Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, kinh te, giai phap phat trien, ben vung, thuy san, tren dia ban, tinh ca mau, nguyen quoc dinh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 

 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 


NCS: NGUYỄN QUỐC ĐỊNH  - NHD:  TS. Nguyễn Bá Ân, TS. Lưu Đức Hải - Chuyên ngành: Kinh tế phát triển - Mã số: 62 31 05 01 



MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài.

 Việt Nam có nguồn tài nguyên biển đa dạng và phong phú, bờ biển ViệtNam có nhiều cửa sông tạo ra các hệ sinh thái giàu chất dinh dưỡng, là điều kiện cho sự sinh tồn và phát triển của nhiều loài động, thực vật, các khu rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, vũng, vịnh, đảo.. . Mỗi dạng tài nguyên, hệ sinh thái của biển có tính đặc thù và giữ vai trò, vị trí nhất định trong phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển. Ngành thuỷ sản là một hoạt động kinh tế quan trọng ở vùng biển và ven biển của Việt Nam cũng như nhiều nước nhằm khai thác lợi thế về biển, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Do nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới không ngừng tăng lên, bên cạnh những lợi nhuận to lớn do các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản mang lại, việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển và phát triển mạnh vượt quá ngưỡng cho phép về nuôi trồng thuỷ sản gây nên không ít những vấn đề nan giải về ô nhiễm, làm giảm diện tích rừng ngập mặn, gây nhiều biến động môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường.

Ngành kinh tế thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, do đó việc phát triển bền vững ngành thuỷ sản, đặc biệt là đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề cấp bách hiện nay cần được tập trung nghiên cứu và có các giải pháp thực hiện.

Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong các phong trào bảo vệ môi trường trên thế giới từ những năm đầu của thập niên 70 thuộc thế kỷ 20. Qua hai cuộc Hội nghị Thượng đỉnh ở Braxin năm 1992 và Nam Phi năm 2002, thế giới đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Khái niệm “Phát triển bền vững”  cũng đã được nêu tại khoản 4 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, có thể hiểu khái niệm về phát triển bền vững vùng biển Việt Nam như sau “Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam là sự phát triển dựa trên việc khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng biển và ven biển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếxã hội hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó trong tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh với bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường vùng biển”.

 Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng song Cửu Long với ba mặt giáp biển và là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển thủy sản trên cả ba lĩnh vực: Khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu. Với bờ biển dài 254 km và đặc biệt là tiếp giáp với hai vùng biển Đông và biển Tây nên Cà Mau có lợi thế rất lớn để phát triển khai thác đánh bắt hải sản, ngoài ra còn có hàng trăm ngàn ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Và từ nguồn sản lượng khai thác và nuôi trồng to lớn, sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển chế biến thủy sản. Thế mạnh này sẽ tiếp tục được khai thác và phát triển trong tương lai với quy mô ngày càng lớn. Thực tế phát triển thủy sản Cà Mau những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và mang lại nhiều lợi ích cho địa phương.

Thủy sản đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, chiếm đến 38,4% GDP của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm đến 99% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh và chiếm gần 15,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Quá trình phát triển ngành Thuỷ sản Cà Mau cũng tạo nên công ăn việc làm cho gần bốn mươi vạn lao động, tăng thu ngân sách và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Cà Mau. Mặc dù ngành Thủy sản Cà Mau đã đạt được một số thành tựu to lớn, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, sản xuất còn manh mún, tính quản lý cộng đồng chưa cao nên năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt khác, quá trình phát triển thủy sản Cà Mau cũng đã làm phát sinh nhiều vấn đề về mặt xã hội (phân hoá giàu nghèo, thiếu đất, thiếu việc làm, chất lượng lao động thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở những vùng sâu, vùng xa, cộng đồng ngư dân ven biển còn nhiều khó khăn thiếu thốn,…) Và đặc biệt là những mâu thuẫn về mặt môi trường (tài nguyên rừng ngày càng suy thoái, tính đa dạng sinh học giảm, môi trường sinh thái biến đổi, khai thác quá mức cho phép và việc áp dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, sản xuất nguyên liệu lẫn chế biến đều gây ô nhiễm,…) Từ đó, cần phải sớm nghiên cứu đề xuất phát triển ngành thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, đề xuất các giải pháp để vừa phát huy được thế mạnh của địa phương, đưa thủy sản ngày càng phát triển nhưng không làm nảy sinh các vấn đề xã hội và các mâu thuẫn về môi trường. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài“Giải pháp phát triển bền vững thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau”  để làm luận án nghiên cứu sinh.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

 Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là vấn đề sống còn của xã hội loài người. Thời gian qua, đã có nhiều học thuyết và có nhiều hội nghị thượng đỉnh thế giới đã được tổ chức để bàn về vấn đề này. Học thuyết Mác đã có quan điểm rất biện chứng về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và đã khẳng định con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Và Ăngghen đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên”  khi bị tổn thương. Hội nghị Stockholm 1972. Tháng 6 năm 1972, hội thảo của Liên hợp quốc về Môi trường và Con người được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển). Hội nghị đã đi đến kết luận: Việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề quan trọng tác động đến hạnh phúc của mọi người và phát triển kinh tế trên toàn thế giới.

Hội nghị Rio de Janeiro 1992. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức vào năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin) Với 179 nước tham dự đã đồng thuận thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 21 – một chương trình hành động toàn cầu bao gồm các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.

Hội nghị Johannesburg 2002. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức vào năm 2002 ở Johannesburg (Nam Phi) Với 166 nước tham dự đã thông qua Bản tuyên bố Johannesburg và Bản kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hai văn kiện đều nhấn mạnh phải thực hiện phát triển kinh tế trong mối liên hệ chặt chẽ với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường ở tất cả các quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia. Điển hình như Trung Quốc, tháng 7 năm 1994 Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thông qua và phê duyệt Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững của Trung Quốc bao gồm 4 nội dung:

- Những chiến lược chung nhất về phát triển bền vững.

- Phát triển xã hội bền vững.

- Phát triển kinh tế bền vững.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề phát triển bền vững thể hiện qua các mốc quan trọng sau:


Năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW, trong đó đã khẳng định quan điểm phát triển bền vững và nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Năm 2001, quan điểm phát triển bền vững tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ IX và trong Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 2001-2010 như sau: “Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”  và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg  về việc ban hành “Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”  (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), như vậy quan điểm phát triển bền vững đã được thể chế hoá một cách rõ ràng, cụ thể.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và đã có nhiều chương trình đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này, cụ thể như:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư số 01/2005/TT-BKH  để hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Một vài tỉnh đã xây dựng Chương trình phát triển bền vững của địa phương mình như: Ninh Bình, Bến Tre,…

- Xác định bộ chỉ tiêu và cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển bền vững ở Việt Nam của Lê Anh Sơn và Nguyễn Công Mỹ, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, số 9/2005.

- Điều chỉnh chiến lược công nghệ để tiến tới phát triển bền vững của Lê Minh Đức, Phát triển bền vững kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất 2004.

- Đa dạng sinh học và phát triển bền vững của Võ Quý, Phát triển bền vững kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất 2004.

- Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành Thủy sản Việt Nam của Nguyễn Chu Hồi, Phát triển bền vững kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất 2004.

- Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 2005.

- Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 2006.

Đối với Cà Mau, vào năm 2005 nhóm nghiên cứu đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ của Trường Đại học Kinh tế t/p Hồ Chí Minh do GS. TS Hoàng Thị Chỉnh làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài “Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững”. Đề tài đã nghiên cứuđánh giá tiến trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau theo quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững và đề xuất các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững.

Phát triển bền vững là một định hướng rất quan trọng và mang tính cấp thiết của Nhà nước ta, tuy nhiên việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho từng ngành hoặc từng vùng là không đơn giản vì ngoài việc phải duy trì tính bền vững của bản thân còn phải tính đến mối tương tác lẫn nhau khá phức tạp. Và tuy có nhiều đề tàicông trình nghiên cứu về lý luận phát triển bền vững nhưng đề tài nghiên cứu về phát triển bền vững cho một ngành cụ thể nào đó thì còn rất ít. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài là “Giải pháp phát triển bền vững thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau”  với mong muốn là nhằm giải quyết những vấn đề mang tính bức bách hiện nay là phát triển bền vững (vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam) Với một ngành cụ thể là thủy sản (một ngành kinh tế mũi nhọn và cũng rất nhạy cảm với môi trường) Và đối tượng giải quyết là địa bàn tỉnh Cà Mau (một địa phương có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản cả khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản).

  1. Mục tiêu của luận án:

Nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ngành thuỷ sản, đề xuất các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành thuỷ sản và áp dụng để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững thuỷ sản của tỉnh Cà Mau.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Luận án áp dụng các cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững ngành thuỷ sản vào một tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ sản cả nuôi trồng và đánh bắt vào loại lớn của Việt Nam, cụ thể là tỉnh Cà Mau. Phân tích thực trạng được lấy số liệu từ năm 1997 đến năm 2007. Về định hướng phát triển, dự báo cho thời kỳ đến năm 2020. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản của tỉnh Cà Mau.

  1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau:

- Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành, liên vùng.

- Cách tiếp cận kinh tế môi trường. - Cách tiếp cận hệ sinh thái.

- Cách tiếp cận cộng đồng. Trên cơ sở các cách tiếp cận trên, luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích hệ thống - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp ngoại suy. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện việc quan sát thực tế, phỏng vấn, lấy ý kiến các địa phương trong tỉnh và trực tiếp khảo sát các hộ nông dân và các chủ tàu khai thác hải sản. Tài liệu nghiên cứu bao gồm các số liệu thống kê, các tư liệu điều tra kinh tế-xã hội của Cục Thống kê Cà Mau; Tư liệu của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản Cà Mau và các ngành, các cấp trong tỉnh cùng các tư liệu của các cơ quan nghiên cứu khác. Luận án kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây.

6. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án.

- Hệ thống hoá lý luận về phát triển bền vững. - Xây dựng quan niệm về phát triển bền vững ngành thủy sản và đề ra các tiêu chí đánh giá.

- Đánh giá hiện trạng phát triển ngành Thủy sản Cà Mau, đây là đề tài đầu tiên phân tích trên ba góc độ bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và trong từng lĩnh vực: Khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản.

 -Luận án đã đề xuất được một hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển bền vững thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

  1. ết cấu của luận án:

 Tên luận án“Giải pháp phát triển bền vững thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững thủy sản ởViệt Nam.

Chương 2: Đánh giá hiện trạng phát triển ngành Thủy sản tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản tỉnh Cà Mau.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Mở đầu
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Lý luận về phát triển phát triển bền vững
1.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về PTBV ngành thủy sản và định hướng phát triển bền vững thủy sản ở Việt Nam
Chương 2 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Tiềm năng và vị trí của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau
2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản Cà Mau theo hướng pháttriển bền vững
Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU
3.1. Định hướng phát triển bền vững thủy sản Cà Mau
3.2. Các giải pháp để đạt mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sảntỉnh Cà Mau
Kết luận
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002.
2. Lê Huy Bá chủ biên (2003), Đại cương Quản trị Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2003.
3. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36 – CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-UNDP-DANIDA (2003), Kỷ yếu các hội thảo địa phương về “Định hướng chiến lược tiến tới phát triển bền vững ở Việt Nam”.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư_Dự án VIE/01/021 (2003), Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về Phát triển bền vững của Trung Quốc.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – UNDP – DANIDA-SIDA (2004), Phát triển bền vững – Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2004), Nỗ lực hướng tới phát triển bền vững – Những kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương ở Việt Nam.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Dự án VIE/01/021 (2005), Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-UNDP (2005), Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và cơ chế xây dựng một cơ sở dữ liệu phát triển bền vững ở Việt Nam.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Dự án VIE/01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Dự án VIE/01/021 (2006), Phân tích những tác động của chính sách đô thị hóa đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Dự án VIE/01/021 (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị.
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
15. Bộ Thuỷ sản (2005), Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
16. Bộ Thuỷ sản (2005), Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hồ Chí Minh, 2005.
17. Bộ Thuỷ sản (2005), Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
18. Bộ Thủy sản (2006), Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm  2010.
19. Hoàng Thị Chỉnh (2003), Phát triển thủy sản Việt Nam – Những luận cứ và thực tiễn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hồ Chí Minh, 2003.
20. Hoàng Thị Chỉnh chủ biên (2005), Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
21. Chính phủ Việt Nam – Ngân hàng Thế giới – Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (1993), Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long.
22. Cục Thống kê Cà Mau (2000-2006), Niên giám thống kê Cà Mau từ 1999 đến 2005.
23. Cục Thống kê Cà Mau (2005), Thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau từ 2000 đến 2005.
24. Cục Thống kê Cà Mau (2005), Kết quả tổng điều tra tình hình cơ bản của hộ thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2005 tỉnh Cà Mau.
25. Cục Thống kê Cà Mau (2006), Cà Mau 30 năm xây dựng và phát triển từ 1976 đến 2005.
26. Diễn đàn Kinh tế – Tài chính (2003), Chính sách và Chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
27. Đảng bộ tỉnh Cà Mau (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cà Mau.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
29. Lê Minh Đức (2004), Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền vững, Phát triển bền vững – Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất.
30. Nguyễn Chu Hồi (2004), Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành Thủy sản Việt Nam, Phát triển bền vững – Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất.
31. Malcolm Gillis, Dwight H. Perkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, Viện Quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm thông tin tư liệu, 1990.
32. Michael P. Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
33. Lê Anh Sơn và Nguyễn Công Mỹ(2005), Xác định bộ chỉ tiêu và cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9/2005.
34. Võ Quý (2004), Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, Phát triển bền vững – Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất.
35. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Trung tâm nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (2002), Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001-2005 và định hướng đến năm 2010.
36. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau – Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (2004), Bước đầu đánh giá hệ thống canh tác vùng chuyển đổi sản xuất tỉnh Cà Mau, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững giai đoạn 2002-2005 và định hướng đến năm 2010.
37. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau – Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau.
38. Sudhir Anand và Amartya Sen (1996), Phát triển bền vững – Khái niệm và các ưu tiên, UNDP, New York, January 1996.
39. Đặng Trung Tấn (2002), Một số thông tin về rừng ngập mặn Cà Mau, Dự án Ngăn chặn xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và Vịnh Thái Lan.
40. Hà Xuân Thông (2000), Cơ sở lý luận chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.
41. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về Một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
42. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Hà Nội, tháng 5 năm 2002.
43. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
44. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005, Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
45. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm  2020.
46. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà mau và Công ty Cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2006), Cà Mau – Thế và lực trong thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
47. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
48. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Báo cáo phát triển con người 1999, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
49. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
50. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
51. UBND tỉnh Cà Mau (2001), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau đến năm 2010.
52. UBND tỉnh Cà Mau (2003), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2010.
53. UBND tỉnh Cà Mau (2005), Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2005 và 2010.
54. UBND tỉnh Cà Mau (2006), Về công tác xóa đói giảm nghèo và tình hình mức sống dân cư tỉnh Cà Mau, Báo cáo số 55/BC-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2006.
55. UBND tỉnh Cà Mau (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau năm năm, giai đoạn 2006-2010.
56. UBND tỉnh Cà Mau (2007), Chương trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
57. UBND tỉnh Cà Mau (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020.
58. UBND tỉnh Cà Mau (2007), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020.
59. Viện Kinh tế và Phát triển – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Bài giảng Phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.
60. Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2004), Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh giá diễn biến tài nguyên-môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
61. Ngô Doãn Vịnh chủ biên (2006), Hướng tới sự phát triển của đất nước – Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

Tiếng Anh
62. WB (2002), Sustainable Development in a Dynamic World. World Development Report 2003, The World Bank, Washington, D.C. 
---------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, kinh te, giai phap phat trien, ben vung, thuy san, tren dia ban, tinh ca mau, nguyen quoc dinh  

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 

 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...