Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,y hoc,nghien cuu,dieu tri,ban chan khoeo,bam sinh,o tre em,theo phuong phap,ponseti,vo quang dinh nam


NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH Ở TRẺ EM THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI 



ĐẶT VẤN ĐỀ

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một phức hợp các biến dạng phức tạp ở vùng cổ chân và bàn chân theo không gian ba chiều gồm: Biến dạng thuổng và vẹo trong của nửa sau bàn chân, biến dạng khép ngửa của nửa trước bàn chân và biến dạng lõm gan chân. Bàn chân khoèo bẩm sinh có thể là bệnh lý khi phối hợp với rối loạn thần kinh cơ hoặc các hội chứng toàn thân như thoát vị tủy-màng tủy, cứng đa khớp bẩm sinh nhưng phần lớn bàn chân khoèo bẩm sinh là vô căn. Bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn đôi khi kèm theo lỏng lẻo khớp, trật khớp háng bẩm sinh, thiếu ngón, và tiền sử gia đình có những dị dạng bàn chân khác.

Với tần suất xấp xỉ 1/1000 trẻ sinh ra còn sống, bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Nếu không điều trị sớm và hiệu quả, bàn chân khoèo cản trở quá trình phát triển dáng đi bình thường, dẫn đến tàn tật suốt đời.

Nhiều nghiên cứu khoa học cơ bản, lâm sàng cũng như dịch tễ học nhằm xác định bệnh nguyên và bệnh sinh của bàn chân khoèo bẩm sinh để phòng ngừa dị tật phổ biến này, nhưng cho đến hiện tại bệnh nguyên và bệnh sinh vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học qui mô lớn đã cho thấy một số yếu tố nguy cơ ở trẻ và mẹ liên quan đến bàn chân khoèo bẩm sinh, và các yếu tố nguy cơ hằng định là trẻ trai, mẹ hút thuốc trong lúc mang thai. Đến nay, chưa có nghiên cứu dịch tễ học về bàn chân khoèo đối với quần thể dân cư Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

 Ở thập niên 50, điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh chủ yếu là nắn chỉnh bằng tay và bó bột theo Kite J., Ponseti I. Hoặc kéo giãn - nắn chỉnh bằng tay và nẹp theo Bensahel H., Seringe R.. Tuy vậy, một số bệnh nhân không đạt được nắn chỉnh hoàn toàn biến dạng với điều trị bảo tồn nên sự quan tâm đến 2 phẫu thuật gia tăng trong những thập niên sau đó. Các phẫu thuật được ưa chuộng là theo Turco V., Goldner J. Và Simons G.. Cùng với thời gian, những biến chứng của phẫu thuật như tái phát, chỉnh sửa quá mức, cứng và đau đã được ghi nhận. Tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật trong các nghiên cứu loạt ca khá cao, trung bình 24%, và kết quả xấu về chức năng vận động và đau là 73% khi theo dõi lâu dài trung bình 31 năm. Vì vậy, gần đây xu hướng nắn chỉnh bằng tay và bó bột đang trở lại, đặc biệt là phương pháp Ponseti. Nhiều công trình cho thấy kết quả ban đầu thành công của phương pháp Ponseti rất cao 92-98%, với sự duy trì chức năng và không đau ở bàn chân của phương pháp Ponseti đã được minh chứng trong một công trình theo dõi 35 năm.

Tại Việt Nam, điều trị bảo tồn bàn chân khoèo với nắn chỉnh bằng tay – bó bột hoặc kéo giãn – nắn chỉnh bằng tay – băng dính và nẹp tùy theo điều kiện mỗi nơi nhưng rất nhiều trường hợp bị bỏ quên hoặc điều trị không đúng, khi lớn lên thì phải phẫu thuật. Kết quả của điều trị bảo tồn vẫn còn nhiều bàn chân khoèo cần chuyển sang phẫu thuật từ 10-33,7%. Hơn nữa, các công trình theo dõi ngắn cho thấy tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao 8-19%.

Mặc dù phương pháp Ponseti đang áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về kết quả nắn chỉnh ban đầu cũng như kết quả xa điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn theo phương pháp này. Bên cạnh đó, nếu tìm được các đặc điểm của trẻ và mẹ liên quan đến bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn sẽ là những gợi ý chỉ điểm cho các nhân viên y tế thăm khám kỹ ngay từ đầu giúp cho việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.

Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu là:

1. Khảo sát các đặc điểm của trẻ và mẹ liên quan đến dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn.

2. Đánh giá kết quả điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh vô căn ở trẻ em theo phương pháp Ponseti

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BÀN CHÂN KHOÈO

1.1.1. Đặc điểm lâm sàng

Bàn chân khoèo (BCK) Là một phức hợp các biến dạng phức tạp ở vùng cổ chân và bàn chân gồm biến dạng thuổng và vẹo trong của nửa sau bàn chân, biến dạng khép ngửa của nửa trước bàn chân và biến dạng lõm gan chân [17], [76].

Lovell W. Và cộng sự đã mô tả BCK như sau [74]:

- Bàn chân giữ ở tư thế vuông góc với cổ chân và trục dọc của xương chày nếu nhìn từ phía trước.

- Thường bờ trên của gót chân không nhìn thấy rõ. Xương sên có thể sờ thấy ở bờ ngoài mặt mu chân và khoang dưới sên bị lấp đầy. Lồi củ xương ghe có thể sờ thấy ở bên trong.

- Nếu thử giạng nửa trước bàn chân sẽ cảm nhận được sự đối kháng và có thể sờ thấy co rút phần mềm ở bờ trong bàn chân. Thử gập lưng bàn chân sẽ thấy rõ co rút đáng kể phần mềm phía sau, bao gồm gân gót và bao khớp sau cổ chân.

- Cuối cùng, nếu giữ trẻ đứng thẳng thì trẻ sẽ chống chân trên cạnh ngoài của bàn chân chứ không phải trên gan chân.

1.1.2. Tần suất

Có sự khác biệt về tần suất giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc, với tần suất 6,8/1000 ở Quần đảo Pô-li-nê-đi, 1,12/1000 ở người da trắng, 0,76/1000 ở người gốc Tây Ban Nha, 0,5/1000 ở người Nhật Bản và 0,39 ở người Trung Quốc [41], [43], [77], [117]. Theo nghiên cứu dựa trên dân số 10 tiểu bang tạiHoa Kỳ về chủng tộc và dân tộc của Parker S. [84], tần suất chung là 1,29/1000; Tần suất gần giống nhau giữa người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha và người Tây Ban Nha (1,38 và 1,3/1000), thấp hơn ở người Mỹ gốc Phi (1,14/1000), và thấp nhất ở người Châu Á (0,87/1000); Người da đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất với 1,46/1000. Theo Kancherla V. [66], tần suất BCK bẩm sinh vô căn đơn thuần trong mẫu nghiên cứu miền Trung Tây Hoa Kỳ dựa vào dân số 9 năm là 11,4/1000 trẻ sống sinh đơn đủ tháng.

Tần suất BCK bẩm sinh tại Việt Nam chưa có thống kê trên diện rộng nhưng đã được ghi nhận trong một số tài liệu là 1/1000 [53].

1.1.3. Dịch tễ học BCK

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới được thực hiện nhằm tìm hiểu bệnh nguyên BCK vô căn. Dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý.

1.1.3.1. Phân tích phả hệ và các đặc điểm BCK bẩm sinh vô căn ở Anh

Cardy A. Và cộng sự [27] tiến hành nghiên cứu bệnh chứng dựa vào bệnh viện về BCK bẩm sinh vô căn ở Anh Quốc. 194 bệnh nhi và 60 trẻ thuộc nhóm chứng được chọn lựa với gia phả được ghi nhận ở 167 trường hợp giữa tháng 07/1993 và tháng 07/1997. Tác giả chọn anh em bà con như nhóm chứng; Chứng cùng tuổi và cùng giới tính với bệnh.

Số lần mang thai, giáo dục của mẹ và sinh mổ liên quan có ý nghĩa với nguy cơ BCK bẩm sinh vô căn trong nghiên cứu đa biến. Ba mẹ hút thuốc trong khi mang thai làm tăng nguy cơ nhưng không có ý nghĩa. 1/4 gia phả cho thấy tiền sử gia đình BCK bẩm sinh vô căn, và tính trội trong một số trường hợp.

Tác giả kết luận rằng gò bó trong tử cung không ảnh hưởng nhiều đến BCK bẩm sinh vô căn và các nghiên cứu dựa trên dân số lớn là cần thiết để xác định bệnh nguyên.

1.1.3.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ BCK bẩm sinh vô căn ở Tây Úc

Carey M. Và cộng sự [29] tiến hành nghiên cứu bệnh chứng dựa vào dân số gồm tất cả những trường hợp BCK vô căn trong nhóm trẻ Tây Úc được sanh từ 1980 đến 1994 để đánh giá các yếu tố nguy cơ, là những yếu tố nguy cơ đã được xác định trước đây ở những đứa trẻ thổ dân vùng Tây Úc [28].

Chủng tộc và giới tính được xác định như những yếu tố nguy cơ. Khi so sánh với bé gái cùng chủng tộc, bé trai thổ dân có nguy cơ lớn hơn bé trai da trắng. Khi đánh giá nguy cơ trong từng giới, bé trai thổ dân có nguy cơ 4 lần nhiều hơn bé trai da trắng, nhưng nguy cơ ở bé gái thổ dân không khác ở bé gái da trắng.

Tác giả cho rằng gò bó trong tử cung không phải là nhân tố quan trọng sau khi đánh giá các yếu tố nguy cơ trong phân tích đa biến như thời gian mang thai kéo dài, thai nặng ký, mẹ trẻ (<20 tuổi) Và ngôi mông.

1.1.3.3. Nghiên cứu dịch tễ học BCK tại Hoa Kỳ

Năm 2009, Parker S. Và cộng sự [84] tiến hành nghiên cứu bệnh chứng dựa vào dân số 10 tiểu bang tại Hoa Kỳ với trên 900.000 trẻ sinh ra mỗi năm.

Nghiên cứu bao gồm những trẻ sinh sống bị BCK từ năm 2001 đến 2005 và được chẩn đoán BCK bẩm sinh vô căn. Nhóm chứng là những trẻ sinh sống không kèm dị tật bẩm sinh nổi trội đạt được tỉ lệ 10 trẻ nhóm chứng cho một trẻ BCK với cùng năm sinh và khu vực nghiên cứu.

Nghiên cứu cho thấy trẻ trai liên quan chặt chẽ với BCK (tỉ số số chênh TSSC=1,67; Khoảng tin cậy KTC95%=1,58-1,76). Các yếu tố ở trẻ khác liên quan chặt chẽ với BCK là sinh non, trọng lượng thai thấp, và sinh ngôi mông.

Trong số các yếu nguy cơ của mẹ, số lần sinh sống liên quan khá với BCK; Mẹ sinh nhiều lần có nguy cơ giảm.

Nhiều yếu tố nhân khẩu xã hội học, bao gồm tình trạng hôn nhân, giáo dục và chăm sóc tiền sanh, liên quan khá với BCK. Mẹ với trình độ giáo dục 6 cao đẳng trở lên có nguy cơ thấp nhất khi so sánh với mẹ có trình độ giáo dục thấp hơn trung học (TSSC=0,69; KTC95%=0,64-0,75).

Mẹ hút thuốc ít đến vừa (≤10 điếu/ngày) Có nguy cơ gia tăng sinh 1 trẻ bị BCK (TSSC=1,45; KTC95%=1,32-1,60). Mẹ hút thuốc nhiều (>10 điếu/ngày) Có nguy cơ lớn hơn (TSSC=1,88; KTC95%=1,64-2,14). Mẹ tiểu đường liên quan có ý nghĩa với BCK; BCK tăng 2 lần ở mẹ có tiểu đường trước khi mang thai (TSSC=2,39; KTC95%=1,60-3,57), trong khi nguy cơ BCK ở mẹ bị tiểu đường trong lúc mang thai là khá khiêm tốn (TSSC=1,40; KTC95%=1,13-1,72).

Sự liên quan với chủng tộc, số lần sinh sống, giáo dục của mẹ, và tình trạng hút thuốc của mẹ trong phân tích đơn biến vẫn còn giữ trong phân tích đa biến.

Như vậy, những phát hiện của nhóm nghiên cứu bằng dữ liệu từ nhiều chương trình dị tật trẻ sơ sinh đại diện cho 1/4 trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ góp phần quan trọng cho những chương trình tầm soát dị tật sơ sinh và hữu ích trong việc theo dõi tần suất và điều tra các yếu tố nguy cơ dựa vào dân số.  Dịch tễ học BCK bẩm sinh vô căn tại Iowa – Hoa Kỳ Kancherla V.Và cộng sự [66] năm 2010 đánh giá tần suất và mô tả dịch tễ học của BCK bẩm sinh vô căn ở mẫu dân số Trung tây Hoa Kỳ. Vì thấy được những hạn chế về phương pháp trong những nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu đã giới hạn mẫu là các trẻ BCK bẩm sinh vô căn biệt lập, sinh đơn đủ tháng, sống.

Mẫu gồm 347 trẻ BCK từ tháng 01/1997 đến tháng 12/2005 được ghi nhận. Nhóm chứng gồm 304.308 trẻ sinh sống trong giai đoạn nghiên cứu sau khi loại trừ sinh đa và sinh non.

TSSC chưa điều chỉnh của trẻ trai gấp hai lần trẻ gái. TSSC của trẻ nhẹ hơn 2500g tăng, nhưng không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trẻ 2500-3500g. Sinh ngôi mông cho thấy TSSC giảm, mặc dù sự đánh giá dựa trên số ca sinh ngôi mông ít.

Trong số những đặc điểm của mẹ, tuổi mẹ ≥ 35 vào lúc sinh liên quan với TSSC giảm có ý nghĩa khi so sánh với mẹ 20-34 tuổi và TSSC tăng có ý nghĩa đối với mẹ hút thuốc trong lúc mang thai.

Các chỉ số của TSSC điều chỉnh về đặc điểm của trẻ và mẹ phản ánh các chỉ số thô với chỉ số giảm đối với mẹ lớn tuổi, và chỉ số tăng đối với trẻ trai, trọng lượng thai thấp, mẹ trình độ giáo dục thấp, mẹ hút thuốc lúc mang thai.

Mặc dù tiêu chuẩn chọn bệnh khác nhau giữa những nghiên cứu trước đây và nghiên cứu này, sự liên quan với những đặc điểm của mẹ và trẻ đã được ghi nhận và đã cũng cố phần nào những nghiên cứu trước đây.

Qua các nghiên cứu trên cùng các nghiên cứu khác có thể xác định một số yếu tố nguy cơ ở trẻ và mẹ dưới đây.

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ ở trẻ

1.1.4.1. Giới: Trẻ trai nhiều hơn hẳn so với trẻ gái hằng định trong nhiều nghiên cứu [29], [30], [43], [66], [68], [99]. Theo Kancherla V. [66], khoảng một nửa là 2 bên; Đối với BCK 1 bên thì xu hướng là bên phải; Cả phân tích thô và điều chỉnh đều thấy nguy cơ vượt trội của BCK bẩm sinh vô căn ở trẻ trai.

1.1.4.2. Sanh non: Theo Parker S. [84], sanh non liên quan chặt chẽ với BCK bẩm sinh vô căn. Tuy nhiên sanh non không phải hằng định.

1.1.4.3. Sanh ngôi mông: Sanh ngôi mông liên quan chặt chẽ với BCK bẩm sinh vô căn theo Parker S. [84], và có xu hướng tăng theo Lochmiller C. [72]; Nhưng theo Kancherla V. [66], sanh ngôi mông cho thấy TSSC giảm mặc dù đánh giá dựa trên số ca sanh ngôi mông ít.

1.1.4.4. Trọng lượng thai thấp: Liên quan chặt chẽ với BCK bẩm sinh vô căn theo Parker S. [84], nhưng không xác định được mối liên quan theo nhiều nghiên cứu [29], [43], [66], [99]

1.1.5. Các yếu tố nguy cơ ở mẹ

1.1.5.1. Mẹ hút thuốc trong lúc mang thai: Liên quan với BCK bẩm sinh vô căn hằng định trong nhiều nghiên cứu [16], [37], [44], [61], [66], [84], [96], [104], [117]. Theo Parker S. [84], khi so sánh với mẹ không hút thuốc, mẹ hút thuốc ít đến vừa (≤10 điếu/ngày) Có nguy cơ gia tăng sinh trẻ bị BCK; Mẹ hút nhiều (>10 điếu/ngày) Có nguy cơ lớn hơn.

1.1.5.2. Tuổi mẹ: Theo Parker S. [84], tuổi mẹ trẻ liên quan với nguy cơ BCK giảm với phân tích đa biến, nhưng nguy cơ tăng trong phân tích đơn biến.

1.1.5.3. Trình độ học vấn: Liên quan với BCK trong một số nghiên cứu [27], [84]. Theo Parker S. [84], nguy cơ BCK giảm khi trình độ giáo dục của mẹ tăng. Mẹ với trình độ giáo dục từ cao đẳng trở lên có nguy cơ thấp nhất khi so sánh với mẹ có trình độ giáo dục thấp hơn trung học.

1.1.5.4. Số lần sanh: Cũng liên quan với BCK ở một số nghiên cứu [27], [84].

Theo Cardy A. [27], số lần mang thai và sanh mổ liên quan có ý nghĩa với nguy cơ BCK trong nghiên cứu đa biến. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa tuổi mẹ, trình độ học vấn, và số lần sanh với BCK [29], [44], [61], [66], [77], [104].

1.1.5.5. Tiểu đường: Theo Parker S. [84], mẹ tiểu đường liên quan có ý nghĩa với BCK. BCK tăng 2 lần ở mẹ có tiểu đường trước khi mang thai, trong khi nguy cơ BCK liên quan với mẹ bị tiểu đường trong lúc mang thai là khá khiêm tốn. Nhưng Kancherla V. [66] lại cho rằng không có sự liên quan giữa tiểu đường với BCK.

Các yếu tố khác không có sự liên quan với BCK ở nhiều nghiên cứu như tình trạng hôn nhân [16], [84], mùa sinh nở [19], [29], [66], [72], [94]; Hơn nữa, các nghiên cứu không xác định được yếu tố nguy cơ ở cha [83], [100].

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về BCK chủ yếu dựa vào bệnh viện và chưa có nghiên cứu về dịch tễ học. Theo số liệu thống kê chưa được công bố 9 tại bệnh viện Từ Dũ năm 2010, tần suất BCK bẩm sinh vô căn là 0,1% (40/39.663). Nguyễn Thị Phương Tần [12] khi tổng kết dị tật cơ quan vận động tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 08/2000 đến tháng 07/2001 đã ghi nhận trong số 482 bệnh nhân (BN) Từ sơ sinh đến 1 tuổi 268 BN bị biến dạng gọi là “BCK” với 137 trẻ trai (51,1%) Và 131 trẻ gái (48,9%). Các dị tật khác kèm theo thường gặp là tay khoèo, vẹo cổ và trật khớp háng bẩm sinh ở 41 trẻ (15,3%) Và thường các “BCK” này là nặng.

Năm 2012, Nguyen MC. Và cộng sự [80] thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng về các yếu tố nguy cơ BCK tại Miền Nam Việt Nam với nhóm bệnh gồm 99 trẻ BCK bẩm sinh vô căn và nhóm chứng gồm 97 trẻ từ 0-18 tuổi không mắc phải bất cứ dị tật bẩm sinh nào. Các tác giả đã cho thấy nguy cơ BCK tăng cao có ý nghĩa ở mẹ trẻ < 25 tuổi (p=0,026) Và sinh ngôi mông (p=0,033). Đây cũng là nghiên cứu dựa vào bệnh viện với nhóm chứng và bệnh khá ít. Ảnh hưởng của chất độc màu da cam đến con cháu của các cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam bị nhiễm chất độc này đã được ghi nhận bao gồm nhiều dị tật về cơ quan nội tạng, thần kinh trung ương, và cơ quan vận động trong đó có dị tật BCK. Tuy nhiên, đây là những BCK bệnh lý đi kèm với bại não, thoát vị tủy-màng tủy….

Tóm lại, những kết quả không rõ rệt về dịch tễ học BCK bẩm sinh vô căn từ những nghiên cứu trong và ngoài nước có lẽ là do sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, qui mô quần thể nghiên cứu. Những nghiên cứu dựa vào dân số với số liệu điện tử chứng sanh cho thấy đánh giá yếu tố nguy cơ và tần suất hằng định hơn là những nghiên cứu trong bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ hằng định trong nhiều nghiên cứu là trẻ trai, mẹ hút thuốc trong lúc mang thai. Tuy nhiên, tần suất thay đổi tùy theo điều kiện địa lý, chủng tộc và dân tộc [24], [43], [59], [87].
-----------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Từ viết tắt
Danh mục các hình, bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Những đặc điểm chung về bàn chân khoèo
1.2. Giải phẫu bệnh
1.3. Bệnh sinh
1.4. Phân loại BCK ở trẻ em
1.5. Điều trị BCK ở trẻ em
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm của trẻ và mẹ
3.2. Kết quả điều trị
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm của trẻ và mẹ
4.2. Kết quả điều trị
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1) Nguyễn Thanh Dần (1995) “Kết quả bước đầu sử dụng cọc ép răng ngược chiều kế hợp với phẫu thuật hạn chế trên phần mềm để điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em”. Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II. Học viện Quân y.
2) Bùi Văn Đức (2009), “Chỉnh hình bàn chân khoèo”. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
3) Trần Thị Thu Hà (1998), "Phục hồi chức năng sớm cho trẻ dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh bằng bó bột, nẹp chỉnh hình và các bài tập kéo giãn". Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Y học, tr.511-516.
4) Trần Thị Thu Hà & CS (2008), “Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh”, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y Tế.
5) Trần Trọng Hải (2000), “Bàn chân khoèo”, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nhà xuất bản y học, Hà nội, tr.67-77.
6) Nguyễn Trọng Hiếu (2009), “Nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em trên 3 tuổi và người trưởng thành bằng phương pháp căng chỉnh từ từ theo nguyên lý Ilizarov”, Luận án tiến sĩ. Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
7) Bùi Chu Hoành (1995), "Nhận xét điều trị phẫu thuật dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh". Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Y học, tr.89-100. 8) Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Quốc Việt (1997), "Điều trị phẫu thuật bàn chân khoèo bẩm sinh". Tạp chí Y học thực hành, số 5: tr.6-8.
9) Đặng Thị Kim Hương (2001), "Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng sớm cho trẻ dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh bằng bài tập kéo giãn, bó bột và nẹp chỉnh hình". Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành phục hồi chức năng. Đại học y Hà Nội.
10) Nguyễn Văn Hỷ (2008), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bàn chân khoèo tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ y tế, số 620 + 621, tr.278-281.
11) Trần Quốc Khánh, & CS (1997), "Kết quả bước đầu của việc điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh bằng phương pháp nắn chỉnh bằng bột và máng nhựa chỉnh hình". Tạp chí y học thực hành – kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa miền trung lần IV, tr.288-289.
12) Nguyễn Thị Phương Tần (2001), "Phát hiện và xử trí ban đầu các dị tật ở cơ quan vận động trẻ sơ sinh." Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành y học dự phòng. Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh.
13) Nguyễn Văn Thanh (1985), “Góp phần nghiên cứu kết quả sau mổ chân khoèo bẩm sinh”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh.
14) Lê Công Thắng (1984), "Điều trị bảo tồn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh.
15) Lê Đức Tố (2001), “Nhìn nhận trong 20 năm điều trị biến dạng cổ bàn chân và bàn chân khoèo có sử dụng thiết bị nắn chỉnh và cố định ngoại vi”. Tạp chí y học Việt Nam, tr.20-22. 

 TÀI LIỆU TIẾNG ANH
16) Alderman B., Takahashi E., LeMier M. (1991), "Risk indicators for talipes equinovarus in Washington State, 1987-1989". Epidemiology, 2, pp.289–292.
17) Barker S., Chesney D., Miedzybrodzka Z., et al. (2003), "Genetics and epidemiology of idiopathic congenital talipes equinovarus". J Pediatr Orthop, 23(2), pp.265-272.
18) Barker S., Lavy C. (2006), "correlation of clinical and ultrasonographic findings after Achilles tenotomy in idiopathic clubfoot." J Bone Joint Surg [Br] 88(3), pp.377-379.
19) Barker S., Macnicol M. (2002), "Seasonal distribution of idiopathic congenital talipes equinovarus in Scotland". J Pediatr Orthop B, 11, pp.129–133.
20) Bensahel H., Guillaume A., Csukonyi Z., Themar-Noel C. (1994), "The intimacy of clubfoot: The ways of functional treatment". J Pediatr Orthop B, 3, pp.155-160.
21) Bensahel H., Guillaume A., Czukonyi Z., Desgrippes Y. (1990), "Result of physical therapy for idiopathic clubfoot: a long-term follow-up study". J Pediatr Orthop, 10(2), pp.189-192.
22) Bensahel H., Huguenin P., Themar-Noel C. (1983), "The functional anatomy of clubfoot". J Pediatr Orthop, 3, pp.191-195.
23) Bensahel H., Kuo K., Duhaime M., and the International Clubfoot Study Group (2003), "Outcome evaluation of the treatment of clubfoot: the international language of clubfoot". J Pediatr Ortho B, 12, pp.269-271.
24) Boo N., Ong L. (1990), "Congenital talipes in Malaysian neonates: Incidence, pattern and associated factors". Singapore Med J, 31, pp.539–542. 25) Burghardt R., Herzenberg J., Ranade A. (2008), "Pseudoaneurysm after Ponseti percutaneous Achilles tenotomy: a case report." J Pediatr Orthop, 28 (3), pp.366-369.
26) Byron-Scott R., Sharpe P., Hasler C., et al. (2005), "A South Australian population-based study of congenital talipes equinovarus". Paediatr Perinat Epidemiol, 19(3), pp.227–237.
27) Cardy A., Barker S., Chesney D., et al. (2007), "Pedigree analysis and epidemiological features of idiopathic congenital talipes equinovarus in the United Kingdom: a case-control study". BMC Musculoskelet Disord, 8, pp.62.
28) Carey M., Bower C., Mylvaganam A., Rouse I. (2003), "Talipes equinovarus in Western Australia". Paediatric and Perinatal Epidemiology, 17, pp.187–194.
29) Carey M., Mylvaganam A., Rouse I., Bower C. (2005), "Risk factors for isolated talipes equinovarus in Western Australia, 1980-1994." Paediatr Perinat Epidemiol, 19, pp.238–245.
30) Carney B., Coburn T. (2005), "Demographics of idiopathic clubfoot: Is there a seasonal variation?" J Pediatr Orthop, 25, pp.351–352.
31) Carroll N. (1990), Clubfoot. In: Morrissy RT, ed. Lovell and Winter’s pediatric orthopaedics, 3rd ed. Lippincott Philadelphia, pp.927.
32) Catterall A. (1991), "A method of assessment of the clubfoot deformity". Clin Orthop, 264, pp.48-53.
33) Celebi L., Muratli H., Aksahin E., et al. (2006), "Bensahel et al. and International Clubfoot Study Group evaluation of treated clubfoot: assessment of interobserver and intraobserver reliability". J Pediatr Orthop B, 15(1), pp.34-36. 34) Centel T., Bagatur AE., Out T., Aksu T. (2000), “Comparision of the soft tissue methods in idiopathic clubfoot”. J Pediatr Orthop, 20, pp.648-651.
35) Colburn M., Williams M. (2003), "Evaluation of the treatment of idiopathic clubfoot by using the Ponseti method". J Foot Ankle Surg, 42(5), pp.259-267.
36) Cooper D., Dietz F. (1995), "Treatment of idiopathic clubfoot. A thirty-year follow-up". J Bone Joint Surg Am, 77, pp.1477-1489.
37) Cornel M., Erickson J., Khoury M., et al. (1996), "Population based birth defect and risk-factor surveillance: Data from the northern-Netherlands". Int J Risk Safety Med, 8, pp.197–209.
38) Cummings R., Lovell W. (1988), "Operative treatment of congenital idiopathic club foot". J Bone Joint Surg Am, 70, pp.1108-1112.
39) Cummings R., Davidson R., Amstrong P., Lehman W. (2002), “Congenital clubfoot”. Instr Course Lect, 51. pp.385.
40) Changulani M., Garg N., Rajagopal T., et al. (2006), "Treatment of idiopathic clubfoot using the Ponseti method. Initial experience". J Bone Joint Surg Br, 88, pp.1385-1387.
41) Ching G., Chung C., Nemechek R. (1969), "Genetic and epidemiological studies of clubfoot in Hawaii: ascertainment and incidence". Am J Hum Genet, 21(6), pp.566–580.
42) Chu A., Labar A., Sala D., et al. (2010), "Clubfoot classification: correlation with Ponseti cast treatment". J Pediatr Orthop, 30(7), pp.695-699.
43) Chung C., Nemechek R., Larsen I., Ching G. (1969), "Genetic and epidemiological studies of clubfoot in Hawaii. General and medical considerations". Hum Hered, 19, pp.321–342. 44) Dickinson K., Meyer R., Kotch J. (2008), "Maternal smoking and the risk for clubfoot in infants". Birth Defects Res A Clin Mol Teratol, 82, pp.86–91.
45) Dietz D. (2009), What is the best treatment for Idiopathic clubfoot?. In: James G. Wright, ed. Evidence-based orthopaedics. Saunder-Elsevier, Philadelphia.
46) Dimeglio A., Bensahel H., Souchet P., et al. (1995), "Classification of clubfoot". J Pediatr Orthop B, 4, pp.129-136.
47) Diméglio A., Bonnet F., Mazeau P., De Rosa V. (1996), "Orthopaedic treatment and passive motion machine: Consequences for the surgical treatment of clubfoot." J Pediatr Orthop B, 5, pp.173-180.
48) Dobbs M., Gordon J., Walton T., Schoenecker P. (2004), "Bleeding complications following percutaneous tendoachilles tenotomy in the treatment of clubfoot deformity". J Pediatr Orthop, 24 (4), pp.353-357.
49) Dobbs M., Nunley R., Schoenecker P. (2006), "Long-term follow-up of the patient with clubfeet treated with extensive soft-tissue release." J Bone Joint Surg Am, 88, pp.986-996.
50) Dobbs M., Rudzki J., Purcell D., et al. (2004), "factors predictive of outcome after use of the Ponseti method for the treatment of idiopathic clubfeet". J Bone Joint Surg Am, 86, pp.22-27.
51) Ependegui T. (2000), "Pathoanatomy and pathophysiology of congenital clubfoot". In: Seringe R, ed. Symposium on clubfoot.
52) Ependegui T. (2000), "conservative treatment wit plastercast". In: Seringe R, ed. Symposium on clubfoot. 53) Evans A., Do V.T. (2009), "A review of the Ponseti method and development of an infant clubfoot program in Vietnam". J Am Podiatr Med Assoc, 99(4), pp.306-316.
54) Flynn J., Donohoe M., Machenzie W. (1998), "An independent assessment of two clubfoot-classification systems". J Pediatr Orthop, 18, pp.323-327.
55) Frick S. (2005), "The Ponseti method of treatment for congenital clubfoot: importance of maximal forefoot supination in initial casting". Orthopedics, 28(1), pp.63.
56) Göksan S., Bursali A., Bilgili F., et al. (2006), "Ponseti technique for the correction of idiopathic clubfeet presenting up to 1 year of age. A preliminary study in children with untreated or complex deformities." Arch Orthop Trauma Surg., 126(1), pp.15-21.
57) Goldner J. (1969), "Congenital talipes equinovarus: fifteen years of surgical treatment". Curr Pract Orthop Surg, 4, pp.61-123.
58) Haft G., Walker C., Crawford H. (2007), "Early clubfoot recurrence after use of the Ponseti method in a New Zealand population." J Bone Joint Surg Am, 89, pp.487-493.
59) Hanify J., Metcalf P., Nobbs C., Worsley K. (1980), "Congenital malformations in the newborn in Northland: 1966-1977". N Z Med J, 92, pp.245-248.
60) Harrold A., Walker C. (1983), "Treatment and prognosis in congenital clubfoot". J Bone Joint Surg [Br], 65-B, pp.8-11.
61) Honein M., Paulozzi L., Moore C. (2000), "Family history, maternal smoking, and clubfoot: An indication of a gene-environment interaction". Am J Epidemiol, 152, pp.658–665. 62) Ippolito E., Farsetti P., Caterini R., Tudisco C. (2003), "Long-term comparative results in patients with congenital clubfoot treated with two different protocols." J Bone Joint Surg Am, 85, pp.1286-1294.
63) Ippolito E., Ponseti I. (1980), "Congenital club foot in the human fetus: a histological study". J Bone Joint Surg Am, 62, pp.8.
64) Irani R, and Sherman MS. (1963), “The pathological anatomy of club foot”. J Bone Joint Surg Am, 45(1), pp.45-52.
65) Issacs H, Handelsman JE, Badenhorst M, Pickering A. (1977), “The muscle in clubfoot – a histological, histochemical and electron microscopic study”. J Bone Joint Surg Br, 59(4), pp.465-72.
66) Kancherla V., Romitti P., Caspers K., Puzhankara S., Morcuende J. (2010), "Epidemiology of congenital idiopathic talipes equinovarus in Iowa, 1997–2005". Am J Med Genet Part A, 152A, pp.1695-1700.
67) Kite J. (1972), "Nonoperative treatment of congenital clubfoot". Clin Orthop, 84, pp.29-38.
68) Krogsgaard M., Jensen P., Kjaer I., et al. (2006), "Increasing incidence of club foot with higher population density: Incidence and geographical variation in Denmark over a 16-year period—An epidemiological study of 936,525 births". Acta Orthop Scand, 77, pp.839-846.
69) Laaveg S., Ponseti I. (1980), "Long-term results of treatment of congenital clubfoot". J Bone Joint Surg Am, 62, pp.23-30.
70) Lampasi M., Bettuzzi C., Palmonari M., Donzelli O. (2010), “Transfer of the tendon of tibialis anterior in relapsed congenital clubfoot: long-term results in 38 feet”. J Bone Joint Surg Br, 92, pp. 277-283. 71) Lehman W., Mohaideen A., Madan S., et al. (2003), "A method for the early evaluation of the Ponseti (Iowa) technique for the treatment of idiopathic clubfoot". J Pediatr Orthop B, 12(2), pp.133-140.
72) Lochmiller C., Johnston D., Scott A., et al. (1998), "Genetic epidemiology study of idiopathic talipes equinovarus". Am J Med Genet Part A, 79, pp.90-96.
73) Lovell W., Bailey T., Price C., Purvis J. (1979), "The nonoperative management of the congenital clubfoot." Orthop Rev., 8, pp.113-115.
74) Lovell W., Price C., Meehan P. (1986), The foot, in Lovell W, Winter RB (eds): Pediatric Orthopaedics, ed 2. Lippincott, Philadelphia, PA, pp.895-978.
75) Matos M., De Oliveira L. (2010), "Comparison Between Ponseti's and Kite's Clubfoot Treatment Methods: a Meta-analysis". J Foot & Ankle Sugery, 49(4), pp.395-397.
76) Miedzybrodzka Z. (2003), "Congenital talipes equinovarus (clubfoot): A disorder of the foot but not the hand". J Anat, 202, pp.37-42.
77) Moorthi R., Hashmi S., Langois P., et al. (2005), "Idiopathic talipes equinovarus (ITEV) (clubfeet) in Texas". Am J Med Genet A, 132, pp.376-380.
78) Morcuende J., Dolan L., Dietz F., Ponseti I. (2004), "Radical reduction in the rate of the extensive corrective surgery for clubfoot using the ponseti method". Pediatrics, 113, pp.376-380.
79) Morcuende J., Weinstein S., Dietz F., Ponseti I. (1994), " Plaster cast treatment of clubfoot: the Ponseti method of manipulation and casting". J Bone Joint Surg Br, 3, pp.161. 80) Nguyen MC., Huynh MN., Vo QDN., et al. (2012), “Descriptive Epidemiology of Clubfoot in Vietnam: A Clinic-Based Study”. The Iowa Orthopaedic Journal, 32, pp.120-124.
81) Nguyen NH. (2012), “Congenital Clubfoot in Children Younger than 24 Months: Decancelous Cuboid Combined with Selective Soft Tissue Release”. Open Journal of Orthopedics, 2, pp.94-110.
82) Noonan K., Richards B. (2003), "Nonsurgical Management of Idiopathic Clubfoot". J Am Acad Orthop Surg, 11, pp.392-402.
83) Olshan A., Schroeder J., Alderman B., Mosca V. (2003), "Joint laxity and the risk of clubfoot". Birth Defects Res A Clin Mol Teratol, 67, pp.585-590.
84) Parker S., Mai C., Strickland M., et al. (2009), "Multistate study of the epidemiology of clubfoot. Birth Defects Res A Clin Mol Teratol". 85, 11, pp.897-904.
85) Pirani S. (1995), "A method of assessing the virgin clubfoot". Pediatric Orthopaedic Society of North America, Orlando.
86) Pirani S., Zeznik L., Hodges D. (2001), "Magnetic resonance imaging study of the congenital clubfoot treated with the Ponseti method." J Pediatr Orthop., 21, pp.719.
87) Pompe van Meerdervoort H. (1976), "Congenital musculoskeletal malformation in South African Blacks: A study of incidence". S Afr Med J, 50, pp.1853–1855.
88) Ponseti I. (1996), Congenital clubfoot: fundamentals of treatment. Oxford University Press, New York.
89) Ponseti I., et al. (2005), "Clubfoot: Ponseti management". In: Staheli L. ed, Global-HELP Publication. 90) Ponseti I., Smoley E. (1963), "Congenital club foot: the results of treatment". J Bone Joint Surg Am, 45, pp.261.
91) Porter R., Roy A., Rippstein J. (1990), "Assessment in congenital talipes equinovarus". Foot Ankle, 11, pp.16-21.
92) POSNA (2012), "Infant Clubfoot". In: Pediatric Orthopaedic Study Guide (Physician education).
93) Primal Pictures Ltd. (2000), "Interactive Foot And Ankle 2".
94) Pryor G., Villar R., Ronen A., Scott P. (1991), "Seasonal variation in the incidence of congenital talipes equinovarus". J Bone Joint Surg Br, 73, pp.632-634.
95) Radler C., Mindler GT., Riedl K., et al. (2013), “Midterm results of the Ponseti method in the treatment of congenital clubfoot”, Int Orthop, 37(9), pp.1827-1831.
96) Reefhuis J., de Walle H., Cornel M. (1998), "Maternal smoking and deformities of the foot: Results of the EUROCAT Study. European Registries of Congenital Anomalies". Am J Public Health, 88, pp.1554-1555.
97) Richards B., Faulks S., Rathjen K., Karol L., et al. (2008), "A comparison of two nonoperative methods of idiopathic clubfoot correction: the Ponseti method and the French functional (physiotherapy) method". J Bone Joint Surg Am, 90, pp.2313-2321.
98) Rijal R., Shrestha B., Singh G., et al. (2010), "Comparison of Ponseti and Kite's method of treatment for idiopathic clubfoot". Indian J Orthop., 44(2), pp.202–207.
99) Roye D., Roye B. (2002), "Idiopathic congenital talipes equinovarus". J am Acad Orthop Surg, 10, pp.239-248. 100) Savitz D., Schwingl P., Keels M. (1991), "Influence of paternal age, smoking, and alcohol consumption on congenital anomalies". Teratology, 44, pp.429-440.
101) Scher D., Lehman W., et al. (2004), "Predicting the need for tenotomy in the Ponseti method for correction of clubfeet". J Pediatr Orthop., 24(4), pp.349.
102) Simons G. (1985), "Complete subtalar release in club feet. Part I. A preliminary report". J Bone Joint Surg Am, 67, pp.1044.
103) Simons G. (1985), "Complete subtalar release in club feet. Part II. Comparision with less extensive procedures". J Bone Joint Surg Am, 67, pp.1056-1065.
104) Skelly A., Holt V., Mosca V., Alderman B. (2002), "Talipes equinovarus and maternal smoking: A population-based case-control study in Washington state". Teratology, 66, pp.91-100.
105) Souchet P., Bensahel H., Themar-Noel C., Pennecot G., Csukonyi Z. (2004), "Functional treatment of clubfoot: a new series of 350 idiopathic clubfeet with long-term follow-up". J Pediatr Orthop B, 13(3), pp.189-196.
106) Sud A., Tiwari A., Sharma D., Kapoor S. (2008), "Ponseti’s vs. Kite’s method in the treatment of clubfoot – a prospective randomised study". Int Orthop, 32(3), pp.409-413.
107) Sullivan J. (1996), The child's foot, in Lovell and Winter's pediatric orthopedics. 4th ed. Lippincott-Raven, Philadelphia.
108) Tachdjian MO. (1994), Foot, in Atlas of Pediatric Orthppedic Surgery. Saunders, Philadelphia, pp.1207-1209. 109) Thompson GH., Richardson AB., Westin WW. (1982), “Surgical management of resistant congenital talipes equinovarus deformities”. J Bone Joint Surg Am, 64, pp.652-665.
110) Turco V. (1971), "Surgical correction of the resistant clubfoot". J Bone Joint Surg Am, 53, pp.477.
111) Turco V. (1979), "Resistant congenital clubfoot: one-stage posteromedial release with internal fixation". J Bone Joint Surg Am, 61, pp.805.
112) Van Campenhout A., Molenaers G., Moens P., Fabry G. (2001), "Does functional treatment of idiopathic clubfoot reduce the indication for surgery? Call for a widely accepted rating system". J Pediatr Orthop B, 10(4), pp.315-318.
113) Van den Eeden S., Karagas M., Daling J., Vaughan T. (1990), "A case control study of maternal smoking and congenital malformations". Paediatr Perinat Epidemiol, 4, pp.147-155.
114) Wainwright A., Auld T., Benson M., Theologis T.N. (2003), "The classification of congenital talipes equinovarus". J Bone Joint Surg Br, 85, pp 1020-1024.
115) Watts H. (1991), "Reproducibility of reading club foot xrays". Orthop Trans, 15, pp.105.
116) Wynne-Davies R. (1964), "Family studies and the cause of congenital clubfoot. Talipes equinovarus, talipes calcaneo-valgus and metatarsus varus". J Bone Joint Surg Br, 46, pp.445-463.
117) Yamamoto H. (1979), "A clinical, genetic and epidemiological study of congenital clubfoot". Jpn J. Hum. Genet, 24, pp.37.   TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP
118) Chotel F., Berard J. (2002), "Initial management of congenital varus equinus clubfoot by Ponseti’s method [french]". Rev Chir Orthop Reparatrice Appar Mot. , 88(7), pp.710.
119) Diméglio A. (1998), Les dates qu’il faut connaitre. Diméglio A, Hérisson C et Simon L,ed. Le pied de l’enfant et de l’adolescent. Masson, Paris, pp.392.
120) Diméglio A., Bonnet F. (1997), Rehabilitation of the clubfoot [French], in Encycl Med Chir: Kinesithérapie-Médecine physique-Readaptation. Elsevier, Paris, France, 26-428-B-10: pp.12.
121) Diméglio A., Canavese F. (2005), Le pied bot varus équin: regard sur le monde actuel. Hội nghị Chỉnh hình Nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11.
122) Masse P. (1977), Le traitement du pied bot par la methode “fonctionnelle,” in Cahier d’enseignement de la SOFCOT (Vol. 3). Expansion Scientific, Paris, France, pp.51-56.
123) Seringe R., Atia R. (1990), “Pied bot varus équin congénital idiopathique: résultats du traitement “fonctionnel”. Rev Chir Orthop, 76, pp.490-501. 
--------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,y hoc,nghien cuu,dieu tri,ban chan khoeo,bam sinh,o tre em,theo phuong phap,ponseti,vo quang dinh nam

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH Ở TRẺ EM THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...