Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, so sanh gia tri, cua cac phuong phap, chan doan, khong xam hai, trong benh, soi duong mat, chinh, nguyen viet thanh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN KHÔNG XÂM HẠI TRONG BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH 



MỞ ĐẦU

Sỏi mật là bệnh thường gặp của hệ gan mật. Tỷ lệ mắc sỏi đường mật ởMỹ là 10%, ở các nước Châu Phi là 5% [17]. Ở nước ta, hai cuộc điều tra cộng đồng được thực hiện năm 2004 ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nam cho thấy tỷ lệ sỏi mật nói chung là 6,11% ở thành thị và 3,32% ở nông thôn [17]. Thống kê tại các bệnh viện cũng cho con số rất lớn về bệnh sỏi mật. Ở bệnh viện Việt Đức, trong 23 năm (1976-1998) Có 5773 trường hợp (TH) Sỏi mật được điều trị, trung bình 252 ca/năm, những năm gần đây từ 1995 đến 1998: 482- 489 ca/năm [8]. Tại bệnh viện Chợ R? Y từ 1980 đến 1990, có 709 TH sỏi mật được phẫu thuật, trung bình 71 ca/năm [17]. Bệnh viện Bình Dân báo cáo 530 ca sỏi mật/năm (1992-1994). Cần Thơ 5 năm (1995-1999) Có 2128 ca, mỗi năm 426 ca.. . [16].

Tuy có sự thay đổi về tỷ lệ sỏi mật, sỏi đường mật chính vẫn còn là bệnh thường gặp, khó điều trị, diễn tiến nặng, nguy hiểm hơn sỏi túi mật nhiều mà việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng [3], [15]. Việc điều trị sỏi đường mật chính ở nước ta còn nhiều khó khăn, phức tạp, khó hết sỏi và dễ tái phát, nhất là SG vì bệnh thường kết hợp với hẹp đường mật trong gan. Ở Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam, tỷ lệ sỏi sót trong gan có thể lên đến 25% hay 75,7%. Đây là nguyên nhân của viêm đường mật tái phát, hẹp đường mật, áp xe, xơ gan và ung thư đường mật. Để tránh các biến chứng do sót sỏi, điều trị sỏi đường mật chính phải đạt được mục tiêu là lấy hết sỏi và loại bỏ ứ mật để ngăn ngừa bệnh tái phát [119], [121], [141].

 Như vậy cần chẩn đoán chính xác về vị trí, số lượng sỏi ở đường mật trong và ngoài gan, về các thương tổn đi kèm như dãn- hẹp đường mật, teo các phân thùy gan và các bất thường giải phẫu đường mật để giúp cho thầy thuốc chọn lựa phương pháp 2 điều trị thích hợp [119]. Trong hơn hai thập kỷ qua, các phương pháp chẩn đoán mới không ngừng ra đời và thay thế dần vai trò của X quang đường mật. Hiện các kỹ thuật không xâm hại được nghiên cứu nhiều và ưa thích hơn. Tuy nhiên, việc chọn lựa phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật tối ưu vẫn còn bàn cãi. ỞViệt Nam, siêu âm (SA) Là phương tiện được sử dụng chủ yếu để chẩn đoán sỏi mật và được nghiên cứu rất nhiều [14], [17], [19], [21], [23], [24]. [31]. Tuy nhiên, SA bỏ sót nhiều trường hợp có sỏi.

Trong những năm gần đây, đã có báo cáo nghiên cứu ứng dụng chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ đường mật (CHTĐM) Trong chẩn đoán sỏi đường mật [4], [16], [17], [26]. Phương tiện chẩn đoán nào giữa CLVT và CHTĐM nên được dùng khi SA không phát hiện sỏi thay vì sử dụng các phương pháp xâm hại sẵn có hiện nay (chụp mật tụy nội soi ngược dòng, chụp mật xuyên gan qua da…)? Các phương pháp xâm hại chỉ nên dùng với mục đích điều trị? Tôi hy vọng sẽ giải đáp được câu hỏi trên qua nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán không xâm hại như SA, CLVT, CHTĐM và đưa ra được các chỉ định thực hiện hợp lý nhất trong hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam.

Công trình nghiên cứu của tôi nhằm những mục tiêu sau:

1. Xác định các giá trị của SA, CLVT, CHTĐM trong việc phát hiện sỏi, chẩn đoán vị trí của sỏi đường mật trong và ngoài gan, trong việc chẩn đoán hẹp đường mật trong gan do sỏi.

2. So sánh các giá trị của SA, CLVT, CHTĐM trong việc trong việc phát hiện sỏi, chẩn đoán vị trí của sỏi đường mật trong và ngoài gan, chẩn đoán hẹp đường mật trong gan do sỏi.

3. Đề xuất chỉ định của SA, CLVT, CHTĐM trong vi? C chẩn đoán và điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật chính Chẩn đoán hình ảnh đường mật đã có sự thay đổi ngo? N mục trong hơn hai thập kỷ qua. Với sự tiến bộ của các phương pháp không xâm hại, SA và CLVT đã trở thành các phương tiện chẩn đoán phổ biến được dùng để phát hiện và theo dõi bệnh đường mật [35] [70], [75], [89], [97].

1.1.1. Siêu âm

Từ khi được ứng dụng trong y khoa vào thập niên 70 của thế kỷ XX, SA đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới với những ưu điểm như không xâm hại, thực hiện dễ và nhanh chóng, giá thành thấp, có thể tiến hành ở ngay giường bệnh, an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ em [42], [69]. Ở nước ta, SA bắt đầu được dùng trong lâm sàng từ đầu thập niên 1980. Đến nay, SA vẫn là phương tiện được chọn lựa đầu tiên trong chẩn đoán sỏi đường mật chính [15], [53].

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nhược điểm chính của SA là độ nhạy thay đổi nhiều từ 20% đến 90% trong chẩn đoán sỏi OMC. Với thế hệ máy SA tĩnh có độ phân giải thấp, đa số hồi cứu đầu thập niên 1980 cho thấy SA có độ nhạy thấp từ 11% đến 33%. Với các máy SA có hình ảnh động (thời gian thực), độ nhạy của SA đã được cải thiện đáng kể (80,5% -82%) Qua những nghiên cứu về sau (Laing 1986 [96], Lindsell 1990 [101], Tandon 1987 [145]). Sự cải thiện này được Laing [96], Cronan [55] giải thích như sau: Máy SA với thời gian thực cho hình ảnh có độ phân giải cao giúp các bác sĩ dễ khảo sát OMC hơn, đầu dò tần số cao hội tụ ở ống mật làm tăng phát hiện bóng lưng của sỏi, sự cảnh giác của các bác sĩ SA trong việc dò tìm sỏi OMC.

Theo Gandolfi [65], Cervantes [43], nhiều báo cáo gần đây (1994-2001) Cho thấy dù có sự cải tiến kỹ thuật, độ nhạy SA vẫn còn thấp (25%-68%). Điều này chứng tỏ còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến độ nhạy của SA như kinh nghiệm của người đọc, kích thước và vị trí viên sỏi, tình trạng dãn đường mật.

Hơn nữa SA cũng khó phân biệt giữa hơi đường mật và sỏi. SA bị hạn chế ở BN mập, khi ruột trướng hơi, có sẹo mổ cũ hoặc ống dẫn lưu. Ở nước ta, độ nhạy của SA trong phát hiện sỏi OMC cũng thay đổi qua các nghiên cứu. Các nghiên cứu của Vũ Quang Ngọ [31] tại bệnh viện 103, Đỗ Kim Sơn tại bệnh viện Việt Đức [8], Nguyễn Đình Hối [17] tại bệnh viện Đại học Y Dược có độ nhạy lần lượt là 80%, 90% và 90,6%. Tuy nhiên, báo cáo của Nguyễn Thiện Khánh [19], Bùi Văn Lệnh và Nguyễn Đình Hối [17] có độ nhạy thấp hơn, lần lượt là 69,4%, 64,8%. Một nghiên cứu hồi cứu gần đây trên 194 BN ở bệnh viện Việt Đức cho biết độ nhạy với sỏi đường mật chính ngoài gan của SA là 95,9% nhờ có máy SA thế hệ mới và SA trong mổ [12].

Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán SG rất khác nhau giữa các nghiên cứu từ 13% đến 90% [44], [74], [92], [100], [114]. Tương tự như trong sỏi OMC, độ nhạy của SA thay đổi là do SA phụ thuộc nhiều yếu tố nêu trên, trong đó hai yếu tố chính yếu là tiêu chuẩn chẩn đoán SG và kinh nghiệm của bác sĩ hình ảnh. Trên SA, sỏi thường có hình tăng âm so với nhu mô gan nhưng sỏi có thể có đồng phản âm với nhu mô gan [44]. Sỏi có thể có bóng lưng hoặc không. Nói chung, 95% SG có tăng âm và bóng lưng [100]. Như vậy nếu chọn tiêu chuẩn chẩn đoán SG phải có bóng lưng thì sẽ bỏ sót một ít sỏi không có bóng lưng (khoảng 5%). Ngược lại, nếu không dùng tiêu chuẩn có bóng lưng thì có thể lầm sỏi với thương tổn canxi hóa nằm trong nhu mô gan. Ống mật dãn bao quanh viên sỏi hoặc dãn ở trên dòng là đặc điểm giúp phân biệt giữa SG với thương tổn canxi hóa trong nhu mô gan. Lim [100] đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán SG gồm hình tăng âm nằm trong ống mật trong gan dãn hoặc tăng âm có 5 bóng lưng nằm trong nhu mô gan. Ap dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Lim và với các bác sĩ có kinh nghiệm, các tác giả Chau [46], Lim [100], Ohto [108] báo cáo độ nhạy cao của SA (85%-90%). Tuy nhiên, áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán gồm có đủ ba đặc điểm là tăng âm, bóng lưng, ống mật dãn, Itai [75] báo cáo độ nhạy của SA không vượt quá 68%.

Như vậy SA có độ nhạy thay đổi và thấp nên bỏ sót nhiều sỏi. Cần thêm phương pháp chẩn đoán khác khi SA không phát hiện sỏi [53]. Sự chọn lựa phương pháp khảo sát tùy thuộc vào phương tiện chẩn đoán sẵn có tại cơ sở điều trị và người ta thích chọn phương pháp ít xâm hại như CLVT, CHTĐM hoặc SA qua nội soi [53].

1.1.2. Cắt lớp vi tính

CLVT được ứng dụng trong y khoa trong những năm 70 như SA nhưng có ưu điểm là ít phụ thuộc vào bác sĩ hình ảnh. Ở nước ta, do chi phí cao nên CLVT chưa được dùng nhiều trong chẩn đoán sỏi đường mật vì vậy chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hối và cộng sự [17] cho thấy CLVT có độ nhạy và đặc hiệu cao trong chẩn đoán sỏi OMC lần lượt là 90,3% và 98% và trong chẩn đoán SG lần lượt là 96,1% và 90,9%. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khác, độ nhạy của CLVT trong chẩn đoán sỏi OMC thay đổi từ 23% đến 90% [35], [36], [77], [117], [118], [125], [139], [144] và độ nhạy của CLVT trong chẩn đoán SG từ 63% đến 81% [44], [53].

Độ nhạy CLVT thay đổi qua các nghiên cứu là do sự khác nhau về thành phần canxi, kích thước của viên sỏi, tình trạng dãn đường mật, tiêu chuẩn được dùng để chẩn đoán sỏi, kinh nghiệm và kỹ thuật chụp CLVT, mẫu nghiên cứu được chọn [35], [36], [44], [77], [113]. 6 - Về mặt kỹ thuật, so với CLVT qui ước, CLVT xoắn ốc (cải tiến từ 1 đến 64 hàng đầu dò như hiện nay) Có độ chính xác được cải thiện đáng kể nhờ độ phân giải tốt hơn, lớp cắt mỏng hơn, thực hiện nhanh hơn [35], [42]. Neitlich [113] nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên trên 51 BN để đánh giá hiệu quả của CLVT xoắn ốc không cản quang trong chẩn đoán sỏi OMC. Kết quả cho thấy một qui trình thực hiện CLVT tỉ mỉ với các lát cắt mỏng (3-5 mm) Và chồng lấp lên nhau ở vùng giữa chỗ dãn và không dãn của OMC sẽ làm tăng phát hiện sỏi OMC. Tác giả báo cáo độ chính xác 94%, độ đặc hiệu 97%, độ nhạy 88%. Không sử dụng thuốc cản quang dạng uống cũng làm tăng phát hiện sỏi kẹt trong bóng Vater vì sỏi không bị đậm độ cao của thuốc cản quang che khuất [36]. Hiện nay, hình ảnh của đường mật được tái tạo với thế hệ máy CLVT đa lớp có thể có ích trong việc phát hiện sỏi OMC. Tuy nhiên, sỏi nhỏ đậm độ thấp (ít canxi) Vẫn bị bỏ sót với kỹ thuật này [89]. Để tăng việc nhìn thấy sỏi ít canxi, các tác giả [89], [139], [144], [151] đề nghị sử dụng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch để chụp đường mật (độ nhạy cao hơn CVLT không cản quang và tương đương với độ nhạy của CHTĐM, p<0,05). Tuy nhiên kỹ thuật này bị hạn chế trong tắc mật và thuốc cản quang có thể che khuất sỏi nhỏ [72].

- Tiêu chuẩn chẩn đoán sỏi OMC: Độ nhạy (76%) Trong nghiên cứu sỏi OMC của Baron [35] thấp hơn các nghiên cứu trước (90% theo Jeffrey [77], Mitchell [110]). Nguyên nhân là do Baron chỉ dùng dấu hiệu hình bia (dấu hiệu trực tiếp) Để chẩn đoán sỏi, trong khi các tác giả khác dùng thêm nhiều dấu hiệu phụ. Hình bia là sự hiện diện của vòng tròn đậm độ cao trong lòng OMC được dịch mật bao quanh (dịch mật có đậm độ tương đương với nước). Tuy hình bia có thể gặp trong ung thư của nhú Vater, đây là dấu hiệu tối ưu nhất để chẩn đoán sỏi OMC với độ nhạy, đặc hiệu và chính xác lần lượt là 71%, 98% và 88% [35]. 7? Jeffrey [77] chỉ nghiên cứu trên BN có sỏi OMC và sử dụng các tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán sỏi (cắt cụt OMC, viền đậm độ cao, các vùng tăng đậm độ rải rác trong lòng OMC) Nên làm tăng độ nhạy của CLVT. Nghiên cứu trên cả BN tắc mật do ung thư và sỏi, Baron [35] nhận thấy các dấu hiệu này không đặc hiệu cho sỏi. Nếu tác giả sử dụng thêm các tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán sỏi thì độ nhạy trong nghiên cứu là 92% tương đương với nghiên cứu của Jeffrey. Tuy nhiên độ đặc hiệu và chính xác sẽ giảm vì các dấu hiệu này thường gặp ở BN không sỏi.

- Như vậy, phát hiện sỏi trên CLVT phụ thuộc nhiều vào thành phần canxi trong viên sỏi. CLVT phát hiện dễ dàng sỏi sắc tố mật (có nhiều canxi) Nhưng lại bỏ sót sỏi cholesterol (ít canxi) [89], [125]. Sự khác nhau về tỷ lệ các loại sỏi giải thích độ nhạy khác nhau của CLVT giữa các nghiên cứu. Nghiên cứu của Soto [139] cho thấy độ nhạy của CLVT trong chẩn đoán sỏi OMC là 69%. Kết quả này do tỷ lệ sỏi sắc tố mật (calcium bilirubinate) Trong nghiên cứu của Soto chỉ có 26% (6/26). Jeffrey [77] báo cáo độ nhạy của CLVT là 90%, tuy nhiên nghiên cứu của Jeffrey có tỷ lệ sỏi sắc tố mật cao một cách bất thường (13/21,62%).

- Ngoài ra, CLVT cũng bỏ sót các viên sỏi nhỏ, các viên sỏi nằm trong ống mật dãn ít hoặc không dãn hoặc sỏi bị kẹt chặt trong ống mật và có đậm độ bằng với nhu mô gan [75]. Khi so sánh vai trò của SA và CLVT, các nghiên cứu nhận thấy: SA và CLVT đều có vai trò sàng lọc ban đầu ở BN có triệu chứng nghi ngờ sỏi đường mật chính [36], [70], [75], [87], [93]. Việc chỉ định sử dụng SA hoặc CLVT tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng [36], [93], [100], [114] mặc dù SA thường được ưa thích hơn [134]. SA và CLVT có độ chính xác tương đương nhau trong chẩn đoán tắc mật. Tuy nhiên, SA ít tin cậy hơn khi chẩn đoán vị trí tắc (60%-92%) Và nguyên 8 nhân tắc mật (39%-71%) So với CLVT. CLVT chẩn đoán được vị trí tắc trong 97% và nguyên nhân tắc trong 94% [70], [95], [97]. Khi bệnh nhân có cơn đau quặn gan điển hình gợi ý nhiều đến bệnh đường mật cấp như sỏi OMC chẳng hạn, SA thường được chỉ định đầu tiên vì SA nhạy hơn CLVT (86% so với 29%) [70].
--------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt, danh mục đối chiếu thuật ngữ anh-việt
Danh mục các bảng, các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật chính
1.2 Kỹ thuật chụp CHTĐM
1.3 Sỏi trong gan và hẹp đường mật trong gan
1.4 Giải phẫu đường mật trong gan
1.5 Thành phần hóa học của sỏi mật
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.3 Cỡ mẫu
2.4 Các bước tiến hình
2.5 Kỹ thuật SA, CLVT, CHTĐM
2.6 Kết quả của SA, CLVT, CHTĐM
2.7 Kiểm chứng kết quả
2.8 Thu thập số liệu
2.9 Xử lý số liệu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
3.2 Giá trị của SA, CLVT, CHTĐM trong phát hiện sỏi đường mật chính
3.3 Giá trị của SA, CLVT, CHTĐM trong chẩn đoán vị trí sỏi phân thùy gan
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán sỏi đường mật chính của SA, CLVT, CHTĐM
3.5 Mô hình kết hợp các phương pháp hình ảnh trong chẩn đoán sỏi đườngmật chính
3.6 Chẩn đoán hẹp và dãn đường mật trong gan
3.7 Chẩn đoán sỏi đường mật chính của SA, CLVT, CHTĐM theo khả năng cósỏi của các nhóm bệnh nhân
3.8 Điều trị sỏi đường mật chính
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Giá trị chẩn đoán sỏi đường mật chính của SA
4.2 Giá trị chẩn đoán sỏi đường mật chính của CLVT
4.3 Giá trị chẩn đoán sỏi đường mật chính của CHTĐM
4.4 Giá trị chẩn đoán hẹp đường mật trong gan của CHTĐM
4.5 Chỉ định thực hiện của SA, CLVT, CHTĐM
4.6 Vai trò hướng dẫn điều trị của của SA, CLVT, CHTĐM
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
--------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Đặng Tâm (2004), Xác định vai trò của phương pháp nội soi tán sỏi mật qua da  bằng điện-thủy lực, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ  Chí Minh, tr. 49-21.
2. Đặng Tâm (2001), “Tán sỏi thủy điện lực dưới nội soi xuyên gan qua da trong  điều trị sỏi đường mật”, Ngoại Khoa, 46(6), tr. 18-21.
3. Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Kim Sơn (1999), “Kết quả sớm của phẫu thuật nối mật  ruột kiểu Roux-en-Y với đầu ruột đặt dưới da để điều trị sỏi đường mật  chính kết hợp với sỏi đường mật trong gan “, Ngoại Khoa, 5(38), tr. 8-5.
4. Đỗ Đình Công, Nguyễn Việt Thành, Nguyễn An Thanh, Nguyễn Hữu Thịnh  (2004), “Giá trị chẩn đoán sỏi đường mật của cộng hưởng từ”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 8 (1), tr. 22-25.
5. Đỗ Đình Công, Nguyễn Việt Thành (2005), “Nhận xét giá trị chẩn đoán của  chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán sỏi đường mật chính”, Y học  Thành phố Hồ Chí Minh, 9 (1), tr. 49-53.
6. Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Đoàn Thanh Tùng, Trần Đình Thơ (1996), “Điều  trị phẫu thuật sỏi trong gan”, Ngoại khoa, 16 (1), tr. 10-6.
7. Đỗ Kim Sơn, Đỗ Ngọc Thanh, Trần Đình Thơ (1998), “Thành phần hóa học  của sỏi đường mật chính và một số yếu tố liên quan qua phân tích bằng  phương pháp phỗ hồng ngọai”, Ngoại khoa, 28 (1), tr. 22-28.
8. Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Thuyên, Trần Gia Khánh, Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn  Tiến Quyết và cs (2000), “Nghiên cứu và điều trị phẫu thuật bệnh lý sỏi  mật tại bệnh viện Việt Đức”, Ngoại khoa, 140 (2), tr. 18-23.           
9. Đỗ Trọng Hải (1995), Đặc điểm bệnh lý và phương pháp phẫu thuật sỏi sót và  sỏi tái phát ở đường mật, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Y Dược, Đại học  Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 15-70.
10. Đỗ Trọng Hải (2005), “Kết quả điều trị sỏi trong gan với phẫu thuật nội soi  so sánh với mổ mở có kết hợp với kỹ thuật tán sỏi thủy điện lực”, Y học  Thành phố Hồ Chí MInh, 7(1), tr. 62-66.
11. Lê Quang Quốc Ánh (1998), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mật-tụy, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại  học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 85-92.
12. Lê Tuấn Linh, Nguyễn Duy Huề (2001), “Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán sỏi đường mật chính; nghiên cứu hồi cứu tại bệnh viện Việt Đức trong 2  năm 1998-1999”, Y Học Thực Hành, số chuyên đề 10, tr. 8-10.
13. Lê Văn Cường (2004), “Thành phần hóa học của 159 mẫu sỏi mật ở người  Việt Nam bằng quang phổ hồng ngọai”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh,  8(1) , tr. 149-55.
14. Nguyễn Đình Hối (1996), “Chụp đường mật và nội soi đường mật”, Y Học  Thành phố Hồ Chí Minh, 5(4), tr. 187-191.
15. Nguyễn Đình Hối (2000), “Bệnh sỏi đường mật Việt Nam những vấn đề đang đặt ra”, Ngoại khoa, 40(2), tr. 1-14.
16. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Đình Công, Lê Văn Cường,  Nguyễn Tấn Cường, Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Lý, Võ Chi Mai, Đặng  Tâm (2002), “Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi mật”,  Ngoại khoa, 48 (2), tr. 1-17.           
17. Nguyễn Đình Hối (2005), Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ  trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sỏi mật, Báo cáo tổng kết khoa học  và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 30-135.
18. Nguyễn Thế Hiệp (1991), Một số ý kiến về sỏi mật ở bệnh viện Chợ Rẩy, Tập  hợp một số công trình bảo vệ tương đương học vị Phó Tiến sĩ , Đại Học Y  Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13-15.
19. Nguyễn Thiện Khánh (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm triệu chứng siêu âm sỏi đường mật chính tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 54-73.
20. Nguyễn Tiến Quyết, Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Mạnh Hùng, Đỗ Tuấn Anh, Trần Đình Thơ (1997), “Nhận xét 31 trường hợp dẫn lưu trong gan qua nhu mô và bơm rửa đường mật để điều trị sỏi trong gan”, Ngoại khoa, 31(2), tr. 14-17.
21. Nguyễn Văn Tý (2004), Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm tổn thương bệnh lý chẩn đoán và thái độ xử trí phẫu thuật sỏi mật lại, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, tr. 3-29.
22. Phạm Duy Hiển (1997), “Thành phần hóa học của sỏi và dịch mật trong bệnh sỏi ống mật chủ”, Ngoại khoa, số chuyên đề 2, tr. 9-13.
23. Phạm Hải, Phạm Duy Hiển (2000), “Giá trị của siêu âm trước mổ, chụp mật  trong mổ để chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi đường mật”, Tạp chí Thông tin  Y Dược, số chuyên đề 12, tr. 259-64.
24. Phạm Hải (2002), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm, chụp đường mật trong chẩn đoán có đối chiếu với phẫu thuật và kết quả điều trị ngoại khoa bệnh sỏi đường mật, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, tr. 97-101.         
25. Phạm Văn Phúc,Ttrần ngọc Thịnh, Trần Quốc Bình (1998), “Sỏi trong gan,  nhận xét qua điều trị 53 trường hợp”, Ngoại khoa, 16(1), tr. 6-9.
26. Phùng Tấn Cường (1995), Đánh giá hẹp đường mật trong gan bằng chụp cộng hưởng từ, Luận án tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 82-105.
27. Tôn Thất Tùng (1984), Các khái niệm cơ bản về giải phẫu. Một số công trình  nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y Học 1984, trang 19-64.
28. Trần Đình Thơ, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Tiến Quyết, và cs (2004), “Vai trò của  siêu âm trong mổ trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị phẫu thuật đối với sỏi  trong gan”, Ngoại khoa, 54(4), tr. 29-33.
29. Trần Gia Khánh và cộng sự (1997), “Phẫu thuật nối mật ruột trong điều trị sỏi mật tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm (1990-1994)”, Ngoại Khoa, 2 (31), tr. 1-8.
30. Trịnh Hồng Sơn và cs (1998), “Một cách xếp loại phân bố và biến đổi giải  phẫu đường mật qua 130 chụp đường mật: ứng dụng trong cắt gan và ghép  gan”, Ngoại khoa, 28(1), tr. 15-21.
31. Vũ Quang Ngọ, Đỗ Kim Sơn, Đỗ Kim Chi, Trần Xuân Cảnh, Đinh Đức Long (1990), “Kết quả bước đầu chẩn đoán siêu âm sỏi đường mật”, Ngoại  khoa, 18(2), tr. 12-15.

 TIẾNG ANH
32. Adamek H.E., Albert J., Weitz M., Breer H., Schilling D., Riemann J.F. (1998), “A prospective evaluation of magnetic resonance cholangiopancreatography in patients with suspected bile duct obstruction”, Gut, 43, pp. 680-683.           
33. Aubé C., Delorme B., Yzet T., Burtin P., Lebigot J., Pessaux P., Gondry-Jouet C., Boyer J., Caron C. (2005), “MR cholangiopancreatography versus endoscopic sonography in suspected common bile duct lithiasis: A prospective, comparative study”, Am J Roentgenol., 184, pp. 55-62.
34. Baris M.A., Yucel K.E., Ferrucci J.T. (1999), “Magnetic resonance cholangiopancreatography”, N Engl J Med., 341, pp. 258-264.
35. Baron R.L. (1987), “Common bile duct stones: reassessment of criteria for CT diagnosis”, Radiology, 162, pp. 419-424.
36. Baron R.L., Tublin M.E., Peterson M.S. (2002), “Imaging the spectrum of biliary tract disease”, Radiol Clin North Am, 40(6), pp. 1325-1354.
37. Bearcroft P.W., Lomas D.J. (1997), “Magnetic resonance cholangio-pancreatography”, Gut, 41, pp. 135-137.
38. Becker C.D., Grossholz M., Becker M., Mentha G., de Peyer R., Terrier F. (1997), “Choledocholithiasis and bile duct stenosis: diagnostic accuracy of MR cholangiopancreatography”, Radiology, 205, pp. 523-530.
39. Blumgart LH, Hann LE (2000), “Surgical and radiologic anatomy of the liver  and biliary tract”, Surgery of the liver and biliary tract, W.B.Saunders,  third. ed, pp. 03-34.
40. Boraschi P., Neri E., Braccini G., Gigoni R., Caramella D., Perri J., and Bartozzoli C. (1999), “Choledocholithiasis: Diagnostic accuracy of MR Cholangiopancreatography. Three-year experiencce”, Magn Reson Imaging Clin N Am, 9(17), pp. 1245-1253.
41. Boraschi P., Gigoni R., Braccini G., Lamacchi M., Rossi M., Falashi F. (2002), “Detection of common bile duct stones before laparoscopic           cholecystectomy. Evaluation of MR cholangiography”, Acta Radiol, 43, pp. 593-598.
42. Braga L., Guller U., Semelka R.C. (2004), “Modern hepatic imaging”, Surg Clin N Am, 84, pp. 375-400.
43. Cervantes J., Rojas J. (2001), “Choledocholithiasis: New approach to an old problem”, World J Surg, 25, pp. 1270-1272.
44. Chan F.L., Chan K.F.C., Leong L.L. (1997), “Modern imaging in the evaluation of hepatholithiasis”, Hepato-Gastroenterology, 44, pp. 358-369.
45. Chan Y., Chan A.C., Lam W.W., et al (1996), “Choledocholithiasis: Comparison of MR cholangiography and endoscopic retrograde cholangiography”. Radiology, 200, pp. 85.
46. Chau E.M.T., Leong L.Y.L., Chan F.L. (1987), “Recurrent pyogenic cholangitis: Ultrasound evaluation compared with endoscopic retrograde cholangiography”, Clin Radiol, 38, pp. 79-85.
47. Chen C., Huang M., Yang J., et al (2005). “Reappraisal of percutaneous transhepatic cholangioscopic lithotomy for primary hepatolithiasis”. Surg Endosc, 19, pp. 505.
48. Cheng Y.F., Lee T.Y., Sheen-Chen S.M., et al (2000). “Treatment of complicated hepatolithiasis with intrahepatic biliary stricture by ductal dilatation and stenting: long-term results”. World J Surg, 24, pp.712.z
49. Cheung M.T., Kwok P.C. (2005). “Liver resection for intrahepatic stones”. Arch Surg, 140, pp. 993.
50. Chijiiwa, K, et al (1995), “Current management and long-term prognosis of hepatolithiasis”. Arch Surg, 130, pp. 194.           
51. Coakley F.V., Qayyum A. (2002), “Magnetic resonance cholangio-pancreatography”, Gastrointest Endosc , 55 (7), pp. 534-539.
52. Contractor Q.Q., Boujemla M., Contractor T.Q., el-Essawy O.M. (1997), “Abnormal common bile duct sonography. The best predictor of choledocholithiasis before laparoscopic cholecystectomy”, J Clin Gastroenterol, 25, pp. 429-32. (Abstract).
53. Corazziari E. (1999), “Biliary tract imaging”. Curr Gastroenterol Rep, 2, pp.123-131.
54. Couinaud C. (1999), “Liver anatomy: portal (suprahepatic) or biliary segmentation”, Dig Surg, 16, pp. 459-467.
55. Cronan J.J. (1986), “US diagnosis of choledocholithiasis: A reappraisal”, Radiology, 161, pp. 133-134.
56. Demartines N., Eisner L., Schnabel K., Fried R., Zuber M. (2000), “Evaluation of magnetic resonance cholangiography in the management of bile duct stones”, Arch Surg, 135, pp. 148-152.
57. Edelman R.R., Hesselink J., Zlatkin M.B., Crues J.V. (2006), Clinical Magnetic resonance, third Edit, Elsevier Inc, pp. 2483-2540.
58. Epps K.V., Regan F. (1999), “MR cholangiopancreatography using HASTE sequences”, Clin Radiol, 54, pp. 588-594.
59. Fan S.T., Choi T.K., Chan F.L., Lai C.S., wong J. (1990), “Role of tomography in the management of recurrent pyogenic cholangitis”, Aust N Surg, 60, pp. 599-605.           
60. Fan S.T., Choi T.K., Lo C.M., Mok F.P.T., Lai E.C.S., Wong J. (1991), “Treatment of hepatolithiasis: improvement of result by a systemic approach”, Surgery, 109, pp. 474-480.
61. Fan S.T., et al (1993). “Appraisal of hepaticocutaneous jejunostomy in the management of hepatolithiasis”. Am J Surg, 165, pp. 332.
62. Federle M.P., Cello J.P., Laing F.C., Jeffrey R.B. (1982), “Recurrent pyogenic cholangitis in Asian immigrants”, Radiology, 143, pp. 151-156.
63. Fulcher A. S., Turner M.A. (2002), “MR cholangiopancreatography”, Radiol Clin North Am, 40(6), pp. 1363-1367.
64. Gallix P., Regent D., Bruel J.M. (2001), “Use of magnetic resonance cholangiography in the diagnosis of choledocholithiasis”, Abdom Imaging, 26, pp. 21-27.
65. Gandolfi L., Torresan F., Solmi L., Annalisa P. (2003), “The role of ultrasound in biliary and pancreatic diseases”, Eur J Ultrasound, 16, pp.141-159.
66. Gott P.E., Tieva M.H., Barcia P.J., Laberge J.M. (1996). “Biliary access procedure in the management of oriental cholangiohepatitis”. Am Surg, 62, pp. 930
67. Grantcharov T.P., Rasti Z., Rossen Z., Kristiasen V.B., Rosenberg J. (2002), “Interobserver agreement in ultrasound examination of the biliary tract”, Acta Radiologica, 43, pp. 77-79.
68. Gross B.H., Harter L.P., Gore R.M., Callen P.W., Filly R.A., Shapiro H.A., Goldberg H.I. (1983), “Ultrasonic evaluation of common bile duct stones:           prospective comparison with endoscopic retrograde cholangiopancreatography”, Radiology, 146, pp. 471-474.
69. Hallal A.H., Amortegui J.D., Jeroukhimov I.M., Casillas J., Schulman C.I., Manning R.J. (2005), “Magnetic resonance cholangiopancreatography accurately detects common bile duct stones in resolving gallstones pancreatitis”, J Am Coll Surg, 200, pp. 869-875.
70. Harvey R.T., Miller W.T. (1999), “Acute biliary disease: Initial CT and follow-up US versus initial US and follow-up CT”, Radiology, 213, pp.831-836.
71. He X.D,, Liu W., Li B.L., et al (2005). “Combined surgical therapy for hepatolithiasis”. Chin Med Sci J, 20, pp. 123.
72. Huibregtse K (1996), “Complication of endoscopic sphincterotomy and their prevention”, NEJM, 335, pp. 961-963.
73. Hui C.K., Lai K.C., Yuen M.F., et al (2003). “Does the addition of endoscopic sphincterotomy to stent insertion improve drainage of the bile duct in acute suppurative cholangitis? ”. Gastrointest Endosc, 55, pp. 500.
74. Irie H., Honda H., Kuroiwa T., Yoshimitsu K., Aibe H., shinozaki K., Masuda K. (2001), “Pitfalls in MR cholangiopancreatographie interpretation”. Radiographics, 21, pp. 23-37.
75. Itai Y., Araki T., Furui S., Tasaka A., Atomi Y., Kuroda A. (1980), “Computed tomography and ultrasound in the diagnosis of intrahepatic calculi”, Radiology, 136, pp.399-405.
76. Jan Y.Y., Chen M.F., Wang C.S., et al (1996). “Surgical treatment of hepatolithiasis: Long-term results”. Surgery, 120, pp. 509.           
77. Jeffrey R.B., Federle M.P., Laing F.C., Wall S., Moss A.A. (1983), “Computed tomography of choledocholithiasis”, AJR, 140, pp. 1179-1183.
78. Jendresen M.B., Thorboll J.E., Adamsen S., Nielsen H., Gronvall S., Hart-Hansen O. (2002), “Preoperative routine magnetic resonance cholangiopancreatography before laparoscopic cholecystectomy: a prospective study”, Eur J Surg, 168, pp. 690-694.
79. Jeng K. S. (1994), “Coexisting sharp ductal angulation with intrahepatic biliary stricture in right hepatolithiasis”, Arch Surg, 129, pp. 1097-1102.
80. Jeng K. S. (1997), “Treatment of intrahepatic biliary stricture associated with hepatolithiasis”, Hepato-Gastroenterology, 44, pp. 342-354
81. K.H, O.E, H.O.H, P.L (2002), “MR and ultrasound in screening of patients with suspected biliary tract disease”, Acta Radiologica, 43, pp. 80-86.
82. Kalra M., Sahani D., Ahmad A., Saini S. (2002), “The role of magnetic resonance cholangiopancreatography in patients with suspected biliary obstruction”, Current gastroenterology reports, 4, pp. 160-166.
83. Kaufman H.S., Magnuson T.H., Pitt H.A. et al (1994), “The distribution of calcium salt precipitates in the core, periphery and shell of cholesterol, black pigment and brown pigment gallstones”, Hepatology, 5, pp. 1125-1132.
84. Kim M.H., Sekijima J., Park H.Z., Lee S.P. (1995), “Structure and composition of primary intrahepatic stones in Korean patients”, Digestive diseases and sciences, 40, pp. 2143-2151.           
85. Kim M.J., Cha S.W., Mitchell D.G., Chung J.J., Park S., Chung J.B. (1999), “MR Imaging in recurrent pyogenic cholangitis”, AJR, 173, pp. 1545-1549.
86. Kim J.H., Kim M.J., Park S.H., Chung J.J., Song S.J., et al. (2002), “MR cholangiography in symptomatic gallstones: diagnostic accuracy according to clinical risk group”, Radiology, 224, pp. 410-416.
87. Kim T.K., Kim B.S., Ha K.H., Kim P.N., Kim A.Y., Lee M.G. (2002), “ Diagnosis of intrahepatic stones: superior of MR cholangiopancreatography over endoscopic retrograde cholangiopancreatography”, AJR, 179, pp. 429-434.
88. Kim Y.J., Han J.K., Jeong J.Y., Lee K.H., Kim S.H .et al (2004), “In vitro CT evaluation of intrahepatic stones: correlation with chemical composition”, EJR, 30, pp. 1-6.
89. Kim H.C., Park S.H., Shin H.C., Park S.J., Kim H.H., et al (2004), “Three-dimensional reconstructed images using multidetector computed tomography in evaluation of the biliary tract: an illusive review”, Abdom Imaging, 29, pp. 472-478.
90. Kim Y.J., Kim J.M., Kim W.K., Chung J.B., Lee W.J., et al (2005), “Preoperative evaluation of common bile duct stones in patients with gallstones diseases”, AJR, 184, pp.1854-1859.
91. Koslin D.B. (2002), “Update on gastrointestinal imaging”, Rev Gastroenterol Disord, 12 (1), pp. 3-10.
92. Kubo S., Hamba H., Hirobashi K., Kinoshita H., Lee K.C, et al (1997), “Magnetic resonance cholangiography in hepatolithiasis”, Am J Gastroenterol, 92, pp. 629-632.           
93. Kusano T., Isa T.T., Muto Y., et al (2001). “Long-term results of hepaticojejunostomy for hepatolithiasis”. Am Surg, 67, pp.442.
94. Lai E.C., Tam P.C, Paterson I.A. (1990) “Emergency surgery for acute cholangitis”. Ann Surg, 211, pp. 55.
95. Laing F.C., Jeffrey R.B. (1983), “Choledocholithiasis and cystic duct obstruction: difficult ultrasonographic diagnosis”, Radiology, 146: pp. 475-479.
96. Laing F.C., Jeffrey R.B., Wing V.W, Nyberg D.A (1986), “Biliary dilatation. Defining the level and cause by real-time US”, Radiology, 160, pp. 39.
97. Lapis J.L., Orlando R.C., Mittelstaedt C.A., Staab E.V. (1987), “Ultrasonography in the diagnosis of obstructive jaundice”, Ann Intern Med, 89, pp. 61.
98. Lau J.Y., Chung S.C., Leung J.W., et al (1996). “Endoscopic drainage aborts endotoxemia in acute cholangitis”. Br J Surg, 83, pp.181.
99. Lee S.K, Seo D.W, Myung S.J, Park E.T, Lim B.C, Kim H.J et al (2001), “Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: An evaluation of long-term results and risk factors for recurrence”, Gastrointest Endosc, 53(3), pp. 318-323.
100. Lim J.H., Ko Y.T., Lee D.H., Hong K.S. (1990), “Oriental cholangiohepatitis: sonographic findings in 48 cases”, AJR, 155, pp. 511-514.
101. Lindsell D. R (1990), “Ultrasound imaging of pancreas and biliary tract”, Lancet, 335, pp. 390.           
102. Little A.F., Smith P.J., Lee W.K., Hennessy O.F., Desmond P.V., et al (1999), “Imaging of the normal and abnormal pancreatico-biliary system with single-shot MR cholangiopancreatography: a pictorial review”, Aust Radiol, 43, pp. 427. 103 Liu T.H., Consorti E.T., Kawashima A., Eric P., Kwong K.L., et al (2001), “Patient evaluation and management with selective use of magnetic resonance cholangiography and endoscopic retrograde cholangiopancreatography before laparoscopic cholecystectomy”, Ann Surg, 234, pp. 33-40.
104. Macdonald G.A., Peduto A.J. (2000), “Magnetic Resonance imaging and diseases of the liver and biliary tract”, J Gastroenterol Hepatol, 15, pp.992-999.
105. MacEneaney P., Mitchell M.T., Mcdermott R. (2002), “Update on magnetic resonance cholangiopancreatography”, Gastroenterol Clin N Am, 31, pp.731-746.
106. Magnuson T.H., Bender J.S., Duncan M.D., Ahrendt S.A., Harmon J.W., et al (1999), “Utility of magnetic resonance cholangiography in the evaluation of biliary obstructiion”, J. Am. Coll. Surg, 189, pp. 63-71.
107. Mark D.H., Flamm C.R., Aronson N. (2002), “Evidence-based assessment of diagnostic modalities for common bile duct stones”, Gastrointestinal endoscopy, 56, pp. 1-10.
108. Matsumoto Y., Fujii H., Yoshioka M., Sekikawa T., Wada T., et al (1986), “Biliary strictures as a cause of primary intrahepatic bile duct stones”, World J Surg, 10, pp. 867-875.           
109. Menu Y., Lorphelin J.M., Scherrer A., Grenier P., Nahum H. (1985), “Sonographic and computed tomographic evaluation of intrahepatic calculi”, AJR, 145, pp. 579-583.
110. Mitchell S.E., Clark R.A. (1984), “A comparision of computed tomography and sonography in choledocholithiasis”, AJR, 142, pp. 782-733.
111. Mortelé K.J., Ros P.R. (2001). “Anatomic variants of the biliary tree: MR  cholangiographic findings and clinical applications”, AJR, 177, pp 389- 394.
112. Mueller P.R, vansonnenberg E., Ferrucci J.T., Weyman P.J., Butch R.J., et al (1986), “biliary stricture dilatation : multicenter review of clinical management in 73 patients”, Radiology, 160, pp. 17-22.
113. Neitlich J.D., Topazian M., Smith R.C., Gupta A., Burrell M.I., et al (1997), “Detection of choledocholithiasis: comparison of unhanced helical CT and endoscopic retrograde cholangiopancreatography”, Radiology, 203, pp.753-757.
114. Ohto M., Kimura K., Tsuchiya Y., Saiho H., Matsutani S., et al (1984), Diagnosis of hepatolithiasis, Intrahepatic calculi, Alan R. Liss Inc., Newyork, pp. 129-148.
115. Okugawa T., Tsuyuguchi T.C., et al (2002). “Peroral cholangioscopic treatment of hepatolithiasis: Long-term results”. Gastrointest Endosc, 56, p. 366.
116. Otani, K, Shimizu, S, Chijiiwa, K, et al (1999). “Comparison of treatments for hepatolithiasis: Hepatic resection versus cholangioscopic lithotomy”. J Am Coll Surg, 189, pp. 177.           
117. Pasanen P., Partanen K., Alhava E., Pirinen A., Jatuinen E. (1992), ”Ultrasonography, CT, and ERCP in the diagnosis of choledochal stones”, Acta radiological, 33, pp. 53-56.
118. Pasanen P.A., Partanen K.P., Pikkarainen P.H., et al (1993), “A comparison of ultrasound, computed tomography and endoscopic retrograde cholangiopancreatography in the differential diagnosis of benign and malignant jaundice and cholestasis”, Eur J Surg, pp. 123:59.
119. Park M.S., YU, Kim K.W. (2001), “Recurrent pyogenic cholangitis, Comparison between MR cholangiography and direct cholangiography”, Radiology, 220 (3), pp. 667-682.
120. Park D.H. (2003), “Usefulness and limitation of magnetic resonance cholangiopancreatography in patients with hepatolithiasis”, Korean J Gastroenterol, 42, pp. 423-430. (Abstract).
121. Park D.H., Kim M.H., Lee S.S., Kim K.P., Han J.M, et al (2004), “Accuracy of magnetic resonance cholangiopancreatography for locating hepatolithiasis and detecting accompanying biliary strictures”, Endoscopy, 36 (11), pp. 987-992.
122. Pavone P., Laghi A., Lomanto D., Fiocco F., Panebianco V. (1997), “MRC in the evaluation of CBD stones before laparoscopic cholecystectomy”, Surg Endosc, 11, pp. 982-985.
123. Pedersen O.M., Nordgard K., Kvinnsland S. (1987), “Value of sonography in obstructive jaundice: Limitations of bile duct caliber as an index of obstruction”, Scand J Gastroenterol, pp. 22:975.
124. Pickuth D. (2000), “Radiolgic diagnosis of common bile duct stones”, Abdom Imaging, 25, pp. 618-621.           
125. Polkowski M., Palucki J., Regula J. Tilszer A., Butruk E. (1999), “Helical computed tomography cholangiography versus endosonography for suspected bile duct stones: a prospective blinded study in non-jaundiced patients”, Gut, 45, pp. 744-749.
126. Regent D., Bruel J.M. (2001), “Use of magnetic resonance cholangiography in the diagnosis of choledocholithiasis”, Abdom Imaging, 26, pp. 21-27.
127. Reinhold C., Bret P.M. (1996), “MR cholangiopancreatography”, Abdom Imaging , 21, pp. 105-116.
128. Romagnuolo J., Bardou M., Rahme E., Lawrence J., Reinhold C., et al (2003), “Magnetic resonance cholangiopancreatography: a meta-analysis of test performance in suspected biliary disease”, Ann Intern Med, 139, pp.547-557.
129. Ro”sch T., Meining A., Fr”hmorgen S., Zillinger C., Schusdziarra V., et al (2002), “ A prospective comparision of the diagnostic accuracy of ERCP, MRCP, CT, and EUS in biliary strictures”, Gastrointest Endosc, 55 (7), pp.1-12.
130. Rubbens D.J. (2004), “Hepatobiliary imaging and its pitfalls”, Radiol Clin N Am, 42, pp. 257-278.
131. Russel E., Yrizzary J.M., Montalvo B.M., Guerra J.J., Al-Refai F. (1990),  “Left hepatic duct anatomy: Implication”, Radiology, 174, pp 353-356.
132. Sahai A.V., Mauldin P.D., Marsi V., et al (1999), “Bile duct stones and laparoscopic cholecystectomy: a decision analysis to assess the roles of intraoperative cholangiography, EUS, and ERCP”, Gastrointest Endosc, 49, pp. 334.           
133. Saing, H, Chan, KL, Mya, GH, et al (1996). “Cutaneous stoma in the roux limb of hepaticojejunostomy (hepaticocutaneous jejunostomy): Useful access for intrahepatic stone extraction”. J Pediatr Surg, 31, pp. 247.
134. Saini S. (1997), “Imaging of the Hepatobiliary tract”, N Engl J Med., 336, pp. 889-1894.
135. Schwartz L.H., DeCorato D.R. (2000), Magnetic Resonance Imaging of the liver and biliary tract, Surgery of the liver and biliary tract, W.B Saunders, third edition, 2, pp. 1261-1276.
136. Shah K., Wolfe R.E. (2004),”Hepatobiliary ultrasound”, EmergMed Clin N Am, 22, pp. 661-673.
137. Skucas J. (2006), Advanced imaging of the abdomen, Springer-Verlag London limited, pp. 419-452.
138. Soto J.A., Barish M.A., Alvarez O., Medina S. (2000), “Detection of choledocholithiasis with cholangiography: Comparison of three-dimensional fast spin-echo and single-and multisection half-Fourier rapid acquisition with relaxation enhancement sequences”, Radiology, 215, pp.737-745.
139. Soto J.A., Alvarez O., Munera F., Velez S.M., Valencia J., Raminez N (2000), « Diagnosing bile duct stones: comparison of unhanced helical CT, oral contrast-enhanced CT cholangiography and IV cholangiography”, AJR, 175, pp. 1127-1134.
140. Stiris M.G., Tennoe B., Adland E.A., Lunde O.C. (2000), “MR cholangiography and endoscopic retrograde cholangiopancreatography in patients with suspected common bile duct stones, a prospectve blinded study”, Acta Radiol, 4, pp. 269-272.           
141. Sugiyama M., Yukata A., Takahara T., Hachiya J. (2001), “Magnetic resonance cholangiopancreatography for diagnosing hepatolithiasis”, Hepatogastroenterology, 48, pp. 1097-1101.
142. Sun WB, Han BL, Cai JX, He ZP (1997), “Surgical treatment of the biliary ductal stricture complicating localized left hepatolithiasis”, China Nati J New Gastroenterol, 3, pp. 24-26.
143. Takada T.Uchiyama K., Yasuda H., Hasegawa (1996), “Indications for the choledoscopic removal of intrahepatic stones based on the biliary anatomy”, AJS, 171, pp. 558-561.
144. Takahashi M., Saida Y., Itai Y., Gunji N., Orii K., et al (2000), « Reevaluation of spiral CT cholangiography: Basic considerations and Reliability for detecting choledocholithiasis in 80 patients”, J Comput Assist Tomogr, 24 (6), pp. 859-865.
145. Tandon B. N, Rana S, Acharya S. K (1987), “Bedside ultrasonography”, J clin Gastroenterol, 9, pp. 353.
146. Teplick S.K., Flick P., Brandon J.C. (1991). “Transhepatic cholangiography in patients with suspected biliary disease and nondilated intrahepatic bile ducts”. Gastrointest Radiol, 16, pp. 193.
147. Tomofumi M., Semelka R.C., Bader T.R. (2003). “MR cholangiopancreatography”, Radiol Clin North Am, 41, pp. 89-96.
148. Topal B., Moortel M.V., Fieuws S., Vanbeckevoort D., Steenbergen W.V, Aerts R. and Pennickx F. (2003), “The value of magnetic resonance cholangiography in predicting common bile duct stones in patients with gallstone disease”, Br J Surg, 90, pp. 42-47.           
149. Tsai H.M., Lin X.Z., Chen C.Y., Lin P.W., Lin J.C. (2004), “MRI of gallstones with different compositions”, AJR, 182, pp. 1513-1519.
150. Tsunoda T, Tsuchiya R, Harada N, Yoshino R, Noda T, Izawa K, et al (1985), “Long-term results of surgical treatment for intrahepatic stones”, Jpn J Surg, 16, pp. 455-62. (Abstract).  
-----------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, y hoc, so sanh gia tri, cua cac phuong phap, chan doan, khong xam hai, trong benh, soi duong mat, chinh,  nguyen viet thanh 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN KHÔNG XÂM HẠI TRONG BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...