LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
NCS: HÀ THỊ MỸ DUNG - NHD: TS. ĐẶNG NGỌC LỢI, GS.TS. ĐOÀN XUÂN TIÊN - CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - Mã số: 62 34 01 01
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, từ trước tới nay việc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn hết sức quan tâm tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị liên quan tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và làm sao để sử dụng tiết kiệm nhất, đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất.
Về mặt nghiên cứu hàn lâm, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về lao động và các nhà khoa học làm công tác giảng dạy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ bản liên quan tới con người và làm thế nào để phát huy được năng lực của họ. Các công trình đó đã cho thấy rõ các vấn đề như: Thế nào là sức lao động; Thế nào là lao động sống, lao động quá khứ; Thế nào là nguồn nhân lực; Làm thế nào để quản lý tốt nguồn nhân lực,…Tóm lại về lý thuyết, những vấn đề chung nhất như vậy ngày nay đã có rất nhiều tài liệu để ai có quan tâm thì cũng tìm được một cách không mấy khó khăn.
Nhưng trong thực tiễn, việc quản lý con người, quản lý nguồn nhân lực của một lĩnh vực, một tổ chức cụ thể luôn là vấn đề thời sự. Hoạt động của mỗi lĩnh vực, mỗi một đơn vị cụ thể đều có những đặc điểm nghề nghiệp riêng, đòi hỏi về phẩm chất mỗi con người lao động và công tác quản trị nguồn nhân lực cũng có những đặc thù riêng. Thậm chí cùng trong một lĩnh vực, nhưng môi trường (bao gồm môi trường chính trị, xã hội, vị trí địa lý, thể chế quản lý nhà nước,…) Hoạt động khác nhau, thì những vấn đề liên quan tới con người và quản lý con người cũng có điểm khác nhau.
Nghề kiểm toán, khác với nghề tài chính - kế toán - thanh tra; Ngay trong nghề kiểm toán cũng có sự khác nhau giữa kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước. Trong hoạt động kiểm toán nhà nước thì hoạt 2 động kiểm toán nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam khác với hoạt động kiểm toán nhà nước của Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Úc, khác với nhiều nước khác nữa. Kiểm toán nhà nước Việt Nam ngày nay cũng khác với giai đoạn trước khi chưa có Luật Kiểm toán nhà nước và càng khác khi hiện nay địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã được Hiến định. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về yêu cầu đối với nguồn nhân lực hoạt động kiểm toán trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Bên cạnh đó, hiện nay và trong thời gian tới để đáp ứng với yêu cầu của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ thực hiện hàng năm đối với tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước với chất lượng kiểm toán cao cùng với việc đưa ra các kiến nghị, đề xuất để từ đó giúp cho Quốc hội, Chính phủ xem xét, thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, góp phần bảo đảm quản lý nền tài chính lành mạnh và đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật thì vẫn chưa đáp ứng được. Nguyên nhân là do đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước (còn gọi là kiểm toán viên nhà nước) Đang thiếu cả về số lượng và chất lượng. Nhất là cơ cấu ngành nghề đào tạo, các ngạch, bậc kiểm toán viên nhà nước chưa phù hợp; Việc trang bị đầy đủ kiến thức và nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong công tác cho đội ngũ công chức này còn là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm.
Nhận thức được điều đó, cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam nhiều năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới - giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những công trình đó đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ bản liên quan tới con người hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Nhưng tiêu chí nào để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và những nhân tố nào đảm bảo những tiêu chí đó trên thực tế vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Chính vì lẽ đó mà tác giả đã chọn 3 đề tài “Chất lượng đội ngũ kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước, luận án làm rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và những việc cần làm để đảm bảo đạt được các tiêu chí đó đối với cơ quan Kiểm toán nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Hệ thống hoá được khung pháp lý cho nghiên cứu chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
Hai là: Hệ thống, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước, rút ra một số kết luận liên quan tới chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
Ba là: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về cơ quan Kiểm toán nhà nước và thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước trong thời gian qua, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước của một số nước trên thế giới, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đội ngũ kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi:
+ Về phạm vi hoạt động kiểm toán: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán nhà nước, bao gồm cả kiểm toán nhà nước cấp Trung ương và kiểm toán nhà nước cấp Khu vực;
+ Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới chất lượng đội ngũ kiểm toán viên từ năm 1994 đến hết năm 2014, chú trọng giai đoạn từ 2009 đến nay và đề xuất phương hướng, các giải pháp chủ yếu đến năm 2020;
+ Về nguồn nhân lực: Chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới kiểm toán viên nhà nước (tức là những người trực tiếp thực hiện công tác kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước);
+ Kiểm toán viên của cơ quan Kiểm toán nhà nước được hiểu và trình bày trong luận án là kiểm toán viên nhà nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê nin, các chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước về hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để hoàn thành luận án, ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp khái quát lịch sử quá trình vận động, phát triển của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Từ đó đổi mới nhận thức về sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trong việc đảm bảo chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm mô tả các tiến trình phát triển của vấn đề dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị và lịch sử của xã hội. Hơn nữa, phương pháp này được tác giả sử dụng để đánh giá và giải quyết vấn đề trên cơ sở điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam nhằm loại trừ sao chép máy móc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau đây: 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở cả 4 chương của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán viên nhà nước. - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng ở Chương 3 nhằm đánh giá quá trình phát triển, thực trạng chất lượng kiểm toán viên nhà nước Việt Nam. - Phương pháp lo-gich được sử dụng trong việc xác định định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán viên nhà nước. Nghề kiểm toán nhà nước ở Việt Nam còn khá mới mẻ, nâng cao chất lượng kiểm toán viên nhà nước và đội ngũ kiểm toán viên nhà nước phải được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực về kiểm toán nhà nước.
Luận án là chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước; Vì vậy, có những đóng góp mới về mặt khoa học sau:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiểm toán nhà nước, cơ quan Kiểm toán nhà nước, nhằm thống nhất nhận thức về khái niệm và đặc điểm của nghề kiểm toán nhà nước cũng như của cơ quan Kiểm toán nhà nước.
- Áp dụng và đưa ra khái niệm và nội dung điều chỉnh, chỉ rõ đặc điểm và vai trò của kiểm toán viên nhà nước; Xác lập các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
- Nghiên cứu yêu cầu, tiêu chí đối với kiểm toán viên nhà nước của một số nước và theo quy định của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao để rút ra những bài học tham khảo cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước Việt Nam.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nhà nước Việt Nam; Đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ thêm những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và đề xuất định hướng, các nhóm giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:
- Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về tiêu chí xác định chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
- Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và toàn diện về đội ngũ kiểm toán viên nhà nước; Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước ở nước ta. Kết quả luận án là tài liệu có giá trị và đáng tin cậy đối với nhà hoạch định chính sách; Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong lĩnh vực nguồn nhân lực của cơ quan Kiểm toán nhà nước và những nguời có quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 15 tiết.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
2.1. Khái quát về kiểm toán và kiểm toán nhà nước
2.2. Khái niệm, nhiệm vụ và đặc điểm của kiểm toán viên nhà nước,đội ngũ kiểm toán viên nhà nước
2.3. Khái niệm chất lượng kiểm toán viên nhà nước và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước
2.4. Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước
2.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước
2.7. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam
3.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước Việt Nam
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
4.1. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhànước Việt Nam
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước ở nước ta
4.3. Một số khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Alvin A.Arens (1995), Kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 về việc thành lập cơ quan Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18/8/2008 về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 12/5/2009 ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020,, Hà Nội.
6. Đinh Tiến Dũng (2013), "Nâng cao vai trò của cơ quan Kiểm toán nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (5), tr.27-29.
7. Đỗ Bình Dương (2000), "Tăng cường hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, Báo Nhân dân, ngày 28/12/2000.
8. Đỗ Bình Dương (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của kiểm toán viên nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 152
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
20. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (1997), Kiểm toán, NXB Tài chính, thành phố Hồ Chí Minh.
21. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (2011), Nghị quyết A/66/209 về thúc đẩy tính hiệu lực, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả và minh bạch của quản lý công bằng cách tăng cường các cơ quan kiểm toán tối cao, Hà Nội.
22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Tập 1, Hà Nội. 153
23. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
24. Vương Đình Huệ (2001), Giáo trình kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
25. Vương Đình Huệ (2006), Định hướng chiến lược và những giải pháp xây dựng, phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
26. Vương Đình Huệ (2009), Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của Kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
27. Vương Đình Huệ (2010), "Ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phát triển của kiểm toán nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (5), tr.21-24.
28. Vương Đình Huệ (2010), "Chiến lược phát triển cơ quan Kiểm toán nhà nước đến năm 2020, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, Báo Nhân dân, ngày 09/7/2010.
29. Vương Đình Huệ (2012), Vai trò của kiểm toán nhà nước Việt Nam trong hội nhập và phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
30. Nguyễn Đình Hựu (1998), Xây dựng phương thức và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công chức Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Hựu (1999), "Về một chiến lược phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán", Tạp chí Kế toán, (77), tr.32-35.
32. Kiểm toán nhà nước (1995), Tăng cường các thể chế Kiểm toán nhà nước ở các nước đang phát triển, Tài liệu dịch, Hà Nội.
33. Kiểm toán nhà nước (1996), Cơ sở khoa học để xây dựng chức danh, tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển các chức danh công chức Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội. 154
34. Kiểm toán nhà nước (2001), So sánh quốc tế về địa vị pháp lý và các chức năng của cơ quan Kiểm toán tối cao, Tài liệu dịch, Hà Nội.
35. Kiểm toán nhà nước (2003), Những điều khoản quy định về địa vị pháp lý và tính độc lập của kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội.
36. Kiểm toán nhà nước (2003), Chức năng nhiệm vụ và địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán trong cơ cấu nhà nước, Tài liệu dịch, Hà Nội.
37. Kiểm toán nhà nước (2003), Luật Kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội.
38. Kiểm toán nhà nước (2004), Địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
39. Kiểm toán nhà nước (2004), 10 năm xây dựng và phát triển kiểm toán nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
40. Kiểm toán nhà nước (2005), Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
41. Kiểm toán nhà nước (2006), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán nhà nước Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
42. Kiểm toán nhà nước (2008), Đề án trình Bộ Chính trị về tăng cường năng lực hoạt động của kiểm toán và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước, Hà Nội.
43. Kiểm toán nhà nước (2009), Tờ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
44. Kiểm toán nhà nước (2009), Kiểm toán nhà nước Việt Nam-15 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
45. Kiểm toán nhà nước (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
46. Kiểm toán nhà nước (2012), Địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nước và 155 Tổng kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
47. Kiểm toán nhà nước (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, Kiểm toán viên theo định hướng Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
48. Kiểm toán nhà nước (2014), Kiểm toán nhà nước Việt Nam-20 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
49. Kiểm toán nhà nước (2014), Chỉ thị số 53-CT/ĐU “về nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán”, Hà Nội.
50. Kiểm toán nhà nước (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2010-2015, Hà Nội.
51. Bùi Văn Mai (2010), “Ngành kiểm toán đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực đạt trình độ quốc tế”, Báo Kinh tế Việt Nam, (8), tr.11-13.
52. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, Hà Nội.
54. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2000), Cẩm nang kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
55. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Hà Nội.
56. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
57. Vương Hữu Nhơn (1998), Cơ sở khoa học để xây dựng chức danh, tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển các chức danh công chức Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội. 156
58. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992, Hà Nội.
59. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.
60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.
61. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Hà Nội.
62. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, Hà Nội.
63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
64. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Hà Nội.
66. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.
67. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
68. Nguyễn Quang Quynh (2001), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
69. Đặng Văn Thanh (2006), Vai trò vị trí của kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
70. Đặng Văn Thanh (2014), Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm soát đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội. 157
71. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định 61/TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
72. Đoàn Xuân Tiên (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm toán viên theo định hướng Chiến lược phát triển cơ quan Kiểm toán nhà nước đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
73. Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao-INTOSAI (1997), Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
74. Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao-INTOSAI (2008), Nâng cao năng lực cho các cơ quan Kiểm toán nhà nước.
75. Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
76. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
77. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
78. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 về tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước, Hà Nội.
79. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Nghị quyết số 927/2010/NQ-UBTVQH12 về việc ban hành chiến lược phát triểm Kiểm toán nhà nước đến năm 2020, Hà Nội.
80. Nguyễn Hữu Vạn (2014), "Kiểm toán nhà nước một thiết chế bảo đảm tính dân chủ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật, (5), tr.17-19.
81. Wang Chang Song (2004), Khái quát về pháp luật kiểm toán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tham luận, Trung Hoa.
Tiếng Anh
82. Australian National Audit Office (2013), An introduction on Australian National Audit Office, Australia. 158
83. Board of Audit and Inspection(2012), Anual Report, Korea.
84. Board of Audit (2013), Report on Auditors, Japan.
85. International Organisation of Supreme Audit Institutions (2001), Independence of SAIs Project, Final Task Force Report, Austria.
86. International Organisation of Supreme Audit Institutions (2001), Mandates of Supreme Audit Institutions, Austria.
87. International Organisation of Supreme Audit Institutions (2012), Human Resourse Management-A guide for SAIs, Austria.
88. International Organisation of Supreme Audit Institutions (2013), International Standards of Supreme Audit Institution, Austria.
89. Office of the Auditor General of Canada (2013), Report on the staff, Canada.
---------------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,chat luong,doi ngu,kiem toan vien,cua kiem toan,nha nuoc,ha thi my dung
Nhận xét
Đăng nhận xét