Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, cong nghe, thong tin, nghien cuu, xay dung cac mo hinh, toan phuc vu du bao, mot so van de, moi truong nuoc, duong thi thuy nga

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH TOÁN PHỤC VỤ DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 




MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài

Trong các nghiên cứu ứng dụng của công nghệ thông tin, việc giải quyết các bài toán về mô hình toán thủy văn (MHTTV) Luôn là một yêu cầu rất cần thiết.

MHTTV là sự mô phỏng các quá trình, hiện tượng thủy văn – sự vận động rất phức tạp của nước trong tự nhiên dưới dạng các phương trình toán học, lôgíc và giải chúng trên các máy tính điện tử. MHTTV có khả năng xem xét những diễn biến của hiện tượng thủy văn từ vi mô đến vĩ mô.

Hiện nay có nhiều phương pháp để giải quyết bài toán MHTTV. Trong số đó, phương pháp mô hình toán đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, thu được những kết quả tương đối khả quan. Phương pháp này có ưu điểm là cho ta tính toán nhiều phương án, thí nghiệm số trị nhanh và giá thành rẻ hơn các phương pháp khác như: Điều tra khảo sát hiện trường, phân tích sử dụng công nghệ viễn thám GIS, phóng xạ hạt nhân, mô hình vật lý.

Đối với các bài toán mô hình hóa trong Môi trường, tốc độ tính toán luôn là một vấn đề nan giải. Với một vùng sông, biển rộng hàng trăm ngàn km2, việc tính toán các giá trị trên toàn vùng nghiên cứu như vận tốc dòng chảy, độ dâng mực nước, nồng độ các chất ô nhiễm theo thời gian,… phải tốn rất nhiều thời gian, hàng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Bên cạnh đó, để đạt độ chính xác cao, cần phải có những mô hình toán đáng tin cậy để đảm bảo kết quả tính toán tương ứng với kết quả đo đạc trong thực tế.

Nhu cầu xây dựng các MHTTV để giải quyết các vấn đề môi trường như nghiên cứu dòng chảy trên sông, biển, tính toán chất lượng nước, tính toán vết dầu loang, sự bồi xói ở cửa sông,…. Là rất cần thiết. Ở Việt Nam hầu như các cơ quan quản lý môi trường đều phải sử dụng các phần mềm của nước ngoài với giá thành rất cao. Do vậy, một yêu cầu luôn được đặt ra cho các nhà khoa học là phải nghiên cứu và xây dựng các MHTTV tốt, đảm bảo độ chính xác cao và tốc độ tính toán đáp ứng yêu cầu thực tế.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình toán phục vụ dự báo một số vấn đề môi trường nước” để nghiên cứu một số mô hình toán nhằm cải tiến tốc độ tính toán cũng như độ chính xác khi giải quyết các bài toán trong Môi trường.

  Mục đích của luận án

Trước nhu cầu cần phải có những MHTTV tốt áp dụng cho vùng biển nước nông, tác giả thực hiện luận án với mục đích nghiên cứu và cải tiến một số mô hình toán trên thế giới cả về độ chính xác lẫn tốc độ tính toán như tính dòng chảy, sự lan truyền chất trên biển và sự bồi-xói đáy tại cửa sông. Từ các nghiên cứu và cải tiến này, tác giả sẽ xây dựng giải thuật tính toán trong trường hợp tổng quát cho địa hình bất kỳ, tính toán thử nghiệm và kiểm tra độ tin cậy của các mô hình. Từ đó, tác giả sẽ xây dựng công cụ tính toán và dự báo diễn biến môi trường nước phục vụ công tác quản lý môi trường.

  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việc giải quyết trọn vẹn các bài toán về thủy văn là điều không thể trong khuôn khổ của luận án. Để đảm bảo chất lượng của các mô hình, luận án giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng: Mô hình thủy lực, mô hình lan truyền chất hai chiều và mô hình tính sự bồi, xói đáy trên biển.

Phạm vi nghiên cứu:

- Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy khả năng cải tiến các MHTTV cả về tốc độ tính toán lẫn độ chính xác bằng việc nghiên cứu phương pháp: Đưa các yếu tố tự nhiên tác động đến bài toán vào mô hình, tăng tốc độ tính toán bằng phương pháp tính lưới lồng.

- Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả kiểm định trên một vùng biển phức tạp của Việt Nam đã cho thấy các mô hình này đáng tin cậy. Do các mô hình toán ở đây được giải quyết với các điều kiện tự nhiên tổng quát nên có thể được áp dụng trên vùng biển bất kỳ. Công cụ tính toán và dự báo diễn biến môi trường giúp các nhà quản lý giám sát, dự báo và có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, phục vụ tốt cho kinh tế, quốc phòng, sản xuất và đời sống.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Việc nghiên cứu các vấn đề về dòng chảy trên biển và các quá trình tự nhiên chịu sự ảnh hưởng của dòng chảy như sự lan truyền các chất ô nhiễm hay sự bồi, xói đáy là một bài toán khó. Dòng chảy trên biển chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên như: Sóng, gió, địa hình đáy,… nên rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, ngay từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này.

- Các nghiên cứu trên thế giới

Cuối những năm 1960, tại phòng thí nghiệm về Thủy động lực Địa vật lý (Geographyscal Fluid Dynamics Laboratory - GFDL) Đã có nghiên cứu đầu tiên về dòng chảy trên đại dương.

Vào giữa những năm 1970, mô hình của GFDL đã có những tiến bộ đáng kể nhờ sự đóng góp của Mike và Bert Semtner.

Cũng vào giữa những năm 1970, phương pháp rời rạc hóa theo phương thẳng đứng của các mô hình này được phát triển theo hai hướng:

- Phân lớp: Đại dương như tổ hợp của các lớp mà vị trí thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào ảnh hưởng của các quá trình động lực. Đi theo hướng này có các mô hình của phòng thí nghiệm hải quân (Navy Layerd Ocean Model, NLOM), trường

Đại học Tổng hợp Miami (Miami Isopycnic Model, HaIM), Học viện Max Planck Hamburg, FRG (mô hình OPYC).

- Xấp xỉ địa hình (tọa độ ): Mặt đáy của hệ trục tọa độ cố định theo thời gian nhưng thay đổi theo bề mặt đáy đại dương. Theo hướng này có các mô hình POM (Princeton Ocean Model), SCRUM (S-coordinate Rutger University Model), GHERM (GeoHydrodynamics and Environmental Research Model). Hướng nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu biển và cả nghiên cứu tương tác biển-khí quyển.

Mỗi mô hình có những ưu thế riêng, sự khác biệt là ở chỗ sử dụng các phương pháp tính, các thuật giải và cách xử lý các tham số khác nhau.

A/ Loại mô hình có phương thẳng đứng rời rạc hóa theo tọa độ địa lý theo hướng phân lớp

1) Mô hình BSH

Các toán tử của hệ thống mô hình BSH được thiết kế cho biển Bắc và Bắc Baltic, được xây dựng và phát triển bởi Viện Khí tượng và Thủy văn Thụy Điển.

Nhiệm vụ chủ yếu của mô hình này là dự báo mực nước (bao gồm cả cảnh báo nước dâng do bão). Các thuật toán của BSH phát triển một hệ thống toán tử cho phép dự báo được tình hình thực tế trong chu kỳ ngắn và nó có thể được đánh giá và cung cấp thông tin cho bất ký thời điểm nào. Một phần của hệ thống là toán tử thủy động lực, cho phép tính toán các thông số động học, các thông số nhiệt độ, độ muối và dòng chảy ở miền biển Bắc và biển Baltic.

Ngoài ra, BSH còn có thể dùng để dự báo sự lan truyền dầu, các chất hóa học, các chất lơ lửng.

2) Mô hình HAMSOM

Mô hình HAMSOM (Hamburg Shelf Ocean Model) Được xây dựng bởi IFM (Institute fur Meereskunde, Hamburg) Và Clima Maritimo (Puertos del Estado, Madrid). HAMSOM được xây dựng trên cơ sở hệ các phương trình nguyên thủy, các xấp xỉ thủy tĩnh và xấp xỉ Boussinesq với các giả thiết cụ thể cho từng loại phương trình:

- Trong phương trình động lượng Navier – Stokes, giả thiết chất lỏng là chất lỏng liên tục, không nén được. Từ đó, đơn giản hóa một số thành phần trong phương trình động lượng và phương trình chuyển động theo phương thẳng đứng.

Các phương trình nước nông – chuyển thành các phương trình tuyến tính cho dòng ổn định để mô tả dòng nằm ngang với các thành phần thẳng đứng khác được thực hiện trong hệ tọa độ Cartesian (x theo hướng đông, y bắc, z thẳng đứng) Bao gồm các phương trình động lượng, phương trình thủy tĩnh, phương trình liên tục và phương trình trạng thái v.v… Nó được công thức hóa trên lưới Arakawa-C (lưới Akarawa-C [23], [24]) Và dựa trên cơ sở lược đồ sai phân bán ẩn. Mô hình có thể sử dụng để tính toán dòng triều, gió áp suất khí quyển, thông lượng nhiệt và sự nghiêng áp trong đại dương.

Mô hình HAMSOM sử dụng sơ đồ sai phân bán ẩn nên giới hạn ổn định của mô hình được bỏ qua mặc dù điều kiện này luôn luôn cần thiết đối với các sơ đồ sai phân hiện. Người sử dụng có thể thiết lập sơ đồ giải cho một điều kiện cụ thể bằng việc xác định rõ tỉ lệ của các thành phần hiện và ẩn trong các phương trình chuyển động. Người dùng cũng có thể lựa chọn giữa sơ đồ giải vector-upstream hoặc sơ đồ Arakawa-C cho các thành phần bình lưu của phương trình động lượng. Hơn nữa, hệ số khuếch tán rối thẳng đứng có thể tham số hóa theo ba cách: Richardson – Hainbucher, Kochergin – Pohlman, hoặc hệ số khuếch tán rối thẳng đứng là hằng số.

Mô hình đã được áp dụng cho nhiều vùng biển thềm lục địa và các khu vực Đại dương thế giới, như vịnh California, khu vực Biển Đông [44] hoặc Biển Bohai.

Hơn nữa các kết quả nhận được từ HAMSOM được sử dụng trong một số mô hình áp dụng khác, như mô hình sinh thái ECOHAM và ERSEM, ho ặc mô hình vật chất lơ lửng của Puls.

3) Mô hình ESCOMO Mô hình ESCOMO dựa trên cơ sở của HAMSOM, được phát triển bởi Knut Bathel, Corinna Schrum thuộc Viện Địa Vật lý của trường Đại học Bergen Norway.

Trên cơ sở xây dựng mô hình thủy động lực học biển – băng – sinh học ba chiều, ESCOMO (mô hình thủy động lực và sinh thái) Được phát triển hơn nữa từ các mô hình thủy động lực học HAMSOM [50] và một module sinh học [49]. Module sinh học dựa trên việc chuyển giao các-bon giữa các cấp độ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp của nitơ sinh học, phospho và fluxes silica. Như vậy ECOSMO và HAMSOM có hai sự khác biệt là:

- ECOSMO không những kế thừa HAMSOM trong các bài toán thủy động lực học mà còn được phát triển cho lĩnh vực sinh học đã tham số hóa được hầu hết những yếu tố sinh học.

- ECOSMO đã được vector hóa.

Trong khuôn khổ của dự án NUFU “Nuôi trồng thủy sản và quản lý môi trường biển ven bờ”  được phối hợp thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam và Nauy thuộc các viện: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, viện Hải dương học Nha Trang, trường Đại học Thủy sản Nha Trang và trường Đại học Bergen Nauy.

Trong pha II các nhà khoa học Nauy và Việt Nam sẽ cùng nhau trao đổi học thuật về mô hình. Để đạt mục tiêu của dự án, các chuyên gia Nauy sẽ tổ chức tập huấn cho các nhà nghiên cứucao học và nghiên cứu sinh thuộc dự án về mô hình hóa tạiViệt Nam như mô hình hóa các quá trình biến đổi sinh lý hóa trong Đại dương, mô hình vật lý, mô hình sinh thái v.v…

4) Mô hình IMR

Mô hình này dựa trên các phương trình nguyên thủy ba chiều, phụ thuộc vào thời gian, gió và sự truyền mật độ do Blumberg, Mellor [39] và O’Connor [43] thiết lập, còn được gọi là NORWECOM (hệ thống mô hình sinh thái Nauy, The NORWegian ECOlogical Model system) Là mô hình cặp đôi giữa vật lý, hóa học và hệ sinh học có thể sử dụng để nghiên cứu tính chất hóa lý cơ bản của độ phân tán các phần tử “hạt” (trứng cá, ô nhiễm). Mô hình IMR thủy động lực học đã được sử dụng cho các nghiên cứu ở miền biển Bắc và đã được xác nhận rộng rãi đối với dữ liệu từ SKAGEX [48].

5) Mô hình IFREMER.

Mô hình IFREMER dựa trên các nguyên tắc phiên bản cặp đôi. Sự cặp đôi giữa baroclinic và barotropic đã được cải thiện và kết nối với sơ đồ ADI cho phép các bước thời gian lớn hơn [25]. Mô hình được xây dựng để tính toán các tính năng vật lý ba biển của Pháp (kênh thuộc Anh, vịnh Biscay và biển Địa Trung Hải): Chùm sông lớn, front nhiệt (Ushant front), dòng mật độ (LPC), sóng triều (Bay of mount St Michel).

Mô hình chạy ổn định trong một phạm vi thời gian và không gian lớn, từ các vịnh nhỏ, ngắn cho đến toàn bộ thềm lục địa biển như kênh biển Bắc [29] và vịnh Biscay.

6) Mô hình MUMM

Mô hình MUMM được phát triển để nghiên cứu sự hình thành Front nửa ngày và nước chìm trong vùng nước không đổi (diescharge) Rhine. Các cải tiến sau của mô hình được làm chặt chẽ hơn bởi Blumberg [25], Beckers [24], Deleersnijder [26]. Phiên bản cải tiến mới cho phép lai ghép thêm với sơ đồ bình lưu trên cơ sở các cải tiến của James (1986).

Phiên bản mô hình mới của James (1996) Cho phép dự báo sự biến thiên của nhiệt độ và độ muối để thích ứng với lực triều và các điều kiện khí tượng. Mô hình mới này sử dụng một số thuật giải tiên tiến cho phép độ phân giải của lưới trên một mặt phẳng ngang đủ mịn để giải quyết bài toán Rossby cho khu vực miền Nam của biển Bắc.
------------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, CÁC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN
Chương 1. MÔ HÌNH THỦY LỰC
1.1. Tình hình nghiên cứu mô hình thủy lực hiện nay
1.2. Mô hình thủy lực
1.2.1. Mô hình toán học
1.2.1.1. Sơ lược các phương pháp giải hệ phương trình Saint-Venant
1.2.1.2. Hệ phương trình thủy lực
1.2.2. Lưới sai phân
1.2.3. Phương pháp tính
1.2.3.1. Nửa bước đầu
1.2.3.2. Nửa bước sau
1.3. Điểm cải tiến của luận án
1.3.1. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
1.3.2. Biên cứng di động (Biên động đường bờ)
1.3.2.1. Đối với bài toán thông thường, không xử lý biên cứng di động
1.3.2.2. Đối với bài toán có giải quyết biên cứng di động
1.3.3. Phương pháp tính lưới lồng
1.3.3.1. Đối với bài toán sử dụng một lưới cho cả vùng tính
1.3.3.2. Đối với bài toán sử dụng nhiều lưới có độ phân giải khác nhau chomột vùng tính
1.4. Tóm tắt chương
Chương 2. MÔ HÌNH LAN TRUYỀN CHẤT
2.1. Tình hình nghiên cứu mô hình lan truyền chất hiện nay
2.2. Mô hình lan truyền chất
2.2.1. Mô hình toán học
2.2.2. Lưới sai phân
2.2.3. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
2.2.4. Phương pháp tính
2.2.4.1. Giải nồng độ C cho nửa bước thời gian đầu
2.2.4.2. Giải nồng độ C cho nửa bước thời gian sau
2.2.4.3. Xử lý biên
2.3. Điểm cải tiến của luận án
2.4. Tóm tắt chương
Chương 3. MÔ HÌNH BỒI, XÓI
3.1. Tình hình nghiên cứu của mô hình bồi, xói hiện nay
3.2. Mô hình chuyển tải phù sa
3.2.1. Phương trình chuyển tải phù sa
3.2.2. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
3.2.3. Phương pháp giải
3.2.4. Xử lý biên
3.3. Mô hình bồi, xói đáy
3.3.1. Phương trình liên tục bùn cát đáy
3.3.2. Sai phân phương trình bồi, xói đáy
3.4. Điểm cải tiến của luận án
3.5. Tóm tắt chương
Chương 4. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRưỜNG NƯỚC
4.1. Quy trình xây dựng ứng dụng
4.1.1. Quy trình tính toán
4.1.2. Giải thuật tính toán
4.1.3. Độ phức tạp của thuật toán
4.1.4. Cấu trúc dữ liệu
4.1.5. Các màn hình chính của chương trình tính toán và dự báo diễn biến môi trường
4.2. Bộ dữ liệu của mô hình
4.2.1. Mô tả bộ dữ liệu tính toán và kiểm định
4.2.2. Hiệu chỉnh dữ liệu
4.2.3. Tham số điều khiển
4.3. Kiểm định mô hình
4.3.1. Kiểm định mô hình thủy lực
4.3.1.1. Kiểm tra mô hình bằng lời giải giải tích
4.3.1.2. Kiểm tra trên kênh chữ U
4.3.1.3. Kiểm tra với dữ liệu thực đo
4.3.2. Kiểm tra mô hình lan truyền chất
4.3.3. Kiểm tra mô hình chuyển tải phù sa
4.4. Kết quả tính toán trên biển Cà Mau
4.4.1. Kết quả tính toán dòng chảy trên biển
4.4.1.1. Thông số tính toán
4.4.1.2. Kết quả khi tính biên cứng di động
4.4.1.3. Kết quả khi sử dụng lưới lồng
4.4.2. Kết quả tính toán sự lan truyền chất
4.4.2.1. Thông số tính toán
4.4.2.2. Kết quả tính toán
4.4.3. Kết quả tính toán sự chuyển tải phù sa và sự bồi-xói đáy
4.4.3.1. Thông số tính toán
4.4.3.2. Kết quả tính toán
Chương 5. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả
5.1.1. Các công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành
5.1.2. Số liệu nghiên cứu và thực nghiệm
5.2. Bàn luận
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HưỚNG PHÁT TRIỂN
6.1. Kết luận
6.2. Hướng phát triển
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Tài liệu tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Bảy (2002), “Nghiên cứu sự phân bố vận tốc trong đoạn kênh cong khi chế độ lưu lượng thay đổi”, Tuyển tập các công trình Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ VII, Hà nội.
[2] Nguyễn Thị Bảy, Đào Nguyên Khôi (2008), “Mô hình toán mô phỏng dự cố tràn dầu, ứng dụng cho cảng Dung Quất, tỉnh Quãng Ngãi”, Tuyển tập công trình HNKH Cơ học Thủy khí toàn quốc, Phan Thiết, 24-26/07/2008.
[3] Nguyễn Thị Bảy, Đào Nguyên Khôi (2009), “Nghiên cứu dòng chảy tổng hợp ở khu vực Gò Công, Tiền Giang”, Báo cáo HNKH Cơ học Thủy khí toàn quốc, Đà Nẵng, 23-25/07/2009.
[4] Nguyễn Thị Bảy, Trần Thiện Toàn (2006), “Study on the tendency of accretion and erosion in CanGio coastal zone”, Proceedings Vietnam-Japan Estuary workshop, Hanoi, 22-24/8/2006.
[5] Nguyễn Thị Bảy, Mạch Quỳnh Trang (2006), “Mô hình toán tính chuyển tải bùn cát kết dính vùng ven biển-Phần 1: Mô hình toán”, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ ĐHQG TP.HCM, Vol.9, 53-60.
[6] Nguyễn Thị Bảy, Mạch Quỳnh Trang (2006), “Mô hình toán tính chuyển tải bùn cát kết dính vùng ven biển. Phần 2: Áp dụng tính toán và mô phỏng dòng bùn cát vùng ven biển Cần Giờ”, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ ĐHQG TP.HCM, Vol .9, 31-39.
[7] Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Kỳ Phùng (2003), “Nghiên cứu dòng chảy thặng dư của triều trong Vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển, T3 (2003), số (2), tr. 25-32.
[8] Phạm Xuân Dương (2001), “Mô hình hóa hoàn lưu triều, sông ở cửa Bé vịnh Nha Trang”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập (XI), tr.4-55.
[9] Phạm Xuân Dương (2008), “Mô hình hóa hoàn lưu dòng chảy do gió ở khu vực liên vịnh Bình Cang – Nha Trang”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số (574),  150  tr.18-23.
[10] Phạm Xuân Dương (2008), “Mô hình hóa quá trình xâm nhập mặn ở sông Cái Nha Trang vào mùa khô bằng các mô hình 1D, 2D”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển, số 4 (T.8), tr.36-50.
[11] Lê Song Giang (2002), "Mô hình thủy lực hai chiều áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long", Hội thảo Thiết kế và thi công công trình thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long.
[12] Nguyễn Thế Hào (1996), Tính toán phân bố phù sa lơ lửng vùng cửa sông Soài Rạp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chuyên ngành Hải Dương học.
[13] Phùng Đăng Hiếu (2001), “Mô hình toán 2 chiều mô phỏng trường dòng chảy và mực nước trong vịnh Kỳ Hà, Quảng Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN lần thứ 2, Hà Nội 23-25 tháng 11 năm 2000, Chuyên ngành Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học, Sở văn hóa thông tin Hà Nội-NXB GT, tr.41-45.
[14] Nguyễn Thị Việt Liên (1996), Mô hình số trị bài toán thủy triều và nước dâng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Toán lý, Viện Cơ học Hà Nội.
[16] Bùi Hồng Long, Phan Quảng (1998), “Một vài kết quả tính toán lan truyền chất thải từ sông Cái ra vịnh Nha Trang trên cơ sở mô hình số trị”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập (VIII), tr.20-28.
[15] Lê Ngọc Lý, Phú Lương (1998), “Phát triển hệ thống mô hình hóa đại dương NAM và một ứng dụng vào biển Đông”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội thảo kỷ niệm 15 năm Trung tâm KTTV phía Nam năm 1998.
[17] Nguyễn Kỳ Phùng (2010), “Nghiên cứu quá trình tương tác biển – lục địa và ảnh hưởng của chúng đến các hệ sinh thái ven bờ Đông và bờ Tây Nam Bộ”, Đề tài cấp Nhà nước KC08-12/06-10 2010.
[18] Phan Quảng, Làu Và Khìn, Lê Phước Trình (1999), “Mô hình hóa hoàn lưu nước biển vùng ven bờ tỉnh Quảng Nam”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập (IX), tr.16-25.  151  
[19] Trần Hồng Thái và các cộng sự (2006), “Ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy lực, chất lượng nước cho lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, tr.342-350.
[20] Lê Quang Toại , Võ Thanh Tân (1998), “Dòng chảy gió trong biển”, Hội nghị khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên lần 1.
[21] Lê Phước Trình (1995), “Chỉnh lý và nghiên cứu tư liệu dòng chảy vùng nước trồi thềm lục địa Đông Nam – Việt Nam”, Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ, tr.17-28.
[22] Vũ Hải Quân, Nguyễn Tấn Trần Minh Khang (1996), Đồ họa ba chiều và các bài toán môi trường, Luận văn Đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 

Tài lệu tiếng Anh
[23] Arakawa, A.and Lamb, V.R., 1977, “Computational design of the basic dynamical processes of the UCLA general circulation model”, Meth. Computat. Phys., 16: 173-263.
[24] Arakawa, A. and V. R. Lamb (1977), “Methods of computational Physics”, volume 17, pages 174-265, Academic Press.
[25] Beckers, J.M. (1991), “Application of the GHER 3D general circulation model to the Western Mediterranean”, Journal of Marine Systems, 1:315-332.
[26] Blumberg, A.F. and Mellor, G.L (1987). “A description of the three-dimensional coastal ocean circulation model”, In: S. Heaps (Editor), Three dimensional coastal ocean models, Am. Geophys. Union, Washington D.C., pp.1-16.
[27] Deleersnijder, E., Norro, A. and Wolanski, E. (1992), “A three dimensional model of the water circulation around an island in shallow water ”, Continental Shelf Research, 12(7/8): 891-906.
[28] Delhez, E.J. and Martin, G.P. (1992), “Premilinary results of 3D baroclinic numeral models of the mesoscale and macroscale circulation on the North- 152  Western European Continental Shelf”, Journal of Marine Systems.
[29] Ding-man Qi , Gang-feng Ma, Feng-feng Gu, Lin Mou, “An unstructured grid  hydrodynamic and sediment transport model for Changjiang Estuary”, 9th  International Conference on Hydrodynamics, October 11-15, 2010 Shanghai , China.
[30] Earl J. Hayter, Jack Kittle, Anthony S. Donigian (2010), “Enhancing the sediment transport modeling capability of a watershed modeling framework”, 2nd Joint Federal Interagency Conference, Las Vegas, NV, June 27-July 1,
2010.
[31] Gregoire, M., Beckers, J.M., Nihoul, J.M.J., and Stanev, E. (1998), “Recconnaissance of the main Black Sea’s eco thủy động lực s by means of a 3D interdisciplinary model”, Journal of Marine Systems, 16(1/2): 69-83.
[32] Hoch, T. and Garreau, P. (1998), “Phytoplankton dynamics in the English Channel: a simplified three dimensional approach”, Journal of Marine Systems, 16:133-150.
[33] Huijie Xue, Fei Chai, Neal Pettigrew (2002), A 3D circulation model of the South China Sea.
[34] Huming Yu, Kum Sang Low, Nguyen Minh Son, Dong-Young Lee (1997), “Oil Spill modelling in the East Asian region”, Proceedings of the Regional Workshop on Oil Spill modelling.
[35] IHE (1995), DUFLOW Manual, Edition 2.1, International Institute for Infrastructural , Hydraulic and Environmental Engineering, Delf, The Netherlands.
[36] Ioannis Tsanis (2006), Environmental Hydraulics-Volume 56: Hydrodynamic and Pollutant Transport Models of Lakes an Coastal Waters, Elsevier Press.
[37] Kiyoshi Horikawa (1988), Nearshore Dynamics and Coastal Processes, University of Tokyo Press.
[38] Le Ngoc Ly (1997), “A mathematical coastal ocean circulation system with breaking waves and numerical grid generation”, Elsevier Science Inc.
[39] Leo C. Van Rijn (1993), “Principles Of Sediment Transport In Rivers Estuaries And Coastal Seas”, Delft Hydraulics.
[40] Liu, Yuan, Su (2000), “Circulation in South China Sea in summer 1998”, Chinese Science Bulletin, Vol.45, No. 18.
[41] Margvelashvili Nugzar, Cedric Griffiths, Chris Dyt, Barbara Robson, Scott Nichol (2010), “Coastal sediment‐transport modelling and observational needs”.
[42] Metzger, Hurlburt (1996), “Coupled dynamics of the South China Sea, the Sulu Sea and the Pacific Ocean”, J.Geophys., Res., Vol .110.
[43] Mellor, G. (1989). “Documentation for a three-dimentional, primitive equation, numerical ocean model”, Princeton University, Tech. Report.
[44] Mellor, G.L. and Yamada, T. (1982), “Development of a turbulence closure model for geophysical fluid problems”, Review of Geophysics, 20:851-875.
[45] Nguyen Thi Bay, Nguyen Ky Phung (2002), “The 2-D model of flow and sediment transportation in a curved open channel”, International colloquium in mechanics of solids, fluids, structures and interaction.
[46] Nihoul, J.C.J. et al. (1992), “Three-dimensional general circulation model of the Northern Bering Sea’s summer”, Continental Shelf Research, 13:509-542.
[47] O’Connor, W.P. (1991), A Users Manual for the Princeton Numerical Ocean model, MS 39529-5005, Institute of Naval Oceanography, Stennis Space Center, Tech. Report.
[48] Pohlmann, T. (1987), “A Three-Dimensional circulation model of the South China Sea.” In: J.Nihoul and B.Jamart (Editors), Three-Dimensional Models of Marine and Estuarine Dynamics, Elsevier Scientific Publishers, pp. 245-268.
[49] Pohlmann, T. (1987), “A Three-Dimensional Circulation Model of the South China Sea” In: J.Nihoul and B.Jamart (Editors), Three-Dimensional Models of Marine and Estuarine Dynamics, Elsevier Scientific Publishers, pp.245-268.  154  
[50] Rasmussen, E.B.,1993. “Three-Dimensional Models.” In: M.B. Abbott and W.A. Price (Editors), Coastal, Estuarial and Hatbour Engineer’s Reference Book, Chapman&Hall, London, pp.109-116.
[51] Rasmussen, E.B.,Vested, H.J., Justesen, P.and Ekebjaerg, L.C. (1990), SYSTEM3: A Three-Dimensional hydrodynamic Model, Danish Hydraulic Institute.
[52] Skogen, M.D., Svendsen, E.,Berntsen, J., Aksnes, D.L. and Ulvestad, K.B. (1995), “Modelling the primary production in the North Sea using a coupled three-dimensional physicalchemical-biological ocean model”, Estuarine, Coastal and Shelf Science, 41:545-565.
[53] Schrum et al. (2006), “Development of a coupled physical-biological ecosystem model ECOSMO”, Part I.J.Mar.Syst., 61(1-2):79.
[54] Schrum, C and Backhaus, JO (1999), Tellus 51 A, pp.526-549.
[55] S. Abdelaziz, M.D. Bui, and P. Rutschmann, “Numerical investigation of flow and sediment transport around a circular bridge pier”, 26 June-1 July 2011, Brisbane, Australia, ISBN 978-0-85825-868-6, pp.3296-3304.
[56] U. Lumborg, A. Windelin (2003), “Hydrography and cohesive sediment modelling: application to the Romo Dyb tidal area”, Journal of Marine Systems, 38, 287-303.
[57] Usama Saied, I.K. Tsanis (2008), “A coastal area morphodynamics model”, Journal of Environmental Modelling & Software, 23, 35-49.
[58] WL Delf Hydraulics (2001), Delf 3D-FLOW Manual, version 2.2
[59] Wu, Shaw, Chao (1998), “Seasonal and interannual variantions in the velocity field of the South China Sea”, J.Phys. Oceanography.
[60] Zhaw, Chao (1994), “Surface circulation in the South China Sea, Deep Sea Res.”
[61] Z.Kowalid (Univ. Alaska), T. S. Murty (Inst. Ocean Science B.C) (1993), "Numerical Modeling of Ocean Dynamics", Advanced Serieson Ocean Engineering-Volume 5. 

Tài liệu trên Internet
[62] http://delfsoftware.wldelf.nl
[63] http://mapwindow6.codeplex.com
[64] http://www.amerisurv.com/content/view/10263/2/
[65] http://www.codeproject.com
[66] http://www.csharpvn.com
[67] http://www.mapwindow.org
[68] http://www.ocean-modelling.org  
---------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, cong nghe, thong tin, nghien cuu, xay dung cac mo hinh, toan phuc vu du bao, mot so van de, moi truong nuoc, duong thi thuy nga 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH TOÁN PHỤC VỤ DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể