Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, tram cam, o nguoi truong thanh, tai thanh pho, ho chi minh, ty le mac, va hieu qua, cua giao duc, trong dieu tri, dang hoang hai

TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỶ LỆ MẮC VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU TRỊ 
 


NCS: ĐẶNG HOÀNG HẢI  - NHD:  PGS. TS. LÝ ANH TUẤN, PGS. TS. LÊ HOÀNG NINH - Chuyên ngành   : DỊCH TỄ HỌC - Mã số   :  3.01.11 



 


MỞ ĐẦU

Năm 1996, theo một báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG) [14] về thiệt hại liên quan đến các loại bệnh, các tác giả có lưu ý đến rối loạn trầm cảm (TC). Trong năm 1996, thiệt hại của TC được xếp vào hàng thứ tư; Vào năm 2020, sẽ được xếp vào hàng thứ hai và trở thành một vấn đề quan trọng trong ngành y tế cộng đồng.

Thiệt hại liên quan đến TC có thể do nhiều lý do khác nhau, trong đó có thể do tính chất phổ biến. Theo TCYTTG [136], [138], mỗi năm có khoảng 7,6% dân số trưởng thành trên thế giới bị TC, và tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới [69].

Nhiều cuộc điều tra được tiến hành trên nhiều quốc gia khác nhau để đánh giá mối liên quan giữa môi trường và trầm cảm, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ TC ở những người sống độc thân, ly thân-ly dị, góa, thất nghiệp hoặc thu nhập thấp thường cao hơn trong dân số chung, nhưng mối liên hệ này rất phức tạp và thay đổi theo từng quốc gia.

Bên cạnh các điều tra, người ta còn đánh giá kết quả điều trị trầm cảm tạiTheo kết quả điều trị tại các khoa khám bệnh (những năm 2000), tỷ lệ thuyên giảm (TG) Được ước tính là 30-45%, thấp hơn tỷ lệ TG trong các công trình thử thuốc CTC là 65-75%. Sự khác biệt này có liên quan đến tuân thủ điều trị (TTĐT) Của BN.

Các nghiên cứu về TTĐT trong những năm 1970 cho thấy tỷ lệ này rất thấp. Theo TCYTTG [137], chỉ khoảng 10-25% BN uống thuốc đầy đủ.

Khi phân tích các yếu tố liên quan đến TTĐT; Theo một số tác giả, nhận thức của người bệnh là một yếu tố quan trọng. Nhiều biện pháp giáo dục khác nhau tác động lên nhận thức của người bệnh đã được nghiên cứu.

Nhiều công trình nghiên cứu trong những năm 1960 cho thấy tỷ lệ TT ở nhóm được giáo dục là 25-30%, cao hơn tỷ lệ 10-25% của nhóm chứng.

Trong những năm 2000, người ta tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của giáo dục lên tỷ lệ TG tại khoa khám, kết quả cho thấy tỷ lệ TG của nhóm được giáo dục là 70-75%, cao hơn tỷ lệ 30-50% của nhóm chứng.

Tại Tp. HCM và một số tỉnh thành khác, nhiều cuộc điều tra thực hiện vào những năm 1975, kết quả cho thấy khoảng 0,01-0,03% người trưởng thành bị TC. Tại Khoa khám bệnh của Bệnh Viện Tâm Thần (BVTT) Tp. HCM, theo báo cáo trong những năm 1990-1992, chỉ có 0,62% người khám bệnh được chẩn đoán là TC, số liệu này không phù hợp với số liệu trên thế giới.

Cần có những nghiên cứu về tỷ lệ TC tại Tp. HCM, cũng như phân bố trầm cảm theo tình trạng hôn nhân, việc làm, thu nhập.. Trong điều trị TC, tại khoa khám vẫn chưa có công trình nào đánh giá về kết quả điều trị và TTĐT; Cần có những công trình đánh giá kết quả điều trị tại khoa khám.

Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ TC? Phân bố TC ở theo giới, nhóm tuổi, tình trạng gia đình, việc làm và thu nhập? Ở Khoa khám bệnh BVTT Tp. HCM, xác định tỷ lệ TG, tái phát (TP)? Nếu ứng dụng giáo dục trong điều trị, xác định tỷ lệ TG, TP, TTĐT của biện pháp giáo dục? Sự khác biệt giữa tỷ lệ TG, TP và TTĐT của nhóm giáo dục và nhóm chứng?

Nên mục tiêu nghiên cứu trong bài báo cáo này là:

1. Xác định tỷ lệ TC ở người dân sống tại Tp. HCM (nam 1999,2000) Và phân bố trầm cảm theo giới, nhóm tuổi, tình trạng gia đình, việc làm, thu nhập.

2. Xác định tỷ lệ TG, TP, TTĐT của BN điều trị tại Khoa khám bệnh BVTT Tp. HCM.

3. Xác định hiệu quả của biện pháp giáo dục lên tỷ lệ TG, TP, TTĐT.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TRẦM CẢM

1.1.1 Lịch sử:

Theo các y văn [2], [5], 400 năm trước công nguyên, Hippocrate gọi bệnh này là “sầu uất”.

Năm 1899, Emil Kraeplin [2] là người đầu tiên mô tả đầy đủ về lâm sàng của rối loạn này, ông đặt tên là “loạn thần hưng trầm cảm”.

Biểu hiện lâm sàng gồm hai thể hưng cảm hoặc trầm cảm; Các cơn này có thể xen kẽ (thể lưỡng cực) Hoặc chỉ có cơn hưng cảm hoặc cơn trầm cảm (thể đơn cực).

1.1.2 Các bảng phân loại quốc tế về bệnh tật:

Dựa trên yêu cầu thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán giữa các bác sĩ tâm thần, một số tổ chức y tế trên thế giới có biên soạn các bảng phân loại quốc tế về bệnh tật [140], trong đó có thể kể đến hai cơ quan là TCYTTG và Viện Quốc Gia Sức Khỏe Tâm Thần (VQGSKTT) Của Hoa Kỳ. Tổ Chức Y Tế Thế Giới:


- Năm 1977, trong “Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần 9”  (BPLQTBT lần 9) [2], các rối loạn tâm thần mang mã số từ 290300, trong đó “loạn tâm thần hưng trầm cảm”  được xếp vào “rối loạn tâm thần”, mang mã số 296.

- Năm 1992, trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần 10 (BPLQTBT lần 10) [9], [21], [132], [134], [135], các bệnh tâm thần mang mã số F và “loạn tâm thần hưng trầm cảm”  được xếp vào nhóm “rối loạn khí sắc”  (mã số F. 3); Trong đó, “loạn tâm thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm”  được xếp vào “TC” và có hai loại bệnh riêng biệt: “giai đoạn trầm cảm”  (mã số F. 32) Và “trầm cảm tái diễn”  (mã số F. 33), các thể bệnh khác được xếp vào “lưỡng cực”.

Theo bảng này, TC là một cơn rối loạn khí sắc, với các triệu chứng như buồn, mất thích thú, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, ý tưởng bi quan, ý tưởng tự ti, không tập trung tư tưởng, ý tưởng tự tư; Thời gian cơn phải trên hai tuần.

Hiện nay, với BPLQTBT lần 10, việc chẩn đoán được tiêu chuẩn và thống nhất trên nhiều quốc gia khác nhau. Hiệp hội Bác sĩ Tâm thần Hoa Kỳ:

Hiệp hội Bác sĩ Tâm thần Hoa Kỳ có biên soạn “Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần”  (STCĐVTKRLTT), cuốn sổ tay này chỉ dùng trong chuyên khoa Tâm thần.

Năm 1987, trong cuốn STCĐVTKLTT lần IV [6], [9], [21], “loạn tâm thần hưng trầm cảm”  được xếp vào nhóm “rối loạn khí sắc”; “loạn tâm thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm”  được xếp vào “trầm cảm”  (mã số 296) Với hai thể bệnh: “giai đoạn trầm cảm”  (mã số 296.2) Và “trầm cảm tái diễn”  (mã số 296.3).

Theo bảng này, TC là một cơn rối loạn khí sắc, với các triệu chứng như buồn, mất thích thú; Và nhóm triệu chứng phụ: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, ý tưởng bi quan, không tập trung tư tưởng, ý tưởng tự tử; Thời gian cơn phải trên hai tuần. Nhận xét:

Từ thời Kraeplin đến BPLQTBT lần 9, TC vẫn được xếp vào nhóm bệnh tâm thần, và phân loại các thể bệnh dựa trên bệnh cảnh lâm sàng; Như vậy, phương pháp phân loại và xếp thể bệnh không có thay đổi.

Nhưng đối với BPLQTBT lần 10 và STCĐVTKRLTT lần IV, TC được xếp vào nhóm rối loạn khí sắc, và phân loại các thể bệnh dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh; Ngoài ra trong các bảng này còn đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán. Như vậy, có sự thay đổi trong phân loại bệnh và các thể bệnh, cũng như có thêm tiêu chuẩn chẩn đoán.

Hiện nay, BPLQTBT lần 10 và STCĐVTKRLTT lần IV là tài liệu cơ bản dùng cho chẩn đoán và điều trị trên nhiều quốc gia khác nhau và là cơ sở để biên soạn các tài liệu quan trọng khác như “bảng phỏng vấn”  dùng trong các điều tra sức khỏe tâm thần và các tài liệu hướng dẫn điều trị.

1.2. DỊCH TỄ HỌC CỦA TC

Dịch tễ học đã được biết từ thời Hippocrate [1], sau các nghiên cứu của J. Graunt (1662) Về bệnh dịch, của Snow (1854) Về trận dịch tả tại Anh; 7 trong giai đoạn này, đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học hầu như chỉ tập trung vào bệnh truyền nhiễm.

Sau các công trình nghiên cứu của Doll, Hill về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, đối tượng của dịch tễ học được mở rộng ra các bệnh mạn tính, trong đó có các bệnh tâm thần [11], [77], [98].

1.2.1. Dịch tễ học của trầm cảm:

Theo tác giả Dohrenwend [98], dịch tễ học trong tâm thần (bao gồm cả TC) Phát triển qua ba giai đoạn:

- Trước những năm 1950, các số liệu dịch tễ thường dựa trên số

BN điều trị nội trú, nên số liệu này không thể hiện được tình trạng tâm thần trong cộng đồng.

- Đến những năm 1950, mặc dầu các số liệu dịch tễ dựa vào kết quả điều tra trong cộng đồng, phản ảnh được tình trạng tâm thần trong cộng đồng. Tuy nhiên, vì phương pháp phỏng vấn, chẩn đoán và điều tra chưa được thống nhất nên số liệu dịch tễ lại thay đổi theo từng quốc gia.

- Sau những năm 1980, với việc thống nhất phương pháp điều tra, các bảng phỏng vấn như: “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, “bảng phỏng vấn thần kinh-tâm thần quốc tế rút gọn”  của TCYTTG, hoặc “bảng phỏng vấn chẩn đoán theo mục lục”  của VQGSKTT của Hoa kỳ, số liệu dịch tễ có thể thể thống nhất trên nhiều quốc gia.

Sau khi thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán trong các bảng như BPLQTBT và STCĐVTKRLTT, nhiều cơ quan bắt đầu biên soạn các 8 bảng phỏng vấn dùng trong điều tra, trong đó có TCYTTG và VQGSKTT Hoa Kỳ [102]. Tổ chức y tế thế giới: Năm 1994, “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp” [10], [57], [70], [72], [98], [103], [104] được soạn theo tiêu chuẩn của BPLQTBT lần 10, STCĐVTKLTT lần IV và “bảng phỏng vấn chẩn đoán theo mục lục” [35] [57] [72] được sử dụng trong nhiều cuộc điều tra khác nhau trên thế giới. Năm 1996, TCYTTG và Bộ Hợp Tác Đối Ngoại của Pháp đã biên soạn “bảng phỏng vấn thần kinh-tâm thần quốc tế rút gọn” [72], [98], bảng này được soạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 10, và được dùng trong cuộc điều tra ở các quốc gia Châu Âu. Viện quốc gia sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ: Năm 1974, tác giả Wing [72] có biên soạn thang “thăm khám tình trạng tâm thần”. Năm 1981, VQGSKTT biên soạn “bảng phỏng vấn chẩn đoán theo mục lục”  theo tiêu chuẩn chẩn đoán STCĐVTKLTT lần III, có tham khảo thêm thang “thăm khám tình trạng tâm thần”, và bản này được dùng trong cuộc “điều tra dịch tễ vùng”  [72].

1.2.2. Tần suất của TC:

Tại Mỹ, những năm 1980, VQGSKTT tiến hành “điều tra dịch tễ vùng”  [34], [97], [98] trên dân số 18.572, dùng “bảng phỏng vấn 9 chẩn đoán theo mục lục”; Kết quả điều tra cho thấy tần suất TC trong một năm là 2,7%. Đến những năm 1990, “điều tra quốc gia các bệnh phối hợp”  (1994) [19], [60], [61], [62], [63], [65], [72] được tiến hành trên 8.098 người, dùng “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là 10,3%. Sau đó là “điều tra quốc gia các bệnh phối hợp làm lại”  (2003) [64], [72] trên 9.090 người, tần suất TC trong một năm là 6,6%. Dựa trên kết quả của các điều tra khác nhau, VQGSKTT Hoa Kỳ ước tính tần suất TC trong 1 năm của người Mỹ là 6,5%. Ở Canada, cuộc điều tra ở Toronto (2000) [98] trên 1.393 người, với “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là 10,4%. Ở Mexico (2003) [98], điều tra trên 1.734 người, với “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là 4,5%.

Tại các nước Bắc Âu, cuộc điều tra ở Phần Lan (2000) [98] trên 5.993 người, với “bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp”, tần suất TC trong một năm là 9,3%. Tại Na Uy (2001) [98], cuộc điều tra tại Oslo trên 2.066 người, tần suất TC trong một năm là 7,3%. Ở cộng đồng chung Âu Châu có cuộc điều tra “mạng lưới quốc tế về hậu quả của TC”  (2001) [13], [98] trên 5 nước: Phần Lan, Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha và An; Mặc dù tỷ lệ TC thay đổi theo từng quốc gia nhưng các tác giả thống nhất tần suất TC của Châu Âu tại thời điểm khảo sát là 6,6%.

Tại Châu Á [70], ở Đại Hàn (1996), tần suất TC trong một năm là 2,3%. Tại Việt Nam:

Sau giải phóng, trường Đại Học Y Dược Tp. HCM, Sở Y tế Tp. HCM và BVTT Biên Hòa đã tiến hành nhiều cuộc điều tra ởTp. HCM, Tiền Giang và thành phố Biên Hòa:

- Trường Đại Học Y Dược Tp. HCM điều tra tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Tp. HCM (1978) Trên 1.972 người, theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 9, tỷ lệ TC là 0,01%.

- Sở Y tế Tp. HCM điều tra tại phường 1, quận Phú Nhuận (1978) Trên dân số 10.775, tỷ lệ TC là 0,02%.

- BVTT Biên Hòa điều tra trên 6.610 người tại thành phố Biên Hòa (1977), cũng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 9, tỷ lệ TC là 0,03%.

Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ TC tại một số tỉnh phía nam khá thấp vào khoảng 0,01-0,03% so với tỷ lệ 7,6% của TCYTTG. Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chẩn đoán: Các điều tra do TCYTTG dựa trên BPLQTBT lần 10; Còn tại Việt Nam, vào những năm 1975-1978, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào BPLQTBT lần 9. Nhận xét chung về tỷ lệ TC:

- TC là một rối loạn phổ biến trên nhiều quốc gia. Theo ước tính của TCYTTG, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7,6% dân số bị TC.

- Hiện nay, tỷ lệ TC có chiều hướng gia tăng. Nếu trong “điều tra dịch tễ vùng”  tiến hành những năm 1980, tỷ lệ TC trong 1 năm là 2,7%; Thì đến những năm 1990, trong “điều tra quốc gia các bệnh phối hợp làm lại”, tỷ lệ này là 6,5%. Mặc dù còn nhiều tranh luận về các số liệu này, nhưng theo nhiều tác giả, tỷ lệ TC có chiều hướng gia tăng.
-------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chẩn đoán rối loạn trầm cảm
1.2. Dịch tễ học của trầm cảm
1.3. Hiệu quả điều trị của thuốc chống trầm cảm
1.4. Kết quả điều trị tại các khoa khám
1.5. Giáo dục trong điều trị trầm cảm
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu 1: Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc
2.2. Mục tiêu 2: Hiệu quả của giáo dục trong điều trị
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc
3.1.1. Giới và trầm cảm
3.1.2. Tình trạng gia đình và trầm cảm
3.1.3. Tình trạng thu nhập và trầm cảm
3.1.4. Nhận xét chung về trầm cảm theo giới, nhóm tuổi, ly di, góa, không việc làm và thu nhập thấp
3.2. Giáo dục trong điều trị cơn trầm cảm
3.2.1. Mẫu nghiên cứu
3.2.2. Giáo dục và thuyên giảm
3.2.3. Giáo dục và tuân thủ điều trị
3.3. Giáo dục trong điều trị tiếp tục
3.3.1. Mẫu nghiên cứu
3.3.2. Giáo dục và tái phát
3.3.3. Giáo dục và tuân thủ điều trị
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Trầm cảm ở người trưởng thành
4.1.1. Trầm cảm ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc
4.1.2. Ly dị và trầm cảm
4.1.3. Góa và trầm cảm
4.1.4. Việc làm và trầm cảm
4.1.5. Thu nhập thấp và trầm cảm
4.1.6. Nhận xét chung
4.2. Kết quả điều trị tại khoa khám (nhóm chứng)
4.2.1. Giai đoạn điều trị cơn trầm cảm
4.2.2. Giai đoạn điều trị tiếp tục
4.2.3. Nhận xét kết quả điều trị tại khoa khám
4.3. Kết quả điều trị ở nhóm giáo dục
4.3.1. Giai đoạn điều trị cơn trầm cảm
4.3.2. Giai đoạn điều trị tiếp tục
4.3.3. Nhận xét kết quả điều trị ở nhóm giáo dục
4.4. Hiệu quả giáo dục trên kết quả điều trị
4.4.1. Giai đoạn điều trị cơn trầm cảm
4.4.2. Giai đoạn điều trị tiếp tục
4.4.3. Nhận xét về hiệu quả của giáo dục
4.5. Hạn chế của công trình nghiên cứu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Lê Hoàng Ninh, Nguyễn văn Truyền (1995), “Đại cương về dịch tễ học”, Dịch tễ học cơ bản, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr 9-28.
2. Trần Đình Xiêm (1997), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Thành phố Hồ Chí minh, tr. 368-386. 

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
3. Aikens, J. E., Nease, D. E. Jr, Nau, D. P., Klinkman, M. S., Schwenk, T. L. (2005), “Adherence to Maintenance-Phase Antidepressant Medication as a Function of Patient Beliefs About Medication”, Ann Fam Med 3, pp. 23-30.
4. Akerblad AC, Bengtsson F, Ekselius L, et al (2003), “Effects of an educational compliance enhancement programme and therapeutic drug monitoring on treatment adherence in depressed patients managed by general practitioners”, Int Clin Psychopharmacol 18, pp.347–354.
5. Akiskal HS. (2005) “Mood disorders: Historical introduction and conceptual overview”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 1. Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 1559.
6. American Psychiatric Association (1994): Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, ed 4. American Psychiatric Association, Washington, DC, pp. 339-344.
7. American Psychiatric Association (1993), “Practice guidelines for major depressive disorder in adults”, Am J Psychiatry 150(Suppl), pp.1.
8. American Psychiatric Association (1993), Practice guidelines for the treatment of psychiatric disorders: Compedium, Washington, DC, pp. 445-508.
9. Andrews G, Slade T, Peters L (1999) “Classification in psychiatry: ICD-10 versus DSM-IV”, Br J Psychiatry 174, pp.3.
10. Andrews G, Peters L (1998), “The psychometric properties of the Composite International Diagnostic Interview”, Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol 33, pp.80.
11. Angst (1995), “ The epidemiology of depressive disorders”, Euroneuropsychopharmacol, 5 (suppl), pp. 95-98. 12. Araya R, Rojas G, Fritsch R, et al (2003), “Treating depression in primary care in low-income women in Santiago, Chile: a randomised controlled trial”, Lancet 361, pp. 995–1000.
13. Ayuso-Mateos JL, Vazquez-Barquero JL, Dorwick C (2001), “Depressive disorders in Europe: prevalence figures from the ODIN study”, Br J Psychiatry, 179, pp. 308-316.
14. Ayuso-Mateos JL, Chatterji S, Mathers C, Murray CJR (2004), “Global burden of depressive disorders in the year 2000”, Br J Psychiatry,184, pp.386-392.
15. Ballenger J (1996), “Clinical evaluation of venlafaxine”. J Clin Psychopharmacol, 16(Suppl):29S.
16. Benfield P, Heel RC, Lewis SP (1986) “Fluoxetine: A review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic efficacy in depressive illness”. Drugs 32, pp. 481.
17. Berto P et al (2000). “Depression: Cost-of-illness studies in the international literature: A review” The Journal of Mental Health Policy and Economics 3, pp. 3-10.
18. Blacker D (2005), “Psychiatric Rating Scales” Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 1. Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 929.
19. Blazer DG, Kessler RC, McGonagle KA, Swartz MS (1994), “The prevalence and distribution of major depression in a national community sample: The National Comorbidity Survey”, Am J Psychiatry 151, pp.979.
20. Bolton W, Oakley K (1987), “A longitudinal study of social support and depression in unemployed men”. Psychological Medicine, 17(2),pp.453–460.
21. Bottlender R, Strauss A (2004), “Classification of functional psychoses and its implication for prognosis: Comparison between ICD-10 and DSM-IV. Psychopathology”, 37, pp.110-117.
22. Broadhead WE, Blazer DG, George LK, Tse CK (1992), “Depression, disability days, and days lost from work in a prospective epidemiologic survey”, JAMA 264, pp. 2524.
23. Bremner JD, Wingard P, Walshe TA (1998), “Safety of mirtazapine in overdose”, J Clin Psychiatry 59, pp.233.
24. Burnett FE, Dinan TG (1998), “The clinical efficacy of venlafaxine in the treatment of depression”, Rev Contemp Pharmacother 9, pp. 303. 25. Canadian Psychiatric Association and the Canadian Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) (2001), “Clinical guidelines for the treatment of depressive disorders”, Can J Psychiatry ,46(Suppl 1), pp. 5S– 90S.
26. Cheng, C. W. R., Woo, K.-s., Chan, J. C. N., Tomlinson, B., You, J. H. S. (2005), “Assessing adherence to statin therapy using patient report, pill count, and an electronic monitoring device”, Am J Health Syst Pharm 62, pp.411-415.
27. Claghorn JL, Lesem MD (1995), “A double-blind placebo-controlled study of org 3770 in depressed outpatients”, J Affect Disord 34, pp. 165.
28. Clerc GE, Ruimy P, Verdeau-Paill J (1994), “A double-blind comparison of venlafaxine and fluoxetine in patients hospitalized for major depression and melancholia”, Int Clin Psychopharmacol 9, pp. 139.
29. Crismon ML, Trivedi MH, Pigott TA, Rush AJ, Hirschfeld RMA, Kahn DA, DeBattista C, Nelson JC, Nierenberg AA, Sackeim HA, Thase ME (1999) “Texas consensus conference panel of medication treatment of major depressive disorder. The Texas Medication Algorithm Project: Report of the Texas Consensus Conference Panel on medication treatment of major depressive disorder”, J Clin Psychiatry 60, pp.142.
30. Cunningham LA, Borison RL, Carman JS, Chouinard G, Crowder JE, Diamond BI, Fischer DE, Hearst E (1994), “A comparison of venlafaxine, trazodone, and placebo in major depression”, J Clin Psychopharmacol 14, pp.
99.
31. De Boer T (1996), “The pharmacologic profile of mirtazapine”, J Clin Psychiatry 57, pp. 19.
32. Dierick M, Ravizza L, Realini R, Martin A (1996), “A double-blind comparison of venlafaxine and fluoxetine for treatment of major depression in outpatients”, Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry 20, pp. 57.
33. Dooley D, Catalano R, Wilson G (1994), “Depression and unemployment: Panel findings from the epidemiologic catchment area study”, American Journal of Community Psychology, 22(6), pp. 745–765.
34. Eaton WW, Kramer M, Anthony JC, Dryman A, Shapiro S, Locke BZ (1989) “The incidence of specific DIS/DSM-III mental disorders: Data from the NIMH Epidemiologic Catchment Area Program” Acta Psychiatr Scand 79, pp. 163. 35. Eaton WW, Anthony JC, Gallo J, Guojun C, Tien A, Romanoski A, Lyketsos C, Chen L (1997), “Natural history of diagnostic interview schedule / DSM-IV major depression”, Arch Gen Psychiatry 54, pp. 993.
36. Fawcett J, Barkin RL (1998), “A meta-analysis of eight randomized, double-blind, controlled clinical trials of mirtazapine for the treatment of patients with major depression and symptoms of anxiety”, J Clin Psychiatry 59, pp.123.
37. Finley PR, Rens HR, Pont JT, et al (2003), “Impact of a collaborative care model on depression in a primary care setting: a randomized controlled trial”, Pharmacotherapy 23, pp.1175–1185.
38. Gary Ruoff, MD (2005), “A method that dramatically improves patient adherence to depression treatment”, The journal of family practice, Vol. 54, No. 10
39. Gelenberg AJ, Trivedi MH, Rush AJ, Thase ME, Howland R, Klein DN, Kornstein SG, Dunner DL, Markowitz JC, Hirschfeld RM, Keitner GI, Zajecka J, Kocsis JH, Russell JM, Miller I, Manber R, Arnow B, Rothbaum B, Munsaka M, Banks P, Borian FE, Keller MB (2003), “Randomized, placebo-controlled trial of nefazodone maintenance treatment in preventing recurrence in chronic depression”, Biol Psychiatry 54, pp. 806-817.
40. Gilbody, S., Whitty, P., Grimshaw, J., Thomas, R. (2003) “Educational and Organizational Interventions to Improve the Management of Depression in Primary Care: A Systematic Review”. JAMA 289, pp. 3145-3151
41. Greenberg PE, Stigilin, Finkelstein SN, Berndt ER (1993), “Depression: A neglected Major illness”, Journal of clinical psychiatry 54(11), pp. 419-424.
42. Guelfi JD, Ansseau M, Corruble E, Samuelian JC, Tonelli I, Tournoux A, Pletan Y (1998), “A double-blind comparison of the efficacy and safety of milnacipran and fluoxetine in depressed inpatients”, Int Clin Psychopharmacol 13, pp.121.
43. Guelfi JD, White C, Hackett D, Guichoux JY, Magni G (1995) “Effectiveness of venlafaxine in patients hospitalized for major depression and melancholia”, J Clin Psychiatry 56, pp.450.
44. Haffmans PM, Timmerman L, Hoogduin CA(1996), “Efficacy and tolerability of citalopram in comparison with fluvoxamine in depressed outpatients: A double-blind, multicentre study. The LUCIFER Group”, Int Clin Psychopharmacol 11, pp. 157. 45. Halikas JA (1995), “Org 3770 (mirtazapine) versus trazodone: A placebo controlled trial in depressed elderly patients”, Hum Psychopharmacol 10:S125.
46. Hamilton M (1960), “A rating scale for depression”, J Neurol Neurosurg Psychiatry 23, pp.56-62.
47. Haynes RB, McDonald HP, Garg AX (2002), “ Helping patients follow prescribed treatment: Clinical applications”, JAMA 288, pp. 2880–2883.
48. Hedrick SC, Chaney EF, Felker B, et al (2003), “Effectiveness of collaborative care depression treatment in Veterans' Affairs primary care”, J Gen Intern Med 18, pp. 9–16.
49. Hettema J, Kornstein S (2005), “Trazodone”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 2949.
50. Hoyberg OJ, Maragakis B, Mullin J, Norum D, Stordall E, Ekdahl P, Ose E, Moksnes KM, Sennef C (1996), “A double-blind multicentre comparison of mirtazapine and amitriptyline in elderly depressed patients”, Acta Psychiatr Scand 93, pp.184.
51. Jefferson JW, Rush AJ, Nelson JC, Vanmeter SA, Krishen A, Hampton KD, Wightman DS, Modell JG (2006), “Extended-release bupropion for patients with major depressive disorder presenting with symptoms of reduced energy, pleasure, and interest: Findings from a randomized, double-blind, placebo-controlled study”, J Clin Psychiatry 67(6), pp. 865.
52. Kasper S, Zivkov M, Roes KCB, Pols AG (1997), “Pharmacological treatment of severely depressed patients: A meta-analysis comparing efficacy of mirtazapine and amitriptyline”, Eur Neuropsychopharmacol 7, pp.
115.
53. Kasper S, Pletan Y, Solles A, Tournoux A (1996), “Comparative studies with milnacipran and tricyclic antidepressants in the treatment of patients with major depression: A summary of clinical trials results”, Int Clin Psychopharmacol 11(Suppl), pp. 35.
54. Kasper S, Fuger J, Moller HJ (1992), “Comparative efficacy of antidepressants”, Drugs 43(Suppl), pp. 11.
55. Khan A, Kornsten SG (2005), “Nefazodone”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 2863. 56. Khan MC (1995), “A randomized, double-blind, placebo-controlled, 5-weeks' study of org 3770 (mirtazapine) in major depression”, Hum Psychopharmacol 10:S, pp. 119.
57. Keller J, Gomez RG, Kenna HA, Poesner J, DeBattista C, Flores B, Schatzberg AF (2006), “Detecting psychotic major depression using psychiatric rating scales”, J Psychiar Res 40, pp. 22-29.
58. Kelsey JE (2005), “Selective serotonin reuptake inhibitors” Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp.2887.
59. Kennedy SH, Holt A, Baker GB (2005), “Monoamine oxidase inhibitors”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp.2854.
60. Kessler RC, Walters EE (1998) “Epidemiology of DSM III-R major depression and minor depression among aldolescents and young adults in the Natinal Comorbidity Survey”, Depression anxiety 7, pp. 3-14.
61. Kessler RC, McGonagle KA, Zhao S, Nelson CB, Hughes M, Esllerman S, Wittchen H, Kendler KS (1994), “Lifetime and 12-month prevalence of DSM-III-R psychiatric disorders in the United States: Results from the National Comorbidity Survey”. Arch Gen Psychiatry 51, pp.8-19.
62. Kessler RC, Nelson CB, Mc Gongale KA (1996), “Comorbidity of DSM III-R major depressive disorder in the general population: results from the Natinal Comorbidity Survey”, Br J psychiatry 168, (suppl 30), pp. 17-30.
63. Kessler RC, Zhao S, Blazer DG (1997), “Prevalence, correlates, and course of minor depression and major depression in the Natinal Comorbidity Survey”, J Affect Disorder 45, pp 19-30.
64. Kessler RC, Berglund P, Delmer O (2003), “The epidemiology of major depressive disorder : results from the Natinal Comorbidity Survey Replication (NCS-R)”, JAMA 289, pp. 3095-3105.
65. Kessler RC, McGonagle KA, Swartz M, Blazer DG, Nelson CB (1993), “Sex and depression in the National Comorbidity Survey 1: Lifetime prevalence, chronicity and recurrence”, J Affect Dis 29, pp.85.
66. Kessler RC (1997), “The effects of stressful life events on depression”, Annual Review of Psychology, Annual Reviews, Palo Alto, CA. 67. Kessler RC, Berglund PA, Foster CL, Saunders WB, Stang PE, Walters EE (1997a), “The social consequences of psychiatric disorders II. Teenage parenthood, Am J Psychiatry 15, pp.1405.
68. Kessler RC, Frank RG (1997), “The impact of psychiatric disorders on work loss days”, Psychol Med 27, pp. 861.
69. Klerman GL, Weissman MM (1989), “Increasing rates of depression”, JAMA 261, pp. 2229-2235.
70. Laurence J Kirmayer, G Eric Jarvis “Depression across cultures”, ”, Textbook of mood disorders, Washington DC, pp. 699-715.
71. Lin EH, von Korff M, Katon W, et al (1995), “The role of the primary care physician in patients’ adherence to antidepressant therapy”, Med Care 33, pp.67–74.
72. Mary Amanda Dew, Galen E Switzer, Larissa Miaskovsky, Andrea F, Dimartini (1996), “Rating scales for mood disorders”, Textbook of mood disorders, Washington DC, pp. 69-94.
73. Mattila M, Jaaskelainen J, Jarvi R, Romanov M, Miettinen E, Sorri P, Ahlfors U, Zivkov M (1995), “A double-blind study comparing the efficacy and tolerability of mirtazapine and doxepin in patients with major depression”, Eur Neuropsychopharmacol 5, pp.441.
74. Mc Donald, H. P., Garg, A. X., Haynes, R. B. (2002), “Interventions to Enhance Patient Adherence to Medication Prescriptions: Scientific Review”. JAMA 288, pp. 2868-2879.
75. Mefi Ca, Chawla AJ, Croghan TW, Hanna MP, Kennedi S, Sredl K (1998), “The effects of adherence to antidepressant treatment guideline s on relapse and recurrence of depression”, Arc gen Psychiatry 55(12), pp. 1128-1132.
76. Mezzich JE, Berganza CE, von Cranach M, Jorge MR, Kastrup MC, Murthy RS, Okasha A, Pull C, Sartorius N, Skodol A, Zaudig M, eds (2003), “Essentials of the World Psychiatric Association's International Guidelines for Diagnostic Assessment (IGDA)”, Br J Psychiatry182[Suppl 45]pp.S37-S66.
77. Mezzich JE (2005), “Epidemiology”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 1. Lippincott Williams & Wilkins; Baltimore, pp. 656. 78. Milne RJ, Goa KL (1991), “Citalopram. A review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic potential in depressive illness”. Drugs 41, pp.450.
79. Miranda J, Chung JY, Green BL, et al (2003), “Treating depression in predominantly low-income young minority women: a randomized controlled trial”, JAMA 290, pp. 57–65.
80. Mischoulon D, Opitz G, Kelly K, Fava M, Rosenbaum JF (2004), “A preliminary open study of the tolerability and effectiveness of nefazodone in major depressive disorder: Comparing patients who recently discontinued an SSRI with those on no recent antidepressant treatment”. Depress Anxiety, 19, pp. 43-50.
81. Mynors-Wallis LM, Gath DH, Lloyd T, Tomlinson D (1995), “Randomized controlled trial comparing problem solving treatment with amitryptiline and placebo for major depression in primary care”, BMJ 310, pp. 441-446.
82. Montgomery SA (1995), “Safety of mirtazapine: A review”, Int Clin Psychopharmacol 10, pp. 37.
83. Montgomery SA, Rasmussen JG, Tanghoj P (1993), “A 24-week study of 20 mg citalopram, 40 mg citalopram, and placebo in the prevention of relapse of major depression”, Int Clin Psychopharmacol 8, pp. 181.
84. Montgomery SA, Reimitz PE, Zivkov M (1998), “Mirtazapine versus amitriptyline in the long-term treatment of depression: A double-blind placebo-controlled study”, Int Clin Psychopharmacol 13, pp. 63.
85. Mullin J, Lodge A, Bennie E, McCreadie R, Bhatt GS, Fenton G (1996), “A multicentre, double-blind, amitriptyline-controlled study of mirtazapine in patients with major depression”, J Psychopharmacol 10, pp.235.
86. National academy on an aging society (2000), “Depression, a treatable disease”, Number 9, July.
87. Nelson JC (1997), “Safety and tolerability of the new antidepressants”, J Clin Psychiatry 58, pp. 26.
88. Nemeroff CB, Entsuah AR, Willard L, Demitrack M, Thase M (2003), “Venlafaxine and SSRIs: Pooled remission analysis”, Eur Neuropsychopharmacol 13[Suppl 4], pp. S255.
89. Nemeroff CB (1993), “Paroxetine: An overview of the efficacy and safety of a new selective serotonin reuptake inhibitor in the treatment of depression”. J Clin Psychopharmacol 13(Suppl), pp. 10S. 90. Nelson J (2005), “Tricyclics and tetracyclics”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan and Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 2956.
91. Nutt DJ (1998), “Efficacy of mirtazapine in clinically relevant subgroups of depressed patients”, Depression Anxiety 7, pp.125.
92. Olier JP, Brochier T, Well AM (1992) “Thérapeutiques des dysthymics”, Encéphale 18, pp. 743-751.
93. Pampallona. S., Bollini. P.,Ttibaldi. G., Kupelnick. B., Munizza. C. (2002). “Patient adherence in the treatment of depression”, Br. J. Psychiatry 180, pp.104-109.
94. Papakostas GI, Worthington JJ 3rd, Iosifescu DV, Kinrys G, Burns AM, Fisher LB, Homberger CH, Mischoulon D, Fava M (2006), “The combination of duloxetine and bupropion for treatment-resistant major depressive disorder”, Depress Anxiety 23(3), pp. 178.
95. Paykel ES, DiMascio A, Klerman GL, Prusoff BA, Weissman MM (1976), “Maintenance therapy of depression”, Pharmakopsychiatr Neuropsychopharmakol 9, pp.127-136.
96. Philip S Wang PS, Berglund PA, Kessler RC (2000): “Recent care of common mental disorders in the United States: Prevalence and conformance with evidence-based recommendations”, J Gen Intern Med. 15:p.p. 288.
97. Regier DA, Narrow WE, Rae DS, Manderscheid RW, Locke BZ, Goodwin FK (1993), “The de facto US mental health and addictive disorders service system: Epidemiologic Catchment Area prospective 1 year prevalence rates of disorders and services”, Arch Gen Psychiatry 50, pp. 85-94.
98. Renee D, Goodwin, Frank Jacobi, Antje Bittner, Hans Ulrich Wittchen, “Epidemiology of mood disorders”, Textbook of mood disorders, vol 1, Washington DC, pp 55-63.
99. Richard C. Shelton, Natalie Lester “Selective Serotonin reuptake inhibitors and newer antidepressants”, Textbook of mood disorders, vol 1, Washington DC, pp
100. Richou H, Ruimy P, Charbaut J, Delisle JP, Brunner H, Patris M, Zivkov M (1995) “A multicentre, double-blind, clomipramine-controlled efficacy and safety study of org 3770”, Hum Psychopharmacol 10, pp. 263.  
101. Rober Peveler, charles George, Ann-Louise Kinmonth, Chris Thompson (1999), “ Effect of antidepressant drug counselling and information leaflets on adherence to drug treatment in primary care: randomized control trial”, BMJ 319, pp. 612-615.
102. Robins LN, Helzer JE, Croughan J (1981), “National institute of mental health Diagnostic interview schedule”, Arch Gen Psychiatry 38, pp 381-389.
103. Robins LN, Wing J, Wittchen H-U (1988), “The Composite International Diagnostic Interview: an epidemiological instrument suitable for use in conjunction with different diagnostic systems and different cultures”, Arch Gen Psychiatry 45, pp 1069-1077.
104. Rost K, Nutting P, Smith JL, et al (2002), “Managing depression as a chronic disease: a randomised trial of ongoing treatment in primary care”, BMJ 325, pp. 934–937.
105. Rush AJ, Fava M, Wisniewski SR, Lavori PW, Trivedi MH, Sackeim HA, Thase ME, Nierenberg AA, Quitkin FM, Kashner TM, Kupfer DJ, Rosenbaum JF, Alpert J, Stewart JW, McGrath PJ, Biggs MM, Shores-Wilson K, Lebowitz BD, Ritz L, Niederehe G (2004), “STAR*D Investigators Group.Sequenced treatment alternatives to relieve depression (STAR*D): Rationale and design”, Control Clin Trials 25, pp. 119-142.
106. Rush JA, Hudziak J, Rettew DC (2005), “Bupropion”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 2791.
107. Rush AJ, Trivedi MH, Wisniewski SR, Stewart JW, Nierenberg AA, Thase ME, Ritz L, Biggs MM, Warden D, Luther JF, Shores-Wilson K, Niederehe G, Fava M (2006), “Bupropion-SR, sertraline, or venlafaxine-XR after failure of SSRIs for depression”, N Engl J Med. 354(12), pp.1231.
108. Rush AJ, Crismon ML, Toprac MG, Trivedi MH, Rago WV, Shon S, Altshuler KZ (1998), “Consensus guidelines in the treatment of major depressive disorder”, J Clin Psychiatry 59(Suppl), pp. 73.
109. Rush AJ, Kupfer DJ (1995), “Strategies and tactics in the treatment of depression”, Treatments of Psychiatric Disorders, ed 2, vol 1, GO Gabbard, editor, American Psychiatric Press, Washington, DC. 110. Rutz W et al. (1992), “Cost-benefit analysis of an educational program for general practitioners given by the Swedish Committee for Prevention and Treatment of Depression”, Acta Psychiatrica Scandinavica 85, pp. 457-464.
111. Schatzberg AF, Rush AJ, Arnow BA, Banks PLC, Blalock JA, Borian FE, Howland R, Klein DN, Kocsis JH, Kornstein SG, Manber R, Markowitz JC, Miller I, Ninan PT, Rothbaum BO, Thase ME, Trivedi MH, Keller MB (2005), “Chronic depression: Medication (nefazodone) or psychotherapy (CBASP) is effective when the other is not”, Archives of General Psychiatry 62(5), pp. 513-520.
112. Schatzberg AF (1996), “Treatment of severe depression with the selective serotonin reuptake inhibitors”, Depression Anxiety 4, pp. 182.
113. Schulberg HC, Katon W, Simon GE, Rush AJ (1998), “Treating major depression in primary care practice: an update of the Agency for Health Care Policy and Research Practice Guidelines”, Arch Gen Psychiatry 55, pp.1121–
1127.
114. Shelton C, Entsuah R, Padmanabhan SK, Vinall PE (2005), “Venlafaxine XR demonstrates higher rates of sustained remission compared to fluoxetine, paroxetine or placebo”, Int Clin Psychopharmacol20(4), pp. 233.
115. Smith WT, Glaudin V, Panagides J, Gilvary E (1990), “Mirtazapine vs amitriptyline vs placebo in the treatment of major depressive disorder”. Psychopharmacol Bull 26, pp. 191.
116. Simon GE, Ludman EJ, Tutty S, et al (2004), “Telephone psychotherapy and telephone care management for primary care patients starting antidepressant treatment: a randomized controlled trial”, JAMA 292, pp. 935–
942.
117. Stahl S, Zivkov M, Reimitz PE, Panagides J, Hoff W (1997), “Meta-analysis of randomized, double-blind, placebo-controlled, efficacy and safety studies of mirtazapine versus amitriptyline in major depression”, Acta Psychiatr Scand 96, pp. 22.
118. Stephens T, Joubert N (2001), “The economic burden of mental health problems in Canada”, Chronic Diseases in Canada, 22(1), pp. 18-23.
119. Stimmel GL, Sussman N, Wingard P (1997), “Mirtazapine safety and tolerability: Analysis of the clinical trials database”, Prim Psychiatry 82. 120. Swindle RW, Rao JK, Helmy A, et al (2003), “Integrating clinical nurse specialists into the treatment of primary care patients with depression”, Int J Psychiatry Med 33, pp.17–37.
121. Taylor FB, Prather MR 92003), “The efficacy of nefazodone augmentation for treatment-resistant depression with anxiety symptoms or anxiety disorder”, Depress Anxiety 18, pp. 83-88.
122. Thase ME (2005), “Mirtazapine”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol 2, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp. 2851.
123. Thase ME, Haight BR, Richard N, Rockett CB, Mitton M, Modell JG, VanMeter S, Harriett AE, Wang Y (2005), “Remission rates following antidepressant therapy with bupropion or selective serotonin reuptake inhibitors: A meta-analysis of original data from 7 randomized controlled trials”, J Clin Psychiatry 66(8), pp. 974.
124. Thase ME (2005), “Selective serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 2, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, pp. 2881.
125. Thase ME, Sloan DME (2003), “Venlafaxine”, Schatzberg AF, Nemeroff CB, eds. Textbook of Psychopharmacology, 3rd ed. Washington DC: American Psychiatric Publishing, Inc, pp. 349-360.
126. Thompson, C., Peveler, R. C., Stephenson, D., McKendrick, J. (2000). “Compliance With Antidepressant Medication in the Treatment of Major Depressive Disorder in Primary Care: A Randomized Comparison of Fluoxetine and a Tricyclic Antidepressant”, Am. J. Psychiatry 157, pp. 338-343.
127. Van Moffaert M, de Wilde J, Vereecken A, Dierick M, Evrard JL, Wilmotte J, Mendlewicz J (1995), “Mirtazapine is more effective than trazodone: A double-blind controlled study in hospitalized patients with major depression”, Int Clin Psychopharmacol 10, pp. 3.
128. Vergouwen, A. C. M., Bakker, A., Pampallona, S., Bollini, P., Tibaldi, G., Kupelnick, B., Munizza, C. (2002) “Patient adherence with antidepressant treatment * Authors' reply”, Br. J. Psychiatry 181, pp. 78-79.
129. Weihs KL, Houser TL, Batey SR, Ascher JA, Bolden-Watson C, Donahue RM, Metz A. (2002), “Continuation phase treatment with bupropion SR effectively decreases the risk for relapse of depression”, Biol Psychiatry 51, pp. 753.
130. Wells K, Sherbourne C, Schoenbaum M, et al (2004), “Five-year impact of quality improvement for depression: results of a group-level randomized controlled trial”, Arch Gen Psychiatry 61, pp. 378–386.
131. Wexler BE, Nelson JC (1993), “The treatment of major depressive disorders”, Int J Ment Health 22, pp. 7.
132. World Health Organization (1992) “The ICD-10 Classification of Mental and ehavioral Disorders: Clinical Descriptions and Diagnostic Guidelines”, World Health Organization, Geneva.
133. World Health Organization (1992), Failure to take prescribed medicine for chronioc diseases is a massive world-wide problem, Geneva, WHO.
134. World Health Organization (1992), “International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems, rev 10”, World Health Organization, Geneva.
135. World Health Organization (1993), “The ICD-10 Classification of Mental and Behavioral Disorders: Diagnostic Criteria for Research”, World Health Organization, Geneva.
136. WHO “World Mental Health Survey Consortium. Prevalence, severity, and unmet need for treatment of mental disorders in the World Health Organization. World Mental Health (WMH) Surveys”, JAMA.
137. World Health Organization (2003), Adherence to longterm therapies evidence for action, Geneva, WHO.
138. World Health Organization (2003), Mental health global action programn, Geneva, WHO.
139. Wilde MI, Plosker GL, Benfield P (1993), “Fluvoxamine. An updated review of its pharmacology, and therapeutic use in depressive illness”, Drugs 46, pp. 895.
140. Zimmerman M, Spitzer RL (2005), “Psychiatric classification”, Sadock BJ, Sadock VA, eds. Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry. 8th ed. Vol. 1, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, 10032004, 291, pp.2581-2590. 
----------------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc,  tram cam, o nguoi truong thanh, tai thanh pho, ho chi minh, ty le mac, va hieu qua, cua giao duc, trong dieu tri, dang hoang hai  

TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỶ LỆ MẮC VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU TRỊ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...