VŨ BẰNG TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học Việt Nam từng ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lí do, không phải tác phẩm nào ra đời cũng được người đọc yêu thích, đón nhận ngay. Và không phải nhà văn, nhà thơ nào cũng được tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan. Vũ Bằng là một trong những trường hợp như thế. Chúng ta có thể thấy rõ tầm đón đợi của công chúng đối với tác phẩm của ông ở mỗi thời khác nhau như thế nào. Có thể nói, những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm sống, nhận thức chính trị, vốn văn hoá, trạng thái tâm lí… đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận của người đọc và tạo nên sự khác biệt ấy.
Đồng hành cùng thời cuộc của đất nước, từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, Vũ Bằng liên tục sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, cũng như việc xuất bản và tái bản tác phẩm của ông, lại có sự “chững lại” từ sau ngày đất nước thống nhất. Từ khi nhà văn được công nhận là chiến sĩ tình báo như một sự minh oan, xoá đi những định kiến bất thành văn, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu.
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, sự xuất hiện các bài viết, các công trình nghiên cứu về Vũ Bằng, cũng như việc tái bản liên tục nhiều tác phẩm của ông, đã trở thành sự kiện có ý nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy xã hội đã quan tâm và đánh giá công bằng, khoa học hơn những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. Đó cũng chính là một trong những yếu tố góp phần khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong lòng công chúng và trong nền văn học dân tộc.
1.2. Vũ Bằng hiện diện trên văn đàn Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX, lúc còn rất trẻ. Từ đấy, như con tằm nhả tơ, ông miệt mài sáng tạo, “dệt” cho đời những tác phẩm văn học có giá trị. Ông viết nhiều thể loại, phản ánh nhiều vấn 2 đề về xã hội, con người trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống với phong cách riêng biệt, góp những gam màu sống động cho nền văn học hiện đại nước nhà.
Gần hai phần ba cuộc đời chuyên tâm cho sáng tác, Vũ Bằng đã để lại một văn nghiệp rất đáng chú ý. Cai, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ Mười hai …là những tác phẩm lớn, luôn được đón nhận, đã thật sự neo đậu trong lòng người đọc, trong đời sống văn học, dù thời cuộc có lắm đổi thay. 1.3. So với những nhà văn cùng thế hệ, cuộc đời và sáng tác của Vũ Bằng quả có nhiều điểm không bình thường: Vừa hoạt động tình báo, vừa sáng tác văn chương, vừa viết báo, lại chịu nhiều khổ đau, oan ức trong cuộc đời, phải sáng tác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau… Điều này làm nên nét đặc biệt, thôi thúc sự quan tâm, tìm hiểu của người đọc và của những người làm công tác nghiên cứu. Không những thế, từ những năm sau đổi mới, khi những nghi vấn về cuộc đời và về văn nghiệp của Vũ Bằng được làm sáng tỏ, ông trở thành một trong số ít các nhà văn Việt Nam có số lượng tác phẩm tái bản nhiều, lại có tác phẩm được chọn đưa vào sách giáo khoa. Vì vậy, việc nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng - để xác định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại - là việc làm không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn, nhằm “trân trọng những giá trị văn chương đích thực của ông” . Tất cả điều đó là lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Vũ Bằng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại làm đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dựa trên những thành tựu cũng như những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong thực tiễn nghiên cứu Vũ Bằng, luận án hướng tới việc giải quyết một số vấn đề sau:
2.1. Tìm hiểu về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh bản thân nhà văn, để lí giải về cuộc đời lắm éo le và nhiều oan ức của ông nhằm khẳng định Vũ Bằng là một hiện tượng văn học đặc biệt. Vũ Bằng, (2001), Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hóa- Thông tin, Lời nói đầu, Tr. 6 3
2.2. Nhìn lại những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay về Vũ Bằng, lí giải những quan điểm đó trên những cơ sở thực tế để có một cách nhìn tương đối khái quát, thoả đáng về vị trí và những đóng góp nhất định của ông vào tiến trình văn học dân tộc và cả những ảnh hưởng tích cực đối với nhiều cây bút đương thời.
2.3. Nghiên cứu sáng tác của Vũ Bằng, nắm bắt những khía cạnh nội dung và nghệ thuật quan trọng nhất để khẳng định những đóng góp cụ thể của nhà văn trong sáng tạo văn học, nhằm góp phần khẳng định một phong cách nghệ thuật, một nhân cách nghệ sĩ đáng khâm phục, đã sống và viết hết mình cho văn xuôi hiện đại ViệtNam.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cuộc đời và những hoạt động đa dạng, phong phú cũng như văn nghiệp của nhà văn Vũ Bằng trong hơn bốn mươi năm cầm bút, qua ba chặng đường lịch sử của văn học Việt Nam hiện đại (trước 1945, chín năm kháng chiến chống Pháp, hai mươi năm chống Mỹ).
3.2. Phạm vi đề tài
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt nhà văn Vũ Bằng trong bối cảnh văn học Việt Nam hiện đại nói chung và trong toàn bộ hành trình sáng tác của ông nói riêng để khai thác dấu ấn Vũ Bằng ở các phương diện: Con người hoạt động nhiều mặt, tình yêu văn hoá dân tộc và các thể loại sáng tác, đặc biệt là thể loại kí.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vũ Bằng là một trong những hiện tượng văn học mà ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn đã thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như các nhà nghiên cứu.
Trên rất nhiều sách, báo, tạp chí đã xuất bản trong và ngoài nước, Vũ Bằng được nghiên cứu và giới thiệu về nhiều mặt, với nhiều góc độ khác nhau.
Theo diễn trình thời gian và theo vấn đề, chúng tôi chia quá trình nghiên cứu Vũ Bằng làm ba giai đoạn.
4.1. Trước 1954
Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu Vũ Bằng, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng người đầu tiên quan tâm, viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi, chúng tôi có được tư liệu cho thấy từ năm 1937, ngay khi tiểu thuyết đầu tay Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng ra đời, nhà văn Khái Hưng đã viết bài phê bình. Ông đánh giá: “Nó không phải là một tác phẩm tầm thường” [264, tr. 12].
Năm năm sau, trong công trình Nhà Văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đánh giá thành công và hạn chế của Vũ Bằng dựa trên nhiều sáng tác của nhà văn. Ở tác phẩm này, bước đầu Vũ Ngọc Phan tổng kết sáng tác của 79 nhà văn Việt Nam hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Việc có mặt trong công trình này đã ít nhiều khẳng định chỗ đứng của Vũ Bằng trong nền văn học lúc bấy giờ. Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào hàng các tiểu thuyết gia ở chương Tiểu thuyết tả chân, bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Lạp, Tô Hoài. Đặc biệt, tác giả đã so sánh cụ thể nét tương đồng và khác biệt về lối tả cảnh, tả người và lời văn giữa Vũ Bằng với Nguyễn Công Hoan.
Theo Vũ Ngọc Phan, “tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật. Khi tả nhân vật, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; Còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ. Người ta thấy lối tả chân đá hoạt kê của Vũ Bằng rõ hơn nữa trong các truyện ngắn của ông” [306, tr. 396].
Năm 1944, ở mục Phê bình sách mới trên Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san, Thượng Sỹ có nhiều lời đánh giá, ngợi khen hồi kí Cai vì lần đầu được thấy một nhà văn Việt Nam kể chuyện của chính mình một cách hoàn toàn thành thật, “sự thực làm cho người đọc, ở lắm đoạn đến ghê sợ, và lắm đoạn cảm động đến rơi nước mắt” [324, tr. 7]. Theo tác giả, trong những sách truyện nói về thuốc phiện trước đó, chưa có một cuốn nào ý thành thực phơi bày tâm lí người nghiện thuốc phiện rành rẽ như cuốn Cai.
Năm 1953, sau thiên bút kí Hà Nội trong cơn lốc của Vũ Bằng đăng trên báo Mới ở Sài Gòn, báo đánh giá cao “nét bút già dặn”, “lối hành văn đặc biệt”, “đầy 5 những bất ngờ”, “lôi cuốn” và khẳng định: “Với cốt tính đặc biệt ấy của một người nhà văn miền Bắc, không phải bây giờ, nhờ thiên Bút ký này, Vũ Bằng mới tạo cho mình một chỗ ngồi trong văn đàn của xứ sở. Từ đã lâu lắm, những công trình sáng tác của Vũ quân, rải rác khắp các báo chí trong Nam ngoài Bắc, đã khiến bút hiệu Vũ Bằng thành một bảo đảm văn chương” [108, tr. 5].
Có thể nói, trước 1954, có rất ít các bài nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng. Điều đó cũng phù hợp với thực tế sáng tác của nhà văn vì đây là thời kì đầu ông bước vào trường văn trận bút.
4.2. Từ 1954 – 1975
Đây là thời kì có nhiều bài viết đa dạng khẳng định sự tài hoa, quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, đặc biệt là khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong việc đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Những năm 60, Vũ Bằng được nghiên cứu giới thiệu chủ yếu ở miền Nam với sự chú trọng về cuộc đời và những tác phẩm được xem là hay nhất của ông. Tuy nhiên, số lượng các bài nghiên cứu và giới thiệu dành cho Vũ Bằng vẫn chưa nhiều so với các tác giả khác như Nhất Linh, Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền.. . Phải chăng vì Vũ Bằng không nằm trong số những nhà văn đỉnh cao? Và phải chăng vì Vũ Bằng là một trong những nhà văn mà “vì lẽ này, lẽ khác - hoặc do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, hoặc do điều kiện nhân lực, tài liệu chưa cho phép, hoặc do quan điểm đánh giá.. .” [247, tr. 12] nên ít được giới thiệu?
Đó là những bài giới thiệu, nhận định về các sáng tác cụ thể của Vũ Bằng: Hy Hoàng viết về Miếng ngon Hà Nội; Thượng Sỹ, Lô Răng với Bốn mươi năm nói láo; Nguyễn Nhật Duật viết về tập truyện Mê chữ, Cái đèn lồng; Châu Vũ thể hiện cảm nhận về Món lạ miền Nam; Tam Ích với Nói có sách. Đó còn là những công trình dày dặn nghiên cứu về sự đóng góp của các nhà văn tiền chiến cho văn học ViệtNam, trong đó có Vũ Bằng: Mười khuôn mặt văn nghệ (Tạ Tỵ), Văn thi sĩ tiền chiến (Nguyễn Vỹ), Le Roman Vietnamien Contemporain (Bùi Xuân Bào), Lược sử văn nghệ Việt Nam, Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945 (Thế Phong), Mấy chàng “trai thế 6 hệ” trước (Dương Thiệu Thanh), Tổng kết văn xuôi miền Nam năm qua (Cao Huy Khanh).. .
Vũ Bằng được nhiều nhà nghiên cứu (Thượng Sỹ, Tạ Tỵ, Hy Hoàng, Bùi Xuân Bào, báo Nắng sớm, Tự do…) Đánh giá cao về sự phong phú, kì cựu và tài năng trong vai trò của một nhà văn. Từ đó, họ khẳng định vị trí của Vũ Bằng trong nền văn học Việt Nam. Bài viết trên báo Nắng sớm và báo Tự do đã đặt Vũ Bằng “vào một chỗ ngồi đặc biệt xứng đáng với ông trong văn giới hiện đại” [134, tr. 217].
Nguyễn Vỹ xác quyết: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, Vũ Bằng phải có địa vị xứng đáng” [363, tr. 220]. Bùi Xuân Bào thì “mong mỏi dành cho ông một nghiên cứu phong phú đầy đủ hơn về các sáng tác của ông sau chiến tranh” [373, tr. 302].
Thượng Sỹ khẳng định sáng tác của Vũ Bằng “đã gây ảnh hưởng không ít cho một lớp độc giả và một lớp người viết văn” [137, tr. 6].
Bàn về phong thái của Vũ Bằng trong sáng tác, các nhà nghiên cứu đều nói đến mặt tốt đẹp. Đó là “phong thái riêng biệt” (Tạ Tỵ), “khoẻ mạnh, gân guốc” (Lô Răng), “thưởng ngoạn ung dung” (Nguyễn Nhật Duật), “tự tin và tự hào” (Châu Vũ), “có ý hướng rõ rệt” (Dương Thiệu Thanh).. .
Nhiều nhà nghiên cứu nói về tinh thần trách nhiệm, về tính cách thẳng thắn và cách làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi của Vũ Bằng. Theo Tam Ích, Vũ Bằng “đã sống với văn chương, cười vì nó, khóc do nó… suốt gần một nửa thế kỷ… không buông tha nó” [190, tr. 13]. Với Tạ Tỵ, “Vũ Bằng là nhà văn không sợ sự thực, dù cho sự thực đó có thể gây ngộ nhận” [357, tr. 95]. Dương Thiệu Thanh khẳng định cách làm việc nghiêm túc của Vũ Bằng: “Vũ Bằng viết, Vũ Bằng sửa, nhất định là hạt sạn nhỏ bé nhất cũng sẽ được đãi sạch” [328, tr. 104]. Thế Phong cho rằng về biên khảo, Vũ Bằng “là người chịu học hỏi, nghiên cứu” [310, tr. 311].
Thượng Sỹ nhận định Vũ Bằng là “một tiểu thuyết gia, một cây bút phóng sự, tả chân” [137, tr. 60]. Nguyễn Vỹ cùng khẳng định Vũ Bằng “là một nhà văn độc đáo trên lĩnh vực tả chân trào phúng” [363, tr. 220]. Bùi Xuân Bào xếp Vũ Bằng vào mục tiểu thuyết xã hội. Cao Huy Khanh nhận ra sở trường của Vũ Bằng là “trà dư tửu hậu vốn có thừa” [272, tr. 84].
Sáng tác của Vũ Bằng trong giai đoạn này được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đọc Miếng ngon Hà Nội, Hy Hoàng bộc bạch: “Quả tình chưa tác phẩm nào làm tôi rung động bằng Miếng ngon Hà Nội. Phải chăng vì tác giả đã viết ra bằng cả một tấm lòng tha thiết nhớ quê hương?” [134, tr. 220]. Sau khi đọc hồi kí Bốn mươi năm nói láo, Lô Răng tâm sự: “Khi gấp sách lại rồi, tôi mới nhận ra rằng cái chất Vũ Bằng đã dẫn mình đi – cái cảm khái, tàng tàng, cười cợt kia đã làm mình quyến rũ” [320, tr. 14]. Giới thiệu Món lạ miền Nam, Châu Vũ thể hiện nhận thức về miếng ăn qua ý hướng của Vũ Bằng: “Miếng ăn là một cái gì có thể gọi là “linh thiêng” nối kết con người với quê hương, với xóm giềng” [361, tr. 8].
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những mặt hạn chế của Vũ Bằng. Nguyễn Nhật Duật phê phán (sau khi đọc tập truyện Cái đèn lồng) Cách “kể chuyện dễ dãi mà ta thường thấy trên các báo hàng ngày, do đó không có bản sắc” [228, tr. 14]. Mặc dù khẳng định Vũ Bằng là một nhà văn nổi tiếng nhưng Bùi Xuân Bào cũng cho rằng, trong một số tác phẩm của Vũ Bằng, tính độc đáo có phần “hơi bị hạn chế”. Qua Một mình trong đêm tối và Truyện hai người, tác giả nhận xét: “Khuyết điểm chính của Vũ Bằng là đã chuyển vào khung cảnh của xã hội Việt Nam cái mà ông đã đọc trong các tiểu thuyết Âu Châu về thân phận của “người cạo giấy”, của viên ký lục lương thấp, với đầu óc thủ cựu và thiển cận” [373, tr. 303]. Thế Phong nêu nhận định về sáng tác của Vũ Bằng: “Truyện của ông không có gì đặc sắc, không có bản sắc riêng mình. Tính chất phóng sự trong văn chươngVũ Bằng không linh động, truyện ngắn không có lập ý gì, bố cục cũng như phân tích nhân vật về tâm lý, hình tượng sống không có gì xuất sắc” [310, tr. 310].
Những nhận định khác biệt trong việc tiếp nhận Vũ Bằng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu xuất phát từ góc độ tiếp cận của họ. Chẳng hạn, Thế Phong nhận định về tư tưởng và cách viết của Vũ Bằng xuất phát từ việc so sánh những sáng tác truyện với sách biên khảo của Vũ Bằng và với những sáng tác đương thời. Nguyễn Nhật Duật đưa ra những nhận định khác nhau mỗi khi tiếp cận với những tác phẩm khác nhau của Vũ Bằng. Chẳng 8 hạn, khi tiếp cận tập Mê chữ của Vũ Bằng, từ việc ca ngợi phong thái thưởng ngoạn ung dung của nhà văn, tác giả nhận định Vũ Bằng là “một nhà văn kỳ cựu, một nhà báo lão thành”. Nhưng khi tiếp cận với tập truyện Cái đèn lồng, từ chỗ chỉ ra những hạn chế của nhà văn, ông lại khẳng định Vũ Bằng chỉ là một nhà báo “kể chuyện dễ dãi mà ta thường thấy trên các báo hàng ngày” [228, tr. 13].
Được xếp vào hàng các nhà văn tiền chiến, khi sáng tác ở giai đoạn mà văn học có nhiều đổi mới, xuất hiện nhiều cây bút mới, sáng tác của Vũ Bằng trong những năm bảy mươi (cùng với những nhà văn tiền chiến khác) Hầu như không đem lại điều gì mới lạ. Thậm chí với những tác phẩm này, “người ta có cảm tưởng như văn chương đã bỏ rơi họ lại trên một quãng đường khá xa” [272, tr. 49]. Ngoài ra, xuất phát từ quan niệm “không thể bỏ qua những cái hay”, Vũ Bằng đã không ngần ngại sao chép những đoạn văn hay, mô phỏng lại những nhân vật của các nhà văn Châu Âu. Thực tế cho thấy, hầu như các nhà nghiên cứu không đồng tình về quan điểm và lối viết này. Mặt khác, theo Vương Trí Nhàn, chính tính cách sống ào ào của Vũ Bằng đã ảnh hưởng đến lối viết của ông. Và chính sự không đều tay khi viết của Vũ Bằng cũng đã tạo nên những suy nghĩ khác nhau của người tiếp nhận.
Giai đoạn này Vũ Bằng sống, viết và hoạt động bí mật ở đô thị miền Nam nên các bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng cũng chỉ xuất hiện trên các sách báo xuất bản và phát hành ở miền Nam như chúng tôi đã giới thiệu. Đây cũng là thời kì Vũ Bằng sáng tác khá sung sức và có nhiều thành tựu trong hành trình sáng tạo của nhà văn.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN VŨ BẰNG QUA BA CHẶNG ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG
1.1- Cuộc sống và hoạt động những năm trước 1945
1.1.1 Cuộc sống những năm trước 1945
1.1.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học
1.2 - Cuộc sống và hoạt động trong vùng Hà Nội tạm chiếm
1.2.1 Cuộc sống những ngày tản cư và hồi cư
1.2.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học
1.3- Cuộc sống và hoạt động ở đô thị miền Nam
1.3.1 Cuộc sống trong hai thập kỉ di cư ở miền Nam
1.3.2 Hoạt động báo chí và hoạt động văn học
1.4- Vũ Bằng – một số phận vinh quang và cay đắng
1.4.1 Nỗi đau bị lãng quên
1.4.2 Niềm vinh quang còn lại
CHƯƠNG 2: TÌNH YÊU VĂN HOÁ DÂN TỘC – CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO
TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BẰNG
2.1 - Quan niệm của Vũ Bằng về văn hoá và văn hoá dân tộc
2.1.1 Khái niệm văn hoá
2.1.2 Văn hoá và văn hoá dân tộc trong quan niệm của Vũ Bằng
2.2 - Cảm hứng văn hoá cội nguồn
2.2.1 Tình yêu thiên nhiên đất nước
2.2.2 Trăn trở về văn hoá truyền thống
2.2.3 Từ ý thức đến trách nhiệm
2.3 – Tình yêu văn hoá dân tộc nồng nhiệt
2.3.1 Những lễ hội thường niên
2.3.2 Những phong tục dân tộc
2.3.3 Những thú chơi tao nhã
2.3.4 Văn hoá ẩm thực
2.3.4.1 Thời trân quê hương Bắc - Nam
2.3.4.2 Văn hoá ẩm thực
2.3.4.3 Ẩm thực và hiện thực đất nước
2.3.4.4 Ẩm thực và tâm trạng, cảm xúc của nhà văn
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA VŨ BẰNG
3.1 – Quan niệm về văn học của Vũ Bằng
3.1.1 Quan niệm về nhà văn, nghề văn
3.1.2 Quan niệm về tiểu thuyết
3.2 – Đặc điểm truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Bằng
3.2.1 Những chuyện “gần đời, thiết thực”
3.2.2 Nhân vật tâm trạng, cảm xúc
3.2.3 Những bức thư làm nên truyện
3.3 – Đặc điểm kí Vũ Bằng
3.3.1 Chất trữ tình
3.3.2 Chất thế sự
3.3.3 Điểm nhìn trần thuật
3.3.4 Kết cấu
3.3.5 Sự xâm nhập giữa các thể kí
3.3.6 Ngôn ngữ nghệ thuật kí Vũ Bằng
3.3.6.1 Ngôn ngữ kí đậm tính hiện đại
3.3.6.2 Ngôn ngữ kí giàu chức năng thông tin thẩm mĩ
3.3.6.3. Ngôn ngữ kí giàu tính hình tượng
3.3.7 Giọng điệu
3.3.7.1 Giọng tâm tình
3.3.7.2 Giọng triết luận
3.3.7.3 Giọng hoạt kê
---------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÁC PHẨM VŨ BẰNG
1. Vũ Bằng (1931), “Hạt máu rơi”, An Nam tạp chí, (số 17), tr.13-15.
2. Vũ Bằng (1931), “Hội Lim”, An Nam tạp chí, (số 19), tr.13-14.
3. Vũ Bằng (1931), “Cái búa con”, An Nam tạp chí, (số 20), tr.13-16.
4. Vũ Bằng (1937), Một mình trong đêm tối, Nxb. Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội.
5. Vũ Bằng (1938), “Chàng Kim ngƣời Bắc, cô Kiều ngƣời Kinh”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 214), tr.6-12.
6. Vũ Bằng (1938), “Một ngƣời bƣng mặt khóc”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 219), tr.15-17.
7. Vũ Bằng (1938), “Một ngƣời rơi xuống hố”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 224), tr.25-28.
8. Vũ Bằng (1938), “Gặp nhau lại xa nhau”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 228), tr.7-9.
9. Vũ Bằng (1940), Tội ác và hối hận, Nhà in Tân Dân, Hà Nội.
10. Vũ Bằng (1940), “Chuyện 15 năm cũ”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 17), tr.17-19.
11. Vũ Bằng (1940), “Ngoảnh lại trông xuân”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 24), tr.26-27, tr.35.
12. Vũ Bằng (1940), “Láng ban đêm”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 24), tr.13-15.
13. Vũ Bằng (1940), “Chiếc đèn lồng”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 28), tr.15-17.
14. Vũ Bằng (1940), “Thằng cuội”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 29), tr.12-15.
15. Vũ Bằng (1940), “Nƣớc Nhật với giăng mùa thu”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 30), tr.6, tr.31.
16. Vũ Bằng (1940), “Xiên lình”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 32), tr.8-13, tr.16.
17. Vũ Bằng (1940), “Thù cha” , Trung Bắc tân văn chủ nhật, (từ số 34 đến số 40).
18. Vũ Bằng (1940), “Không đó thì đây”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (từ số 34 đến số 43).
19. Vũ Bằng (1940), “Vinh ít nhục nhiều, cái nghề mối lái, ông ơi bạc lắm”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 36), tr.26-29.
20. Vũ Bằng (1940), “Nghệ thuật hát bội cổ Phù Tang Tam Đảo”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 38), tr.9-tr.12.
21. Vũ Bằng (1940), “Geiksa: Yoshiwara, một “Hoa thành” của Phù Tang Tam Đảo đã bị thiêu sạch và vứt 10 vạn geisha ra cuộc đời”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 39), tr.11-13. 202
22. Vũ Bằng (1940), “Việt Nam lấy ba tỉnh ở Chân Lạp…”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 42), tr.14-15.
23. Vũ Bằng (1940), “Ngày xuân”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 43), tr.4.
24. Vũ Bằng (1941), “Năm 1940 đã hết”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 44), tr.4.
25. Vũ Bằng (1941), “Chén trà đầu xuân”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 46), tr.30-32.
26. Vũ Bằng (1941), “Hội Lim đã mất, hội Lim vạn tuế”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 47), tr.12-13.
27. Vũ Bằng (1941), “Công dụng lớn lao của chiếu bóng”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 50), tr.4-6.
28. Vũ Bằng (1941), “Ngày mai chiếu bóng sẽ ra sao?”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 50), tr.32-33.
29. Vũ Bằng (1941), “Sự mê tín chung quanh những quái thai”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 52), tr.2-3.
30. Vũ Bằng (1941), “Ma cà rồng ở Âu Mỹ. Ma cà rồng ở xứ ta”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (từ số 53 đến số 57).
31. Vũ Bằng (1941), “Mào đầu hay là lịch sử cái ghen”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 59), tr.26-28.
32. Vũ Bằng (1941), “Khi những bà sƣ tử Hà Đông tức giận”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (từ số 60 đến số 71).
33. Vũ Bằng (1941), “Một vài sân vận động nữa? Một vài bể bơi nữa?”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 61), tr.16-17.
34. Vũ Bằng (1941), “Sau những nạn giết ngƣời bằng thuốc, hạng băm bổ đó nếu không trừ đƣợc thì cũng đáng buồn cho dân ta”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 63), tr.9-10, tr.34.
35. Vũ Bằng (1941), “Mắt ngƣời đâu phải là cái mụn muốn rắc gì vào thì rắc”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 64), tr.16-17.
36. Vũ Bằng (1941), “Phƣơng Tây đã trả lời”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 65), tr.15-16.
37. Vũ Bằng (1941), “Cuộc đời lên voi xuống chó của vua diêm”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 70), tr.13-15, tr.33.
38. Vũ Bằng (1941), “Rabindranath Tagore từ trần”, Trung Bắc tân văn chủ nhật, (số 74), tr.2-4.
39. Vũ Bằng (1941), Ba truyện mổ bụng, Nxb. Tân Dân, Hà Nội.
40. Vũ Bằng (1941), “Gửi cho một ngƣời bỏ nhà về mùa xuân”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 343), tr.3-4.
41. Vũ Bằng (1941), “Họ rởm bởi vì họ để ý đến văn chƣơng nhiều quá”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 347), tr.3-5.
42. Vũ Bằng (1941), “Tôi vừa chẩy hội chùa Hƣơng về khi nẫy”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 353), tr.3-4.
43. Vũ Bằng (1941), “Đã có một lúc ngƣời ta quên mất hai chữ ấy”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 354), tr.3-4. 203
44. Vũ Bằng (1941), “Lá cờ trên công sở”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 356), tr.3.
45. Vũ Bằng (1941), “Buổi chiều ngày giỗ tổ”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 358), tr.3-4.
46. Vũ Bằng (1942), “Ơn và oán”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 403), tr.3-4, tr.18-20.
47. Vũ Bằng (1942), “Cô vợ lẽ tóc rễ tre”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 412, 413).
48. Vũ Bằng (1942), “Một ngƣời đàn ông đi tìm một ngƣời đàn bà”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 427, 428, 429, 430, 431, 432).
49. Vũ Bằng (1943), “Nghĩa cái Tết”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 440), tr.5-7.
50. Vũ Bằng (1943), “Năm Nhâm Ngọ, thế giới đã đi sâu vào chiến tranh”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 448), tr.15-17.
51. Vũ Bằng (1943), “Tôi bẻ chữ đồng cho chồng sung sƣớng”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 448, 449, 450).
52. Vũ Bằng (1944), “Con thuyền thần tiên”, Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san, (số
4), tr.1-16.
53. Vũ Bằng (1944), “Tại sao thanh niên ta thích đọc André Gide”, Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san, (số 6), tr.1-9.
54. Vũ Bằng (1945), “Một thiên tài không thể tạo nên thế kỷ văn chƣơng”, Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san, (số 8), tr.69-75.
55. Vũ Bằng (1949), Chớp bể mưa nguồn, Tiểu thuyết thứ bảy, (Từ số 1, Thƣợng tuần tháng Ba, 1949 đến số 3 (18-25/3/1950).
56. Vũ Bằng (1949), “At”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 1), tr.4,5-11.
57. Vũ Bằng (1949), “Vƣờn xuân, tơi bời lá gieo”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 2), tr.37-40.
58. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Nhẹ, béo”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 3), tr.4-10.
59. Vũ Bằng (1949), “Đoàn kết và thân ái”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 4), tr.6-11.
60. Vũ Bằng (1949), “Con dấu hoá”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 5), tr.5-11.
61. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Khóc, hát”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 6), tr.13-17.
62. Vũ Bằng (1949), “Giai đoạn mới”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 8), tr.3-8.
63. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Chạy, hùng”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 9), tr.3-8.
64. Vũ Bằng (1949), “Ở đây bán sách cũ”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 10), tr.4-8.
65. Vũ Bằng (1949), “Cây hoa hiên trên bờ sông Na”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 11), tr.20-25.
66. Vũ Bằng (1949), “Cây hoa hiên trên bờ sông Na”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 12), tr.18-22.
67. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Cao, rỗi”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 13), tr.3-8.
68. Vũ Bằng (1949), “Chƣơng trình hai ngày” , Tiểu thuyết thứ bảy, (số 14), tr.3-9, tr.46-48.
69. Vũ Bằng (1949), “Ngƣời chứng”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 15), tr.3-10. 204
70. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Ăn, chết”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 16), tr.3-9.
71. Vũ Bằng (1949), “Thông cáo về việc gạo”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 17), tr.3-9.
72. Vũ Bằng (1949), “Ngƣời Hà Nội nhớ ngƣời Hà Nội”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 19), tr.3-9.
73. Vũ Bằng (1949), “Chuyện cái cóng đựng thuốc của Hàn Lang”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 20), tr.33-38, tr.38-49.
74. Vũ Bằng (1949), “Tiếp theo và hết truyện Lƣu Bình, Dƣơng Lễ”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 21), tr.3-8, tr.40-42.
75. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Bợm, trần”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 22), tr.4-9.
76. Vũ Bằng (1949), “Bát cơm”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 23), tr.3-6, tr.52-54.
77. Vũ Bằng (1949), “Một tát, ba răng”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 24), tr.3-9.
78. Vũ Bằng (1949), “Tất cả để chiến thắng”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 25), tr.3-7, tr.52.
79. Vũ Bằng (1949), “Truyện của một ngƣời cũng biết cƣời”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 26), tr.3-7, tr.53-54.
80. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – To, đét”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 28), tr.3-7.
81. Vũ Bằng (1949), “Bữa cổ”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 29), tr.11-14, tr.51-54.
82. Vũ Bằng (1949), “Truyện một lịch trình tranh đấu”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 30), tr.3-8.
83. Vũ Bằng (1949), “Truyện trăm năm cũ”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 31), tr.3-7.
84. Vũ Bằng (1949), “Đất khách”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 32), tr.3-7, tr.45-49.
85. Vũ Bằng (1949), “Khúc ngâm trong đất Hà – Sáng, mê”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 33), tr.3-7.
86. Vũ Bằng (1949), “Một truyện bịa”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 34), tr.3-7.
87. Vũ Bằng (1950), “Một chuyện tết bố nuôi”, Tiểu thuyết thứ bảy, (số 45-46), tr.3-8, tr.21-23.
88. Vũ Bằng (1950), Thư cho người mất tích, Nhà in Tân Dân, Hà Nội.
89. Vũ Bằng (1953), Mộc hoa vương, Nxb. Nguyễn Đức, Sài Gòn.
90. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn mày”, Mới, (số 22), tr.4-5.
91. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn mặc”, Mới, (số 23), tr.12-13.
92. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở”, Mới, (số 24), tr.4.
93. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở”, Mới, (số 25), tr.5.
94. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở “Tu tại gia””, Mới, (số 26), tr.5.
95. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở-Tình đời!”, Mới, (số27), tr.6. 205
96. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở-Mối tình già”, Mới, (số 28), tr.7.
97. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn ở-Mối tình già”, Mới, (số 29), tr.10.
98. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn cắp”, Mới, (số 30), tr.5.
99. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn cắp”, Mới, (số 31), tr.12-14.
100. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn cắp – Đồng bạc sụt giá”, Mới, (số 32), tr.11.
101. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn cắp – Văn hoá cũng chẳng từ”, Mới, (số 33), tr.7, tr.12.
102. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Ăn cắp ái tình”, Mới, (số 34), tr.10
103. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn chơi”, Mới, (số 36), tr.7.
104. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn, chơi”, Mới, (số 37), tr.7.
105. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Hà Nội ăn, chơi, mặc và quần cƣ”, Mới, (số 38), tr.12.
106. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Mạt trƣợc, một “mốt” hay một công việc trọng đại?”, Mới, (số 39), tr.13.
107. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Còn ba thứ nữa”, Mới, (số 40), tr.5.
108. Vũ Bằng (1953), “Hà Nội trong cơn lốc – Tôi yêu Hà Nội”, Mới, (số 41), tr.5.
109. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc”, Mới, (số 42), tr.5.
110. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Ăn thuốc và uống thuốc”, Mới, (số 43), tr.12.
111. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Ông tổ phong trào nghiện uống thuốc”, Mới, (số 44), tr.13.
112. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Từ chuyện Tàu đến chuyện Tây”, Mới, (số 45), tr.4.
113. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Thế kỷ đa-dê-năng”, Mới, (số 46), tr.12.
114. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Cải lão hoàn đồng”, Mới, (số 47), tr.13.
115. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Một thứ thuốc rất cần cho vợ ông thầy thuốc”, Mới, (số 48), tr.4.
116. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Lƣơng tâm chƣa chết”, Mới, (số 49), tr.12.
117. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Một tuần một ngày chữa bệnh không lấy tiền”, Mới, (số 50), tr.11. 206
118. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Một trời một vực”, Mới, (số 51), tr.5.
119. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Câu chuyện một ngƣời có con bị bịnh gặp phải một lúc ba ông thầy vƣờn”, Mới, (số 52), tr.12.
120. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Còn những ngƣời nào bị bỏ quên”, Mới, (số 53), tr.5.
121. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Buôn bằng cấp”, Mới, (số 54), tr.14.
122. Vũ Bằng (1953), “Lo thầy chạy thuốc – Buôn bằng cấp”, Mới, (số 56), tr.4.
123. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu?”, Mới, (số 57), tr.4.
124. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Những ngƣời say văn nghệ”, Mới, (số 58), tr.13.
125. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Những ai còn ai mất”, Mới, (số 59), tr.13.
126. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Một bọn chán chƣờng”, Mới, (số 60), tr.13.
127. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Bọn ngƣời đánh đĩ văn nghệ”, Mới, (số 61), tr.13.
128. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Mấy cách kiếm tiền mau và mạnh”, Mới, (số 62), tr.13.
129. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Những ngƣời không biết chờ đợi”, Mới, (số 65), tr.12.
130. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Đoàn ngƣời leo núi”, Mới, (số 66), tr.12.
131. Vũ Bằng (1953), “Ngƣời văn nghệ anh đi đâu? – Ngày mai… Ngày mai”, Mới, (số 67), tr.13.
132. Vũ Bằng (1954), “Ăn Tết chữ”, Mới, (số 63, 64), tr.17, tr.32-33.
133. Vũ Bằng (1956), Sống đơn giản, P. Văn Tƣơi, Sài Gòn.
134. Vũ Bằng (1960), Miếng ngon Hà Nội, Nxb. Nam Chi tùng thƣ, Sài Gòn.
135. Vũ Bằng (1963), “Một vài cảm nghĩ của ngƣời viết văn về cuốn “Một vài cảm nghĩ của ngƣời thầy thuốc”, Văn học, (số 3), tr.22-26.
136. Vũ Bằng (1968), “Báo chí Bắc Việt từ 1934 đến 1954”, Báo chí Tập san, (số 1), tr.5-21.
137. Vũ Bằng (1969), Bốn mươi năm nói láo, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Sài Gòn.
138. Vũ Bằng (1969), “Cảm nhớ Vũ Trọng Phụng”, Giai phẩm Văn học – Chuyên san về Vũ trọng Phụng, (số 94), tr.9-17.
139. Vũ Bằng (1969), “Tôi thằng vô lại”, Giai phẩm Văn học – Chuyên san về Vũ trọng Phụng, (số 94), tr.27-40.
140. Vũ Bằng (1969), “Đi sâu vào tâm sự Vũ Hoàng Chƣơng”, Văn học, (số 97), tr.9-18.
141. Vũ Bằng, Thƣợng Sỹ, Phan Kim Thịnh (1969), “Phỏng vấn: Ám ảnh Nguyên Sa”, Văn học, (số 99), tr.3-19. 207
142. Vũ Bằng (1970), Món lạ miền Nam, Nhà sách Tân Văn, Sài Gòn.
143. Vũ Bằng (1970), “Có hai Nguyễn Bính”, Văn học, (số 100), tr.4-20.
144. Vũ Bằng (1970), “Phạm Duy, nhà phù thuỷ âm điệu có yếu tố hoà âm và kết tấu không?”, Văn học, (số 102), tr.3-16, tr.75-78.
145. Vũ Bằng (1970), “Thâm Tâm: Nhà phù thủy hô sóng vào lòng và gọi hoàng hôn lên mắt”, Văn học, (số 103), tr.3-17.
146. Vũ Bằng (1970), “Giải một nghi vấn Thâm Tâm và T.T.KH”, Văn học, (số
103), tr.98-105.
147. Vũ Bằng (1970), “Khi Tuân vẽ nhọ”, Văn học, (số 106), tr.134-141.
148. Vũ Bằng (1970), “Tƣởng nhớ một bậc thầy: Quan thành Nguyễn Văn Vĩnh”, Văn học, (số 111), tr.10-31.
149. Vũ Bằng (1970), “Cái cƣời, một gạch nối giữa Đông và Tây”, Văn học, (số
112), tr.33-51.
150. Vũ Bằng (1970), “Song An Hoàng Ngọc Phách, ngƣời của một cuốn sách”, Văn học, (số 113), tr.96-106.
151. Vũ Bằng (1970), “Cái tài, cái tật của Vũ Trọng Phụng”, Văn học, (số 114), tr.27-41.
152. Vũ Bằng (1970), “Hồ Xuân Hƣơng, một kỳ nữ không thể có hai trong văn học sử Việt Nam và thế giới”, Văn học, (số 117), tr.15-30.
153. Vũ Bằng (1970), “Tƣơng Phố, ngƣời gánh hoa lỡ làng chợ sớm không vui chợ chiều”, Văn học, (số 118), tr.4-17.
154. Vũ Bằng (1970), “Tẩy Xìa: một Lý Bạch của bàn đèn”, Khởi hành, (số 65), tr.12.
155. Vũ Bằng (1970), “Ngƣời mê Đinh Hùng”, Khởi hành, (Số 67), tr.4-5, tr.12.
156. Vũ Bằng (1970), “Ngƣời con gái Vũ Trọng Phụng”, Khởi hành, (số 75), tr.8-12.
157. Vũ Bằng (1970), “Văn hoá ăn của ta đang tiến về đâu”, Khởi hành, (số 79), tr.4.
158. Vũ Bằng (1970), “Cái cƣời chót của Nam Cao”, Khởi hành, (số 81), tr.4-5, tr.14.
159. Vũ Bằng (1970), “Nguyễn Tuân: đứa con nuông của Thiên Thần và Ác Quỷ”, Giai phẩm Văn học – Chuyên san về Nguyễn Tuân, (số 105), tr.3-27.
160. Vũ Bằng (1971), “Bình đào lê mỹ tửu của Thạch Lam”, Giao điểm, tr.4-9.
161. Vũ Bằng (1971), “Mơ về những cái tết xa xƣa với những anh em văn nghệ tiền chiến”, Văn học, (số 120), tr.16-27.
162. Vũ Bằng (1971), “Tao phùng đêm hai mƣơi”, Văn học, (số 124), tr.1-24.
163. Vũ Bằng (1971), “Trạng Hiền, Nguyễn Hiền”, Văn học, (số 126), tr.32-35.
164. Vũ Bằng (1971), “Tú Mỡ, nhà thơ trào phúng chết hai lần, Văn học, (số
127), tr.74-88.
165. Vũ Bằng (1971), “Hết Tàu đến Pháp, ai là bà tổ me Tây?”, Văn học, (số
130), tr.15-27.
166. Vũ Bằng (1971), “Cuộc thảo luận về bầu cử giữa nhà văn và nhà báo”, Văn học, (số 131), tr.2-16. 208
167. Vũ Bằng (1971), “Lại mất thêm một ông tốt giọng: Quách Đàm”, Tạp chí văn học, (số 132), tr.101-112.
168. Vũ Bằng (1971), “Máu của mẹ: một truyện chống chiến tranh bi thiết”, Văn học, (số 134), tr.8-15.
169. Vũ Bằng (1971), “Hát ả đào: Lịch sử ra sao? Ông tổ là ngƣời nào? Mà ả đào, cô đầu và nhà tơ có khác nhau không?”, Văn học, (số 138), tr. 3-15.
170. Vũ Bằng (1971), “Hữu Loan: thi sĩ ăn cơm kê vàng nổi tiếng vì bài thơ tím”, Văn học, (số 139), tr.5-16.
171. Vũ Bằng (1971), “Tất cả sự thật về nhà thơ Trần Quang Dũng”, Văn học, (số 140), tr.17-35.
172. Vũ Bằng (1971), Cái đèn lồng (Tập truyện), Nhà sách Tân Văn, Sài Gòn.
173. Vũ Bằng (1971), Thương nhớ mười hai, Nhà sách Tân Văn, Sài Gòn.
174. Vũ Bằng (1972), “Những giống chuột lạ nhất thế giới”, Văn học, (số 143), tr.17-22.
175. Vũ Bằng (1972), “Những bức thƣ cuối cùng của Tam Ích gửi cho tôi”, Văn học, (số 145), tr.60-74.
176. Vũ Bằng (1972), “Một lời nguyện thiết tha xin cho tôi chết lẹ”, Văn học, (số 145), tr.74-78.
177. Vũ Bằng (1972), “Bảy đêm huyền thoại”, Văn học, (Từ số 145 đến số 151).
178. Vũ Bằng (1972), “Đoàn Thị Điểm có phải là dịch giả Chinh phụ ngâm?”, Văn học, (số 150), tr.17-23.
179. Vũ Bằng (1972), “Những mối tình “lâm ly qui phượng” của các nhà thơ quen thuộc của tôi”, Văn học, (số 162), tr.130-134.
180. Vũ Bằng (1972), “Sầu mộng chọi trâu”, Văn học, (số 164), tr.50-64.
181. Vũ Bằng (1972), “P. Buck : Thuỷ hử là bộ truyện hay nhất của Trung Hoa”, Văn học, (số 166), tr.17-23.
182. Vũ Bằng (1972), “Phong di Vũ Đình Long”, Văn học, (số 169), tr.3-8, tr.66-85.
183. Vũ Bằng (1972), “Vũ Trọng Phụng: nhà văn dơ dáy hay trong sạch?”, Văn học, (số 170), tr.14-20.
184. Vũ Bằng (1972), “Xóm Khâm Thiên: Cái nôi văn nghệ của Hà Nội ba mƣơi năm về trƣớc”, Văn học, (số 170), tr.61-71.
185. Vũ Bằng (1972), “Về một truyện dài nổi tiếng của Ngô Tất Tố”, Văn học, (số 174), tr.19-31.
186. Vũ Bằng (1972), “Ngƣời vợ của Hồ Dzếnh”, Văn học, (số 185), tr.13-27.
187. Vũ Bằng, Dƣơng Nghiễm Mậu, Đào Trƣờng Phúc… (1972), Khái Hưng – Thân thế và tác phẩm, Nhà sách Nam Hà, Sài Gòn.
188. Vũ Bằng, Kim Thu, Từ Tốc (1973), Tháng ngày mỏi mệt, Nxb. Sông Kiêu, Sài Gòn.
189. Vũ Bằng (1973), “Hồ Dzếnh: Nhà thơ độc đáo địu con đi xin bú thép khắp khu tƣ”, Văn (Giai phẩm 1973), tr.3 – tr.14.
190. Vũ Bằng (1974), Nói có sách: giải thích các danh từ mới thường dùng, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 209
191. Vũ Bằng (1974), “Nhớ về một thời văn nghệ lãng mạn ở nƣớc ta” , Thời tập, (số ngày 5/5/1974), tr.19-23.
192. Vũ Bằng (1975), “Ăn Tết bằng nƣớc suýt mèo à? Không đƣợc”, Tạp chí Văn (Giai phẩm mùa xuân 1975), tr.80-82.
193. Vũ Bằng (1992), Đông Tây cổ học tinh hoa, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp.
194. Vũ Bằng (1994), Miếng ngon Hà Nội, Nxb. Văn học, Hà Nội.
195. Vũ Bằng (1994), Món lạ miền Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
196. Vũ Bằng (2000), Truyện hai người, Nxb. Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
197. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng, Tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
198. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng, Tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
199. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng, Tập 3, Nxb. Văn học, Hà Nội.
200. Vũ Bằng (2001), Cai, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
201. Vũ Bằng (2001), Bảy đêm huyền thoại, Nxb.Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
202. Vũ Bằng (2001), Truyện ngắn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
203. Vũ Bằng (2002), Thương nhớ mười hai, Nxb.Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
204. Vũ Bằng (2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
205. Vũ Bằng (2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
206. Vũ Bằng (2003), Những kẻ gieo gió, Tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
207. Vũ Bằng (2003), Những kẻ gieo gió, Tập 2, Nxb.Văn học, Hà Nội.
208. Vũ Bằng (2003), Tạp văn, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
209. Vũ Bằng (2003), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
210. Vũ Bằng (2004), Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
211. Vũ Bằng (2005), Vũ Bằng toàn tập, Tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
212. Vũ Bằng (2005), Vũ Bằng toàn tập, Tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
213. Vũ Bằng (2005), Vũ Bằng toàn tập, Tập 3, Nxb. Văn học, Hà Nội.
214. Vũ Bằng (2005), Vũ Bằng toàn tập, Tập 4, Nxb. Văn học, Hà Nội. B. NGHIÊN CỨU VỀ VŨ BẰNG
215. Đông An (2007), “Cần nhiều hơn nữa những tấm lòng với Vũ Bằng”, Toàn cảnh Sự kiện dư luận, (số 208), tr.29.
216. Hoài Anh (2000), “Vũ Bằng, Con chim tiêu liêu suốt đời chỉ đậu một cành”, Tạp chí Văn, (số 4), tr.58-65.
217. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
218. Nguyễn Kim Anh (2001), “Thương nhớ mười hai”, tài hoa và thầm lặng”, Đời sống và Pháp luật, (số Tết), tr.30-31, tr.35.
219. Phạm Tuấn Anh (2002), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Vũ Bằng, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
220. Vũ Tuấn Anh – Bích Thu (Chủ biên) (2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam ( Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb. Văn học, Hà Nội. 210
221. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb.Thanh niên, Hà Nội.
222. Xuân Ba (2004), “Những năm cuối đời của Vũ Bằng”, Tiền Phong chủ nhật, (số Tết), tr.17.
223. M.M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vƣơng Trí Nhàn dịch, Nxb.Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao – Trƣờng Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
224. M.M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
225. Nam Cao (2004), Nam Cao toàn tập, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
226. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. HCM.
227. Nguyễn Nhật Duật (1970), “Đọc sách “Mê chữ” của Vũ Bằng”, Khởi hành, (số 60), tr.13.
228. Nguyễn Nhật Duật (1971), “Đọc “Cái đèn lồng của Vũ Bằng”, Khởi hành, (số 111), tr.13-14.
229. Đỗ Đức Dục (2003), Hành trình văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
230. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
231. Trần Trọng Đăng Đàn (1998), Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam 1954 – 1975, Nxb. Thông tin-Nxb. Long An.
232. Đặng Anh Đào (1996), “Tháng ba đi tìm thời gian đã mất”, Tiếng nói tri âm, Tập.2, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
233. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây-Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
234. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
235. Lam Điền (2000), “Bên trời thƣơng nhớ Vũ Bằng”, Tuổi Trẻ, (số 68), tr8.
236. Trần Độ, Hà Xuân Trƣờng, Thế Nguyên (1979), Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ nguỵ, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.
237. Dorothy Brewster & John Angus Burrell (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Dƣơng Thanh Bình dịch, Nxb. Lao động, Hà Nội.
238. Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
239. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
240. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
241. Văn Giá (2005), Đời sống và đời viết, Nxb. Hội Nhà văn – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 211
242. Đặng Huy Giang (2008), “Hồi ký non tay, bệnh thƣờng tình mà nên tránh”, Văn nghệ trẻ, (số 47), tr.3.
243. Nguyễn Hà (1999), Nhớ ngƣời “thƣơng nhớ mƣời hai”, Lao động, (số
28/5/1999), tr.4.
244. Thanh Hải (2003), “Tiêu Liêu Vũ Bằng: nhà báo chân chính không sợ uy vũ, không bị mê hoặc vì danh lợi”, Hà Nội mới, (số 12340), tr.5.
245. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vƣơng dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
246. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
247. Lê Thị Đức Hạnh (2007), Bàn thêm về mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
248. Phạm Tƣờng Hạnh (2000), “Văn nghệ sĩ hai miền sau ngày giải phóng”, Văn nghệ, (số 19).
249. Phạm Tƣờng Hạnh (2005), Nhân chứng, NXb. Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
250. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1995), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
251. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hoá vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
252. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn chuyện đời, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
253. Vũ Hạnh – Nguyễn Ngọc Phan (2008), Văn học thời kỳ 1945 – 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh – Nxb. Văn hóa Sài Gòn.
254. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hoá Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
255. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb. Văn học, Hà Nội.
256. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Nxb. Mũi Cà Mau.
257. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
258. Nguyễn Thị Thu Hoà (2000), Cái đẹp trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội..
259. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội.
260. Tô Hoài (1991), Vũ Bằng “Thƣơng nhớ mƣời hai”, Tạp chí Văn học, (số
62), tr.62-67.
261. Tô Hoài (1997), Tô Hoài hồi ký, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
262. Đỗ Hoàng (2002), “Báo chí có ích cho văn chƣơng hay ngƣợc lại”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (số 6), tr.6-13.
263. Bùi Quang Huy (1993), “Vũ Bằng một đời mê mải”, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh, (số 34), tr.5.
264. Khái Hƣng (1937), “Phê bình Một mình trong đêm tối”, Phong hoá, (số
89), tr.5. 212
265. Đỗ Quang Hƣng (Chủ biên) (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
266. I.P Ilin và E.A Tzurganova (Chủ biên), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội.
267. Tam Ích (1969), Văn nghệ và phê bình, Nxb. Nam Việt, Sài Gòn.
268. Tam Ích (1972), Dưới mắt của Tam Ích, Nhà in Tạp chí Nhân văn, Sài Gòn.
269. Cao Huy Khanh (1970), “Thạch Lam những mùa và vƣờn Hà Nội”, Khởi hành, (số 60), tr.4-5, tr.10-11.
270. Cao Huy Khanh (1970), “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam”, Khởi hành, (số 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85).
271. Cao Huy Khanh (1971), “Tổng kết văn xuôi miền Nam năm qua”, Khởi hành, (Tuyển tập mùa xuân), tr.2-3, tr.48-49.
272. Cao Huy Khanh (1972), “Những cuốn sách của một năm”, Khởi hành, (Tuyển tập mùa xuân), tr.49-51.
273. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
274. Phạm Trung Khâu, An Xuyên (1972), “Phỏng vấn Vũ Bằng”, Khởi hành, (số 152), tr.4-5.
275. Phạm Huy Khuê (2000), “Một kỷ niệm với Vũ Bằng”, Người Hà Nội nguyệt san, (số 4), tr.20-22.
276. M.B.Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội.
277. M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Lại Nguyên Ân, Duy Lập… dịch, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội.
278. Milan Kundera (2001), Tiểu luận-Nghệ thuật tiểu thuyết-những di chúc bị phản bội, Nguyên Ngọc dịch, Nxb. Văn hoá thông tin – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
279. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
280. Thạch Lam (1988), Tuyển tập, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
281. Thạch Lam (2005), Hà Nội 36 phố phường, Nxb. Văn học, Hà Nội.
282. Phạm Đình Lân (2001), “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 – Cái nhìn tổng quan về lịch sử báo chí Việt Nam trƣớc năm 1945”, Người làm báo, (số 11), tr.24-25.
283. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
284. Mã Giang Lân (2003), Văn học Việt Nam 1945-1954, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
285. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 213
286. Nguyễn Kim Liên (1994), “Những bức thƣ chắp mối”, Văn nghệ, (số 21), tr.15.
287. Ngô Ngọc Ngũ Long (2000), “Hà Nội trong thƣơng nhớ mƣời hai”, Sài Gòn giải phóng, (1/10/2000), tr.3.
288. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
289. IU.M.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vƣơng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thuỷ dịch, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
290. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
291. Phạm Ngọc Luật (1996), “Nếu trở lại làm ngƣời, con cứ lại xin làm báo”, Người Hà Nội, (22/6/1996), tr.7.
292. Nguyễn Văn Lục (2008), “Từ Nam Phong tới Bách Khoa”, Tạp chí Tân văn, USA, (số 1), tr.8-15.
293. Trƣờng Lƣu (2001), Văn hoá văn nghệ một thời hai trận tuyến, Nxb. Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
294. Phƣơng Lựu (1997) (Chủ biên), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
295. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
296. Hồ Nam (1999), “Vợ chồng nhà văn Vũ Bằng, những nhà tình báo chiến lƣợc”, Nguyệt san Pháp luật, (số 34), tr.30-33.
297. Nguyễn Thị Phi Nga (2003), Ký của Vũ Bằng qua các tác phẩm “Cai”, “Thương nhớ mười hai”, “Miếng ngon Hà Nội”, “Bốn mươi năm nói láo”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
298. Thạch Ngoan (1941), “Con trâu-Phê bình của Thạch Ngoan”, Hà Nội Tân văn, (số 53), tr.4.
299. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
300. Vƣơng Trí Nhàn (Sƣu tầm, biên soạn) (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Nxb. Hội Nhà văn.
301. Vƣơng Trí Nhàn (2001), Nghiệp văn, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
302. Vƣơng Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
303. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hoá từ một góc nhìn, Nxb.Văn học-Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
304. Kim Nhật (1972), Những nhà văn tiền chiến Hà Nội hôm nay, Nxb. Hoa Đăng, Sài Gòn.
305. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nxb. Văn học-Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh.
306. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Tập 2, Nxb. Văn học-Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh.
307. Võ Phiến (1988), Tiểu luận, Nxb. Văn nghệ, USA. 214
308. Võ Phiến (2000), Văn học miền Nam tổng quan, Nxb. Văn nghệ, USA.
309. Thế Phong (1959), Nhà văn hậu chiến 1950 – 1956, Nxb. Huyền Trân, Sài Gòn.
310. Thế Phong (1974), Lược sử văn nghệ Việt Nam. Nhà văn tiền chiến 1930 –
1945. Nhận định văn học, S.Vàng Son, Sài Gòn.
311. Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1986), Dẫn vào tác phẩm văn chương (Giáo trình), Trƣờng Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
312. Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1994), Những tín hiệu mới, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
313. Vũ Quần Phƣơng (1992), “Vũ Bằng thƣơng nhớ”, Sài Gòn giải phóng, (số Tết), tr.12.
314. Vũ Quần Phƣơng (2002), Lời giới thiệu trong Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
315. Thạch Phƣơng-Lê Trung Hoa (Chủ biên) (2004), Từ điển thành phố Sài Gòn-Hồ Chí Minh, Nxb.Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
316. G.N.Pôxpêlôp (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
317. Đỗ Trung Quân (1989), “Đọc Thương nhớ mười hai”, Tuổi trẻ, (số 135), tr.3.
318. Lê Minh Quốc (2000), “Vũ Bằng – Từ thƣơng đến nhớ”, Sài Gòn giải phóng, (số 6/5/2000).
319. Lô Răng (1969), “Miếng ngon”, Khởi hành, (số 10), tr.2.
320. Lô Răng (1969), “Bốn mƣơi năm nói láo”, Khởi hành, (số 16), tr.2.
321. Băng Sơn (2006), Tiếng ru hồn, Nxb. Thanh niên , Tp.HCM.
322. Nguyễn Hữu Sơn (2007), “Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945”, Nghiên cứu văn học, (số 8), tr.17-28.
323. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
324. Thƣợng Sỹ (1944), “Cai-Hồi ký của Vũ Bằng”, Tiểu thuyết thứ bảy nguyệt san, (số 7), tr.55-57.
325. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
326. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Khảo luận về phóng sự văn học của Vũ Trọng Phụng, Nxb. Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
327. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Thể ký ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945 nhìn từ lý luận thể loại, Nxb. Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
328. Dƣơng Thiệu Thanh (1969), Mấy chàng “trai thế-hệ”… trước, Nhà sách Sài Gòn.
329. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
330. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb. Khoa học Xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
331. Nguyễn Ngọc Thiện (2003), “Vũ Bằng: Nhìn lại tác giả văn học thế kỷ XX”, Diễn đàn văn nghệ, (số 1), tr.50-51. 215
332. Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Phong cách và đời văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
333. Nguyễn Quang Thiều (2000), “Nhà văn Vũ Bằng – Ngƣời tình báo mang bí số X10”, An ninh thế giới, (số 172), tr.1,4,5.
334. Lƣu Khánh Thơ (2000), “Vũ Bằng bên trời thƣơng nhớ”, Lao động, (số
2/6/2000), tr.4.
335. Lý Hoài Thu (2008), “Hồi ký và bút ký thời kỳ đổi mới”, Nghiên cứu văn học, (số 10), tr.76-88.
336. Phan ngọc Thu (2001), Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
337. Hoàng Thị Bích Thuần (2002), “Sách trong đời”, Thanh niên (số 193), tr.15.
338. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
339. Lộc Phƣơng Thuỷ (Chủ biên) (2005), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học, Hà Nội.
340. Lộc Phƣơng Thủy (Chủ biên) (2007), Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
341. Lộc Phƣơng Thủy (Chủ biên) (2007), Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
342. Nhật Tiến (1969), Câu chuyện văn chương, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn.
343. Bùi Đức Tịnh (1992), Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, Nxb. TP.Hồ Chí Minh.
344. Bùi Đức Tịnh (2005), Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thuỷ đến thế XX , Nxb. Văn nghệ, TP.Hồ Chí Minh.
345. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo-Thách thức của văn hoá, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
346. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
347. Trần Thị Trâm (2001), “Về đội ngũ nhà báo Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945”, Người làm báo, (số 2), tr.32-37.
348. Nguyễn Quốc Trung (1999), “Nhà văn Vũ Bằng đã từng là chiến sĩ tình báo”, Văn nghệ, (số 19, 20, 21).
349. Nguyễn Tuân (1996), Quê hương, Nxb. Hải Phòng.
350. Nguyễn Tuân (1998), Tuỳ bút viết trước 1945, Nxb. Hải Phòng.
351. Nguyễn Tuân (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
352. Vũ Hoàng Tuấn (1994), “Kỷ niệm lần thứ 10 ngày mất nhà văn Vũ Bằng”, Người Hà Nội, (số 11), tr.2.
353. Vũ Hoàng Tuấn (1994), “Vài kỷ niệm về bố tôi”, Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, (30/11/1994), tr.4,6.
354. Thu Tứ (2008), “Đất nào văn ấy”, Tạp chí Tân văn ,USA (số 6), tr.133-145.
355. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
356. Tạ Tỵ (1970), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nxb. Kim Lai, Sài Gòn. 216
357. Tạ Tỵ (1972), Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn.
358. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
359. Trƣơng Uyên (1995), “Những nhân chứng hiếm hoi về báo chí Hà Nội những năm 1948-1954”, Nhà báo và công luận, (số 19), tr.9-10.
360. Hồ Sĩ Vịnh (2005), Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
361. Châu Vũ (1972), Đọc sách “Món lạ miền Nam”, Ý thức, (số 5), tr.77-82.
362. Bùi Văn Vƣợng (2005), Văn hóa Việt Nam – Tìm hiểu và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
363. Nguyễn Vỹ (1969), Văn thi sỹ tiền chiến. Chứng dẫn của một thời đại, Nxb.Khai Trí, Sài Gòn.
364. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Tiếng vọng những mùa qua, Nxb. Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.
365. Triệu Xuân (1999), “Nhà văn Vũ Bằng, tài hoa và cô đơn”, Văn nghệ, (số
28), tr.4, 19.
366. Nguyễn Thị Xuân Yến (1998), “Về vấn đề tác giả và độc giả trong tác phẩm văn học”, Văn, (số 82), tr.101-103.
367. Nhiều tác giả (1994), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
368. Nhiều tác giả (1996), Tiếng nói tri âm, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
369. Nhiều tác giả (1996), 50 mươi năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng 8, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
370. Nhiều tác giả (2001), Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, Tập IX, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
371. Nhiều tác giả (2004), Tự sự học (Một số vấn đề lí luận và lịch sử), Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
372. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học, Bộ mới, Nxb. Thế giới, TP.Hồ Chí Minh.
TIẾNG ANH, PHÁP
373. Bùi Xuân Bào (1974), Le Roman Vietnamien Contemporain, Imprimerie Long Vân, Sài Gòn.
374. Josep T. Shipley (1964), Dictionary of the world literature, Littlefield, Adams & Company, New Jersey.
375. Katie Wales (1990), A dictionary of stylistics, Longmen, London.
376. X. J. Kennedy, & Dana Gioia (1995), Literature: An Introduction to Fiction, Poetry, and Drama (Sixth Edition), Harper Collins College Publishers.
---------------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,ngu van,vu bang,trong lich su,van hoc,viet nam,hien dai,ha minh chau
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Nhận xét
Đăng nhận xét