luan an tien sy, kinh te, phat trien dich vu, ngan hang, ban buon, va ban le,tai ngan hang, dau tu va phat trien, viet nam ,dao le kieu oanh
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung, các ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng là xu hướng tất yếu để các NHTM Việt Nam tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao đồng thời cũng là giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia.
Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam trở thành một trong những ngành hàng đầu, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên bản thân ngành ngân hàng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị trường bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn, các ngân hàng lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã đặt ra những bài toán mới. Bài toán quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì được ưu thế cạnh tranh bền vững.
Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các NHTM Việt Nam đã, đang thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển từ mô hình ngân hàng chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu của mình. BIDV cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một cách bền vững nền khách hàng vững chắc đặc biệt là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hoạt động đem lại doanh thu chắc chắn, hạn chế và phân tán rủi ro. Hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. Yêu cầu tái 17 cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng thể hiện ở yêu cầu mở rộng khả năng cung ứng cho thị trường bán lẻ.
Trong thực tế, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam thường tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoặc bị chi phối bởi các mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Việc khai thác nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần có sự đầu tư lớn về công nghệ và kênh phân phối kèm theo hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Bên cạnh truyền thống, bề dày kinh nghiệm 55 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính thế giới và khu vực; Là địa chỉ tin cậy của các tập đoàn, định chế tài chính và các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, BIDV chưa phải là sự lựa chọn số một của khách hàng. Do đó, đứng trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, BIDV cần thiết phải phát triển bền vững, BIDV cần phải phát triển hoạt động NHBL, đưa hoạt động này lớn mạnh trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, BIDV cần mở rộng và phát triển mạnh mảng kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một trong những ưu tiên lựa chọn phục vụ. BIDV phải chuyển đổi từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ phù hợp với đặc điểm công nghệ, nhân lực, năng lực tài chính của mình là rất cần nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của BIDV, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tình hình mới.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:
Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động dịch vụ được các ngân hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ đó còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ là vấn đề có ý 18 nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Dịch vụ ngân hàng và các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng nói chung, cũng như vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này thường chỉ tập trung nghiên cứu một mảng của dịch vụ ngân hàng: Hoặc là dịch vụ ngân hàng bán buôn hoặc là dịch vụ ngân hàng bán lẻ hoặc chỉ nghiên cứu phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung. Do đó những công trình nghiên cứu sâu sắc về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ còn rất hạn chế. Có thể kể đến một số luận án tiến sỹ đã thực hiện:
Lâm Thị Hồng Hoa, đề tài “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng ViệtNam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, 2006 và Nguyễn Thanh Phong, đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, 2011. Nội dung của luận án tập trung nghiên cứu: (1) Chỉ ra vần đề cần giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là phải đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng bởi vì những lợi thế so sánh vốn có của ngân hàng thương mại Việt Nam đang mất dần trong quá trình hội nhập. (2) Đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam là: Môi trường pháp lý; Quy mô vốn; Công nghệ, nhân lực; Quản lý rủi ro và quản trị điều hành. (3) Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức quản trị rủi ro và quản trị điều hành NHTM.
Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài Thạc sỹ, Tiến sỹ nào nghiên cứu về Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Chính vì vậy, đây là đề tài mới, chuyên sâu, không trùng lắp với các tài liệu, công trình đã được nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu là chỉ ra cơ cấu khách hàng của BIDV quá chú trọng đối tượng khách hàng bán buôn, loại hình dịch vụ ngân hàng bán buôn và sự cần thiết phải chuyển đổi BIDV từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp BIDV phát triển cân đối dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Từ đó, tác giả đi vào nghiên cứu những nội dung sau: Luận án đã phân tích một cách toàn diện lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ: Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ; Chỉ ra sự khác biệt giữa dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, các hình thức và quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng Citibank, Bank of NewYork và DBS Group và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục. Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
Đối tượng: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đang được triển khai tạiBIDV. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đang được triển khai tại BIDV. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả thu thập từ 2006 – 2010, định hướng phát triển kinh tế, chiến lược phát triển của ngành ngân hàng và của BIDV đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:
Thống kê, điều tra khảo sát, chuyên gia, cùng với phương pháp phân tích tổng hợp…
Cụ thể như sau: Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của BIDV, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên của NHNN và một số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV. Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của chuyên gia trong ngành, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia thuộc ngành ngân hàng như: Chuyên viên cao cấp của NHNN, Ban lãnh đạo BIDV và Ban lãnh đạo một số ngân hàng lớn; Đặc biệt là khách hàng và cán bộ của BIDV nhằm đánh giá quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV. Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là cá nhân và tổ chức tại BIDV thông qua Phiếu điều tra khảo sát để rút ra những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng dịch vụ ngân hàng mà BIDV đang cung cấp. Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu)
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu vào vấn đề nào? (Mở đầu)
Lý thuyết về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ được xây dựng như thế nào? (Chương 1)
Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010 như thế nào? (Chương 2)
Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV cần những giải pháp nào? Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào sẽ được đưa ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn như sau: Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án kiểm chứng, nhận định được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ mang lại thế mạnh cho BIDV. Qua đó giúp BIDV có chiến lược phù hợp hơn từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch đầu tư hợp lý hơn để phát triển cơ cấu khách hàng và dịch vụ ngân hàng phù hợp. Ngoài ra, luận án cũng đề xuất các giải pháp giúp BIDV duy trì thế mạnh bán buôn và hoàn thiện phát triển hơn nữa mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn được các ngân hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ này vẫn còn hạn chế và chưa được khai thác hiệu quả. Thông qua đó, góp phần giúp BIDV nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong giai đoạn hội nhập.
8. Đóng góp mới của luận án
Điểm đóng góp nổi bật của luận án là nghiên cứu kết hợp hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại một NHTM. Tác giả cho rằng trong hoạt động của ngân hàng luôn tồn tại hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.
Đặc biệt đối với những NHTM quy mô lớn cần phát triển vừa dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Điều này tạo sự đan xen, hỗ trợ tích cực giữa hoạt động bán buôn và bán lẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với BIDV mà còn đối với các NHTM Việt Nam trong việc khẳng định xu hướng phát triển kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ một cách hài hòa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Chính nhờ nghiên cứu cả hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ đã giúp BIDV thấy được tính cân đối và phù hợp giữa hai loại dịch vụ này từ đó tìm ra giải pháp để phát triển hài hoà giữa bán buôn và bán lẻ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận án đã trình bày được khung lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, vấn đề phát triển của hai loại này cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ và xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
Thứ hai, luận án tập trung phân tích thực trạng triển khai kết hợp so sánh sự tăng trưởng và tỷ trọng của từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ; Chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại đồng thời đánh giá thị phần và mức độ cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ so với NHTM khác. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
Thứ ba, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù mà tác giả đưa ra giúp BIDV có thể phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là những giải pháp cụ thể bao quát mà BIDV còn yếu, cần được sửa chữa, khắc phục và các giải pháp này được phân tích theo hướng thực tiễn là đóng góp đáng kể cho các nhà quản lý ngân hàng. Hệ thống giải pháp gồm 13 giải pháp chung và hai nhóm giải pháp cụ thể cho từng dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Trong số nhóm giải pháp chung, tác giả đã đề cập khá toàn diện và đồng bộ các giải pháp để làm nền tảng phát triển DVNH bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra, các vấn đề nghiên cứu trong luận án mang tính hệ thống, nhờ đó hiệu ứng mang lại sẽ cao hơn, thiết thực hơn.
Cuối cùng, trong luận án có đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với hy vọng mang lại sức sống mới cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV trong giai đoạn hiện nay.
Trong nghiên cứu, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về xây dựng thương hiệu, phát triển công nghệ thông tin… Song, những vấn đề nghiên cứu này là rất lớn, mà đó không phải là mục đích nghiên cứu chủ yếu của luận án nên tác giả chỉ nghiên cứu bao quát mang tính định hướng gợi mở không phân tích sâu. Tác giả sẽ nghiên cứu sâu những vấn đề này sau khi hoàn thành xong luận án hoặc có những ai quan tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu.
Hạn chế của luận án: Luận án có phạm vi nghiên cứu khá rộng vì đối tượng nghiên cứu liên quan đến hầu hết các dịch vụ mà ngân hàng. Ngoài ra, do việc quản lý 23 cơ sở dữ liệu tại BIDV chưa cho phép tách doanh số của một số dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ nên có một số dịch vụ tác giả chưa phân tích riêng cho từng mảng bán buôn và bán lẻ hoặc chỉ đề cập đến những dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ chủ yếu. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng cũng chưa được tác giả bốc tách theo từng đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ.
Trong quá trình thực hiện, luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô để luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo và danh mục các công trình đã được tác giả công bố nội dung của luận án gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV đến năm 2020
--------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng
1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng theo cách thức cung cấp dịch vụ
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán buôn
1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán buôn
1.2.3.1. Đối với nền kinh tế
1.2.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại
1.2.3.3. Đối với khách hàng
1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng bán buôn chủ yếu
1.2.4.1. Huy động vốn
1.2.4.2. Tín dụng
1.2.4.3. Dịch vụ thanh toán
1.2.4.4. Kinh doanh ngoại tệ
1.2.4.5. Dịch vụ ngân quỹ
1.2.4.6. Dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.4.7. Một số dịch vụ ngân hàng bán buôn khác
1.3. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.3.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.3.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội
1.3.2.2. Đối với ngân hàng thương mại
1.3.2.3. Đối với khách hàng
1.3.4. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu
1.3.4.1. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.4.2. Dịch vụ cho vay bán lẻ
1.3.4.3. Dịch vụ thanh toán
1.3.4.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử
1.3.4.5. Dịch vụ thẻ
1.3.4.6. Một số dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác
1.4. PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ
1.5. PHÁT TRIỂN DVNH BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ - ĐỀI HỎI TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.5.1. Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
1.5.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng thương mại
1.5.3.1. Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng
1.5.3.2. Nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài
1.5.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
1.5.4.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
1.5.4.2. Nhóm các chỉ tiêu định tính
1.5.5. Mối quan hệ giữa phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
1.5.6. Các hình thức phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
1.5.7. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng gắn với điều kiện cụ thể của từng loại hình ngân hàng
1.6. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của một số ngânhàng nước ngoài
1.6.1.1. Ngân hàng CitiBank
1.6.1.2. Ngân hàng Bank of New York
1.6.1.3. Ngân hàng DBS Group Holdings
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV
2.1. KHÁI LƯỢT VỀ BIDV
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV và tính tất yếu phát triển dịch vụngân hàng bán lẻ
2.1.3. Quan điểm của BIDV về phân nhóm và phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.2.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm 2006 – 2010
2.2.2. Thế mạnh và điểm yếu của BIDV khi phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ
2.2.2.1. Thế mạnh:
3.1.3.2. Điểm yếu:
2.2.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.3.1. Huy động vốn
2.3.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
2.3.1.2. Về thị phần
2.3.1.3. Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và kỳ hạn
2.3.2. Tín dụng
2.3.2.1. Về tốc độ tăng trưởng
2.3.2.2. Về chất lượng tín dụng
2.3.2.3. Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm, ngành nghề
2.3.3. Dịch vụ thanh toán
2.3.4. Dịch vụ ngân quỹ
2.3.5. Dịch vụ dành cho khách hàng bán buôn
2.3.6. Dịch vụ dành riêng cho khách hàng cá nhân
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Về dịch vụ ngân hàng bán buôn
2.4.1.2. Về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2.4.2. Hạn chế phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV
2.4.2.1. Về dịch vụ ngân hàng bán buôn
2.4.2.2. Về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ BIDV
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Về quan điểm phát triển
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
3.2. ĐỊNH HưỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn đến năm 2020
3.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến năm 2020
3.3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Môi trường chính trị và pháp luật
3.3.2. Môi trường kinh tế
3.3.3. Môi trường văn hóa – xã hội:
3.3.3. Môi trường khoa học công nghệ, phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
3.3.4. Thị trường tiềm năng phát triển bán buôn, bán lẻ còn rất lớn
3.3.5. Sự phát triển của ngân hàng thương mại
3.4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020
3.4.1. Nhóm giải pháp chung
3.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
3.4.2.1 Nhóm giải pháp đối với dịch vụ ngân hàng bán buôn
3.4.2.2. Nhóm giải pháp đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ
3.5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI NGÂN HÀNG
3.5.1. Đối với Chính phủ
3.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.5.3. Đối với Hiệp hội ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết luận
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tác giả công bố
Phụ lục
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Lê Thị Huyền Diệu (2006), Công nghệ-sự hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
[2] PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS. Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê
[3] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
[4] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Xây dựng mô hình liên kết & hợp tác chiến lược của các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển khi gia nhập WTO”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
[5] TS. Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế
[6] TS. Hà Nam Khánh Giao (2004), Marketing dịch vụ, NXB Thống kê
[7] Nguyễn Thị Hiền, “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư – một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 và 2020”, Vụ phát triển ngân hàng.
[8] Lâm Thị Hồng Hoa (2006), “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế
[9] PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội
[10] Mạc Quang Huy (2010), Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê
[11] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
[12] Philip Kotller (1997), Marketing căn bản, NXB Thống kê
[13] Nguyễn Thị Mùi, Lê Xuân Nghĩa (2005), Dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Cải cách trước khi quá muộn, Việt Nam Economics Times
[14] Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế
[15] Đặng Mạnh Phổ (2008), Tìm hiểu về dịch vụ, Tài liệu hội thảo, Hà Nội: BIDV 243
[16] Đặng Mạnh Phổ (2009), Chính sách đầu tư công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tài liệu hội thảo, Hà Nội: BIDV
[17] PriceWaterhouseCooper (2010), Nhìn lại hoạt động Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam năm 2009, Báo cáo của PwC
[18] Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.
[19] S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại Commercial bank management, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
[20] Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM
[21] TS. Trịnh Quốc Trung (2009), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh
[22] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-(2010), Nghị quyết số 182/NQ – HĐQT ngày 11/05/2007 về việc Phê duyệt Đề án BIDV chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2007 – 2910.
[23] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Nghị quyết số 943/NQ – HĐQT ngày 27/09/2010 về việc Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2010 – 2012.
[24] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của BIDV.
[25] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo công tác tín dụng và huy động vốn của BIDV từ năm 2006 – 2010.
[26] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo TA2 của BIDV tháng 1/2012.
[27] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2006 – 2010.
[28] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2006 – 2010.
[29] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ năm 2006 – 2010.
[30] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2006 – 2010. 244
[31] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2006-2010.
[32] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hội nghị huy động vốn năm 2010.
[33] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hội nghị ngân hàng bán lẻ năm
2009.
[34] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Lịch sử Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1957 – 2012, NXB Chính trị quốc gia.
[35] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị cán bộ chủ chốt toàn hệ thống năm 2006 – 2010.
[36] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu đào tạo mở rộng Đội ngũ bán hàng BIDV năm 2010.
[37] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2006 – 2010.
[38] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.
[39] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/QĐ – NHNN ngày
20/05/2010 của Thống đốc NHNN V/v Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng; Thông tư số 19/2010/QĐ – NHNN ngày
27/09/2010 V/v sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 13/2010/QĐ – NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN.
[40] Ngân hàng VCB, Agribank, Vietinbank, Sacombank, ACB, Đông Á, Eximbank, Techcombank, SCB, VIB, Martime Bank, Habubank, VP Bank, SHB và Ocean Bank, Báo cáo tài chính năm 2006 – 2010.
[41] Ngân hàng VCB, Agribank, Vietinbank, Sacombank, ACB, Đông Á, Eximbank, Techcombank, SCB, VIB, Martime Bank, Habubank, VP Bank, SHB và Ocean Bank, Báo cáo thường niên năm 2006 – 2010.
[42] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
[43] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 245
[44] Thủ tướng Chính phủ, Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số
112/2006/QĐ – TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006)
[45] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 291/2006/QĐ-TTg “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020”.
[46] Tạp chí Đầu tư Phát triển của BIDV 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
[47] Tạp chí Công nghệ ngân hàng (2006 – 2010)
[48] Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng (2006 – 2010)
[49] Tạp chí Ngân hàng (2006 – 2010)
[50] Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (2006 – 2010)
[51] Tạp chí Phát triển kinh tế (2006-2010)
[52] Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2006 – 2010)
[53] Thời báo ngân hàng (2006 – 2010)
[54] Thời báo kinh tế Việt Nam (2006 – 2010)
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[55] Federic S.Mishkin, Financial market and institutions, 1998
[56] Parasuranman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. (1991), “Refinement and reassessment of the SERVQUL scale”, Journal of Retailing, Vol 67 No.4, pp. 420 – 50
[57] Parasuraman, A., Valarie A. Zeithaml, and Leonard L. Berrry (1988), “SERVQUAL: A Multiple – Item Scale for Measuring Customer Perceptions of Service Quality”, Journal of Retailing, 64 (Spring), 12 – 40
TRANG WEB
[58] http://www.acb.com.vn
[59] http://www.bidv.com.vn Ngân hàng Á Châu Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
[60] http://www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam
[61] http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê
[62] http://www.hsbc.com.vn Ngân hàng HSBC Việt Nam
[63] http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam
[64] http://www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
[65] http://www.saga.com.vn Phân tích tài chính ngân hàng
[66] http://www.saigontimes.com.vn Tạp chí kinh tế Sài Gòn 246
[67] http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam
[68] http://www.techcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Techcombank
[69] http://www.ueh.edu.vn/tcptkt Tạp chí phát triển kinh tế
[70] http://www.vcb.com.vn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
[71] http://www.vcbs.com.vn Công ty chứng khoán Vietcombank
[72] http://www.vnba.org.vn Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
[73] http://www.worldbank.org.vn Ngân hàng thế Giới tại Việt Nam
-----------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien sy, kinh te, phat trien dich vu, ngan hang, ban buon, va ban le,tai ngan hang, dau tu va phat trien, viet nam ,dao le kieu oanh
Nhận xét
Đăng nhận xét