luan an tien si, moi truong, nghien cuu su thay doi, moi truong, nhan van, trong qua trinh, phat trien, cac cong trinh, thuy loi, thuy dien, tinh binh phuoc, nguyen thi kim loan
LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều trên khắp cả nước mang lại nguồn lợi lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một công trình thủy lợi, thủy điện bao gồm hệ thống các hạng mục: Đập, hồ chứa, kênh dẫn, nhà máy, hệ thống truyền tải… Trong các hạng mục này, hồ chứa là hạng mục quan trọng, giữ vai trò chủ đạo của hệ thống. Hồ chứa mang lại nhiều lợi ích kinh tế bằng các hình thức khai thác khác nhau như: Sản xuất điện năng, cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông thủy, tạo cảnh quan du lịch, giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt, hạn hán gây ra…
Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện cho đến nay đã làm thay đổi môi trường nhân văn trong vùng dự án. Thành phần và tính chất của môi trường nhân văn có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của hệ thống tự nhiên (có dấu ấn của con người) Và các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật do con người tạo ra. Cuộc sống của con người (chủ thể của môi trường nhân văn) Cũng vì thế mà không thể như cũ.
Việc xây dựng các hạng mục của công trình thủy lợi, thủy điện đã buộc một bộ phận dân cư phải rời bỏ nơi đang sinh sống để đến nơi ở mới. Những người bị thu hồi đất có khả năng phải thay đổi việc làm, nghề nghiệp, nếp sống, sinh họat bình thường, phải đối mặt với những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần để từng bước thích nghi với cuộc sống mới.
Trên thế giới, các công trình thủy lợi, thủy điện xuất hiện khắp nơi, vì vậy việc nghiên cứu những thay đổi về môi trường nhân văn cũng diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau với nhiều mức độ quan tâm khác nhau. Tại các nước phát triển, vấn đề di dân, tái định cư bắt buộc do sự xuất hiện của hồ chứa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Chính vì vậy, những thiệt hại do tái định cư, kế họach tái định cư, chương trình khôi phục thu nhập… được ghi nhận hết sức cụ thể trong nhiều tài liệu. Ở Việt Nam, các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều và trải dài từ Bắc đến Nam, nhưng việc đánh giá những ảnh hưởng của các công trình chưa đầy đủ. Đặc biệt những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần… của những người bị thu hồi đất được quan tâm khảo sát song vẫn chưa lường hết hậu quả của nó trong quá trình triển khai thực hiện. Các chính sách về đền bù, tái định cư của các dự án thủy lợi, thủy điện chưa đầy đủ, rõ ràng, dẫn đến những bất cập khi thực hiện, ảnh hưởng đến đời sống của người dân sau tái định cư.
So với nhiều tỉnh thành khác, Bình Phước là tỉnh có nhiều công trình thủy lợi, thủy điện nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ năm 1990 đến nay, tại tỉnh này, hàng loạt các công trình như Thác Mơ, Cần Đơn, Srokphumiêng, Phước Hòa đã được xây dựng. Các công trình này đã đem lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Vì thế việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình phước” chính là nhằm hướng đến việc xem xét những thay đổi môi trường nhân văn một cách hệ thống tại ba công trình: Thác Mơ, Cần Đơn, Srokphumiêng trên cùng một dòng sông trong một hệ thống chính sách của nhà nước luôn được sửa đổi bổ sung. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao lợi ích kinh tế và xã hội của dự án, đồng thời giúp những người bị ảnh hưởng mau chóng ổn định cuộc sống.
Trong phạm vi luận án, những nghiên cứu của đề tài đứng trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét những thay đổi môi trường nhân văn thông qua họat động thực tiễn của con người.
Hy vọng kết quả đề tài sẽ chuyển tải được những vấn đề về lý luận và thực tiễn, vận dụng được những kiến thức về mặt lý thuyết và kinh nghiệm của các dự án 3 trên thế giới vào hoàn cảnh nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp khả thi nhằm tăng cường các ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện đem đến.
2. Mục tiêu của luận án
- Xác định được những thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tại tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và chính sách tạo điều kiện cho những người sống trong vùng dự án, bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy lợi, thủy điện nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo đảm sự công bằng về lợi ích và điều kiện sống giữa cá nhân và cộng đồng theo quan điểm phát triển bền vững…
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau trong môi trường nhân văn thông qua họat động của con người đồng thời khẳng định rằng sự thay đổi môi trường nhân văn chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
- Là tài liệu tham khảo cho môn học: “Hành vi con người và môi trường xã hội” trong các trường Đại học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc phân tích các chính sách tái định cư và ảnh hưởng của nó đến đời sống của cộng đồng sau tái định cư, luận án cung cấp một góc nhìn xã hội học về chính sách tái định cư đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Đề xuất một số đóng góp cho các nhà quản lý, các nhà họach định chính sách xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ban hành các chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các công trình.
- Ứng dụng vào quá trình thực hiện việc đền bù, di dời và tái định cư, nhằm đem đến sự ổn định nhanh chóng và cần thiết cho người bị thu hồi đất.
4. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên những thay đổi về môi trường nhân văn khi xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện được nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn theo hướng tiếp cận đa ngành (Khoa học môi trường, Xã hội học, Địa lý học).
- Luận án đã phát hiện sự chênh lệch quá lớn giữa diện tích đất ngập thực tế với diện tích đất ngập theo tính tóan trong nghiên cứu tiền khả thi khi hồ chứa được hình thành. Tác giả cũng chỉ ra những lý do dẫn đến sự chênh lệch, trong đó có sự bất hợp lý khi áp dụng công thức cơ bản tính tóan điều tiết lũ. - Đề xuất và trình bày những giải pháp có tính định hướng trong việc nhận thức và xử lý đúng đắn, công bằng lợi ích của cá nhân và cộng đồng, bảo đảm cuộc sống của người dân bị thu hồi đất sau khi có dự án ít nhất là bằng hoặc hơn so với trước khi có dự án.
- Đề xuất thay đổi quan điểm cho rằng những người tái định cư là những người bị ảnh hưởng, tác động bởi các dự án phát triển bằng quan điểm: Những người dân vùng dự án trong đó có nguời tái định cư là những nguời tham gia đóng góp cho quá trình phát triển và họ phải là người làm chủ, được tham gia công bằng ngay từ đầu, trong suốt qúa trình dự án và được hưởng lợi nhiều nhất của quá trình này.
5. Khung phân tích
-Hệ thống đường giao thông, điện, nước…
- Luật đất đai
- Các văn bản qui định về đền bù, thu hồi đất (Nghị định 22/CP. Nghị định 197/CP…)
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật do con người tạo ra
-Mục đích sử dụng đất (Đất nông nghiệp, đất rừng…)
-Sự xuất hiện các hồ chứa
- Cảnh quan
Điều kiện kinh tế xã hội Chủ trương, Chính sách của nhà nước về việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện.
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước.
- Sự tái định cư của những người bị thu hồi đất trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước.
- Sự tác động của các chính sách kinh tế xã hội đến đời sống người dân tại khu vực có công trình thủy lợi, thủy điện ở Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu
Môi trường nhân văn tỉnh Bình Phước tại khu vực xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện gồm Thác Mơ, Cần Đơn và Srokphumiêng.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trực tiếp là 3 năm, từ 2004 đến 2007
Giả thuyết nghiên cứu: Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện sẽ tác động đến môi trường nhân văn tại vùng dự án theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tác động này khác nhau đối với hai nhóm người kinh và người dân tộc thiểu số. Chính sách tác động mạnh mẽ đến những thay đổi về môi trường nhân văn trong vùng dự án.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước từ năm 1990 đến nay. Đây là thời kỳ đổi mới, thời kỳ mà cả nước 7 nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện cũng có nghĩa là thu hẹp một phần diện tích đất nông nghiệp để làm hồ chứa và những hạng mục khác của nhà máy.
Điều này dẫn đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân bị thu hồi đất có nhiều thay đổi. Vấn đề cần giải quyết là phải làm sao để những chuyển biến, thay đổi này, mang tính tích cực bền vững, bảo đảm xã hội ổn định và phát triển.
Vì vậy, phương pháp luận chủ yếu của đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét sự thay đổi môi trường nhân văn thông qua họat động thực tiễn của con người.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu, xử lý lại và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
* Một số báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu thực nghiệm trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước của các Ban quản lý dự án và của các Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
* Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Phước.
* Số liệu thống kê 15 năm xây dựng và phát triển tỉnh Bình Phước.
* Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước qua các năm.
* Sách báo và các phương tiện truyền thông khác
* Phương pháp điều tra xã hội học chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng bằng bảng hỏi kết hợp với một số công cụ thu thập thông tin định tính (quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Đây là phần tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Phiếu điều tra, phỏng vấn được thu thập tại xã Đa Kia, xã Long Bình, xã Bình Thắng trong 2 cuộc điều tra khảo sát năm 2004 và 2007.
Phiếu phỏng vấn:
Bảng hỏi sử dụng để khảo sát các hộ bị ảnh hưởng được thiết kế gồm 31 câu (đính kèm trong phần phụ lục). Trong bảng hỏi, các biến số định tính và định lượng chủ yếu sau đã được sử dụng để khảo sát và phân tích:
- Công việc trước và sau khi nhận đền bù.
- Nguồn và mức thu nhập trước và sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Cơ hội tiếp cận với các dịch vu xã hội: Điện, nước, y tế, giáo dục, tín dụng trước và sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Phương thức kiếm sống, kế sinh nhai trước và sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Những thay đổi về các mối quan hệ: Hàng xóm, tổ chức xã hội tại địa phương, phương tiện giải trí, sự hiểu biết về pháp luật.. .
- Sự thay đổi về các chính sách liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù… của nhà nước và tác động của chúng đến người dân bị ảnh hưởng.
-------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu của luận án
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
4. Điểm mới của luận án
5. Khung phân tích
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN
1.1.1. Khái niệm về môi trường
1.1.2. Một số quan điểm về môi trường nhân văn
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về tác động của việc xâydựng đập chắn nước và hồ chứa
1.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn đề đền bù, di dời, tái định cư trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀN BÙ, DI DỜI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1.3.1. Các khái niệm
1.3.2. Những hạng mục công trình thuộc dự án thủy lợi, thủy điện gây nên việcdi dời, tái định cư và những kiểu thiệt hại do chiếm dụng đất
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm địa hình
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
2.1.4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.2.1. Dân số 2.2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.3. Đặc điểm kinh tế
2.3. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.4. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.4.1. Một số đặc trưng cơ bản của các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước
2.4.1.1. Thác Mơ
2.4.1.2. Cần đơn
2.4.1.3. Srokphumiêng
2.4.2. Tác động môi trường của các công trình Thác Mơ, Cần Đơn và Srokphumiêng
2.4.2.1. Công trình thủy điện Thác Mơ
2.4.2.2. Công trình thủy điện Cần đơn
2.4.2.3. Công trình thủy điện Srokphumiêng
CHƯƠNG 3: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG VÙNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
3.1. MA TRẬN TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
3.2. NHỮNG THAY ĐỔI TÍCH CỰC ĐỐI VỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.2.1. Tăng dân số cơ học, cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển các khucông nghiệp trong tỉnh
3.2.2. Tạo thêm cảnh quan, làm tiền đề cho du lịch phát triển
3.2.3. Góp phần cải tạo hệ thống giao thông trong vùng
3.2.4. Góp phần cải tạo hệ thống điện, nước trong vùng
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.2.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
3.3. NHỮNG THAY ĐỔI ĐỐI VỚI NHÓM BỊ THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
3.3.1. Những thay đổi về đời sống vật chất
3.3.1.1. Quyền sử dụng đất
3.3.1.2. Công việc làm
3.3.1.3. Nguồn thu nhập
3.3.1.4. Nguồn điện sử dụng
3.3.1.5. Nguồn nước sử dụng
3.3.1.6. Tài sản khác
3.3.2. Những thay đổi về đời sống tinh thần
3.3.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng
3.3.2.2. Phương tiện hỗ trợ đời sống văn hóa tinh thần
3.3.2.3. Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa
3.3.2.4. Lựa chọn các dịch vụ y tế, giáo dục
3.3.3. Mối quan hệ cộng đồng, công bằng xã hội
3.3.3.1. Mối quan hệ hàng xóm
3.3.3.2. Các tổ chức xã hội
3.3.3.3. Công bằng xã hội
CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ ÁP DỤNG TRONG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ ÁP DỤNG TRONG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC
4.1.1. Chính sách đền bù, di dời và tái định cư bắt buộc trước năm 1993
4.1.2. Chính sách đền bù, di dời và tái định cư bắt buộc từ năm 1993 đến nay
4.1.3. Những bất cập về chính sách trong quá trình thực hiện đền bù, tái định cư
4.2. GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
4.2.1. Cơ chế chính sách
4.2.2. Tổ chức quản lý
4.2.3. Công tác chỉ đạo và thực hiện
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
-----------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các tỉnh miền núi, Thế giới, Hà Nội.
2. Đặng Nguyên Anh (2006), Xem xét chính sách tái định cư các công trình thủy điện ở Việt Nam từ góc độ nghiên cứu xã hội, Tham luận trình bày tại Hội thảo về cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các công trình thủy điện, thủy lợi, Hà Nội.
3. Đặng Nguyên Anh (2006), Tái định cư cho các công trình thủy điện ở Việt Nam
4. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Khoa học kỹ thuật.
5. Trần Lê Bảo (chủ biên), Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm (2001), Văn hóa sinh thái nhân văn, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Bộ Khoa học công nghệ (1999), Hội thảo về giáo dục môi trường nhân văn
7. Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường-những khái niệm cơ bản.
8. Công báo Chính phủ: Nghị định 36/1997/NĐ-CP ngày 24/4/1997 về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao-Công báo.
9. Công báo Chính phủ: Nghị định 22/ 1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
10. Công báo Chính phủ: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai-Công báo.
11. Công báo Chính phủ: Nghị định 197/ 2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất-Công báo.
12. Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1992), Công trình thủy điện Thác Mơ trên sông Bé, thiết kế kỹ thuật, tập 3, thủy năng, kinh tế năng lượng, hồ chứa và bảo vệ môi trường, quyển 2, hồ chứa và bảo vệ môi trường. 154
13. Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1992), Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình thủy điện Thác Mơ.
14. Công ty khảo sát thiết kế điện 2, Viện địa lý-trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia (1996), Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình thủy điện Cần Đơn trên sông Bé, tập 3, Thủy năng-năng lượng-kinh tế năng lượng và đánh giá tác động môi trường.
15. Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường-dự án thủy điện Cần Đơn trên sông Bé.
16. Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1993), Báo cáo kết quả điều tra thiệt hại, dân sinh kinh tế vùng ngập lòng hồ thủy điện Cần Đơn.
17.Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1996), Báo cáo tổng hợp công trình thủy điện cần Đơn trên sông Bé.
18.Công ty khảo sát thiết kế điện 2 (1999), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Cần Đơn trên sông Bé.
19. Công ty tư vấn xây dựng điện 2 (2001), Nghiên cứu khả thi công trình thủy điện Srockphumiêng trên sông Bé, tập 4, đánh giá tác động môi trường và tái định cư.
20. Công ty tư vấn xây dựng điện 2 (2001), Nghiên cứu khả thi-Đánh giá tác động môi trường và tái định cư công trình thủy điện Srockphumiêng trên sông Bé.
21. Lê Trọng Cúc, Rambo,AT (Chủ biên) (1995), Một số vấn đề về sinh thái nhân văn ở Việt Nam, Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu Dũng (2006), Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi, chuyên đề nghiên cứu.
23. Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, Đề tài cấp nhà nước.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ IX, Chính trị Quốcgia, Hà Nội. 155
25. Mai Văn Hai, Bùi Xuân Đính (1997), Thủy lợi và quan hệ làng xã, Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Trần Đình Hạnh (2006), Những khó khăn về nguồn lực tài chính dành cho tái định cư-thực trạng và hướng tháo gỡ. Kỷ yếu hội thảo khoa học tài chính đối với vấn đề tái định cư-thực trạng và giải pháp, Viện Khoa học tài chính. Bộ tài chính, Hà Nội.
27. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn, Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (1999), nghiên cứu di dân ở Việt Nam, Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Hòang Hưng (1995), Tác động công trình thủy lợi Dầu Tiếng đến các điều kiện tài nguyên môi trường sau 10 năm khai thác. Đề tài cấp Bộ.
30. Hòang Hưng (1995), Ảnh hưởng của công trình thủy điện Trị An đến chế độ thủy văn hạ lưu. Đề tài nghiên cứu, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM.
31. Hòang Hưng (1995), Những vấn đề cần quan tâm trong việc bảo vệ môi trường sau khi hòan thành quy họach thủy lợi, thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai; Báo cáo Hội nghị các khoa học tự nhiên, Đại học Tổng hợp Tp.HCM.
32. Hòang Hưng (2007), Tác động của việc xây dựng tòan bộ hệ thống thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai đến môi trường tự nhiên và xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia.
33. Hoàng Hưng (2005), Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
34. Hoàng Hưng (2007), Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
35. Liên đòan địa chất Miền Nam (1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường địa chất vùng sau đập Thác Mơ. 156
36. Ngân hàng phát triển Châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư-hướng dẫn thực hành.
37. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, FAO, UNDP – Việt Nam (1996), Đánh giá tổng quan ngành thủy lợi.
38. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Chính trị quốc gia.
39. Hòang Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Đà Nẵng.
40. Phòng thống kê huyện Phước Long (2007). Niên giám thống kê
41. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tỉnh Bình Phước (1998). Báo cáo hiện trạng môi trường.
42. Nguyễn Lâm Thành (2006), Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các công trình thủy điện ở nước ta, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.
43. Tổng công ty điện lực Việt Nam, Ban quản lý xây dựng (2006), Cơ chế quản lý thực hiện công tác bồi thường, di dân và tái định cư các công trình thủy lợi-thủy điện, báo cáo tham luận hội thảo về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi, Hà Nội.
44. Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-Bộ Quốc phòng (1999), Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Thác Mơ.
45. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi Việt Nam, Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Khúc Thị Thanh Vân (2008), Ảnh hưởng của chính sách tái định cư đến đời sống người dân sau tái định cư: nghiên cứu trường hợp thủy điện Bản Vẽ, Luận văn Thạc sỹ. 157
47. Viện địa lý, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (1995), Báo cáo các hợp phần về đánh gía tác động đến môi trường dự án xây dựng công trình thủy điện Cần Đơn.
48. Phan Huy Xu (1997), Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, Tp.HCM.
49. Cao Thu Yến (2003), Tái định cư trong các công trình thủy điện. An toàn đập theo hướng bền vững, Viện nghiên cứu kỹ thuật hoàng Gia Thụy Điển, Stockhom.
50. Tổng công ty điện lực Việt Nam, Ban quản lý xây dựng (2006), Cơ chế quản lý thực hiện công tác bồi thường, di dân và tái định cư các công trình thủy lợi-thủy điện, báo cáo tham luận hội thảo về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi, Hà Nội.
51. Chuhoa Zang (2006). Hội thảo tái định cư và môi trường các dự án thủy điện, Hà Nội. Phần tiếng Anh
52. Asian Development Bank (1991), Guidelines for Social Analysis of development Project, Philippines
53. Ahmad and Sammy (1981), Bartelmus (1986), Environmental impact assessment in Ghana-an ex post evalution of the Volta Resettlement Scheme: the case of the Kpong Hydro-electric Project.
54. Baviskar, A and Singh, AK (1994), Malignant growth: The Sadar Sarovardam and its impact on public health, Environmental Impact Assessment Review 14:349-358.
55. Brantly,E.P; and Ramsey,K.E.1998, Daming the Senegal River. In: World Resources 1998 World Resources: A Guide to the Global Environment, Oxford University Press for the World Resources Institute, New York.
56. B.petry and Boeriu. Environmental impact assessment a frame work 158
57. Ernesto M.Pernia (1994), Urban poverty in Asia-A survey of critical issues. Oxford University Press, Hongkong, Phạm Đức Trí, Phan Ngọc Chiến dịch năm
2002.
58. Fuggle,R; Smith,WT.; Hydrosult Canada Inc; and Agrodev Canada Inc (2000), Large Dams in water and Energy Resource Development in The People/ s Republic of China
59. GOI (1985) report” reservoir Sedimentation Committee, Ministry of Irrigation, Government of India.
60. Goldsmith, E; and Hildyard, N(1984), The social and Environmental Impact of Large Dam, Wadebridge: Wadebridge Ecologycal Centre.
61. IUCN (World Conservation union) and The World Bank Group (1997), Large Dams: Learning from the Past, Looking at the future, WorkshopProceedings, IUCN, Gland, Switzeland, and Cambridge, Washington,DC
62. Mc Cully (1996),Silenced Rivers:The Ecology and Politics of Large Dams, London: Zed Book.
63. Michael Cernea (1996), Nguy cơ và mô hình tái thiết cho việc tái định cư. Những người phải di chuyển, Chương trình nghiên cứu Tị nạn Oxford, liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.
64. Peter R. Burbridge, Richard B. Norgaard, Gary S Hartshorn (1991), Chỉ nam môi trường cho dự án tái định cư ở vùng nhiệt đới ẩm, Nông nghiệp, Hà Nội.
65. Scudder, T(1997). Social impacts: In Water Resources, Environmental Planning, Management and Development, A.K. Biswas (ed),New York: Mc Graw Hill.
66. Scudder, T(1997). Resettlement: In Water Resources, Environmental Planning, Management and Development, A.K. Biswas (ed),New York: Mc Graw Hill. 159
67. Stanley,NF; and Alpers,M.P.(1975), Man-MadeLakes and Human Health, London: Academic Press.
68.Steven A.Brandt and Fehri Hassan (2000), Dams and cultural Heritage management.
69. World bank (1996), The world banks experience with Large Dams: A preliminary review of impacts, Operations Evaluation Department, Washington DC: The World Bank. Một số trang web
70. www.emotino.com
71. www.Binhphuoc.gov.vn
72. www.clst.ac.vn/ap/tapchitrongnuoc/hdkh/1999, số 1/20.htm_41k)
73. www.luatvietnam.com.vn DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Kim Loan (2000), “Môi trường phường 8 và phường 11 quận
6. Hiện trạng và biện pháp cải thiện môi trường”, Luận văn thạc sỹ khoa học Sinh học, chuyên ngành Sinh thái môi trường.
2. Nguyễn Thị Kim Loan (2005), “Tìm hiểu những tác động đến môi trường của công trình thủy lợi, thủy điện Cần Đơn, tỉnh Bình Phuớc”, Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn (30), trang.
3. Nguyễn Thị Kim Loan (2005), “Sạt lở bán đảo Thanh Đa-Hiện trạng và giải pháp”, Đề tài cấp trường.
4. Nguyễn Thị Kim Loan (tham gia biên sọan, 2005), Con người môi trường, NXB Đại học quốc gia,Tp.HCM
5. Nguyễn Thị Kim Loan (tham gia biên sọan, 2006), Bệnh học môi trường, NXB Đại học quốc gia,Tp.HCM
6. Nguyễn Thị Kim Loan (2006), “Sạt lở, xói mòn ở bán đảo Thanh Đa: Thực trạng và các ý tưởng đề xuất”, in trong quyển “ Ngập lụt và nhà ở tại các đô thị châu Á-kinh nghiệm”, NXB Tổng hợp TpHCM
7. Nguyễn Thị Kim Loan (2006), “ Vấn đề giải quyết tái định cư tại một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới”, in trong quyển “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam-những vấn đề khoa học và thực tiễn”, NXB Đại học quốc gia, Tp,HCM
8. Nguyễn Thị Kim Loan (2007), “Những tồn tại trong vấn đề giải tỏa để xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi tỉnh Bình Phước”, Đề tài cấp trường.
9. Nguyễn Thị Kim Loan (2007), “Vấn đề đền bù giải tỏa và tái định cư trong các dự án thủy lợi, thủy điện. Trường hợp điển cứu: công trình thủy lợi, thủy điện Bình Phước”, Hội thảo Khoa học “Các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất trong định cư và tái định cư tại Nam Bộ” do Khoa Địa lý tổ chức
10. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Nam Dũng (2007), :“ Decreasing the tense during the process of compensating and expropriating on water resources hydroelectric works”, Hội thảo quốc tế “ Mathematics in Environmental Studies ” do Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng và Đại học Osaka-Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam
11. Nguyễn Thị Kim Loan (tham gia nghiên cứu, 2007), “Nghiên cứu xây dựng chương trình khung thuộc phần mềm trong khung chương trình ngành công nghệ môi trường cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật”, Đề tài cấp bộ.
12. Nguyễn Thị Kim Loan (tham gia nghiên cứu, 2008), “Xây dựng đề án đào tạo tín chỉ tại trường Đại học KHXH-NV”, đề tài cấp Đại học quốc gia.
13. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Nam Dũng (2009), : “Study of the transport of pollutants in ground water, approaches and modeling”, Hội thảo khoa học Modern mathematical analysis and applications do Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội và Hội Tóan học Hà Nội đồng tổ chức.
----------------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, moi truong, nghien cuu su thay doi, moi truong, nhan van, trong qua trinh, phat trien, cac cong trinh, thuy loi, thuy dien, tinh binh phuoc, nguyen thi kim loan
Nhận xét
Đăng nhận xét