, hấp thụ trên đĩa MnO2,.. .) Phải được thực hiện một cách thật tốt nhằm hạn chế tối đa sự tự hấp thụ trong mẫu

Nhìn chung, theo các công trình đã được công bố trên thế giới thì để thực hiện toàn bộ phép phân tích này, chúng ta phải mất một khoảng thời gian trung bình khoảng 5 đến 6 ngày cho một mẫu phân tích. Nếu chúng ta đảm bảo được các yêu cầu nói trên, thì hiệu suất ghi nhận hạt alpha của đầu dò chỉ phụ thuộc duy nhất vào hệ số hình học, do đó các kết quả nhận được là khá chính xác. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình liên quan đến một số phương pháp khác nhau trong vấn đề tiếp cận và giải quyết các khó khăn nêu trên như: Thực nghiệm, bán thực nghiệm, sử dụng thuật toán hay mô phỏng. Đa phần các công trình này được phát triển bởi các tác giả nổi tiếng ở những phòng thí nghiệm tiên tiến khác nhau trên thế giới và đều có chung một số mục đích quy về tính đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi và chính xác trong phép phân tích.

Ở ViệtNam chúng ta hiện nay, với điều kiện nền khoa học nước nhà đang từng bước phát triển, thì việc áp dụng và triển khai các thành tựu nêu trên một cách thuần tuý là rất khó. Đa phần các phòng thí nghiệm ở Việt Nam thường nhỏ và thiếu rất nhiều trang thiết bị cũng như vật chất phục vụ cho các điều kiện thí nghiệm, nên việc áp dụng mang tính chọn lọc và tự phát triển những quy trình phù hợp 5 với các điều kiện của mình là đều thật sự cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu chính của luận án này là nghiên cứu ứng dụng, phát triển các quy trình phân tích hay các quy trình tạo mẫu phân tích và khai thác hiệu quả hệ phổ kế alpha trong phân tích hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường. Sau đó, các quy trình phân tích và tạo mẫu này đã được ứng dụng vào việc phân tích một số mẫu lỏng như nước uống đóng chai cũng như các mẫu thuốc lá dạng sợi (mẫu hữu cơ) Được sản xuất tại Việt Nam.

Với những tiêu chí như trên, hệ phổ kế Alpha Analyst phông thấp loại 7401 với hai đầu dò bán dẫn PIPS của hãng Canberra Industries, Inc. Đặt tại Phòng thí nghiệm chuyên đề Vật lý Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM sẽ được áp dụng cho việc phân tích các đối tượng như: 234 U,238 U,230 Th,232 Th,234 Th,210 Po và 226 Ra,…trong khi các đồng vị phóng xạ chỉ phát tia gamma như 134 Cs,137 Cs hay 210 Pb sẽ được đo bằng hệ phổ kế gamma. Đối với hệ phổ kế Alpha Analyst, nguồn và mẫu đo có dạng hình học là dạng đĩa. Đầu dò được đặt trong buồng đo được thiết kế đặc biệt bởi hãng Canberra cho hệ đo tương ứng. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án là sử dụng phương pháp vật lý hạt nhân thực nghiệm, kết hợp với phương pháp hoá phóng xạ. Từ đó, nghiên cứu thử nghiệm, phát triển và xây dựng các các quy trình phân tích cũng như các quy trình tạo mẫu phân tích.

Sau đó áp dụng chúng vào việc phân tích hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ của một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế Alpha Analyst. Nội dung của Luận án bao gồm ba chương: Chương 1 là phần tổng quan, trình bày tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến việc sử dụng và áp dụng hệ phổ kế alpha vào việc phân tích hoạt độ thấp của các đồng vị phóng xạ nói chung hay hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường nói riêng. Bên cạnh cơ sở lý 6 thuyết về hạt alpha, một số vấn đề tồn tại và liên quan đến luận án cũng đã được đưa ra. Chương 2 trình bày một số phương pháp thường được sử dụng cho việc phân tích các đồng vị phóng xạ trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Mục đích của chương này cung cấp và trình bày các quy trình kinh điển của việc phân tích các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Tuy có nhiều ưu, nhược điểm khác nhau và đặc biệt do tính phức tạp dẫn đến tốn khá nhiều thời gian, nhưng các quy trình này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các phóng thí nghiệm phân tích phóng xạ trên toàn thế giới. Chương 3 trình bày quy trình xác định nhanh các đồng vị phóng xạ tự nhiên uranium, thorium, radium và polonium trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha.

Trong chương này, chúng tôi đã tập trung vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong việc xác định các đồng vị phóng xạ tự nhiên trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Một số vấn đề chính sau đây đã được thực hiện:

- Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu đo bằng phương pháp mạ điện phân các đồng vị phóng xạ uranium và thorium lên đĩa thép không gỉ.

- Phát triển quy trình chuẩn bị mẫu đo sử dụng đĩa MnO2 hấp thu các đồng vị phóng xạ radium.

- Phát triển quy trình chuẩn bị mẫu đo sử dụng đĩa đồng để hấp thu các đồng vị phóng xạ polonium.

- Xây dựng quy trình xử lý mẫu, hoà tan mẫu và đưa mẫu cần phân tích về dạng dung dịch hoà tan cũng như tách hoá các đồng vị phóng xạ tự nhiên uranium, thorium, radium và polonium trong cùng một mẫu.

- Áp dụng phân tích hoạt độ thấp của một số mẫu môi trường như mẫu nước uống và thuốc lá.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
Bảng các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến việc xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại và liên quan đến luận án
1.2. Tổng quan lý thuyết về alpha
1.2.1. Các họ phóng xạ tự nhiên Uranium và Thorium trong môi trường
1.2.1.1. Chuỗi phân rã Uranium
1.2.1.2. Chuỗi phân rã Thorium
1.2.2. Đặc điểm của hạt alpha
1.2.3. Sự mất năng lượng của hạt nặng mang điện nói chung và hạt alpha nói riêng trong môi trường vật chất
1.2.3.1. Quãng chạy của hạt mang điện
1.2.3.2. Quãng chạy và năng suất hãm tương đối của hạt alpha trong vật chất
1.2.3.3. Sự mất mát năng lượng do quá trình ion hoá và công thức Bethe
1.3. Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO VIỆC PHÂN TÍCH CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG HỆ PHỔ KẾ ALPHA
2.1. Giới thiệu
2.2. Thu thập và chuẩn bị mẫu đo
2.2.1. Sự ràng buộc thời gian
2.2.2. Sấy khô mẫu
2.2.3. Xử lý mẫu nước
2.3. Tro hoá và hoà tan mẫu
2.4. Các chất đánh dấu được sử dụng trong phân tích mẫu bằng hệ phổ kế alpha.
2.4.1. Đồng vị uranium
2.4.2. Đồng vị thorium
2.4.3. Đồng vị radium
2.4.4. Đồng vị polonium
2.5. Các quy trình tách hoá phổ biến
2.5.1. Polonium-
2.5.2. Chì (Pb)
2.5.3. Đồng vị uranium
2.5.4. Đồng vị thorium
2.5.5. Đồng vị radium
2.6. Các phương pháp tạo mẫu đo phù hợp cho phép phân tích sử dụng hệ phổ kế alpha
2.6.1. Phương pháp lắng đọng tự phát polonium
2.6.2. Phương pháp mạ điện phân với dung dịch đệm sulfate, hữu cơ alcohol và ammonium acetate/ acid nitric
2.6.3. Phương pháp đồng kết tủa
2.7. Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH NHANH CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN URANIUM, THORIUM, RADIUM VÀ POLONIUM TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG HỆ PHỔ KẾ ALPHA
3.1. Giới thiệu
3.2. Dụng cụ, thiết bị và hoá chất phục vụ cho thí nghiệm
3.2.1. Hoá chất
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ
3.2.3. Thiết bị phân tích hoạt độ phóng xạ alpha
3.2.3.1. Buồng chân không
3.2.3.2. Đầu dò Alpha PIPS
3.2.3.3. Các thông tin về nguồn chuẩn
3.3. Xây dựng quy trình tách chiết thorium và tạo nhanh nguồn alpha thorium vàuranium
3.3.1. Thiết kế bộ dụng cụ điện phân
3.3.2. Quy trình tách chiết thorium
3.3.3. Quy trình tạo nhanh nguồn alpha thorium và uranium bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa
3.3.3.1. Chuẩn bị dung dịch uranium và thorium cho việc tạo nguồn alpha
3.3.3.2. Quy trình điện phân tạo nhanh nguồn alpha thorium và uranium
3.3.3.3. Các kết quả và thảo luận quy trình tạo nhanh nguồn alpha thorium và uranium bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa
3.4. Phát triển quy trình xác định nhanh đồng vị phóng xạ radium trong mẫu môi trường bằng đĩa hấp thu MnO
3.4.1. Giới thiệu
3.4.2. Quy trình tạo đĩa MnO2 dùng để hấp thụ Ra
3.4.3. Bố trí thí nghiệm hấp thu Ra bằng đĩa MnO
3.5. Phát triển quy trình xác định nhanh đồng vị phóng xạ polonium trong mẫumôi trường bằng đĩa đồng
3.5.1. Giới thiệu
3.5.2. Quy trình lắng đọng Po trên đĩa đồng
3.6. Xây dựng quy trình xác định nhanh và đồng thời các đồng vị phóng xạ tựnhiên uranium, thorium và radium trong mẫu dung dịch và mẫu rắn bằng hệ phổ kế alpha
3.6.1. Giới thiệu
3.6.2. Quy trình phân tích polonium, uranium, thorium và radium
3.6.2.1. Xử lý hoá mẫu (hoà tan mẫu)
3.6.2.2. Tách hoá đồng vị polonium
3.6.2.3. Tách hoá đồng vị uranium
3.6.2.4. Tách hoá đồng vị thorium
3.6.2.5. Tách hoá đồng vị radium
3.6.2.6. Kết quả và thảo luận
3.7. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu nước và mẫu thuốc lá
3.7.1. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu nước uống đóng chai
3.7.2. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu thuốc lá
3.8. Kết luận chương 3
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
---------------------------------------------------------
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  
1. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm, Huỳnh Trúc Phương, Trần Duy Tập (2006) “Lắp Đặt Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Với Detector Bán Dẫn Dùng Trong Phân Tích Mẫu Môi Trường” Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh, mã số T2006 – 14.
2. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm, Hồ Viết Sinh (2006) “Khai Thác Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Với Bộ Mẫu Chuẩn” Hội nghị khoa học Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh.
3. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm (2006) “ Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Của Srim – 2006 Cho Việc Tính Toán Năng Suất Hãm Và Quãng Chạy Hạt Alpha Trong Vật Liệu” Hội nghị khoa học Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh.
4. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2006) “Khảo Sát Các Đặc Trưng Của Detector HPGe Tại Bộ Môn Vật Lý Hạt Nhân – Ứng Dụng Xác Định Hoạt Độ Phóng Xạ Tự Nhiên Trong Mẫu Đất” Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh, mã số T2006 – 14.
5. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Trịnh Hoa Lăng, Trần Duy Tập, Nguyễn Đình Gẫm, Nguyễn Thị Mỹ (2007) “Khảo Sát Hoạt Độ Phóng Xạ Của Uranium, Thorium và Potasium Trong Rau Cải Ở Tp. Hồ Chí Minh” Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh, mã số T2007 – 03.
6. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Trịnh Hoa Lăng, Trần Duy Tập, Nguyễn Đình Gẫm, Nguyễn Thị Mỹ (2008) “Phát Triển Phương Pháp Chuẩn Hóa K0 – INAA Trong Phân Tích Kích Hoạt Neutron Cho Nguồn Neutron Đồng Vị Am – Be Tại Bộ Môn Vật Lý Hạt Nhân” Đề tài NCKHN cấp Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí minh, mã số B2008 – 18 – 09.
7. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm, Hồ Viết Sinh, (2008), “Khai Thác Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Analyst Với Bộ Mẫu Chuẩn”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG TPHCM, 11(6), tr. 79-84. 106
8. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm, (2008), “Nghiên cứu khả năng ứng dụng của SRIM-2006 cho việc tính toán năng suất hãm và quãng chạy hạt alpha trong vật liệu”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG TPHCM, 11(10), tr. 61-65.
9. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2008) “ Ứng Dụng Phổ Kế Năng Lượng Alpha Để Xác Định Năng Lượng Mất Mát Của He Trong Vật Liệu Và Bề Dày Của Foil Kim Loại” Đề tài NCKH cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh, mã số T2008 – 09.
10. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2009) “Nghiên cứu chế tạo dung dịch mẫu chuẩn và bộ mẫu chuẩn Uranium”. Đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh, mã số đề tài: T2009-13
11. Lê Công Hảo, Đoàn Thị Hiền, Võ Hồng Hải, Trần Duy Tập, Châu Văn Tạo, Masaharu Nomachi, Shinya Kanamaru, Yosuke Kono, Yuta Otake, Itahashi Takahisa (2009) “Investigating the BiPo decay with FADC 500 Mhz”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG TPHCM, 12(17), tr. 22-28.
12. Lê Công Hảo, Châu Văn Tạo, Mai Văn Nhơn, (2010), “Xác định bề dày phôi vật liệu bằng hệ phổ kế Alpha”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG TPHCM, 13(01), tr. 5-9.
13. Hao, L.C., Tao, C.V., Nhon, M.V., (2010), “Methods for thin foilthickness determination by using alpha spectroscopy”, Kerntechnik, 03, 135-137.
14. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Nghi, H.N., Dung, P.T., Thong, N.V., (2010), “Rapid preparation of Uranium and Thorium alpha sources by electroplating technique”, Kerntechnik, 06, 381-385.
15. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Thong, N.V., Linh, D.M., (2011), “Determination of natural uranium, thorium and radium isotopes in water and soil samples by alpha spectroscopy”, Kerntechnik, 04, 285-191.
16. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Nghi, H.N., Linh, D.M., (2010), “A rapid procedure for extraction and preparation of alpha source thorium from ThO2 sample for alpha spectroscopy”, Proceedings of the topical conference on nuclear 107 physics, high energy physics and astrophysics, Science and technics publishing house, 268-272.
17. Lê Công Hảo, Trần Nguyễn Thùy Ngân, Châu Văn Tạo, Nguyễn Văn Đông, (2011), "Determination of 210 Po in cigarettes produced in VietNam by alpha spectroscopy", Proceedings of the second academic conference on natural science for master and Ph. D students from Cambodia, Lao and Viet Nam, VNU-HCM Publishing house 270-274.
18. Phan Thị Minh Tâm, Châu Văn Tạo Hoàng Đức Tâm, Trần Thiện Thanh, Lê Công Hảo, (2011), "Measurement of radon in botted drinking water in VietNam", Proceedings of the second academic conference on natural science for master and Ph. D students from Cambodia, Lao and Viet Nam, VNU-HCM Publishing house, 280-284.
19. Le Cong Hao, Miyako Nitta, Ryoko Fujiyoshi, Takashi Sumiyoshi, Chau Van Tao, (2013), “Radiocesium Fallout in Surface Soil of Tomakomai Experimental Forest in Hokkaido due to the Fukushima Nuclear Accident”, Water, Air, & Soil Pollution , 224: 1028.  
-----------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, vat ly, nghien cuu, xac dinh ham luong, phong xa, mot so nguyen to, nang trong mau, moi truong, bang phuong phap, pho alpha, le cong hao  

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHÓNG XẠ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ NẶNG TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ ALPHA  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể