Chuyển đến nội dung chính

luan an tien sy, kinh te, quan tri danh muc, cho vay, tai cac ngan hang, thuong mai, co phan viet nam,bui dieu anh

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ  


QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 


  NCS: BÙI DIỆU ANH  - NHD: Tiến sĩ Hồ Diệu, Tiến sĩ Lê Thị Hiệp Thương  - Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, Ngân hàng - Mã số: 62. 31. 12. 01 




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat động sử dụng vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng …

Những rủi ro tiềm ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2008. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao dịch. Thiết nghĩ, nếu vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho xv vay theo xu hướng hiện đại các ngân hàng sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề “QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan bổ sung:

 Quản trị danh mục nói chung trong đó có quản trị danh mục cho vay là đề tài đã được một số tác giả, nhà nghiên cứu các nước đề cập. Cụ thể:  Sách “Credit Portfolio Management”  của tác giả Charles W. Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ.

Mặt khác, cuốn sách chủ yếu tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho vay chỉ có một phần rất nhỏ.  Sách “Credit Risk Measurement”  của tác giả Anthony Saunders & Linda Allen do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Hạn chế của cuốn sách là không bàn luận đến toàn bộ các nội dung thuộc quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ tập trung cho rủi ro và đo lường rủi ro, một nội dung trong toàn bộ các vấn đề về quản trị danh mục.

 Bài báo khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer based on individual bank loan portfolios”  do nhóm Andreas Kamp (University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek Prath (Deutsche Bundesbank) Thực hiện năm 2005. Bài báo tập trung nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng.  Bài báo khoa học “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks”  của Stefania P. S. Rossi, Markus S. Schwaiger và Gerhard Winkler thực hiện năm 2009. Bài báo nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các ngân hàng Úc.

Nội dung hai bài nghiên cứu trên đề cập đến đa dạng hóa danh mục cho vay, xem xét nó dưới góc độ là một cách thức/ phương tiện để giảm thiểu rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Mặc dù nội dung gần với quản trị danh mục cho vay hơn là hai cuốn sách đã đề cập trên đây, tuy nhiên trong khuôn khổ một bài báo nên cả hai ấn phẩm này không nghiên cứu toàn diện về quản trị danh mục cho vay, mà chỉ là một nội dung trong đó.

Một điểm nổi bật dễ nhận thấy trong các tài liệu nói trên là các nghiên cứu đó đều xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) Nên không gắn với thực tiễn Việt Nam. Từ trước đến nay, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu như: Xvii  Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”  bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, tháng 9 năm 2010; Nội dung đề tài này chủ yếu xem xét rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ rủi ro giao dịch, chưa đề cập đến rủi ro danh mục.  Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đào Thị Chinh “Quản trị tài sản có tại ngân hàng Công thương VN”  bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng năm 2009.

Nội dung của đề tài đề cập đến quản trị trong hoạt động ngân hàng nhưng là quản trị chung về tài sản có. Tín dụng với góc độ là một trong các loại tài sản có được luận án đề cập ở mức độ nhất định, hầu như không liên quan đến danh mục cho vay của ngân hàng.  Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành do tiến sĩ Phạm Huy Hùng chủ nhiệm “Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam”, bảo vệ ngày 10/11/2009 tại Hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng. Nội dung đề tài có đề cập rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, nhưng không luận bàn đến danh mục và rủi ro danh mục.

Tất cả các đề tài nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu trong điều kiện Việt Nam, đều chưa thấy đề cập tới danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của tác giả, bản thân khái niệm danh mục cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cũng là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam tính đến thời điểm năm 2005 (là thời điểm đề tài được chọn) Kể cả trong thực tiễn và trong lý thuyết nghiên cứu, giảng dạy. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài của luận án nghiên cứu về danh mục cho vay không có sự trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 cho đến thời điểm này.

3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Căn cứ vào mục đích đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất: Tập hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại ngân hàng thương mại các nước trên thế giới.

Thứ hai: Phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP ViệtNam trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Thứ ba: Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại trong điều kiện của các ngân hàng TMCP ViệtNam.

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên đây, mục tiêu của luận án được thể hiện thông qua việc giải quyết các câu hỏi sau đây:

Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ các khái niệm danh mục cho vay, quản trị danh mục cho vay, các phương pháp quản trị danh mục cho vay. Nội dung của phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động gồm những vấn đề gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại?

Thứ hai: Về mặt thực tiễn danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 có những biểu hiện như thế nào? Ưu điểm cũng như nhược điểm? Những biểu hiện đó có phải xuất phát từ hạn chế của công tác quản trị danh mục cho vay hay không? Những nguyên nhân chủ quan/ khách quan nào gây xix ra những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam?

Thứ ba: Về mặt giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại. Khi xây dựng lộ trình cho việc thực thi giải pháp, cần phải làm rõ định hướng hoàn thiện bao gồm mục tiêu, nội dung các giải pháp là gì? Bên cạnh các giải pháp đề xuất đối với ngân hàng TMCP, có các kiến nghị nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP, nội dung, cơ sở của các kiến nghị?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu:

Thứ nhất: Luận án tập trung vào danh mục cho vay, một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại hiện nay, khoản mục Lending – Cho vay bao gồm tất cả các loại hình cấp tín dụng như cho vay ứng trước, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Luận án giới hạn đối tượng nghiên cứu trong danh mục các loại hình cấp tín dụng nêu trên, không đề cập đến danh mục đầu tư chứng khoán hoặc là danh mục các loại tài sản khác của ngân hàng.

Thứ hai: Luận án đặt chú trọng vào hoạt động quản trị danh mục cho vay. Đây là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là một phương thức quản trị hoạt động, nên quản trị danh mục cho vay có các bước thực hiện về cơ bản giống như quản trị kinh doanh ngân hàng, không tránh khỏi những trùng lắp, tương tự như trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên luận án tập trung, nhấn mạnh vào những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động quản trị danh mục cho vay.

- Về phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất: Luận án chỉ tập trung vào loại hình ngân hàng TMCP thuộc sở hữu ngoài Nhà nước, không đề cập đến loại hình ngân hàng thương mại SHNN (dưới hình thức công ty TNHH một thành viên sở hữu Nhà nước); Các ngân hàng liên doanh/ nước ngoài cũng như không đề cập đến hai ngân hàng thương mại SHNN đã được cổ phần hóa là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương. Mặc dù không có những khác biệt lớn trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng TMCP với các loại hình ngân hàng thương mại khác. Nhưng do những hạn chế trong việc thu thập, khảo sát số liệu nên đối tượng khảo sát chính của luận án là các ngân hàng TMCP sở hữu ngoài nhà nước (gồm 37 ngân hàng tính đến cuối năm 2010). Sở dĩ hai ngân hàng TMCP thuộc SHNN là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương không thuộc đối tượng khảo sát là vì thực chất cả hai ngân hàng này vẫn do nhà nước nắm quyền chi phối điều hành, nên về tính chất sở hữu khác với 37 ngân hàng TMCP còn lại. Mặt khác trong tất cả các văn bản, số liệu báo cáo của ngân hàng Nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng tính đến nay (cụ thể trên trang Web http: // sbv. Gov.vn, giới thiệu hệ thống các tổ chức tín dụng, công bố danh sách các ngân hàng thương mại Nhà nước vào ngày 15/06/2012) Vẫn xếp hai ngân hàng này vào nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Do đó để thuận tiện cho việc phân tích và đánh giá từ các số liệu thu thập (nhất là trong so sánh giữa các nhóm ngân hàng) Luận án tách hai ngân hàng Công thương và Ngoại thương ra khỏi nhóm các ngân hàng TMCP nghiên cứu trong luận án, đưa vào trong nhóm ngân hàng TMNN khi khảo sát chung.

Thứ hai: Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, số liệu khảo sát trong luận án được thu thập trong khoảng thời gian từ 2006 – 2010, định hướng nghiên cứu đến năm 2020 (phù hợp với mốc thời gian quy định trong “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, do Ngân hàng Nhà nước công bố năm 2006). Giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng thời gian không dài, xxi nhưng bao gồm cả thời kỳ phát triển mạnh mẽ (trong các năm 2006-2007) Và thời kỳ giảm sút (từ năm 2008 cho đến 2010) Của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng có những bước thăng trầm trong hoạt động. Vì vậy, tác giả cho rằng nhìn nhận hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng trong bối cảnh như vậy sẽ có những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn.
-------------------------------------------
 MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại
1.1.1. Hoạt động cho vay và danh mục cho vay của Ngân hàng
1.1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1.2. Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2. Rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.2.2. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay
1.2. Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa quản trị danh mục cho vay đối với NHTM
1.2.1.1. Khái niệm quản trị danh mục cho vay tại NHTM
1.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay
1.2.2. Các phương pháp quản trị danh mục cho vayix
1.2.2.1. Phương pháp quản trị danh mục thụ động
1.2.2.2. Phương pháp quản trị danh mục chủ động
1.2.3. Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động
1.2.3.1. Hoạch định
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay
1.2.3.3. Điều chỉnh danh mục cho vay
1.2.4. Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay
1.2.4.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng
1.2.4.2. Chứng khoán hóa khoản nợ
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường
1.3. Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại
1.3.1.1. Xu hướng quản trị danh mục cho vay trước những năm
1.3.1.2. Xu hướng quản trị danh mục cho vay sau những năm 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Kết luận chương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của ngành ngân hàngx
2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng
2.1.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng
2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn
2.1.1.3. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ
2.1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng
2.1.1.5. Quy mô vốn của các NHTM
2.1.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP
2.1.2.1. Về tăng trưởng quy mô tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận
2.1.2.2. Về năng lực tài chính
2.1.2.3. Về tăng trưởng thị phần hoạt động
2.2. Thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP
2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế
2.2.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư
2.2.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn
2.2.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng
2.2.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác
2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Hàng năm, một số ngân hàng TMCP đã dự kiến các chỉ tiêu
2.3.1.2. Phần lớn các ngân hàng TMCP đã tổ chức bộ máy
2.3.1.3 Một số ít các ngân hàng TMCP đã vận hành hệ thống xếp hạng
2.3.1.4. Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng biện pháp nội bảng
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Hầu hết các ngân hàng TMCP chưa thực hiện quản trị danh mục.
2.3.2.2. Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro
2.3.2.3. Việc điều chỉnh danh mục cho vay ít được chú ý
2.3.2.4. Cơ cấu tổ chức ở các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị danh mục cho vay
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng thương mại
2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan
Kết luận chương
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay
3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay
3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện
3.1.2.2 Định hướng hoàn thiện
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay
3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược
3.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi
3.2.1.2. Những nội dung có tính định hướng chiến lược
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục
3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi roxii
3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro
3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục hiện đại
3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay
3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục
3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác
3.2.4.1. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ
3.2.4.2. Các ngân hàng TMCP nhỏ cần sát nhập hợp nhất
3.2.4.3. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị
3.3. Các khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước
3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý
3.3.2. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản
3.3.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát theo chuẩn mực quốc tế
3.3.4. Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường
3.3.5. Củng cố hoạt động của trung tâm CIC
3.4. Các kiến nghị khác
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp
Kết luận chương
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
----------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

   Tiếng Việt Sách:
1. Dickerson Knight Group (2003), tài liệu đào tạo quản lý danh mục cho vay theo dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Dickerson Knight Group, Inc.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê.
3. Ngân hàng thanh toán quốc tế-BIS, Basel II-sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008.
4. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
5. Nguyễn Văn Luận (2001), Từ điển kinh tế Anh Việt, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
6. Peter. S Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch của trường Đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Bài báo
7. Bảo Anh “Mua bán nợ xấu cần mở rộng đối tượng để tăng tính hiệu quả”, Báo Kinh tế Việt Nam số 23 ngày 17/11/2009.
8. Công ty chứng khoán VCB (2010), Báo cáo ngành ngân hàng (2010), trên trang web www.vcbs.com.vn/
9. CIC-bản tin cảnh báo tổng hợp trong các năm 2008-2009
10. Hà Thị Mai Hiền (2010) “ Những phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2004-2009”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 03 năm 2010. 184  
11. Hà Nguyên (2009), Thay đổi cơ cấu quản lý rủi ro ngân hàng, http://vneconomy.vn/20090209103345710P0C6/thay-doi-co-cau-quan-ly-rui-ro-trong-ngan-hang.htm, ngày 11/02/2009.
12. Hạ Thị Thiều Dao (2010), Giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 15/2010.
13. Hoàng Tiên (2010), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank theo tiệu chuẩn Basel II, http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04
14. Học viện ngân hàng (2010), Kỷ yếu hội thảo “Hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam” tổ chức 06/2010 tại Đại học Ngân hàng TPHCM.
15. Linh San (2009) “Chuyện kiểm toán nội bộ ngân hàng”, http://vneconomy.vn/2009020509302176P0C6/chuyen-kiem-toan-noi-bo-ngan-hang.htm
16. Mạc San (2008) “Cái chết của Lehman dưới cái nhìn của người trong cuộc”, http://vneconomy.vn/2008091911448987P0C6/cai-chet-cua-lehman-duoi-goc-nhin-cua-mot-nguoi-trong-cuoc.htm
17. Minh Đức (2008) “Cần nâng chuẩn an toàn vốn cho ngân hàng”, http://vneconomy.vn/20080809045520724P0C6/can-nang-chuan-an-toan-von-cac-ngan-hang.htm
18. Nguyễn Thị Minh Huệ (2009) “ Thực trạng hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại” , tạp chí Ngân hàng số 11+12 năm 2009.
19. Nguyễn Ngọc Tiến (28/06/2007 01:59 PM) “ Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam” http://www.saga.vn/Taichinh/Congcu/Congcuphaisinh/4920.saga
20. Nguyễn Đại Lai (2007) “ Nhận dạng và bình luận về xu hướng phát triển thị trường các công cụ tài chinh phái sinh tại Việt Nam”
21. Nguyễn Đức Trung (2008) “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bô-IRB và những ứng dụng trong quản 185  trị rủi ro tín dụng” http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/phuong-phap-uoc-tinh-ton-that-tin-dung-dua-tren-he-thong-co-so-du-lieu-danh-gia-noi-bo
22. Nguyễn Văn Giàu (2009), Hoạt động ngân hàng Việt nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạp chí Ngân hàng số 1+2/2009.
23. Nguyễn Hữu Nghĩa (2008), Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến vào năm 2008, tạp chí Ngân hàng số 2+3/2008.
24. Phạm Đỗ Nhật Vinh (2009) “Rủi ro của công cụ Hoán đổi rủi ro tín dụng-Từ góc độ thanh tra, giám sát”, tạp chí Công nghệ ngân hàng năm 2009
25. TH-VP (2008), Khuyến nghị của Ernt & Young Việt Nam về thực hiện quy định bảo đảm tỷ lệ an toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản lý rủi ro tại các TCTD, http://www.google.com.vn/search?q=Khuyến+nghị+của+Ernst &Young+Việt+nam, ngày 21/08/2008
26. Trần Thị Thuận Thành (2006) “Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam – mới hay cũ” http://www.saga.vn/Taichinh/Congcu/Congcuphaisinh/6334.saga
27. Trần Trí Dũng (01/04/2008 04:36 PM) “Chứng khoán hóa có giúp giải quyết rủi ro vay nợ bất động sản?”, http://www.saga.vn Văn bản, tài liệu:
28. Chính phủ (2006), Về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
29. Ngân hàng Nhà nước (2010), bản giải trình các nội dung sửa đổi quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.
30. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. 186  
31. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng ban hành kèm quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.
32. Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên trên http://www.sbv.gov.vn/ từ 2006-2010.
33. Ngân hàng Nhà nước, chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007; quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008; thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010; thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010.
34. Ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo thường niên công bố trên Website
35. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, số liệu báo cáo của phòng kế họach tổng hợp trong các năm 2006-2010
36. Ngân hàng TMCP: ACB, EXIMBANK, SACOMBANK, SCB, SAIGONBANK, TECHCOMBANK …, báo cáo thường niên công bố trên Website từ 2006-2010
37. Ngân hàng TMCP ACB, TECHCOMBANK, Sổ tay tín dụng nội bộ
38. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010
39. Tổng cục Thống kê số liệu giai đoạn năm 2000-2010 trên http://www.gso.gov.vn/

 Tiếng Anh Sách
40. Anthony Saunders & Linda Allen (2002), Credit Risk Measurement, John Wiley & Sons, Inc.
41. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk
42. Charles W. Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley & Sons, Inc.
43. Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg (2008), Risk Management, 187  
44. Heffernan, S (2005). Modern Banking, John Wiley & Sons, Inc.
45. Lehman Brothers International (2001), Structured Credit Research-Credit Derivatives Explained, Lehman Brothers Inc.
46. Peter S. Rose (1993), Commercial Bank Managerment, R.R.Donnelley & Sons Company.
47. Ross Barrett & John Ewan (2006), BBA Credit Derivatives Report 2006
48. Stephen P.D’Arcy (2009), Primer on Credit Derivatives, Department of Finance, Universiry of Illinois.
49. Thomas P.Fitch (1997), Dictionary of Banking terms, Barron’s Educational Series, Inc.
50. Timothy W.Kock (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press. Bài báo, văn bản, tài liệu
51. Andreas Kamp, Andreas Pfingsten, Danek Prath (2005) “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer based on individual bank loan portfolios”, Deutsche Bundesbank, Series two: Banking and Financial studies, No 03/2005
52. Excerpt_Survey of CPM – Pratices 2004, Rutter Associates LLC
53. Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler (2009), “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks”, trên www.elsevier.com.locate/jbf
54. www.thebankerdatabse.  188  DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Bài báo Thấu chi và cho vay theo hạn mức, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 1 (1+2/2004)
2. Bài báo Đưa hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vào danh mục tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 4 tháng 6/2005
3. Bài báo Cơ chế tín dụng của ngân hàng Việt Nam-55 năm hình thành và phát triển, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 10 (tháng 5-6/2006)
4. Bài báo Trao đổi về một số nội dung trong phân tích tài chính doanh nghiệp, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 13 (tháng 11-12/2006).
5. Bài báo Cho vay theo dòng tiền và khả năng vận dụng vào thực tế, tạp chí công nghệ ngân hàng số 16 (tháng 5/2007).
6. Bài báo Suy nghĩ về đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 53 (tháng 8/2010).
7. Bài báo Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và những lưu ý cần thiết, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 56 (tháng 11/2010).
8. Bài báo Vốn kinh tế và khả năng chịu rủi ro của ngân hàng thương mại, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 77 (tháng 8/2012). 189 
------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien sy, kinh te, quan tri danh muc, cho vay, tai cac ngan hang, thuong mai, co phan viet nam,bui dieu anh  

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ  
 
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...