Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, nganh moi truong,nghien cuu, danh gia, hau qua ve moi truong, cua suy thoai dat do, hoat dong khai thac, dat be mat, lam vat lieu, xay dung, o tinh dong nai, nguyen vinh quy


 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HẬU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA SUY THOÁI ĐẤT DO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐẤT BỀ MẶT LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI 


 

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất, theo quan điểm khoa học môi trường, vừa là môi trường thành phần, vừa là môi trường sinh thái hoàn chỉnh do trong đất đều diễn ra mọi quá trình lý, hoá và sinh học liên quan đến hoạt động sống của sinh vật và con người cũng như các yếu tố vô sinh của môi trường [6]. Theo quan điểm triết học và quyền sở hữu, đất là: Tài sản quốc gia; Tư liệu sản xuất; Đối tượng lao động và đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Về ý nghĩa môi trường và kinh tế, đất là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái canh tác. Đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế – xã hội của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam. Vì vậy, Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.

Điều 30,31 và 32 trong Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Chủ tịch Nước Trần Đức Lương ký quyết định ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy định những điều khoản: Bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Và bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đây là những điều khoản quy định nhằm sử dụng một cách bền vững tài nguyên đất và hệ sinh thái trong và trên đất. Tuy vậy, ở nhiều nơi tài nguyên đất của chúng ta đã và đang được sử dụng không hiệu quả, thậm chí ở một số khu vực đất bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng làm thay đổi chất lượng cũng như số lượng tài nguyên đất theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất của con người, cho sự tồn tại cũng như - 2 - phát triển của hệ sinh thái trong và trên đất. Do đó, việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất của quốc gia nói chung và tài nguyên đất ở các lưu vực sông nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính của chúng ta trong thời đại ngày nay.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

Hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói riêng và toàn lưu vực song Đồng Nai nói chung đã và đang góp phần không nhỏ vào GDP của cả nước. Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực hoạt động nông nghiệp trong tỉnh cũng chiếm tỷ khá lớn trong tổng giá trị sản lượng và rất đa dạng với những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị như cây cao su, cà phê, cây ăn trái, bò, heo,.. Do đó, tỉnh Đồng Nai giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế không những của khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Nam nói riêng mà của cả nước nói chung. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh Đồng Nai cũng đang làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên cần giải quyết, trong đó có tài nguyên đất.

Mặc dầu các yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, đất trượt, đất trôi.. . Cũng là nguyên nhân làm suy thoái môi trường nhưng thực tế cho thấy, các hoạt động của con người trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là nguyên nhân chính làm cho chất lượng môi trường ngày một kém đi và làm gia tăng tốc độ cạn kiệt và suy thoái tài nguyên trong lưu vực, đặc biệt là tài nguyên đất. Các hoạt động của con người như sử dụng phân bón hoá học, thâm canh quá mức, quy hoạch sử dụng đất không hợp lý, cơ cấu cây trồng không phù hợp, đặc biệt là khai thác đất làm vật liệu xây làm cho tài nguyên đất bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Hậu quả là ở nhiều nơi năng suất sản xuất và sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích đất bị giảm sút và diện tích đất đảm nhận chức năng sinh thái như đất rừng và rừng phòng hộ, đất điều hoà dòng chảy trong mùa lũ… đang bị thu hẹp dần.

Trên thực tế, trong những năm qua, Chính quyền Trung ương và Chính quyền ở các địa phương trong lưu vực đã ban hành nhiều chính sách, quy định về quản lý và sử dụng đất theo xu hướng bền vững. Tuy vậy, do tính đa dạng trong sản xuất, do đặc thù văn hoá và phương pháp phổ biến cũng như truyền tải các thông tin này đến các hộ sử dụng đất còn nhiều hạn chế nên hiệu quả của nhiều chính sách, quy định còn rất hạn chế trong việc ngăn chặn suy thoái môi trường đất.

Trước áp lực phát triển nhưng không gây tổn hại đến môi trường và bảo vệ môi trường làm tiền đề, cơ sở cho phát triển để hội nhập, một công trình nghiên cứuđánh giá nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái đất lên môi trường và kinh tế ở một số khu vực trong tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng là hết sức cần thiết, và đây cũng chính là lý do để thực hiện đề tài nghiên cứu.

3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.

Trước những đòi hỏi của thực tế trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và khu vực miền Đông Nam Bộ nói riêng, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hậu quả về môi trường của suy thoái đất do hoạt động khai thác đất bề mặt làm vật liệu xây dựng ở tỉnh Đồng Nai”  có mục tiêu chung là làm rõ mối quan hệ giữa suy thoái đất và suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế xã hội trong những khu vực đất bị suy thoái, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa suy thoái đất nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư trong khu vực nói riêng và đất nước nói - 4 - chung. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau đây:

• Nghiên cứu, xác định mức độ khác nhau về chất lượng đất đối với những khu vực đất bị suy thoái do hoạt động khai thác đất làm vật liệu xây dựng so với khu vực đất không bị khai thác làm vật liệu xây dựng.

• Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những khu đất bị khai thác làm vật liệu xây dựng lên môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội trong khu vực và diễn biến thay đổi môi trường trong khu vực đất bị khai thác và khu vực đất không bị khai thác.

• Nghiên cứu, đánh giá khả năng phục hồi chất lượng đất theo: Thời gian, loại hình sử dụng; Và phương thức canh tác đối với đất bị suy thoái.

Trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu mức độ tác động của suy thoái đất lên môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế trong vùng.

4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

- Cơ sở khoa học.

Trong khoa học môi trường, môi trường được định nghĩa là tập hợp các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo cùng tồn tại trong một khoảng không gian bao quanh con người, các yếu tố này quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Và như vậy, môi trường là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và các vấn đề kinh tế xã hội. Xét một cách tổng thể, môi trường tự nhiên của chúng ta đang sống bao gồm 4 thành phần chính: Khí quyển, địa quyển, thuỷ quyển và sinh quyển. Theo quan điểm này, đất là môi trường thành phần vì đất cùng với nước, không khí và sinh vật - 5 - tạo nên không gian sống và cung cấp các dạng vật chất cho con người trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, và đất cũng là một môi trường sinh thái hoàn chỉnh vì trong đất có sự tác động tương hỗ với nhau của các yếu tố vật chất cũng như các quá trình phân huỷ, tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho quá trình sống được thực hiện [2].

Giữa đất, hệ sinh thái trong đất và môi trường xung quanh có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, đất là một nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường chung. Do đó, một khi môi trường đất bị suy thoái, không những bản thân chất lượng đất bị suy giảm mà hệ sinh thái trong và trên nó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chất lượng môi trường đất giảm sút không những ảnh hưởng trực tiếp đến một số điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội như: Các quá trình chuyển hoá vật chất trong môi trường đất; Khả năng thấm và giữ nước của đất; Khả năng điều hoà khí hậu; Giảm năng suất cây trồng; Thiếu đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Và giảm giá trị tổng sản lượng trên một đơn vị canh tác, mà còn gián tiếp gia tăng mức độ ảnh hưởng như: Tăng tốc độ xói mòn đất; Nạn thất nghiệp; Tỷ trọng và cơ cấu cây trồng; Quy hoạch sử dụng đất,….

Trong quá trình phát triển, bên cạnh những mặt tích cực như: Năng suất sản xuất tăng nhanh; Lợi tức trên một đơn vị sản phẩm không ngừng được nâng cao; Nhiều loại máy móc thiết bị thay thế cho lao động thủ công đã được sáng chế và đưa vào sử dụng; Tiện nghi của cuộc sống ngày một tốt hơn…, nhiều hoạt động và phương cách sản xuất của loài người là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dầu trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứuđánh giá các hoạt động của con người ảnh hưởng đến chất - 6 - lượng môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng được thực hiện, tuy nhiên, vấn đề suy thoái đất ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy, để có thể bảo vệ tốt môi trường nhưng không kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nhưng không làm nguy hại đến môi trường, đòi hỏi phải có một cách tiếp cận có hệ thống và cụ thể trong việc giải quyết vấn đề này.

- Cơ sở thực tiễn

Xét về tính hữu dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu của con người, đất là một trong những loại tài nguyên quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Và theo nguyên tắc phân loại tài nguyên, căn cứ khoảng thời gian để phục hồi chất lượng tài nguyên về tình trạng ban đầu, tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 loại: Tài nguyên có thể phục hồi hay tài nguyên có thể tái sinh (Flow resources/renewable resources) Và tài nguyên không thể phục hồi (Stock resources/non-renewable resources). Do đất bị suy thoái có thể được phục hồi trong một khoảng thời gian không dài nếu: Đầu tư đúng mức; Quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học; Và áp dụng các phương pháp - kỹ thuật thích hợp, nên có thể xếp đất là tài nguyên có thể phục hồi. Tuy vậy, nếu hoạt động của loài người làm cho đất biến thành “đất chết/hoá đá”  thì phải mất đến hàng triệu năm và qua nhiều quá trình phức tạp, đất chết này mới trở thành tài nguyên đất theo đúng nghĩa. Với một khoảng thời gian dài như vậy so với tuổi thọ trung bình của con người thì quả là quá dài. Do đó, trên quan điểm bảo vệ môi trường, đất được xem là tài nguyên không thể phục hồi.

Không thể phủ nhận, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, năng suất sử dụng tài nguyên nói chung và tài nguyên đất nói riêng không ngừng được cải thiện, - 7 - chất lượng và số lượng sản phẩm trên một đơn vị sử dụng đất không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của loài người trong lĩnh vực công – nông nghiệp cũng đang làm cho tài nguyên đất của nhân loại bị suy thoái (giảm về số lượng và chất lượng đất theo từng mục đích sử dụng). Theo FAO, để có đủ cung cấp đủ lương thực cho con người trên thế giới, bình quân cần phải có 0,5ha đất trồng trọt cho một đầu người, nhưng hiện tại con số này mới đạt 0,27ha/người và trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ này chỉ còn 0,14ha/người. Trong khi đó, hàng năm thế giới mất đi khoảng 73 tỷ m3 đất canh tác do xói mòn, rửa trôi.

Điều này chứng tỏ rằng hoạt động nông nghiệp (canh tác) Của con người là một trong những nhân tố chính gia tăng tốc độ suy thoái đất. Hiện nay, không chỉ ở nước ta mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, để thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất sản xuất là giới hạn, hiệu quả sử dụng đất rất được coi trọng và vấn đề ngăn ngừa suy thoái đất, phục hồi các diện tích đất bị suy giảm chất lượng đã và đang được chính quyền các cấp hết sức quan tâm.

Tiềm năng về tài nguyên đất của nước ta nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung đều có giới hạn, trình độ khai thác tài nguyên đất ở các nước cũng rất khác nhau, nhưng nhìn chung đất bị suy thoái nhiều hơn đất thuần thục. Do đó, đòi hỏi phải có một chiến lược bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và có hiệu quả mới thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân loại. Theo Viện Quy

Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp (2005), tổng quỹ đất (trong địa giới hành chính) Của nước ta vào khoảng 32.931.456ha, trong đó: Đất nông nghiệp 9.531.831ha; Đất lâm nghiệp có rừng là 12.402.248ha; Đất chuyên dùng 1.669.612ha; Đất ở460.353ha; Và đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 8.867.412ha. Riêng - 8 - quỹ đất của 11 tỉnh thành thuộc LVSĐN là khoảng 5.741.028 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 2.610.749 ha; Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 2.149.226 ha; Đất chuyên dùng 310.946 ha; Đất ở 84.508 ha; Và đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 554.351ha [35]. Việc nghiên cứuđánh giá nguyên nhân suy thoái đất và ảnh hưởng của suy thoái đất lên môi trường một cách đầy đủ và khoa học trong từng khu vực cụ thể sẽ giúp chúng ta quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có ý nghĩa thực tiễn nhất định trong việc làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý vĩ mô xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến tài nguyên đất phù hợp hơn, các nhà quy hoạch có cơ sở để quy hoạch sử dụng hợp lý và nông dân trong vùng sử dụng đất hiệu quả hơn.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, việc nghiên cứu diễn biến thay đổi chất lượng môi trường ở các khu vực đất bị suy thoái và khả năng phục hồi chất lượng đất thông qua các hình thức canh tác và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại do đất bị suy thoái sẽ rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, góp phần khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.

Mặc dầu các vấn đề liên quan đến chất lượng đất, ô nhiễm và suy thoái đất cũng như các nguyên nhân dẫn đến đất bị suy thoái ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Đông Nam Bộ nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam đề cập và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa chất lượng đất và các yếu tố liên quan đến suy thoái đất ở các khu vực Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ được nhiều tác giả đề cập trong các tài liệu của Phan Liêu (1992), Lê Huy - 9 - Bá, Phạm Quang Khánh và ctv (1994), Nguyễn Vi (1998) [39],.. . Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vi (1998) Cho thấy, lượng mưa lớn và tập trung ở nước ta gây ra xói mòn và suy thoái đất do mối cân bằng giữa môi trường phân tán và môi trường phân tán bị phá vỡ. Theo Phan Liêu (1992), quỹ đất vùng Đông Nam Bộ có 08 nhóm khác nhau với tỷ trọng thay đổi từ 1,2 tới 44% và đất vùng đồng bằng của khu vực này có những khó khăn rõ rệt cho sản xuất nông nghiệp như: Xói mòn mạnh ở đất đỏ vàng; Thiếu nước nghiêm trọng ở đất xám; Đa số đất chua nghèo lân và kali; Và tỷ lệ đất đồi núi hoá đá ong và kết von nặng nề khá lớn (18,5% diện tích đồi núi) [23]. Lê Huy Bá, Phạm Quang Khánh và ctg (1994) Khi nghiên cứu kết von đá ong ở vùng Đông Nam Bộ khẳng định, yếu tố đá mẹ và mẫu chất tạo đất đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành kết von đá ong của đất [39].

 Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm và Nguyễn Công Vinh (1995) Nêu ra hình thức sử dụng và quản lý hiệu quả đất vùng đồi có nồng độ pH thấp [26]. Tuy vậy, vấn đề suy thoái đất, mức độ suy thoái đất và diễn biến phục hồi chất lượng đất bị suy thoái do hoạt động khai thác đất làm vật liệu xây dựng chưa được đề cập và nghiên cứu kỹ. Vì vậy, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng về môi trường và kinh tế của suy thoái đất do đất bị khai thác làm vật liêu xây dựng trên một số địa bàn thuộc lưu vực sông Đồng Nai là khá mới mẽ, và đây cũng là đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án giúp hiểu thêm:

• Đặc tính và độ phì của đất ở các khu vực sau khi bị khai thác làm vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

• Mức độ khác nhau về chất lượng đất ở những khu vực đất bị suy thoái do bị khai thác làm vật liệu xây dựng và đất không bị khai thác làm vật liệu xây dựng. - 10 -

• Khả năng và diễn biến phục hồi chất lượng đất theo từng loại hình canh tác và sử dụng đất.

• Diễn biến thay đổi khí hậu trên các khu vực đất bị khai thác làm vật liệu xây dựng và trên các khu vực đất không bị khai thác.

• Ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế – xã hội do đất bị khai thác đất làm vật liệu xây dựng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý môi trường - tài nguyên, các nhà hoạch định chính sách và người sử dụng đất sẽ có cơ sở khoa học để điều chỉnh phương thức quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn không những ở khu vực Đông Nam Bộ mà cả những khu vực khác có điều kiện tương đồng.

6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, mọi nguồn lực đã được huy động phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tuy vậy, do có nhiều hạn chế về cả thời gian lẫn nguồn nhân vật lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng có giới hạn. Cụ thể như sau:

• Về mặt thời gian, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này chủ yếu được thực hiện trong khoảng thời gian từ cuối năm 2003 đến nay.

• Đánh giá đặc tính và diễn biến thay đổi chất lượng đất cũng như chất lượng không khí trong khu vực nghiên cứu chủ yếu được thực hiện thông qua việc phân tích, đánh giá các mẫu đất và mẫu không khí lấy từ một số khu vực trong huyện Thống Nhất và huyện Trảng Bom. Đánh giá thực trạng và biến đổi nước dưới đất thông qua nghiên cứu các giếng đào ở các khu vực thuộc huyện Long Khánh – Đồng Nai. Các khu vực lấy mẫu và nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở có tính đại diện về đặc tính đất, quy hoạch sử dụng đất và hoạt động khai thác đất phục vụ cho công tác xây dựng ở các khu vực này khá phổ biến.

• Kỹ thuật, phương tiện và thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu trong quá trình nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại Trung Tâm Nghiên Cứu & Bảo Vệ Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

• Đánh giá ảnh hưởng của suy thoái đất lên hệ sinh thái chủ yếu dựa trên đánh giá chất lượng thảm thực vật và cây trồng trong khu vực qua các thời kỳ quan trắc trong quá trình nghiên cứu.

• Ảnh hưởng của suy thoái đất lên môi trường kinh tế xã hội được đánh giá trên cơ sở tính toán và ước tính lượng dinh dưỡng mất đi, lượng phân bón bổ sung và sản lượng hoa màu thu được trên một đơn vị sử dụng đất.

• Công tác điều tra, phỏng vấn được thực hiện đối với các đối tượng: Nông dân trực tiếp sản xuất; Chủ sử dụng đất; Thương nhân trong lĩnh vực nông nghiệp; Cán bộ quản lý đất và môi trường cấp xã, huyện và tỉnh. Địa bàn thực hiện công tác điều tra, phỏng vấn là một số xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai như xã Hưng Thịnh thuộc huyện Trảng Bom, thị trấn Trảng Bom, huyện Long Khánh, huyện Thống Nhất.
-------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục sơ đồ và hình ảnh
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về tài nguyên đất và môi trường
1.1.1. Đất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành tạo đất
1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất đai
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành tạo đất
1.1.2. Môi trường và các chức năng của môi trường
1.1.2.1. Khái niệm về môi trường và môi trường sinh thái
1.1.2.2. Chức năng cơ bản của môi trường
1.1.3 Sinh thái đất và các yếu tố môi trường
1.1.3.1. Nhiệt độ
1.1.3.2. Nước và độ ẩm trong môi trường
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa chất lượng đất và nước dưới đất
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa chất lượng đất và vi sinh vật trong đất
1.2. Suy thoái đất và phương pháp xác định đất bị suy thoái
1.2.1. Khái niệm về suy thoái đất
1.2.2. Nguyên nhân và các dạng suy thoái đất
1.2.2.1. Nguyên nhân gây suy thoái đất
1.2.2.2. Các dạng suy thoái đất
1.2.3. Một số trở ngại trong xác định suy thoái đất
12.4. Mức độ suy thoái đất và các cấp độ đất bị suy thoái
1.2.5. Xói mòn đất
1.2.5.1. Khái quát về bản chất và nguyên nhân gây xói mòn đất
1.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đất bị xói mòn
1.2.5.3. Các kiểu xói mòn
1.2.5.4. Bản chất xói mòn suối, rãnh và cách tính lượng đất bị xói mòn
1.3. Suy thoái đất trên bình diện thế giới & quốc gia
1.3.1. Trên bình diện thế giới
1.3.2. Trên bình diện quốc gia
1.4. Khai thác đất làm VLXD & suy thoái đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
1.5. Đất và môi trường
1.5.1. Mối quan hệ giữa đất và các thành phần khác của môi trường
1.5.2. Môi trường đất và các khí gây hiệu ứng nhà kính
1.5.3. Chu chuyển nước, carbon và nitơ giữa môi trường đất và không khí
1.5.3.1. Chu chuyển nước trong môi trường
1.5.3.2. Chu chuyển C trong môi trường
1.5.3.3. Chu trình chuyển hoá Nitơ trong môi trường
1.6. Đánh giá suy thoái đất dưới góc độ kinh tế
1.6.1. Các cơ sở và quan điểm đánh giá suy thoái đất v? M? T kinh t?
1.6.1.1. Các cơ sở đánh giá bản chất kinh tế của suy thoái đất
1.6.1.2. Khung kinh tế dùng để xác định đất bị suy thoái
1.6.1.3. Ảnh hưởng của chất lượng đất đến sản lượng nông nghiệp
1.6.2. Một số biện pháp xác định ảnh hưởng về kinh tế do đất bị suy thoái
1.6.2.1. Giảm sút doanh thu nông nghiệp do đất bị suy thoái
1.6.2.2. Ảnh hưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến chất lượng đất.
1.6.2.3. Giảm giá trị do đất bị suy thoái
1.6.2.4. Xác định thiệt hại về kinh tế do đất bị suy thoái phạm vi hộ gia đình
1.6.2.5 Phân tích lợi ích và chi phí trong công tác bảo tồn đất
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện luận án
2.2.2.1. Co s? Và tiêu chí chọn địa điểm lấy mẫu
2.2.2.2. Phương pháp lấy và phân tích mẫu đất
2.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu, quan trắc và phân tích chất lượng không khí
2.2.2.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin
2.2.2.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng môi trường và đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về khu vực lấy mẫu nghiên cứu
3.1.2. Đặc tính môi trường và hiện trạng canh tác tại các địa điểm lấy mẫu
3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng đất tại các khu vực nghiên cứu
3.2.1. Kết quả phân tích chất lượng đất
3.2.2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng suy thoái đất đến chất lượng đất
3.2.2.1. Phân tích, đánh giá thay đổi dung trọng của đất
3.2.2.2. Phân tích, đánh giá thay đổi độ ẩm của đất trong khu vực nghiên cứu
3.2.2.3 Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu Eh, EC, CEC và nồng độ pH trong đất
3.2.2.4. Mối tương quan giữa mức độ suy thoái và hàm lượng chất hữu cơ
3.2.2.5. Ảnh hưởng của suy thoái đất đến hàm lượng nitơ trong đất
3.2.2.6. Ảnh hưởng của suy thoái đất đến hàm lượng phốtphovà kali trong đất
3.2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng đất và khả năng xói mòn đất
3.2.3.1. Đặc tính và các kiểu xói mòn trong khu vực nghiên cứu
3.2.3.2. Xác định, dự báo lượng đất bị xói mòn tại khu vực nghiên cứu
3.2.4. Ảnh hưởng của suy thoái đất đến vi sinh vật trong đất
3.2.5. Ảnh hưởng của suy thoái đất đến nước dưới
3.3. Mối liên hệ giữa chất lượng đất và các thông số môi trường không khí tại cáckhu vực nghiên cứu
3.3.1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu
3.3.2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng suy thoái đất đến chất lượng không khí
3.3.2.1. Diễn biến thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong khu vực nghiên cứu
3.3.2.2. Oxyt cacbon, biến đổi hàm lượng oxyt cacbon trong khu vực nghiên cứu
3.3.3. Diễn biến thay đổi NO2, SO2 và NH3 tại khu vực nghiên cứu
3.4. Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội do đất bị suy thoái
3.4.1. Đánh giá khía cạnh kinh tế nguyên nhân tăng suy thoái đất
3.4.1.1. Cách tiếp cận trong tính toán giá trị tài nguyên đất
3.4.1.2. Đánh giá các cách xác định giá trị tài nguyên đất bị suy thoái
3.4.2. Đánh giá thiệt hại về kinh tế do đất bị suy thoái ở tỉnh Đồng Nai
3.4.3. Tác động về mặt xã hội do suy thoái đất
3.5. Phòng chống suy thoái đất trong tỉnh Đồng Nai
3.5.1. Các vấn đề liên quan đến suy thoái đất cần giải quyết
3.5.2. Cách tiếp cận trong quản lý môi trường và tài nguyên đất
3.5.3. Nguyên tắc quản lý tài nguyên đất trong khu vực
3.5.4. Các biện pháp chống suy thoái tài nguyên đất trong tỉnh Đồng Nai
3.5.4.1. Biện pháp kỹ thuật phòng chống suy thoái đất
3.5.4.2. Biện pháp chính sách, pháp luật phòng chống suy thoái đất
3.5.4.3. Hoàn thiện dần cơ quan phòng chống suy thoái đất trong lưu vực
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, nganh moi truong,nghien cuu, danh gia, hau qua ve moi truong, cua suy thoai dat do, hoat dong khai thac, dat be mat, lam vat lieu, xay dung, o tinh dong nai, nguyen vinh quy  

 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HẬU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA SUY THOÁI ĐẤT DO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐẤT BỀ MẶT LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...