luan an tien si, kinh te, hoi nhap quoc te, cua ngan hang, thuong mai viet nam, den nam 2020, dang van dan
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu và đặt vấn đề
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (năm 1995), tham gia khu vực mậu dịch tự do Châu Á (AFTA) Và ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ … là những cột mốc quan trọng, đánh dấu quá trình mở cửa của Việt Nam. Do ngân hàng là một trong những ngành cung ứng các dịch vụ quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập đòi hỏi phải giải quyết khẩn trương nhiều vấn đề cần thiết liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua có nhiều đề tài đề cập chung quanh nội dung có liên quan đến NHTM trong bối cảnh hội nhập:
+ TS. Vũ Thị Liên: “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng ViệtNam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, phân tích kinh nghiệm quốc tế (đề tài lựa chọn trường hợp của Trung Quốc – nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam), đề tài rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng của Ngân hang Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, đề tài rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Việt Nam, đề tài rút ra kết luận là hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước.
+ Lê Đình Hạc: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều hiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án góp phần cũng cố hoàn thiện những lý luận về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh các hoạt động đó trong phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Lâm Thị Hồng Hoa: “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án nghiên cứu các nội dung sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết của việc phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam với bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hội nhập kinh tế quốc tế; Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc cải tổ thể chế và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ ba, xác định rõ phương hướng phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới và giải pháp để thực hiện phương hướng đã được vạch ra.
+ Trịnh Quốc Trung: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong công trình này tác giả chỉ tập trung vào các ngân hàng thương mại, không đặt vấn đề về những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước tác động đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Trầm Xuân Hương: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án chỉ tập trung đánh giá và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả về hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, các đề tài trên đây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) Của ngân hàng thương mại, chưa đề cập hoặc đề cập rất ít, không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Tác giả cho rằng để hội nhập quốc tế, ngoài vấn đề phải xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, một yếu tố rất quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân hàng cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đó là vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi vì mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.
Hội nhập quốc tế về ngân hàng mang lại lợi ích là rất lớn nhưng cũng chứa đựng những rủi ro đáng kể. Nếu không có những nhận thức đúng đắn về vần đề này thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân hàng của đất nước; Và trên thực tế vấn đề này được đưa ra bàn cãi, tranh luận nhiều nhưng thực sự chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách thấu đáo để giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và rất khẩn trương nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn cụ thể và hệ thống để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Một là: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập quốc tế trong ngân hàng. Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Hai là: Đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất thực trạng của tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian qua.
Ba là: Đề xuất những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm góp phần cho hội nhập thành công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do vấn đề hội nhập quốc tế của ngân hàng là rất rộng và phức tạp nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng: Mức độ tự do hoá tài chính về ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.
Thứ hai, năng lực nội tại của bản thân ngân hàng. Để hội nhập thành công thì bản thân các ngân hàng phải nó năng lực cạnh tranh cũng như năng lực hoạt động đủ mạnh mới có thể đứng vững trước bối cảnh hội nhập.
Đối tượng nghiên cứu về năng lực nội tại của ngân hàng ở đây là các ngân hàng thương mại. Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và đề ra những giải pháp cho đến năm 2020.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, luận án chủ yếu sử dụng số liệu trong 4 năm 2007 – 2010. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, trong một số trường hợp cụ thể, luận án có thể sử dụng số liệu của các năm trước đó.
4. Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng với các phương pháp phân tích tổng hợp…Cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin về hệ thống ngân hàng ViệtNam; Thu thập và xử lý thông tin về quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý…
- Phương pháp thăm dò: Khảo sát từ bảng câu hỏi tình hình thực tế trong nước.
- Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Những vấn đề nghiên cứu được thực hiện thông qua việc giải quyết các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu)
- Những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được tập trung chủ yếu vào những vấn đề nào? (Mở đầu)
- Lý thuyết về hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại được xây dựng như thế nào? (Chương 1)
- Thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại hiện nay như thế nào? (Chương 2)
- Để các ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế thì cần có những giải pháp gì? (Chương 3)
- Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp với hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam thì hiệu quả sẽ như thế nào? (Chương 3)
- Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)
5. Đóng góp mới của luận án
Những điểm đóng góp mới của luận án:
Một là, các đề tài trước đây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại và năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) Của ngân hàng thương mại là làm thế nào xây dựng ngân hàng vững mạnh để hội nhập thành công, chứ không đề cập hoặc đề cập rất ít và không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Tác giả cho rằng để hội nhập quốc tế về ngân hàng ngoài vấn đề phải xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh thì một yếu tố rất quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân hàng đó là vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.
Hai là, cách tiếp cận hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NHTM không chỉ nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sân chơi bình đẳng và chuẩn bị những điều kiện đáp ứng tốt nhất từ bên trong làn sóng những nhà đầu tư nước ngoài đến với môi trường kinh doanh Việt Nam mà hội nhập quốc tế còn phải là năng lực thâm nhập của quốc gia vào sân chơi chung của thế giới.
Ba là, đưa ra nhận định mới về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam: Hội nhập quốc tế về ngân hàng là làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành một bộ phận trong hệ thống NHTM quốc tế, tạo ra sự đồng nhất về hoạt động, để tăng cường mối giao lưu gắn bó trong hoạt động ngân hàng với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế.
Bốn là, đưa ra những tầm nhìn và viễn cảnh khu vực ngân hàng đến năm 2020 cũng như đưa ra định hướng khu vực ngân hàng đến 2020. Phân tích những nhân tố chi phối khu vực ngân hàng đến 2020, đồng thời nhận diện những thách thức chủ yếu của khu vực ngân hàng khi hội nhập đến 2020.
Năm là, đề xuất thả nổi lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong phần giải pháp của tiến trình tự do hóa lãi suất (thực hiện khi các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển, các công cụ của CSTT hoạt động có hiệu quả).
Sáu là, đề xuất chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của NHNN thì quá trình tự do hóa lãi suất sẽ được hoàn thành một cách đầy đủ. Khi đó lãi suất được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, nhưng NHNN vẫn có thể định hướng lãi suất thông qua các công cụ gián tiếp theo mục tiêu hoạch định CSTT.
Bảy là, tiến dần đến bỏ hẳn việc căn cứ vào tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên ngân hàng để xác định tỷ giá như hiện nay; Thay vào đó, để các NHTM tự quyết định tỷ giá theo quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp, NHNN chỉ can thiệp khi xét thấy cấp thiết.
Tám là, các ngân hàng cần chú ý đến mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các ngân hàng trong nước với nhau chứ không chỉ việc tăng cường hợp tác với NHNNg để phát triển kinh doanh. Điều chỉnh tư duy trong cạnh tranh ngân hàng, chuyển từ coi việc cạnh tranh chỉ là việc phải tiêu diệt và chiến thắng đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách sang kiểu cạnh tranh “cả hai đều thắng”, tức kiểu cạnh tranh kết hợp với hợp tác mà qua đó cả hai đều có thể cùng tồn tại, mạnh lên và đều thu được lợi ích riêng phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.
Chín là, tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN (sau khi NHTƯ chuyển sang mô hình độc lập với Chính phủ vào năm 2020). Theo đó, nhiệm kỳ của ban lãnh đạo NHNN xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ hoặc có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, Thống đốc NHNN sẽ không bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ; Quá trình ra quyết định của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ lập kế hoạch kinh tế, chu kỳ thành lập Chính phủ.
Mười là, tổ chức lại hệ thống thanh tra giám sát tài chính ngân hàng theo nguyên tắc bao quát, tránh chồng chéo để các cơ quan thanh tra giám sát có thể sử dụng các kết quả thanh tra giám sát của nhau và chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra giám sát của mình.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần chính như mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo; Phần nội dung của luận án được trình bày theo 3 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Chương 2: Đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Danh mục tiếng nước ngoài
Danh mục bảng và biểu đồ
Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thịtrường
1.1.1 Khái niệm NHTM
1.1.2 Mô hình hoạt động của NHTM
1.1.3 Chức năng của NHTM
1.1.3.1 Chức năng thủ quỹ
1.1.3.2 Chức năng trung gian tín dụng
1.1.3.3 Chức năng trung gian thanh toán
1.1.4 Các loại dịch vụ NHTM trong nền kinh tế thị trường
1.1.4.1 Căn cứ vào sự phát triển hoạt động ngân hàng
1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ hoạt động ngân hàng
1.1.5 Tính đặc thù của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập
1.2 Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1.2.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1.2.2 Tác động tích cực và sự cần thiết hội nhập quốc tế về NHTM
1.2.3 Sức ép của hội nhập quốc tế về ngân hàng đối với các NHTM
1.2.4 Điều kiện để thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Điều kiện về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
1.2.4.2 Điều kiện về năng lực quản trị của ngân hàng thương mại
1.2.4.3 Điều kiện về sản phẩm dịch vụ NHTM
1.2.4.4 Điều kiện về chất lượng nguồn nhân lực
1.2.4.5 Điều kiện về thương hiệu
1.2.4.6 Điều kiện về hệ thống mạng lưới NHTM
1.2.4.7 Điều kiện về trình độ công nghệ ngân hàng
1.2.4.8 Điều kiện pháp l ý
1.3 Các l ý thuyết tranh luận về tự do hóa tài chính để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1.4 Các nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1.4.1 Thực hiện tự do hoá tài chính trong lĩnh lực ngân hàng
1.4.1.1 Tự do hoá lãi suất
1.4.1.2 Tự do hoá cơ chế tín dụng
1.4.1.3 Tự do hoá tỷ giá hối đoái
1.4.1.4 Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế
1.4.2 Thực hiện mở cửa quan hệ của hệ thống ngân hàng trong nước với khu vực và thế giới
1.5 Bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế của NH ở các nước
1.5.1 Các bước hội nhập quốc tế về ngân hàng ở các nước
1.5.2 Kinh nghiệm hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước trên thếgiới
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước trên thế giới cho Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập quốc tế của NHTM Việt Nam
2.3 Thực trạng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
2.3.1 Thực trạng các đặc điểm cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trước thềm hội nhập
2.3.1.1 Năng lực tài chính
2.3.1.2 Năng lực quản lý
2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm dịch vụ
2.3.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực
2.3.1.5 Thương hiệu
2.3.1.6 Hệ thống mạng lưới
2.3.1.7 Trình độ công nghệ
2.3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn
2.3.2.2 Hoạt động tín dụng
2.3.2.3 Hoạt động thanh toán
2.3.2.4 Hoạt động ngoại hối
2.3.3 Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh và hoạt động của NHTM
2.3.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại
2.3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và khó khăn tồn tại
2.3.4 Vị thế của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
2.3.4.1 Điểm mạnh
2.3.4.2 Điểm yếu
2.4 Thực hiện những hiệp định cam kết mở cửa về lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập
2.4.1 Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ các nước ASEAN (AFTA)
2.4.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
2.4.3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Và tổ chức thương mại thế giới (WTO)
2.5 Thực trạng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam hiện nay
2.5.1 Thực trạng quá trình tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua
2.5.1.1 Quá trình tự do hoá lãi suất
2.5.1.2 Quá trình tự do hoá chính sách tỷ giá
2.5.1.3 Quá trình tự do hoá chính sách quản lý ngoại hối
2.5.1.4 Quá trình tự do hoá cơ chế tín dụng
2.5.2 Thực trạng về vấn đề quan hệ, mở cửa của hệ thống ngân hàng ViệtNam với khu vực và thế giới
2.5.2.1 Thực trạng vấn đề quan hệ với cộng đồng tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới
2.5.2.2 Thực trạng về vấn đề vươn tầm của NHTM Việt Nam ra khu vực và thế giới
2.5.2.3 Thực trạng vấn đề thực hiện các hiệp định mở cửa cam kếttrong lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập
2.6 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong vấn đề hội nhập quốc tế về ngân hàng tại Việt Nam
2.6.1 Thuận lợi
2.6.2 Khó khăn
2.6.3 Cơ hội
2.6.4 Thách thức
KẾT LUẬN CHƯƠNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
3.1.1 Quan điểm
3.1.2 Mục tiêu
3.1.3 Định hướng
3.2 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020
3.3 Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020
3.3.1 Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đếnnăm 2020
3.3.2 Định hướng khu vực ngân hàng đến năm 2020
3.4 Những nguyên tắc hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.4.1 Đảm bảo thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết
3.4.2 Tôn trọng các nguyên tắc trong quá trình hội nhập về ngân hàng
3.5 Các nhóm giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng ở Việt Nam đến năm 2020
3.5.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về ngân hàng ở VN
3.5.1.1 Giải pháp cho quá trình tự do hoá lãi suất
3.5.1.2 Giải pháp cho quá trình tự do hoá tỷ giá
3.5.1.3 Giải pháp cho quá trình tự do hoá cơ chế quản lý ngoại hối
3.5.1.4 Giải pháp cho quá trình tự do hóa cơ chế tín dụng
3.5.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập nhanh và hiệu quả
3.5.2.1 Tạo ra sự đồng nhất về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nước với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế
3.5.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và cơ cấu lại nguồn vốn củacác NHTM nhằm hướng đến an toàn vốn theo Basel
3.5.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị NHTM
3.5.2.4 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
3.5.2.5 Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch
3.5.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
3.5.2.7 Phát triển thương hiệu ngân hàng
3.5.2.8 Nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ
3.5.2.9 Tăng cường liên minh liên kết
3.5.2.10 Xây dựng các tập đoàn tài chính, ngân hàng cấp khu vựcvà thế giới
3.6 Kiến nghị từ các cơ quan quản l ý Nhà nước
3.6.1 Nâng cao vị thế độc lập và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước
3.6.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng
3.6.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng
3.6.4 Xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới
3.6.5 Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế
3.6.6 Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai đoạn mới
3.6.7 Cải cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đáp ứng yêu cầu hội nhập
KẾT LUẬN CHƯƠNG
KẾT LUẬN
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của tác giả đãcông bố
Tài liệu tham khảo
-----------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, Những giải pháp chủ yếu để xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2001.
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ – Ngân hàng, ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB Thông kê, 2005.
4. Lâm Thị Hồng Hoa, Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2006.
5. PGS.TS Trịnh Thị Mai Hoa, Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO, ĐHQG Hà Nội, NXB Tài Chính Hà Nội, 2007.
6. TS. Lê Thị Tuyết Hoa, Tiền tệ-Ngân hàng, ĐH Ngân hàng TP.HCM, NXB thống kê, 2009.
7. TS. Trần Viết Hoàng, Th.S Cung Trần Việt, Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB thông kê, 2009.
8. TS. Trương Thị Hồng, Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2007.
9. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB thống kê, 2008.
10. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng, ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB thống kê,
2008. 11. TS. Lê Thị Mận, TS. Trần Thị Kỳ, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB thống kê,2008.
12. GS.TS Dương Thị Bình Minh, PGS.TS Sử Đình Thành, Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, NXB Thông kê, 2004.
13. Nguyễn Thị Kim Thanh, Thị trường tài chính Việt Nam – Hướng cải cách trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khủng hoảng tài chính, Hà Nội, 06/2009.
14. PGS.TS Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB Lao động xã hội, 2008.
15. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập-Quản lý quá trình tự do hoá tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB thống kê, 2005.
16. Nguyễn Xuân Trình, Phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2020, Đề tài KX.01.08,06/2010.
17. Báo cáo Chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ XI.
18. Báo cáo của NHNN về quan hệ song phương trong lĩnh vực ngân hàng (2010).
19. Báo cáo của NHNN về quan hệ với ADB (2010).
20. Báo cáo của NHNN về quan hệ với APEC trong lĩnh vực ngân hàng (2010).
21. Báo cáo của NHNN về quan hệ với ASEAN trong lĩnh vực ngân hàng (2010).
22. Báo cáo của NHNN về quan hệ với ASEM trong lĩnh vực ngân hàng (2010).
23. Báo cáo của NHNN về quan hệ với IMF (2010).
24. Báo cáo của NHNN về quan hệ với WB (2010).
25. Báo cáo của NHNN về quan hệ với WTO trong lĩnh vực ngân hàng (2010).
26. Báo cáo phát triển tài chính, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (2010).
27. Báo cáo thường niên 2005-2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005-2009).
28. Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam.
29. Báo cáo về chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, Mutrap. 30. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
31. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam”, Học Viện Ngân Hàng, NXB tài chính, 2010.
32. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại một năm sau gia nhập WTO”, Đại học Ngân hàng TP.HCM, NXB thống kê, 2008.
33. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tự do hoá tài chính & hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Đại học Kinh tế TP.HCM, 11/2002.
34. Luật các Tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
35. Luật Ngân hàng Nhà nước, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
36. Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 về tổ chức hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam.
37. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
38. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
39. Nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 ban hành điều lệ quản lý ngoại hối.
40. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các TCTD.
41. Nghị định số 189/HĐBT ngày 15/06/1991 về hoạt động của NHNNg, NHLD tại Việt Nam.
42. Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNNg, NHLD, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.
43. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại hối.
44. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM VN. 45. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.
46. Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 79/2002/NĐ-CP.
47. Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/08/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP.
48. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
49. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam.
50. Nghị quyết số 162/2007/NQ-CP của CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ.
51. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
52. Quyết định số 112/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
53. Quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN ngày 16/05/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc điều hành lãi suất.
54. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
55. Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.
56. Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
57. Quyết định số 2449/QĐ-NHNN ngày 17/10/2007 ban hành chương trình hành động của NHNN thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 – 2012.
58. Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về việc ban hành qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. 59. Quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN ngày 17/01/1998 về việc quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với tổ chức kinh tế.
60. Quyết định số 396/TTg ngày 04/08/1994 về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ.
61. Quyết định số 42/2003/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01/2003) về ban hành chương trình hành động về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
62. Quyết định số 546/2002/QĐ – NHNN ngày 30 tháng 05 năm 2002 của NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
63. Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
64. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999 về việc qui định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ.
65. Quyết định số 663/2003/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (06/2003) về ban hành kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng.
66. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
67. Tài liệu hội thảo “Các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại”, NHNN Việt Nam, 04/2006.
68. Tài liệu hội thảo “Mô hình phát triển và cấu trúc cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 09/2010.
69. Tài liệu triển khai nhiệm vụ ngân hàng 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
2008.
70. Tạp chí ngân hàng và tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
71. Tài liệu khác có liên quan. 72. Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05/06/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNNg, NHLD, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.
73. Thông tư số 06/2000/TT-NHNN hướng dẫn nghị định 178 về đảm bảo tiền vay.
74. Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của NHNN hướng dẫn thi hành một số nội dung nghị định 69/2007/NĐ-CP.
75. Thông tư số 07/2010/TT – NHNN ngày 26/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho phép các NHTM được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn.
76. Thông tư số 09/2010/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần, ban hành ngày 26/03/2010.
77. Thông tư số 12/2010/TT – NHNN ngày 14/04/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn.
78. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD.
79. Thông tư số 33/NH-TT ngày 15/03/1989 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý ngoại hối.
80. Tuyển tập chính sách và nghiên cứu – tập 15 “Các hệ thống tài chính và sự phát triển khi nghiên cứu về cải cách tài chính và tự do hóa tài chính” của các chuyên gia Ngân hàng thế giới.
81. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX.
82. Website chuyên về công nghệ ngân hàng: http://www.inntron.com/corebanking
83. Website chuyên về phân tích tài chính-ngân hàng: www.saga.com.vn
84. Website của Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn 85. Website của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
86. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.com.vn
87. Website của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS): http://www.bis.org
88. Website của tạp chí “The Banker”: http://www.thebanker.com/top1000
89. Website của tạp chí thị trường tài chính tiền tệ: http://www.vnba.org.vn
90. Website của tạp chí Vietnam Economic News: http://www.ven.org.vn
91. Website của Thời báo kinh tế Sài Gòn: http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg
92. Website của Ủy Ban Basel: http://www.basel-iii-accord.com
93. Website Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt nam: http://www.adbvrm.org.vn
94. Website Ngân hàng thế Giới (WB): http://www.worldbank.org
95. Website Ngân hàng thế Giới tại Việt Nam: http://www.worldbank.org.vn
96. Website Tổ chức thương mại thế giới (WTO): http://www.wto.org
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
97. Baye & Jansen, Money, Banking and Financial markets: An economic approach, 1995.
98. Frederic S.Mishkin, Financial market and institutions, 1998.
99. Frederic S.Mishkin, The economic of money, banking and financial market, Fifth edition, 2004.
100. Geoffrey EJ.Dennis, Moneytary economics, 1981.
101. Kitchen, Richard, Finance for developing countries, 1986.
102. Landau, Jen-pierre, Financial liberalization: experience and lesson, 2001.
103. McKinnon, Ronal, Financial liberalization and economic development – A reassessment of interest rate policies in Asia and Latin America, 1998.
104. Pomerleano, Michael, Corporate Finance Lessons from the East Asian Crisis, World Bank ViewPoint No.17815, 1998. 105. Suiwah Leung, Banking and Financial Sector Reforms in VietNam, Asean Economic Bullentin Vol.26, No.1, pp. 44 – 57, 2009.
106. Thirlwal, Growth and development, 1994.
107. Basel Committee on Banking Supervision: Core Principles for Effective Supervision, 2006.
108. Basel Committee on Banking Suppervision, Customer due diligence for banks, Press & Library Services, 2001.
109. Basel Committee on Banking Suppervision, The new Basel Capital Accord, Press & Library Services, 2001.
110. Global Finance Magazine
111. Issues in the governance of central banks – Report from the Central Bank Governance Group – Bank for International Settlements, 05/2009.
112. Research and Guidance Committee, General Guidance for the Resolution of Bank Failures, International Deposit Insurers Association, 2005.
113. The new basel accord and developing countries: Problems and alternatives, Working Paper, 2002.
114. The role of central banks since the crisis: What are the limit? – Herve Hannoun, Deputy General Manager, BIS, 18/06/2010.
115. Word Economic Forum, The Future of the Global Financial System, 2010.
-------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, kinh te, hoi nhap quoc te, cua ngan hang, thuong mai viet nam, den nam 2020, dang van dan
Nhận xét
Đăng nhận xét