luan an tien si, kinh te, tin dung nha nuoc, doi voi phat trien, kinh te ,cua cac tinh, tay nguyen, vu manh bao
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
NCS: VŨ MẠNH BẢO - NHD: PGS., TS. NGÔ HƯỚNG - Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số 62.31.12.01
MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Về mặt lý luận:
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá dịch vụ, các loại tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng được phát triển mạnh mẽ và đa dạng để đáp ứng nhu cầu. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình dày công nghiên cứu về lý luận cũng như nghiên cứu phát triển ứng dụng đối với các loại tín dụng này. Thế nhưng, tín dụng nhà nước do đặc điểm của nó gắn liền với chủ thể là Nhà nước nên quy mô, phạm vi, mục tiêu, đối tượng và điều kiện phát triển có tính đặc thù nhất định nên vẫn chưa nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn ứng dụng.
Xu hướng của sự phát triển kinh tế thị trường đỉnh cao, tín dụng nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng. Nhà nước, không chỉ đơn thuần đi vay để bù đắp cho những khoản chi tiêu duy trì bộ máy khi ngân sách bị thiếu hụt mà còn phát triển mạnh cho vay đầu tư các công trình, các chương trình kinh tế trọng điểm mang tính chuyển dịch có thu hồi vốn trực tiếp.. . Thông qua các nghiệp vụ tín dụng đầu tư, bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu. Là một trong những công cụ điều tiết kinh tế nhằm đảm bảo duy trì ổn định các cân đối lớn, góp phần phát triển bền vững, ngăn chặn, giảm bớt các tác động xấu của khủng hoảng kinh tế. Trong thực tế, các nước có nền kinh tế lớn, kinh tế mới nổi như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc,… là những nước đã phát huy rất tốt vai trò loại hình tín dụng này cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước.
Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển kinh tế nên ở nước ta, loại hình TDNN được phát triển tương đối mạnh từ nhà nước Trung ương (thông qua Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc Nhà nước) 2 đến địa phương (cấp tỉnh) Là hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển. Các tổ chức này ngày càng khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Đó là những định chế tài chính đại diện Nhà nước tham gia với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, cần được bổ sung lý luận góp phần dẫn dắt hoạt động TDNN của nước ta ngày càng phát triển.
Về thực tiễn:
Tây Nguyên là vùng rộng lớn về đất đai (chiếm 16,8% diện tích cả nước), có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng đang là “vùng trũng” kinh tế, còn hàng loạt khó khăn về xã hội, an ninh quốc phòng vẫn còn tiềm ẩn sự bất ổn, do đó việc thu hút đầu tư nói chung và việc đầu tư tín dụng của Nhà nước còn ở mức hạn chế. Năm 2010, GDP (theo giá thực tế) Của khu vực khoảng 83.100 tỷ đồng, bằng 4,2% GDP cả nước; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) 40.840 tỷ đồng, bằng 4,9% cả nước; Thu ngân sách chỉ đáp ứng 51,49% nhiệm vụ chi, phần còn lại trung ương phải hỗ trợ.. .
Để giúp Tây Nguyên vươn lên, theo kịp các vùng miền khác, Nhà nước cần có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vốn đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh. Đảng và Nhà nước năm 2002 đã thành lập Ban chỉ đạo Tây Nguyên chuyên trách, do Ủy viên Bộ Chính trị làm Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo.
Khác với các tỉnh đồng bằng, thành phố, mặc dù tất cả các dự án đầu tư kinh doanh trên địa bàn Tây Nguyên đều thuộc đối tượng khuyến khích, nằm trong danh mục được hỗ trợ tín dụng nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng nhà nước trong khu vực qua khảo sát sơ bộ cho thấy còn rất hạn chế: Tổng dư nợ trên địa bàn Tây Nguyên tại thời điểm 31/12/2010 là 10.762 tỷ đồng, chiếm 5,38% dư nợ của hệ thống NHPT; Tổng mức cung ứng vốn tín dụng nhà nước trong cả giai đoạn 2006-2010 bằng 6,51% GDP, trong đó vốn TDNN đầu tư dự án chiếm 6,72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn TDNN tài 3 trợ xuất khẩu bằng 9,09% kim ngạch xuất khẩu, chưa tương xứng với tiềm năng và chính sách ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này có thể nhận diện: Vừa có nguyên nhân từ phía ngân hàng (cơ chế chính sách, phương pháp điều hành, khả năng nguồn vốn); Vừa xuất phát từ phía doanh nghiệp (khả năng “hấp thụ” vốn kém), bên cạnh đó là những vấn đề tạo môi trường hỗ trợ cho tín dụng phát triển (như quy hoạch, định hướng đầu tư, đất đai,.. .).
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Tín dụng nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của Luận án.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Lý luận một cách có hệ thống về TDNN từ khái niệm cho đến phân tích đặc điểm, phân loại, so sánh sự khác biệt giữa TDNN với TDNH, giữa TDNN với NSNN theo đặc trưng của TDNN trong cơ chế thị trường, trên cơ sở đó làm rõ vai trò và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng nhà nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khảo sát hoạt động TDNN tại các Chi nhánh NHPT tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk- Đăk Nông và Lâm Đồng, từ đó phát hiện các mặt được, các mặt tồn tại hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng.
- Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, cùng với các dự báo dự đoán tình hình trong nước, thế giới cũng như quy hoạch phát triển Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020 tìm ra các nhóm giải pháp tương đối toàn diện, cụ thể thiết thực nhằm phát triển TDNN một cách có hiệu quả trên địa bàn Tây Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vấn đề: “Tín dụng nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
+ Về địa điểm: Vốn tín dụng nhà nước hiện có nhiều kênh thực hiện: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ đầu tư phát triển các địa phương.. . Tuy nhiên, do tỷ trọng lớn và tầm ảnh hưởng, nên đề tài chọn nghiên cứu về tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Phát triển ViệtNam và các Chi nhánh khu vực Tây Nguyên.
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ khi thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2006-2010), kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
1.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Về lĩnh vực tài chính, tín dụng nói chung hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp Tiến sĩ, Thạc sĩ được công bố. Nhưng đối với lĩnh vực tín dụng nhà nước, qua tham khảo, thống kê cho thấy vẫn vẫn chưa nhiều người quan tâm chọn làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt là cấp Tiến sĩ. Có thể thống kê các đề tài:
Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam” (năm 2002), của tác giả Hoàng Văn Quỳnh. Luận án này tác giả tập trung nghiên cứu về mặt cơ chế chính sách tín dụng ĐTPT (với tư cách là tín dụng cho các dự án dài hạn) Trong giai đoạn 1999-2000. Thời gian Luận án nghiên cứu là giai đoạn TDNN ở nước ta bắt đầu có sự chuyển tiếp từ cơ chế mang tính hành chính, kế hoạch hóa tập trung (dự án được các Bộ ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn đồng nghĩa với việc được quyết định cấp tín dụng), sang cơ chế giao quyền tự chủ cho cơ quan cho vay. Vì vậy, việc tổng kết, đánh giá và những giải pháp đề xuất trong Luận án vừa mang tính nghiên cứu vĩ mô, vừa phù hợp với sự ra đời của định chế tài chính Quỹ Hỗ trợ phát triển được Chính phủ thành lập và 5 đi vào hoạt động từ năm 2000.
Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của tác giả Trần Công Hòa (năm 2006). Luận án này có đối tượng nghiên cứu chuyên sâu vào hiệu quả tín dụng ĐTPT nhà nước về mặt tài chính, kinh tế và xã hội; Lấy phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 20002006 thuộc Quỹ Hỗ trợ Phát triển, trong bối cảnh nước ta chuẩn bị gia nhập WTO. Vì vậy, các vấn đề, giải pháp, đề xuất trình bày trong Luận án đều tập trung ở tầm vĩ mô, phục vụ cho việc xây dựng thể chế, cơ chế chính sách và hành lang pháp lý hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước” của tác giả Nguyễn Chí Trang (năm 2009). Luận án này có đối tượng nghiên cứu chuyên sâu về nội dung, phương pháp thẩm định dự án đầu tư, với tư cách thẩm định là một giai đoạn trong cả quá trình quản lý, cho vay nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, đề từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy chế quy trình thẩm định, nâng cao hiệu quả đầu tư TDNN. Do vậy, đây là Luận án có phạm Vi hẹp hơn, nên mặc dù cùng thực hiện trong giai đoạn đã có sự ra đời của NHPT, nhưng không trùng lắp với đề tài đang nghiên cứu.
Các Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nhà nước qua Quỹ Hỗ trợ phát triển” của tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh (năm 2003); Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển” của tác giả Nguyễn Gia Thế (năm 2004); Luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Long” của tác giả Võ Thanh Phong (năm 2009); Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam“ của tác giả Cao Văn Hải (năm 2010); Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất khẩu tại các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển 6 thuộc các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Phạm Thị Thu Hà (năm 2010),.. . Tương tự vậy, các Luận án, công trình này có phạm vi nghiên cứu một lĩnh vực hoạt động (hoặc TDĐT, hoặc TDXK, hoặc hiệu quả TDNN) Mà chưa đề cập, hệ thống hoá và phát triển lý luận TDNN trong cơ chế thị trường góp phần giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong lý luận cũng như thực tiễn.
Đối với các đề tài khoa học cấp ngành, thời gian qua cũng có một số đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT Việt Nam tổ chức nghiên cứu các đề tài về TDNN như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Hà Tĩnh” của Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh, (năm 2010); “Giải pháp đẩy mạnh tín dụng đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An” của Chi nhánh NHPT Nghệ An, (năm 2011); “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đầu tư ở Hải Dương” của Chi nhánh NHPT Hải Dương, (năm 2010); “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài để bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư của NHPT Việt Nam trong điều kiện nguồn vốn có giới hạn” của Chi nhánh NHPT Phú Yên, (năm 2011), “Tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Chi nhánh NHPT Thừa Thiên - Huế” … Đây là những đề tài có phạm vi nghiên cứu một vấn đề, một lĩnh vực cụ thể, tương đối hẹp. Qua tham khảo cho thấy những đề tài khoa học của ngành trong thời gian qua chưa có nghiên cứu sâu những vấn đề thuộc về lý luận TDNN, mà tập trung giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tế tác nghiệp tại đơn vị, địa phương, một lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể.
Đối với nghiên cứu phát triển tín dụng nói chung trên địa bàn Tây Nguyên ở cấp Tiến sĩ đã có Luận án “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Tằm (năm 2006). Tuy cùng địa bàn nghiên cứu là Tây Nguyên, nhưng về đối 7 tượng thì Luận án này đi vào lĩnh vực tín dụng ngân hàng thuộc hoạt động kinh doanh tiền tệ và chuyên sâu vào mảng tín dụng dành cho phát triển nông nghiệp nông thôn mà cụ thể hóa là kinh tế trang trại.
Như vậy, có thể xác định hầu như chưa có đề tài đi vào nghiên cứu ở cấp Tiến sĩ khá toàn diện về lĩnh vực tín dụng nhà nước cả về lý luận cũng như ứng dụng thực tiễn kể từ khi nước ta trở thành thành viên của WTO và vai trò, sự phát triển của nó đối với một vùng kinh tế đặc thù như Tây Nguyên. Do vậy, đây là đề tài mới, mang tính cấp thiết.
1.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Luận án đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn dùng phương pháp:
- Phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh phân tích, xử lý số liệu phù với mục đích nghiên cứu đánh giá.
- Phương pháp kế thừa; Quan trọng nhất là luận án đã hệ thống hoá những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là lý luận về tín dụng nhà nước của các Nhà khoa học, của các công trình nghiên cứu đi trước để phân tích, đúc kết phát triển lý luận phù hợp với kinh tế thị trường hội nhập.
- Phương pháp chuyên gia thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận các Nhà khoa học, các chuyên gia tài chính ngân hàng am hiểu sâu về lĩnh vực mà Luận án nghiên cứu.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa về lý luận: Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về tín dụng nhà nước trong cơ chế thị trường hiện đại một cách có hệ thống và vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế, từ đó có thêm cách nhìn bao quát và đầy đủ hơn về tín dụng, tương ứng với xu thế phát triển TDNN trong thời kỳ hội nhập.
Ý nghĩa thực tiễn: Gắn lý luận với điều hành thực tiễn trên cơ sở đó đề 8 xuất những vấn đề mới về:
Đa dạng hoá công tác phát triển nguồn vốn tín dụng nhà nước, đổi mới cơ chế chính sách quản lý, điều hành vốn tín dụng nhà nước có tính đến sự phù hợp với đặc thù Tây Nguyên. Định hướng danh mục đầu tư với cơ cấu hợp lý theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa gắn an sinh xã hội, an ninh quốc phòng cho từng địa phương. Đặc biệt là đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thông qua việc đề xuất lượng hoá các chỉ tiêu phi tài chính trong nội dung thẩm định.. .
Ngoài ra, Luận án còn có các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng nhà nước đối với các doanh nghiệp - chủ thể sử dụng vốn và các biện pháp hỗ trợ của các cấp chính quyền có thể áp dụng vào thực tiễn ở Tây Nguyên phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Các giải pháp của Luận án có khả năng nhân rộng ra cả nước vì những khó khăn ràng buộc của cơ chế tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và việc cải thiện điều kiện tiếp cận vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền có những nét cơ bản tương đồng.
1.7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng nhà nước trong cơ chế thị trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng nhà nước trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Chương 3: Giải pháp tín dụng nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm và phát triển khái niệm TDNN trong cơ chế thị trường
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước
1.1.3. Phân loại tín dụng nhà nước
1.1.4. Điểm khác biệt giữa TDNN với TDNH và vốn NSNN
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1.2.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động tín dụngngân hàng nói chung
1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động TDNN
1.3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả TDNN
1.3.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả TDNN
1.4. VAI TRÒ TDNN TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.4.1. Là công cụ tài chính trực tiếp tham gia điều hành kinh tế vĩ mô
1.4.2. Là đòn bẩy kích thích đầu tư, kích thích xuất khẩu
1.4.3. Khởi xướng, dẫn dắt, kích thích, tập trung các nguồn vốn
1.4.4. Tham gia thực hiện chính sách kinh tế gắn với an sinh xã hội - anninh quốc phòng
1.4.5. Tham gia tích cực trong lĩnh vực đầu tư, phát triển môi trường
1.4.6. Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
1.5. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TDNN
1.5.1. Khảo sát mô hình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nướccủa một số quốc gia
1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra để tổ chức thực hiện chính sáchtín dụng nhà nước ở Việt Nam
Kết luận Chương
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Chính trị - xã hội
2.1.3. Thế mạnh về tiềm năng và lợi thế so sánh của Tây Nguyên đối với lĩnh vực đầu tư phát triển
2.1.4. Những hạn chế, khó khăn của Tây Nguyên
2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên gia iđoạn 2001-2010
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TDNN CỦA CÁC CHI NHÁNH NHPT TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN (2006-2010)
2.2.1. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực các Chi nhánh NHPT trênđịa bàn
2.2.3. Cơ chế chính sách hoạt động của các Chi nhánh NHPT trênđịa bàn
2.2.4. Hoạt động TDNN của các Chi nhánh NHPT trên địa bàn Tây Nguyên
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN2006-2010
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động TDNN trên địa bàn Tây Nguyên
2.4. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, TỒN TẠI
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Kết luận Chương
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
3.1.1. Những định hướng, chính sách phát triển Tây Nguyên của Đảng, Nhà nước
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2015
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển của NHPT Việt Nam
3.1.4. Quan điểm đề xuất giải pháp tín dụng nhà nước
3.2. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và điều hành TDNN có tính đến đặc thù Tây Nguyên
3.2.2. Đổi mới điều hành tác nghiệp TDNN của các Chi nhánh NHPT trên địa bàn với mục tiêu phát triển an toàn bền vững
3.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng nhà nước, trước hết là đột phá trong công tác thẩm định, đổi mới trong khâu giám sát
3.2.4. Nâng cao năng lực tiếp cận TDNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ
Kết luận Chương
3.3. KHUYẾN NGHỊ
3.3.1. Với Đảng, Chính phủ, Bộ ngành
3.3.2. Ban chỉ đạo Tây Nguyên
3.3.3. NHPT Việt Nam
3.3.4. Chính quyền các tỉnh trên địa bàn
3.3.5. Đối với các doanh nghiệp
3.3.6. Các Chi nhánh NHPT khu vực
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, kinh te, tin dung nha nuoc, doi voi phat trien, kinh te ,cua cac tinh, tay nguyen, vu manh bao
Nhận xét
Đăng nhận xét