Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, lich su viet nam, moi quan he, viet – han, trong va sau, chien tranh, cua my, tai viet nam (1955 - 2005), ku su jeong

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM


MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM (1955 - 2005)


DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Việt Nam và Hàn Quốc 1 là hai quốc gia cùng nằm ở phía đông châu Á, đều là hai bán đảo như hai bao lơn trông ra Thái Bình Dương. Hai nước đều có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, có nền văn hóa truyền thống lâu đời, và cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Hoa. Theo phong thủy Trung Hoa, Hàn Quốc là “Thanh Long ở bên tả”, còn Việt Nam là “Bạch Hổ ở bên hữu”  của Trung Quốc [198,49-50]. Vì vậy, không hẹn mà gặp, hai nước có nhiều điểm tương đồng về các mặt văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và cả về mặt lịch sử.. .

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, hai dân tộc đều có chung một cảnh ngộ là liên tục bị các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm lược và tìm cách đô hộ. Từ đầu công nguyên, cả hai dân tộc đều bị đặt dưới chế độ quận huyện của nhà Hán. Đến nhà Đường, Hàn Quốc trở thành An Đông đô hộ phủ, còn Việt Nam trở thành An Nam đô hộ phủ. Vương triều Cao Ly và nhà Trần Đại Việt ở thế kỷ XIII đều đã ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên, giữ vững chủ quyền dân tộc.

Mở đầu cho trang sử quan hệ hai nước là sự kiện hoàng tử Đại Việt Lý Dương Côn vượt biển sang Cao Ly định cư vào thế kỷ XII. Khoảng một thế kỷ sau, một hoàng tử Đại Việt khác là Lý Long Tường cũng dong buồm đến Cao Ly và tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ nước này chống lại quân xâm lược Mông Nguyên. Trong những thế kỷ sau, quan hệ hai nước tiếp tục được duy trì bằng các cuộc gặp gỡ của các sứ thần khi đi sứ sang Trung Hoa.

Bước sang thời kỳ cận hiện đại, hai nước đều lâm vào cảnh ngộ vong quốc. Hàn Quốc phải chịu ách thống trị của quân phiệt Nhật, còn Việt Nam thì nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Một cách chi tiết hơn, do chính sách bành trướng của chủ nghĩa đế quốc Pháp thời Napoléon III, không chỉ Việt Nam bị xâm lăng mà Triều Tiên cũng trải qua cuộc chiến tranh Bính Dần Dương Nhiễu3 với Pháp. Sau đó, với chính sách Đại Đông Á, phát xít Nhật cũng xâm chiếm Việt Nam dù là một thời gian ngắn. Cùng là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc, hai dân tộc có chung quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, các nhà yêu nước Việt Nam và Hàn Quốc sớm có những sự giao tiếp, hợp lực để giúp nhau trong khát vọng giành tự chủ dân tộc: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc.. . Của Việt Nam và Triệu Tố Ngang, Kim Khuê Thực.. . Của Hàn Quốc.

Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Việt Nam và Hàn Quốc đều chớp thời cơ giành độc lập. Song niềm vui ấy của nhân dân hai nước kéo dài không được bao lâu thì tai họa thực dân đế quốc lại ập tới. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, trong đó, Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai quốc gia nằm trong chiến lược này. Ở Hàn Quốc, Mỹ giải tán chính phủ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, lập ra chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do Lý Thừa Vãn làm tổng thống (1948). Còn ở Việt Nam, Mỹ không công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngược lại hỗ trợ đắc lực cho Pháp lập ra chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng (1949). Sau khi chính quyền Bảo Đại thất bại, Mỹ sử dụng con bài tiếp theo là Ngô Đình Diệm để lập ra chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Nam Việt Nam. Vì đều là quốc gia chống Cộng, thân Mỹ nên suốt thời gian từ 1955 đến 1975, hai chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc luôn có mối quan hệ gần gũi, gắn kết với nhau.

Có thể nói, Việt Nam và Hàn Quốc là những nơi diễn ra xung đột gay gắt nhất của chủ nghĩa can thiệp đế quốc Mỹ với cách mạng giải phóng dân tộc thông qua hình thức “chia cắt”  và “chiến tranh”. Cuộc chiến mà Mỹ tiến hành trên hai bán đảo Triều Tiên và Đông Dương đã khiến hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử hiện đại của mình.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan hệ hai nước trải qua gần hai thập kỷ bị gián đoạn (1975-1992). Ngày 22 1992, quan hệ hai nước chính thức bước sang một trang sử mới khi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước không ngừng phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, khoa học.. .

Như vậy, không chỉ về mặt truyền thống văn hóa mà còn cả về mặt lịch sử, đặc biệt là lịch sử hiện đại đầy thăng trầm và thử thách – sự chia cắt đất nước, những cuộc cách mạng và chiến tranh – gần như không có dân tộc nào ở cùng một khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung lại gần gũi như hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là lý do căn bản mà tôi chọn mối quan hệ Việt – Hàn làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

Tuy hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có một quá trình quan hệ gắn bó lâu dài và mật thiết, nhưng đến nay ở cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mối quan hệ này. Đặc biệt, sự nghiên cứu về mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 1955-2005 đến nay hầu như bỏ ngỏ.

Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005)”  để thực hiện luận án tiến sĩ, một mặt là lấp khoảng trống đó trong sử học của hai nước, mặt khác rút ra từ quá khứ những bài học lịch sử để có thể vận dụng vào việc đẩy mạnh bang giao hai nước trong hiện tại và tương lai.

GS Bruce Cumsming từng nói: “Tất cả mọi người đều có thể nhớ lịch sử, nhưng điều quan trọng là nhớ lịch sử nào và đánh giá bằng quan điểm đạo đức nào”  [221,169]. Quan hệ Việt – Hàn là một tiến trình lâu dài mà khi nghiên cứu 13 chúng tôi đã chọn cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam làm bối cảnh (context) Cho tiến trình này. Bởi lẽ, quân đội Hàn Quốc đã từng tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam, tạo nên thời kỳ đen tối nhất trong trang sử quan hệ hai nước. Triết gia Mỹ George Santayana có câu nói rất nổi tiếng: “Những ai không chịu rút ra bài học từ lịch sử thì sẽ phải lặp lại bài học ấy một lần nữa”  [133,63]. Đây chính là mối quan tâm và mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận án này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng luận án là quan hệ giữa Đại Hàn Dân Quốc với Việt Nam Cộng hòa và sau đó là với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong nửa thế kỷ qua.

Từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đến nay, ở Việt Nam có các Nhà nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1976), Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 - 1976), Quốc gia Việt Nam (1949 - 1955), Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975), Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976 - nay). Trong khi đó, ở Triều Tiên có các Nhà nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948 - nay) ở bắc vĩ tuyến 38o và Đại Hàn Dân Quốc (1948 – nay) ở nam vĩ tuyến 38o.

Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận án có những hạn chế nhất định, nên trong luận án này chúng tôi chỉ đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa với Đại Hàn Dân Quốc (chương II và chương III) Và giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đại Hàn Dân Quốc (chương IV). Về mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, giữa Quốc gia Việt Nam với Đại Hàn Dân Quốc, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày trong một công trình nghiên cứu khác.

Về thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án trải dài từ ngày 27 1955 (khi hai chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao) Cho đến ngày 31 2005. Đề cập đến mối quan hệ Việt – Hàn trong thời gian 50 năm là một phạm vi nghiên cứu quá rộng đối với một luận án tiến sĩ.

Nhưng tác giả luận án vẫn chọn phạm vi nghiên cứu này vì cho đến thời điểm hiện tại, cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chưa có một công trình khoa học nào về lịch sử quan hệ Việt – Hàn một cách tổng quát và toàn diện.

Để tiện cho việc nghiên cứu, thời gian nửa thế kỷ ấy được chia giai đoạn như sau: C Giai đoạn 1955 – 1963: Giai đoạn trước khi Hàn Quốc can dự vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. D Giai đoạn 1964 – 1975: Giai đoạn Hàn Quốc can dự vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và hai năm sau Hiệp định Paris. Đến năm 1973, lực lượng quân đội Hàn Quốc đã triệt thóai khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn duy trì mối quan hệ với Việt Nam Cộng hòa cho đến khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. E Giai đoạn 1975 – 2005: Giai đoạn Việt Nam lập lại hòa bình và thống nhất đất nước. Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn nhỏ:

- 1975-1992: Giai đoạn quan hệ giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn.

- 1992-2005: Giai đoạn hai nước nối lại quan hệ và hợp tác phát triển.

Tuy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là mối quan hệ Việt – Hàn trong thời gian 1955 – 2005, nhưng chúng tôi cũng điểm qua một cách sơ lược những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước từ thế kỷ XII (khi hoàng tử Lý Dương Côn đặt chân lên đất nước Cao Ly) Đến giữa thế kỷ XX.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu

Như đã trình bày ở phần đầu của Dẫn luận, quan hệ Việt – Hàn từ trước đến nay chưa được khảo sát một cách đầy đủ. Những công trình nghiên cứu hiện có thường tập trung vào giai đoạn thế kỷ XII – XIX. Trong khi những giai đoạn về sau thì chưa thấy một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Cho nên, khi thực hiện luận án, chúng tôi chủ yếu dựa vào những nguồn tài liệu tản mạn trên nhiều lĩnh vực khác nhau để cố gắng xâu chuỗi những sự kiện nhằm tái hiện lịch sử quan hệ hai nước một cách toàn diện. Cụ thể những nguồn tư liệu chính được khảo cứu trong luận án này như sau:

1) Tư liệu về quan hệ Việt – Hàn giai đoạn trước năm 1955 Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Hán học Lê Dư là người đầu tiên đề cập đến hoàng tử Lý Long Tường trong bài viết “Cháu 22 đời vua Lý Anh Tông (11371195) Hiện ở Cao Ly”  trên tạp chí Tri Tân (số xuân Nhâm Ngọ, 1942). Năm 1959, nhà sử học Trần Văn Giáp trong một chuyến sang thăm Bắc Hàn đã thu thập và mang về Việt Nam một số tài liệu quý liên quan đến dòng họ Lý Hoa Sơn. Cũng năm 1959, một tác giả khác là Trần Đại Sỹ đã phát hiện tại thư viện Paris một bài viết về Lý Long Tường đăng trên tập san Sử địa (số 2,1941) Của Nhật Bản. Năm 1980, ông Trần Đại Sỹ lại tìm thấy Trần tộc vạn thế ngọc phả tại Trung Quốc, trong đó có phần ghi chép về Ninh tổ hoàng đế Trần Lý với những thông tin mới về Lý Long Tường. Sau hai chuyến thăm Bắc Hàn và Nam Hàn vào các năm 1980 và 1983, Trần Đại Sỹ công bố bài viết “Đi tìm con cháu thuyền nhân 849 năm trước: Nguyên tổ hai dòng họ Lý tại Đại Hàn”.

Tại Hàn Quốc, năm 1948, tác giả Kim Vĩnh Kiện cho xuất bản quyển sách Triều Tiên trong thời đại khai hóa, trong đó có đề cập đến Lý Long Tường. Năm 1966, nhà dân tộc học Choi Sang Su cho xuất bản quyển sách Mối quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam. Có thể nói đây là công trình duy nhất nghiên cứu về quan hệ hai nước dựa trên khía cạnh lịch sử. Tác giả tường thuật lại những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Hàn-Việt từ những năm 1216 – 1965, bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.. .

Đến năm 1997, Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho xuất bản tập Người ViệtNam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt – Triều trong lịch sử. Nhìn chung, công trình của Choi Sang Su và tài liệu của Hội sử học Việt Nam đã thu thập và trình bày tương đối đầy đủ những cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên, hai nguồn tư liệu này chỉ mang nặng tính tường thuật và liệt kê các sự kiện hơn là đi sâu vào phân tích, đánh giá các nguồn sử liệu, nên chưa thể tái hiện bức tranh quá khứ một cách có hệ thống.

Bước vào thời cận hiện đại, quan hệ hai nước còn thể hiện bằng mối liên hệ giữa các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh với Triệu Tố Ngang, Kim Khuê Thực.. . Đến nay, nội dung này chỉ là những thông tin được tìm thấy tản mạn, manh mún trong các tác phẩm của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, cùng những báo cáo của mật thám Pháp về họat động của Nguyễn Ái Quốc được nhắc đến trong các tác phẩm: Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923) Của Thu Trang và Thêm một số tư liệu về họat động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Pháp của Nguyễn Phan Quang.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành về nội dung này. Có thể thấy đây là một khoảng trống đáng tiếc trong tiến trình nghiên cứu lịch sử quan hệ hai nước. Hiện nay, những tài liệu về sự liên hệ của Nguyễn Ái Quốc với những người Triều Tiên có thể tìm thấy trong phông hồ sơ lưu trữ của Quốc tế Cộng sản (nay là lưu trữ quốc gia CHLB Nga), phông lưu trữ của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản với Đảng Cộng sản Đông Dương.. . Ngoài ra, tác giả luận án này cũng tìm 17 thấy những bài báo của Hồ Chí Minh viết về chiến tranh Triều Tiên được ký với bút danh Đ. X., C. B., T. L đăng trên các báo Cứu quốc, Nhân dân.. . Vào những năm 1950-1955 hiện đang lưu trữ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, đây là những tư liệu quý giá cần được khai thác, công bố rộng rãi.. . Nên dù chưa có điều kiện nghiên cứu, tác giả vẫn mạn phép được dẫn ra trong luận án này.

2) Tư liệu về quan hệ Việt – Hàn giai đoạn 1955 – 1975

Tài liệu về quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa với Đại Hàn Dân Quốc giai đoạn 1955-1975 được sử dụng nghiên cứu phục vụ luận án này chủ yếu là những tư liệu gốc hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II ở TP. HCM. Các tài liệu này được chia thành hai nguồn, gồm: Văn bản về quan hệ hai nước lưu trữ ở phông tài liệu Phủ tổng thống và Phủ thủ tướng; Tư liệu thống kê từ các cơ quan chức năng. Các tư liệu trên tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II được lưu trữ trong hai phông là Phông Phủ tổng thống đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) Và Phông Phủ tổng thống đệ nhị Cộng hòa (1964-1975). Ngoài ra còn có những sách báo, tạp chí.. . Khác của chế độ Sài Gòn lưu trữ tại Thư viện tổng hợp TP. HCM.

Tại Hàn Quốc, có thể tìm thấy những tư liệu về quan hệ Việt – Hàn, đặc biệt là những tư liệu liên quan đến việc Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, được lưu trữ tại Phòng sử liệu ngoại giao thuộc Bộ Thương mại – Ngoại giao Hàn Quốc. Ngòai ra, ngày 26 2005, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho công khai những văn kiện ngoại giao liên quan đến chiến tranh Việt Nam từ 1965-1973 (49 quyển, khoảng 7400 trang). Sau đó, ngày 02 2005, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng công khai những văn kiện liên quan đến chiến tranh Việt Nam (17 quyển, hơn 1700 trang). Đây là những nguồn tư liệu mới mẻ và rất quý giá đối với những nhà nghiên cứu, có thể làm sáng rõ những khúc mắc lịch sử lâu nay vẫn bị vùi lấp về chiến tranh Việt Nam.
-----------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu
4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận án
5. Những đóng góp của luận án
Chương I. Mối quan hệ Việt − Hàn trong lịch sử (trước năm 1955)
1.1. Quan hệ Việt − Hàn trong thời kỳ hai nước có chủ quyền
1.1.1. Sự khởi đầu của mối quan hệ Việt − Hàn dưới góc nhìn tông tộc
1.1.2. Mối quan hệ giao lưu giữa các sứ thần Đại Việt − Triều Tiên
1.1.3. Sự kiện những người dân đảo Tế Châu (Je−ju) Trôi dạt đến Hội An
1.2. Quan hệ Việt − Hàn trong thời kỳ hai nước mất chủ quyền
1.2.1. Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và những nhà cách mạng Triều Tiên
1.2.2. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và phong trào giải phóng dântộc Triều Tiên
Tiểu kết
Chương II. Mối quan hệ Việt − Hàn giai đoạn Hàn Quốc chưa can dự vào chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955 − 1963)
2.1. Cơ sở của mối quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
2.2. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
2.2.1. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Lý Thừa Vãn
2.2.2. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Yun Po Sun
2.2.3. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Park Chung Hee
2.3. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc liên kết hành động chống Cộng ở châu Á
2.3.1. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc tham gia Liên minh Nhân dân châu Á chống Cộng
2.3.2. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc trong việc thành lập Trung tâm chống Cộng châu Á
2.4. Hàn Quốc với việc gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam
2.4.1. Lý Thừa Vãn muốn gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam
2.4.2. Park Chung Hee muốn gửi quân sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam
Tiểu kết
Chương III. Mối quan hệ Việt − Hàn giai đoạn Hàn Quốc can dự vào chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1964 − 1973) Và giai đoạn sau Hiệpđịnh Paris (1973 − 1975)
3.1. Quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giai đoạn Hàn Quốc gửi quân (1964 − 1969)
3.1.1. Việc Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam
3.1.1.1. Việc gửi quân phục vụ chiến đấu (1964 − 1965)
3.1.1.2. Việc gửi quân chiến đấu (1965 − 1969)
3.1.2. Những hoạt động của quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam
3.1.2.1. Những hoạt động tác chiến tại miền Nam Việt Nam
3.1.2.2. Những công tác dân sự vụ tại miền Nam Việt Nam
3.1.3. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.1.3.1. Hiệp định về địa vị quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam
3.1.3.2. Chuyến viếng thăm lẫn nhau của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.1.3.3. Chuyến viếng thăm lẫn nhau của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc và Việt Nam Cộng hòa
3.1.4. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.1.4.1. Đoàn hợp tác kinh tế của Hàn Quốc tại Việt Nam
3.1.4.2. Hội nghị kinh tế cấp cao Hàn − Việt lần thứ nhất
3.1.4.3. Hội nghị kinh tế cấp cao Hàn − Việt lần thứ hai
3.2. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giai đoạn Hàn Quốc rút quân (1970 − 1973)
3.2.1. Hàn Quốc rút quân khỏi Việt Nam
3.2.1.1. Hàn Quốc rút quân lần thứ nhất
3.2.1.2. Hàn Quốc rút quân lần thứ hai
3.2.2. Những hoạt động của quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam
3.2.3. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.2.4. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.3. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giaiđọan sau Hiệp định Paris (1973 – 1975)
3.3.1. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
3.3.2. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc
Tiểu kết
Chương IV. Mối quan hệ Việt − Hàn sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1975 − 2005)
4.1. Thời kỳ quan hệ ngoại giao Việt − Hàn bị gián đoạn (1975 − 1992)
4.2. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt − Hàn
4.3. Quan hệ Việt − Hàn từ năm 1992 đến năm 2005
4.3.1. Quan hệ bang giao
4.3.2. Quan hệ kinh tế
4.3.3. Quan hệ văn hóa
Tiểu kết
Kết luận
Chú thích
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
-------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Tài liệu tiếng Việt
1. Alan, Dawson (1990), 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Cao Minh trích dịch, NXB Sự thật, Hà Nội.
2. Amter Joseph (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, người dịch Nguyễn Tấn Cư, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3. Andrew. C. Nahm (2005), Lịch sử & văn hóa bán đảo Triều Tiên, biên dịch Nguyễn Kim Dân, NXB Văn hóa thông tin, TP. HCM.
4. Bộ Ngoại giao Việt Nam, http://www.mofa.gov.vn
5. Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 – Những sự kiện quân sự, Hà Nội.
6. Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997, 1999), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập III, IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bùi Diễm (2000), Gọng kìm lịch sử, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, USA.
8. Bùi Duy Tân, Đinh Gia Khánh (1964), Văn học cổ Việt Nam, Tập II, Hà Nội.
9. Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn (1979), Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Hà Sơn Bình xuất bản.
10. Carter J. Eckert, Ki Baik Lee, Young Ick Lew, Michael Robinson, Edward Wagner (2001), Korea xưa và nay, người dịch Mai Đặng Mỹ Hiền, NXB TP.Hồ Chí Minh.
11. Chính Đạo (2000), Việt Nam niên biểu 1939 – 1975, tập I c , NXB Văn hóa, Houston, Texas, Mỹ.
12. Cho Jae Hyon (2002), “Câu chuyện những người dân đảo Tế Châu (Je-ju) Hàn Quốc trôi dạt đến An Nam”, Tạp chí Xưa và nay, số 107, tháng 1.
13. Cho Jae Hyon (1995), “Quan hệ Hàn – Việt trong lịch sử”, Tạp chí Xưa và nay, số 11, tháng 1.
14. Cục nghiên cứu thuộc Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Tội ác của quân đội Nam Triều Tiên tại miền Nam Việt Nam.
15. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, www.hanquocngaynay.com
16. Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
17. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1997), Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục.
18. Đoàn Thêm (1966), 20 năm qua 1945 – 1964, việc từng ngày, Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn.
19. Đoàn Thêm (1971), 1969 việc từng ngày, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Sài Gòn.
20. Đối thoại với các nền văn hóa – Triều Tiên (2002), Biên dịch Trịnh Huy Hóa, NXB Trẻ, TP.HCM.
21. Grant Evans và Kelvin Rowley (1986), Chân lý thuộc về ai?, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
22. Hà Hồng Hải (2003), “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Một thập niên phát triển đầy ý nghĩa”, Nghiên cứu Quốc tế, số 50.
23. Hà Minh Hồng (1997), Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Tập bài giảng, Tủ sách ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM.
24. Hoàng Lê – chủ biên (1996), Những chuyện về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Sĩ Khoách, Hà Minh Hồng, Võ Văn Sen (1998), Lịch sử Việt Nam 1945-1975, NXB Mũi Cà Mau.
29. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1957), “Ngô Tổng thống viếng thăm Hán Thành vào ngày 18-09-1957”, Thông tấn xã Việt Nam, hồ sơ 8689, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II. 235
30. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1957), Trích báo Cách mạng quốc gia, số 669, ngày 19-09-1957, hồ sơ 8689, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
31. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1957), Thông tấn xã Việt Nam ngày 20-09-1957, số 2393, hồ sơ 8689, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
32. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1958), Bộ Thông tin và Thanh niên ngày 06-11-1958, số 5187, Hộp số 909, hồ sơ 8824, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
33. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1959), “Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Seoul gởi ông Bộ trưởng Ngoại giao, số SQHT/TTBC/80, ngày 07-01-1959 về việc nữ học sinh trường Trung học Soodo xin thơ mời chính thức để biểu diễn thể thao ở Việt Nam”, hồ sơ 8916, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
34. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1959), “Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Seoul gởi ông Bộ trưởng Ngoại giao, số SQHT/VP/83/M, ngày 29-12-1959 về việc thành lập Hội sinh viên Hàn – Việt”, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
35. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1960), “Phúc trình của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hán Thành số SQHT/CT/94/M ngày 22-3-1960 về việc Phái đoàn thiện chí Đại Hàn sang Việt Nam”, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
36. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1960), “Những biến cố xảy ra tại Đại Hàn”, Hộp số 936, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
37. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1960), “Phúc trình của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hán Thành số SQHT/CT/98/M ngày 5-5-1960” về quan hệ giữa Việt Nam và Đại Hàn, Hộp số 936, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
38. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1960), “Phúc trình của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hán Thành số SQHT/CT/M/99 ngày 4-6-1960” v/v Chính phủ lâm thời Đại Hàn” Hộp số 936, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
39. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1960), “Phúc trình của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hán Thành số SQHT/CT/M/119 ngày 27-12-1960” về tình hình bang giao giữa Đại Hàn và Việt Nam, Hộp số 936, hồ sơ 9096, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
40. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1961), “V/v Phái đoàn thiện chí Đại Hàn viếng thăm Việt Nam” số 754-NL/M, ngày 29-06-1961, hồ sơ 9170, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
41. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1961), VTX, Thứ Tư 16-8-1961 (Buổi chiều), số 3815, tr.H.1a, hồ sơ 19128, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
42. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “V/v Phái đoàn thiện chí Kim Chong Pil” số 127-NL/M, ngày 30-01-1962, hồ sơ 9259, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
43. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Nguyễn Quý Anh – Đại lý Đại sứ Việt Nam tại Seoul gửi Bộ trưởng Ngoại giao về việc thiết lập Trung tâm chống Cộng Á châu ở Hán Thành, ngày 17-03-1962”, Hộp số 959, hồ sơ 9289, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
44. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Tổng thống Posun Yun từ chức”, công hàm số SQHT/754/CT/M, ngày 22-03-1962, Hộp số 959, hồ sơ 9289, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
45. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Embassy of Vietnam Seoul kính gửi ông Bộ trưởng Ngoại giao về thông điệp của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa gửi Tổng thống Đại Hàn, ngày 25-04-1962”, Hộp số 959, hồ sơ 9289, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
46. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Embassy of Vietnam Seoul kính gửi ông Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn về Chính phủ Việt Nam mời phái đoàn chuyên viên Đại Hàn, ngày 25-04-1962”, hồ sơ 9259, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
47. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Bộ trưởng Ngoại giao phiếu trình Tổng thống về việc Đại Hàn đề nghị ký kết với Việt Nam một thỏa ước thương mại, ngày 05-10-1962”, Hộp số 1391, hồ sơ 14808, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
48. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhất Cộng hòa (1962), “Vũ Văn Mẫu – Bộ trưởng Ngoại giao gửi Đổng lý văn phòng phủ Tổng thống về việc thiếp lập Trung tâm chống 236
49. Hồ sơ v/v ngoại giao – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1965), “V/v quân nhân Đại Hàn phạm pháp tại Việt Nam”, tháng 9, Hộp số 57, hồ sơ 531, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
50. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1968), “Trần Văn Đỗ-Tổng trưởng Bộ Ngoại giao trình cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về việc tăng viện quân số Đại Hàn tại Việt Nam vào ngày 28-02-1968”, Hộp số 57, hồ sơ 528, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
51. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1968), “Đỗ Cao Trí Đại sứ Việt Nam tại Seoul đệ trình lên Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng về việc xin Đại Hàn tăng viện vào ngày 08-05-1968”, Hộp số 57, hồ sơ 528, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
52. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1968), “Nguyễn Văn Vĩ Trung tướng Tổng trưởng Bộ Quốc phòng gửi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về việc tăng viện quân Đại Hàn vào ngày 25-05-1968”, Hộp số 57, hồ sơ 528, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
53. Hồ sơ v/v quan hệ ngoại giao – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1969), “Thông cáo chung của Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Hán Thành, tháng 5, hồ sơ 1635, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
54. Hồ sơ v/v quan hệ ngoại giao – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1969), “Điểm báo ngoại quốc : Báo chí Đại Hàn bình luận về cuộc công du Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, hồ sơ 1645, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
55. Hồ sơ v/v quan hệ ngoại giao – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1969), “Những hoạt động của quân lực Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa trong 4 năm qua”, hồ sơ 532, hộp số 57, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
56. Hồ sơ v/v quan hệ ngoại giao – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1970), “v/v phê chuẩn thỏa ước hợp tác kinh tế và kỹ thuật Việt – Hàn”, hồ sơ 2605, hộp số 246, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
57. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1971), “Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc Chính phủ Đại Hàn nghiên cứu vấn đề rút quân ra khỏi Việt Nam vào ngày 12-01-1971”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
58. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1971), “Tổng trưởng Ngoại giao kính gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về việc quân đội Đại Hàn triệt thoát khỏi Việt Nam, ngày 04-02-1971”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
59. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1971), “Đại sứ Phạm Xuân Chiểu gửi Tổng trưởng Ngoại giao về việc báo chí bình luận việc quân đội Đại Hàn triệt thoát khỏi Việt Nam, ngày 14-09-1971”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
60. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1972), “Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về việc đề nghị của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu Đại Hàn tiếp tục duy trì tại Việt Nam hai sư đoàn Mãnh Hổ và Bạch Mã tới hết năm 1973 hay có thể đến năm 1974, ngày 10-02-1972”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
61. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1972), “Tổng trưởng Ngoại giao gửi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về vấn đề triệt thoái quân lực Đại Hàn, ngày 25-09-1972”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
62. Hồ sơ v/v hoạt động của quân đội Đại Hàn tại Việt Nam Cộng hòa 1964-1974 – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1972), “Tổng trưởng Ngoại giao gửi Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc triệt thoái quân đội Đại Hàn, ngày 16-10-1972”, Hộp số 58, hồ sơ 534, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
63. Hồ sơ v/v các phái đoàn, cá nhân Đại Hàn xin yết kiến tổng thống – FOND Đệ nhị Cộng hòa (1974), “Đại sứ Đại Hàn Yangsoo Yoo đến yết kiến tổng thống để chào cáo biệt”, ngày 11-03-1974”, Hộp số 199, hồ sơ 2.023, Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
64. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1997), Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt – Triều trong lịch sử, Hà Nội.
65. Joyaux, Francois (1981), Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I – Giơ-ne-vơ 1954 (bản dịch), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.
66. Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương (2001), Lịch sử Trung Quốc 5000 năm, Tập I, II, III, người dịch Trần Ngọc Thuận, NXB Trẻ.
67. Lee Keun Yeop (1997), “Cái đẹp trong con người Hồ Chí Minh(Việt Nam) và Lee Sun Sin(Hàn Quốc)”, Tạp Chí Xưa và nay, số 36, tháng 2.
68. Lê Khắc Hòa (1926), “Ông Mạc Đĩnh Chi ở Cao Ly”, An Nam tạp chí, số tháng 8.
69. Lê Mạnh Trinh (1975), “Những ngày ở Quảng Châu và ở Xiêm”, Bác Hồ, NXB Văn học, Hà Nội
70. Lê Mậu Hãn – chủ biên (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội.
71. Lê Quý Đôn toàn tập, Tập II (1977), Kiến Văn Tiểu lục, NXB KHXH, Hà Nội.
72. Lê Thị Kinh (2003), Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, tập II, NXB Đà Nẵng.
73. Lưu Văn Lợi (1998), 50 năm ngoại giao Việt Nam, Tập I, II, NXB Công An nhân dân, Hà Nội.
74. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước (1986), NXB Sự thật, Hà Nội.
75. N. Niculin (2000), “Quan hệ văn học Việt Nam – Triều Tiên cuối thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XVIII” trong Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
76. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1985), Đại Việt Sử ký toàn thư, Tập II, NXB KHXH, Hà Nội.
77. Nguyễn Anh Thái – chủ biên (1996), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – 1995, T ập III, IV, NXB ĐHQGHN.
78. Nguyễn Bá Thành – biên soạn (1996), Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
79. Nguyễn Cảnh Huệ, Nguyễn Trinh Nghiệu (2003), “Nhìn lại 10 năm (1992-2002) Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc”, Nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 2.
80. Nguyễn Đình Bin – chủ biên (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Khánh Toàn – chủ biên (1985), Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB KHXH, Hà Nội.
82. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Thế thứ các triều vua Việt Nam, NXB Giáo dục.
83. Nguyễn Khắc Thuần (1995), Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Tủ sách Đại học tổng hợp, TP.HCM.
84. Nguyễn Phan Quang (1988), Thêm một số tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Pháp (1917-1923), NXB TP. HCM.
85. Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh (1996), Hàn Quốc Lịch sử-Văn hóa (Từ khởi thủy đến 1945), NXB Văn hóa, Hà Nội.
86. Nguyễn Văn Hồng (2003), “Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, Việt Nam trong tiến trình lịch sử”, Thông tin Khoa học xã hội, số 2.
87. Nguyễn Văn Hồng (2003), “Nhận thức về giá trị văn hóa Nho giáo truyền thống Hàn Quốc với xã hội hiện đại”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3(45), tháng 6.
88. Nguyễn Văn Kiệm (2003), Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
89. Phan Bội Châu (2000), Tự Phán và Ngục Trung Thư, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
90. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập I, NXB Sử học, Hà Nội.
91. Phan Huy Lê (1995), “Họ Lý Tinh Thiện – một họ Lý gốc Việt mới phát hiện ở Hàn Quốc”, Tạp chí Xưa và nay, số 11(21), tháng 11. 238
92. Phan Văn Hoàng (2004), Việt Nam trong chính sách của Mỹ từ 1940 đến 1956, Luận án tiến sĩ lịch sử, trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
93. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), www. vietnamday. net.
94. Q.A (1996), “Tiểu thuyết về Hoàng thúc Lý Long Tường được xuất bản bằng tiếng Việt”, Tạp chí Xưa và nay, số 27, tháng 5.
95. Shirashi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á – Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng thế giới, Tập II, người dịch Trần Sơn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Shirashi Masaya (2001), “Phan Bội Châu và những nhà cách mạng các nước châu Á ở Nhật Bản”, Lịch sử và hiện tại của Hàn Quốc và Việt Nam ở Đông Á, Hội nghị khoa học quốc tế Hàn – Việt lần thứ II, Seoul.
97. Song Jeong Nam (2006), “Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam – Động cơ và bối cảnh”, Nghiên cứu lịch sử, số 5.
98. Thu Trang (1991), Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xuất bản.
99. Tổng cục Thống kê Việt Nam, www.gso.gov.vn
100. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, http://www.congdoanvn.org.vn
101. Trần Dân Tiên (1969), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội.
102. Trần Đại Sỹ (?), Đi tìm con cháu thuyền nhân 849 năm trước: Nguyên tổ hai dòng họ Lý tại Đại Hàn, http://tieulun.hopto.org
103. Trần Trọng Kim (1958), Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt.
104. Trung Nghĩa & Kim Hyun Jae (1999), Phim & Diễn viên Hàn Quốc yêu thích, NXB trẻ, TP.HCM.
105. Trung tâm Nghiên cứu Sử học (1998), Viện trợ của Nhật cho miền Nam Việt Nam trong giai đọan 1954-1975, Viện khoa học xã hội TP. HCM.
106. Trương Hữu Quýnh – chủ biên (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
107. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB KHXH, Hà Nội.
108. Ủy ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1995), Hồ Chí Minh, NXB Thế giới, Hà Nội.
109. Văn hóa truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa (2000), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt – Hàn, TP.HCM, ngày 28-29/09/2000.
110. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1987), NXB Sự thật, Hà Nội.
111. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII (1991), NXB Sự thật, Hà Nội.
112. Vũ Hiệp (1996), “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có hậu duệ ở Cao Ly từ thế kỷ 14 đến nay?”, Tạp chí Nguyên cứu lịch sử, số 2. 

Tài liệu tiếng Anh
113. Arthur M. Schlesinger, Jr, A thousand days – John F. Kennedy in the White House, NXB Faw Cett, New York, 1967.
114. Baldwin Frank and Diane & Micheal Jone-n.d. (1975), America’s Rented Troops: South Koreans in Vietnam, Philadelphia, American Friends Service Committee.
115. Charles Fenn (1973), Ho Chi Minh – a biographical introduction, Charles Scribner’s Son, New York.
116. Dean Achieson (1969), Present at the creation, NXB The New American Library, New York.
117. Diane & Micheal Jone (1972), Allies Called Korean – A Report from Vietnam, American Friends Service Committee.
118. Dwight D Eisehower (1963), Mandate for change, NXB The New American Library, New York.
119. Edward G. Lansdale (1972), In the Midst of wars – An American’ Mission to Southeast Asia, NXB Harper & Row, New York. 239
120. Fall Bernard B. (1966), Vietnam Witness 1953-1956, NXB Praeger, New York.
121. Fall Bernard –ed (1967), Ho Chi Minh on Revolution Selected Writings 1920-1966, New York-Washington-London: Frederick A. Praeger.
122. Fall Bernard B. (1967), “U.S. Policies in Indochina 1940-1960”, Last Reflections on a War, NXB Doubleday & Company, New York.
123. George McT. Kahin (1986), Intervention – How American became Involved in Vietnam, NXB Alfred A. Knopf, New York.
124. Han Sung Joo (Winter, 1978), “South Korea’s participation in the Vietnam conflict: an analysis of the U.S. Korean Alliance”, Orbis, Vol.21(4).
125. Harry S. Truman (1956), Memoirs by Harry S. Truman – Years of Trail and Hope (1946-1952), Vol II, NXB The New American Library, New York.
126. Inspector general, Military Assitance Command Vietnam – MACV (16-01-1971), “Report of Invertigation concerning alleged atrocity commited by ROK marines on 12 February 1968”, National Achieve & Records Administration – NARA.
127. Joseph P. Manguna (1985), “Korean Firms Seek Foothold in Vietnam”, The Asian Wall Street Journal.
128. Karnow Stanley (1987), Vietnam, A History, NXB Penguin Bokks, New York.
129. Kim Se Jin (1970), “South Korea’s involvement in Vietnam and its economic and political impact”, Asian Survey, Vol. X,(6).
130. Lee Eun Ho (1971), “The Role of the Military in Nation-Building: A Comparative Study of South Vietnam anh South Korea, Ph. D. Dissertation, University of Southern Illinois.
131. Lee In Kyung (June,1994), The South Korean Military participation in the Vietnam war and the Gulf war: A case study of its foreign policy decision making determinants and processes, Institute of Peace Studies, Kyung-Hee University, Seoul, Korea.
132. Lee Keun-yeup (1997), “Vietnam Repels Invaders, Korea Suffers Subjugation”, The Korea Post, November, Seoul.
133. Marvin E. Gettleman – chủ biên (1968), Vietnam – history, documents, and opinions on a Major World Crisis, NXB Fawcett, New York.
134. Michael Maclear (1984), Vietnam – The Ten Thousand Days War, NXB Thames Methuen, London.
135. Neumann-Hoditz Reinhold (1972), Portrait of Ho Chi Minh, an illustrated biography, NXB Herder and Herder, New York.
136. Noam Chomsky (1993), What Uncle Sam Really Wants, NXB Odonian Press, Arizona.
137. Park Joon Young (1981), Korea’s return to Asia : South Korean foreign policy 1965-1975, Department of Political Science, Ewha Women’s University, Seoul, Korea.
138. Phan Trọng Bình (02-1970), “Our first Political Seminar”, Vietnam Courier No.255, Ha Noi.
139. Princeton N. Lyman (Summer,1968), “Korea’s Involvement in Vietnam”, Orbis, Vol.12.
140. Richard Nixon (1986), No more Vietnam, NXB Avon, New York.
141. Shelby L. Stanton (1987), Vietnam Order of Battle, Galahad Books, New York.
142. The Pentagon Papers (1971), NXB Bantam Books, New York.
143. The Pentagon Papers (1971), 4 tập, NXB Beacon Press, Boston.
144. United State, State Department (1969), Foreign Relations of the United State, 1945 VI, Washington: United States Goverment Printing Office.
145. Young. B Marylin (1991), The Vietnam War 1945 – 1990, Harpper Perennial, New York.
146. Walter L. Hixon-chủ biên (2000), United State and Vietnam War, NXB Garland, New York, London.
147. Wallace Terry (1989), Bloods, Ballantine Books, New York. 240 Tài liệu tiếng Pháp
148. Devillers, Philippe (1952), Histoire du Vietnam de 1940 à 1952, NXB Seuil, Paris.
149. Fall Bernard (1967), Les deux Vietnam, NXB Payot, Paris.
150. Thu Trang Gaspard (1992), Ho Chi Minh à Paris 1917-1923, NXB L’Harmattan, Paris.  Tài liệu tiếng Hàn Quốc
151. An Jeong Ae (2004), “Tính chất và các loại hình tư liệu trong nước liên quan đến việc gửi quân Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam”, Nghiên cứu Ký lục học, số 9, Học hội Ký lục Hàn Quốc.
152. Bae Yang Su, Website về Việt Nam http://saejo.pufs.ac.kr/~baeys.
153. Bernard B. Fall (1987), Lý luận cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh on Revolution Selected Wrightings 1920-1966), người dịch Kim Dae Gun, NXB Koe Lum, Seoul.
154. Bộ Chỉ Huy Lục Quân (1970), Phái quân Việt Nam toàn sử, Tập I – IV.
155. Bộ Công Báo (10-1966), Hội nghị thượng đỉnh các nước chi viện cho miền Nam Việt Nam – Ý nghĩa của nó và tình hình các nước tham gia.
156. Bộ Ngoại vụ Hàn Quốc (1966), Bối cảnh và tình hình chiến tranh Việt Nam, Tập I.
157. Bộ Ngoại vụ (1971), Ngoại giao Hàn Quốc trong thập niên 1960.
158. Bộ Quốc phòng (1964), Chỉ thị chi tiết về việc chi viện cho miền Nam Việt Nam.
159. Bộ Quốc phòng (4-1985), Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam Việt Nam,Ủy ban soạn thảo chiến sự.
160. Charles Fenn (1995), Con người Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh – a biographical introduction), người dịch Lee Woo Hoi, NXB Noc Du, Seoul.
161. Cheong Sang Ho (12-1992), Ý nghĩa kinh tế-chính trị đối với việc can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Han Yang, Khoa Ngoại giao Chính trị.
162. Choi In Son (1991), Việt Nam sử, NXB Minh Um, Seoul.
163. Choi Sang Su (1954), Tập truyền thuyết dân gian Hàn Quốc, NXB Thông văn quán.
164. Choi Sang Su (1966), Mối quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam, Hiệp hội Hàn – Việt, Seoul.
165. Choi Yong Ho (2004), Chiến tranh Việt Nam và quân đội Hàn Quốc, Viện nghiên cứu biên soạn quân sự Bộ Quốc phòng, Seoul.
166. Chun Sang In (1996), “Cách mạng và chiến tranh trong thể chế thế giới : Hàn Quốc và Việt Nam”, Biến động xã hội và giới tính-dân tộc-giai cấp, NXB Văn học và trí tuệ, Hội sử học xã hội Hàn Quốc.
167. Cumings Bruce (1986), Nguồn gốc của chiến tranh Triều Tiên, người dịch Kim Ja Dong, NXB Il Weol.
168. Cumings Bruce (1994), “Giải phóng Hàn Quốc và chính sách của Mỹ”, Lịch sử hiện đại trước và sau đất nước bị chia cắt, NXB Il Weol.
169. Daniel Hemery (1998), Hồ Chí Minh trên đường cách mạng và ái quốc (Ho Chi Minh, de I’Indochine au Vietnam), người dịch Seong Ki Wuan, NXB Si Gong, Seoul.
170. Douglas Pike (1985), Nghiên cứu lịch sử phong trào cộng sản Việt Nam (History of Vietnam communism 1925-1976), Ban biên tập, NXB Noc Du, Seoul.
171. Han Hong Gu (2003), Đại Hàn Dân Quốc sử, Tập I, II, Tòa soạn báo Hankyoreh xuất bản, Seoul.
172. J. Chesneaux (1986), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, Yoo Ji Yeol trích dịch và biên tập, NXB Lẽ phải và Hiện thực, Seoul.
173. Jean Lacouture (1988), Ngôi sao của Việt Nam (Ho Chi Minh: a Political Biography), Viện nghiên cứu châu Á, Phi, Mỹ La tinh dịch, Seoul.
174. Jin Suk Young (2005), “Vĩ tuyến 38 thống khổ, sản phẩm công tác chính trị của Mỹ để kiềm chế Liên Xô-c từ hoạch định vĩ tuyến 38 đến cuộc hội đàm thượng đỉnh Nam – Bắc”, Tạp chí Đông Á, số 551 (01/08/2005). 241
175. Jonathan Neale (2004), Chiến tranh Việt Nam của Mỹ-Mỹ đã thất bại như thế nào ở Việt Nam (A people’s history of the Vietnam war), người dịch Jeong Byung Son, NXB Check Gal Phil, Seoul.
176. Joo Gap Jae (1988), Bình truyện tướng lĩnh Lee Yong Mun – Chân dung một đại nhân trẻ, NXB Sem Tho.
177. Joo Seong Oh (1993), Câu chuyện lịch sử chúng ta I – Từ thời nguyên thủy đến cuộc chiến chiến Im-Jin, NXB Dolbaeghe, Seoul.
178. Joo Seong Oh (1993), Câu chuyện lịch sử chúng ta II – Từ thời Hậu kỳ Triều Tiên đến thời kỳ thuộc địa, NXB Dolbaeghe, Seoul.
179. Joo Seong Oh (1993), Câu chuyện lịch sử chúng ta III – Từ ngày 15 tháng Tám đến kháng chiến dân chủ tháng 6, NXB Dolbaeghe, Seoul
180. Kang Jeong Gu (1997), “Nghiên cứu so sánh chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu KHXH, Seoul.
181. Kang Jeong Gu (1995), “Sự chia cắt Việt Nam và vai trò của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, Hội khoa học Đông Nam Á Hàn Quốc.
182. Kang Man Kil, Shim Ji Yeon (2000), Cuộc đời và tư tưởng Vưu sử Kim Khuê Thực I-Đấu tranh kháng Nhật và hợp tác Tả Hữu, NXB Han Wool, Seoul.
183. Kim Gi Tae (1981), Sự tham chiến vào chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc và mối quan hệ Hàn – Mỹ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
184. Kim Gi Tae (2002), “Người Hàn Quốc cư trú tại Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu Hàn – Việt trước và sau 1945”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
185. Kim Gi Tae (2002), “Về việc dạy và học tiếng Việt tại Hàn Quốc”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
186. Kim Gi Tae (2002), “Quá trình dạy và học tiếng Việt Nam tại Hàn Quốc từ năm 1965 tới nay”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
187. Kim Gi Tae (2002), “Thực trạng nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam và một vài đề nghị”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
188. Kim Gi Tae (2002), “Nghiên cứu về những hoạt động liên quan đến Việt Nam của các tổ chức tư nhân Hàn Quốc”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
189. Kim Gi Tae (2002), “Người Hàn Quốc cư trú tại Việt Nam trước và sau năm 1945 trong mối quan hệ giao lưu Hàn – Việt”, Thời kỳ chuyển biến của Việt Nam, NXB Văn hóa Jo Myeng.
190. Kim Kook Chin (1987), “Quan hệ Việt – Mỹ”, Chính trị kinh tế Việt Nam và quan hệ quốc tế, Viện nghiên cứu vấn đề cực Đông, Đại học Kyung Nam, tháng 4 năm 1987.
191. Kim Kook Chin (1989), “Sự thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Hàn Quốc: trọng tâm là tiếp cận và phương hướng xâm nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ-Liên Xô, Đại học Dan Guk, Seoul.
192. Kim Minh Ung (7-1990), “Sự tham chiến vào chiến tranh Việt Nam của quân đội Hàn Quốc – Sự thật lịch sử của nó”, Tạp chí Lời nói.
193. Kim Yu Hyang (1988), Nghiên cứu về sự can dự vào chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học phụ nữ Ewha.
194. Kwon Heak Chul (2003), “Sống với ‘huyết minh’, ‘lính đánh thuê’ đã đi – Tiểu sử gởi quân hải ngoại của quốc quân từ chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh Gulf, I-rắc”, Tạp chí thời sự Hankyoreh 21, ngày 25/09, Seoul.
195. Lee Gi Jong (1981), Nghiên cứu về yếu tố quyết định và kết quả của sự tham chiến vào chiến tranh Việt Nam của quân đội Hàn Quốc, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Koryo
196. Lee Gi Yong (1991), “Những nguyên nhân quyết định việc tham chiến vào Việt Nam của quân đội Hàn Quốc và những thay đổi về quan hệ ngoại giao”, Tạp chí Tập Luận án 242
197. Lee Han Woo (2002), “Hallyu ở Việt Nam, quá trình hình thành và hiệu quả kinh tế xã hội của nó”, Nghiên cứu Đông Á, số 42, Viện nghiên cứu Đông Á, Trường Đại học So Gang.
198. Lee Kwen Yeup (2001), “Hồ Chí Minh và phong trào giải phóng dân tộc Triều Tiên (1919-1927)”, Lịch sử và hiện tại của Hàn Quốc và Việt Nam ở Đông Á, Hội nghị khoa học quốc tế Hàn – Việt lần thứ II, Seoul.
199. Lee Sang Woo (8-1983), “Một tư liệu (Documentary) – Việt gửi quân sang Việt Nam”, Nguyệt san Chosun.
200. Lee Young Hee (1985), Chiến tranh Việt Nam – Tiến trình và kết quả của 30 năm chiến tranh Việt Nam, NXB Dure, Seoul.
201. Michael Maclear (2002), Việt Nam, chiến tranh 10,000 ngày (The ten thousand day war, Vietnam 1945-1975), người dịch Yoo Kyeong Chan, NXB Văn hóa Ất Dậu, Seoul.
202. Noam Chomsky (1996), Điều mà Mỹ thực sự mong muốn, người dịch Kim Bo Kyeong, NXB Han Wool.
203. O Won Chol (2000), Xây dựng kinh tế kiểu Hàn Quốc (7 tập), http://www.ceoi.org
204. Park Eun Bong (1993), Nhìn 100 quang cảnh lịch sử Hàn Quốc bằng một quyển sách – Từ văn hóa đồ đá cũ đến sự xuất hiện chính phủ dân sự, NXB Ga Lam, Seoul.
205. Park Se Kil (1988), Lịch sử hiện đại Hàn Quốc viết lại I – Từ giải phóng đến Chiến tranh Hàn Quốc, NXB Gối Đá, Seoul.
206. Park Se Kil (1988), Lịch sử hiện đại Hàn Quốc viết lại II – Từ đình chiến đến ngày 26 tháng Mười, NXB Gối Đá, Seoul.
207. Park Se Kil (1992), Lịch sử hiện đại Hàn Quốc viết lại III – Từ thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, NXB Gối Đá, Seoul.
208. Phạm Việt Hùng (2000), Chính sách mở cửa đối ngoại Việt Nam và việc thiết lập quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kyung Hee.
209. Pyon Hong Kee (1999), Lịch sử phát sinh dòng họ và nhân vật lịch sử của từng dòng họ, NXB Yang Hyun Jae, Seoul.
210. Sadao Ogura (1999), Việt Nam sử (Monogatari Vietnam no Rekishi), người dịch Park Keong Hee, NXB Il Bit, Seoul.
211. Truman, Harry (1971), Hồi ký Truman, người dịch Park Kwan Suk, NXB Han Rim.
212. Ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế (02-08-2006), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc”, http://www.nciec.gov.vn
213. Trung tâm lao động di trú Kim Pho (31-3-2006), “Tình hình Lao động di trú hiện tại”, cafe.naver.com/ichunddu
214. Văn phòng Thư ký Công báo Tổng thống (1973), Tập diễn văn Park Chung Hee, Tập I, II, NXB Công luận.
215. Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Seoul (10-1966), Chiến tranh Việt Nam và việc đảm bảo an ninh của Hàn Quốc.
216. Viện nghiên cứu lịch sử quân sự quốc phòng (12-1996), Việc gửi quân sang Việt Nam và sự phát triển của Nhà nước.
217. Võ Nguyên Giáp (1988), Chiến tranh của nhân dân, quân đội của nhân dân (People’s War, People’s Army), người dịch Han Ki Chul, NXB Beak Du, Seoul.
218. William J.Duiker (2003), Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh), người dịch Jung Young Mok, NXB Rừng xanh, Seoul.
219. Woo Jong Chang (1993), “Bí mật của cuộc giải cứu con tin được vạch trần sau 13 năm”, Tạp chí hàng tuần Chosun, ngày 20-05.
220. Yang Hee Wan (1994), “Luận sử và phương pháp luận nghiên cứu của học phái Annales”, Sự hiểu biết của sử học, NXB trường Đại học Kon Kuk, Seoul.
221. Yoon, Chung Ro (2004), Nghiên cứu so sánh về sự hình thành quốc gia độc tài chống Cộng và năng lực quốc gia – Trọng tâm là chính quyền Diệm ở Nam Việt Nam và chính quyền Lý Thừa Vãn ở Nam Hàn, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Dongguk.
222. Yu Yun Sik (12-1992), Nghiên cứu về việc quyết định gửi quân vào Việt Nam của Hàn Quốc, Luận án tiên sĩ, Trường Đại học Myeong Ji, Khoa Hành chính.
223. Zinn Howard (2001), Đế quốc ngạo mạn: Độc lập từ hệ tư tưởng của Mỹ, người dịch Lee A Jeong, NXB Đương thời, Seoul. 
--------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, lich su viet nam, moi quan he, viet – han, trong va sau, chien tranh, cua my, tai viet nam (1955 - 2005), ku su jeong 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...