Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, gia tri dinh luong, trab trong, chan doan, va theo doi, tai phat sau dieu tri, noi khoa benh, basedow, phan huy anh vu


GIÁ TRỊ ĐỊNH LƯỢNG TRAb TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI TÁI PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH BASEDOW 


MỞ ĐẦU

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp với hậu quả là sự sản xuất hormon giáp Triiodothyronine (T3) Và Thyroxine (T4) Nhiều hơn bình thường dẫn đến hiện tượng gia tăng nồng độ hormon lưu hành trong máu, gây ra t? N hại về mô và chuyển hóa. Các trạng thái lâm sàng của cường giáp liên quan chặt chẽ đến cơ chế sinh lý bệnh này được gọi chung là tình trạng nhiễm độc giáp. Dựa theo cơ chế sinh lý bệnh vừa nêu, cường giáp được phân thành hai nhóm nguyên nhân: Do tăng sự kích thích và do tăng tính tự chủ. Trong đó, bệnh Basedow thì thường gặp nhất thuộc nhóm do tăng sự kích thích. Bệnh Basedow được Robert Graves mô tả đầu tiên vào năm 1835.

Ngày nay cơ chế bệnh sinh đã được làm sáng tỏ với sự phát hiện ra yếu tố kích thích tuyến giáp, bản chất là kháng thể IgG, gắn kết và hoạt hóa các thụ thể TSH trên tế bào tuyến giáp gây ra tình trạng nhiễm độc giáp của bệnh nhân Basedow [19], [41], [57], [105]. Bệnh Basedow được xếp vào nhóm bệnh tuyến giáp tự miễn gây ra các tổn thương tế bào và làm thay đổi chức năng tuyến giáp thông qua cơ chế dịch thể và trung gian tế bào [22]. Có ba loại kháng nguyên chính có liên quan đến nhóm bệnh tự miễn tuyến giáp: Thyroperoxidase (TPO), Thyroglobulin (Tg), và thụ thể TSH.

Tương ứng với ba loại kháng thể: Kháng thể kháng TPO (TPOAb), kháng thể kháng Thyroglobulin (TgAb), kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb).

Trong đó, tự kháng thể kháng thụ thể TSH có tác động giống với hoạt 2 động kích tuyến giáp của TSH nên gây ra cường giáp trong bệnh lý Basedow [6], [23], [24], [33], [83]. Kể từ khi phân lập được phân tử thụ thể TSH, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm được ba phương pháp chính định lượng các kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) Xét nghiệm sinh học hay xét nghiệm về thụ thể: Thông qua kháng thể kích thích (TSAb) Bằng phương pháp sinh học tế bào; Kháng thể chặn thụ thể TSH (TSBAb) Bằng phương pháp sinh học tế bào; Hay globulin miễn dịch kích thích sự tăng trưởng tuyến giáp TBII bằng phương pháp thụ thể [27], [28], [32], [83]. Dấu nhấn của việc định lượng TRAb là ở chỗ do TRAb có tác động kích thích hoạt động tuyến giáp thông qua thụ thể TSH nằm trên tế bào tuyến giáp.

Nên có rất nhiều khuyến cáo nên sử dụng việc định lượng TRAb trong việc tiên lượng diễn tiến bệnh Basedow sau điều trị nội khoa [29], [32], [34], [57], [83]. Việc điều trị bệnh Basedow thông thường có ba phương pháp sau: Điều trị nội khoa, điều trị bằng tia xạ và điều trị bằng phẫu thuật. Trong đó điều trị nội khoa được ưu tiên chọn lựa vì không gây những thiệt hại vĩnh viễn cho tuyến giáp, thế nhưng tỉ lệ tái phát sau điều trị vẫn còn rất cao có khi lên đến 30% các trường hợp. Chính vì lẽ đó việc định lượng TRAb để tiên lượng khả năng tái phát của bệnh mang lại một lợi ích lớn cho các thầy thuốc thực hành lâm sàng [34], [38], [51]. Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam chỉ mới có một vài công trình nghiên cứu định lượng TRAb nhưng khảo sát chủ yếu đến vấn đề giá trị chẩn đoán của xét nghiệm định lượng TRAb, chưa có đề tài khảo sát giá trị TRAb trong đánh giá tiên lượng tái phát. Đề tài nghiên cứu“Giá trị định lượng TRAb trong chẩn đoán và theo dõi tái phát sau điều trị nội khoa bệnh Basedow” có ba mục tiêu sau:

1. Đánh giá vai trò của TRAb trong chẩn đoán bệnh Basedow.

2. Đánh giá vai trò của TRAb trong tiên lượng khả năng tái phát bệnh Basedow sau điều trị nội khoa.

3. So sánh giá trị chẩn đoán đúng bệnh giữa TRAb định lượng bằng kỹ thuật RIA và ELISA.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH BỆNH BASEDOW.

Bệnh Basedow được xác nhận lần đầu tiên do Robert Graves (người Ailen, 1797-1853) Vào năm 1835, nhưng trước đó mười năm Caleb Parry đã có công mô tả chi tiết các triệu chứng của bệnh. [57] Bệnh Basedow được biết đến với biểu hiện cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu giáp phì đại lan tỏa, có thể có kèm theo lồi mắt và phù niêm.

Bệnh mang nhiều tên gọi khác nhau tùy từng châu lục, thói quen ở từng quốc gia.

- Bệnh Graves (Graves ’ disease)

- Bệnh bướu giáp lồi mắt (Exopthalmic goiter)

- Bệnh Basedow (Basedow’s disease)

- Bệnh Parry (Parry’s disease)

- Bệnh cường chức năng tuyến giáp do miễn dịch (immunogenic hyperthyroidism)

- Bệnh cường chức năng tuyến giáp tự miễn (autoimmune hyperthyroidism)

Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và tăng sản tuyến giáp. Những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức là do tác dụng của các hormon giáp tiết quá nhiều vào trong máu [9], [10], [11], [33], [57].

Trong tất cả các nguyên nhân gây cường giáp bệnh Basedow chiếm khoảng 60 đến 80% các trường hợp, tỉ lệ bệnh thì khác nhau ở các nhóm dân cư. Có khoảng 2% phụ nữ mắc bệnh nhưng chỉ có khoảng 0,1% nam giới bị mắc bệnh này, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam từ năm đến bảy lần.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20 đến 50 tuổi [57].

Một nghiên cứu tại Whickham, một thị trấn nhỏ tại Tây Bắc nước Anh (khoảng 2800 dân cư) Đã phát hiện có 2,7% dân số mắc bệnh Basedow và phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn đàn ông gấp mười lần. [57]

Tại Việt Nam hiện nay chưa có một thống kê toàn quốc về bệnh Basedow tuy nhiên có một vài báo cáo ghi nhận những số liệu sau:

- Tại bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân Basedow chiếm khoảng 45,8% số bệnh nhân nội tiết đến điều trị (1991).

- Theo Mai Thế Trạch, số bệnh nhân Basedow chiếm từ 10 -39% số người có bướu đến khám bệnh và số phụ nữ chiếm 80% các trường hợp (1992).

- Theo Tạ Văn Bình, tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2003 số bệnh nhân đến viện khám vì bệnh cường giáp chiếm 40% tổng số lượt khám và trong đó nữ giới chiếm 95%.

1.1.1 Đặc điểm lâm sàng.

Nhiễm độc giáp

Các triệu chứng lâm sàng nhiễm độc giáp xuất hiện là do hormon tuyến giáp tác động lên tốc độ chuyển hóa và nhiều mô khác nhau, đặc biệt là tim và hệ thần kinh trung ương [9], [10], [33], [53], [57].

1) Biểu hiện thần kinh: Bồn chồn, tính khí thất thường, dễ cáu gắt, trầm cảm, rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng hiếm. Run ở đầu ngón tay với tần số cao, biên độ thấp, đều. Có thể kèm theo rối loạn vận mạch: Đỏ mặt từng lúc, toát mồ hôi [9], [11].

2) Biểu hiện tim mạch: Hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh thường xuyên hơn 100 lần phút không thay đổi dù nghỉ ngơi (triệu chứng rất thường gặp), mạch rộng và nhảy mạnh như trong bệnh hở van động mạch chủ. Tiếng tim mạnh, đôi khi T1 kéo dài, T2 tách đôi, nghĩa là giống các triệu chứng hẹp van hai lá, đôi khi có âm thổi tâm thu ở đáy. Hiệu số huyết áp lớn vì huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương giảm. Tốc độ tuần hoàn ngắn lại, cung lượng tim tăng. Điện tâm đồ nhịp nhanh xoang, đều, đôi khi có ngoại tâm thu. X quang bóng tim lớn, đập mạnh. Lâu ngày dẫn đến suy tim cung lượng cao [53], [60], [72], [77], [94].

3) Rối loạn điều hòa nhiệt: Cảm giác sợ nóng, da nóng và sốt nhẹ 37,5 – 380C.. Bàn tay “Basedow” ấm, ẩm ướt và trơn [10], [57].

4) Cân nặng: Thường gầy sút nhanh, mặc dù vẫn ăn bình thường hoặc có khi ăn rất nhiều. Ở một số ít bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân nghịch thường (Hyperpondérose Paradoxale) [10]. 7

5) Biểu hiện ở cơ bắp: Có thể teo cơ đặc biệt cơ thái dương, cơ vòng quanh vai, cơ tứ đầu đùi [9], [11].

6) Tiêu hóa-tiết niệu: Có thể có khát nước, uống nhiều tiểu nhiều ở mức độ nào đó. Tiêu chảy 5– 10 lần/ngày do tăng nhu động ruột không kèm đau quặn bụng. Nếu là người bị táo bón thường xuyên thì nay đi cầu trở lại bình thường [26], [57].

7) Biểu hiện khác: Rụng tóc, ở nữ vô kinh hay thiểu kinh hiếm gặp.

Bệnh nhân có thể có đầy đủ hoặc không đầy đủ các triệu chứng và dấu chứng trên.

Triệu chứng Dấu hiệu

- Bệnh thần kinh có thể kèm theo run.

- Tim đập nhanh/ rung nhĩ

- Sụt cân

- Hồi hộp

- Hiệu số huyết áp lớn

- HA tâm thu tăng & HA tâm trương giảm

- Sợ nóng và đổ mồ hôi rất nhiều

- Da ấm, trơn.

- Dễ xúc động - Run

- Yếu cơ - Yếu cơ gốc chi

- Tiêu chảy - Tuyến giáp to hay bất thường 8

Cường giáp yên lặng (Apathetic/ Masked Hyperthyroidism).

Một biểu hiện không điển hình của cường giáp. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân lớn tuổi, các triệu chứng hay dấu hiệu kinh điển của cường giáp có thể lu mờ hoặc không có. Ở người lớn tuổi có thể bị trầm cảm. Sụt cân và các triệu chứng suy tim ứ huyết có thể là biểu biện nổi bật của hội chứng tăng chuyển hóa [11], [59], [77].

Bướu giáp mạch lan tỏa

Hầu như tuyến giáp luôn luôn to lan tỏa từ 1,5 – 6 lần bình thường, thường vào khoảng độ I hoặc II theo phân loại bướu giáp của Tổ chức y tế thế giới. Một phần ba bệnh nhân lớn tuổi sẽ không phát hiện được bướu giáp. Tuyến giáp có thể mềm hoặc chắc. Một số bệnh nhân có thể nghe được âm thổi tâm thu trên bướu do tăng lưu lượng máu đến tuyến giáp [53], [84].

Bệnh mắt Basedow

Triệu chứng về mắt xảy ra từ 40 – 50% bệnh nhân bệnh Basedow nhưng hiếm khi gặp ở các nguyên nhân khác của cường giáp. Đây là triệu chứng hữu ích để xác định chẩn đoán [57], [86], [95], [100].

Lồi mắt thường hai bên nhưng cũng có thể một bên và bệnh Basedow là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của lồi mắt một bên.

- Bệnh nhân than phiền: Dễ chảy nước mắt đặc biệt khi tiếp xúc với gió hay lạnh, chói mắt hay sợ ánh sáng, cảm giác cộm ở mắt, song thị ít gặp. Bệnh nhân lồi mắt nhiều thường than phiền rát mắt, đặc biệt lúc ngủ dậy do mi mắt không che kín hoàn toàn giác mạc lúc ngủ (chứng hở mi). 9 - Khám mắt có thể thấy: Ánh mắt có vẻ long lanh, nhìn chăm chú ít chớp.

Lồi mắt đơn thuần do phù nề sau hốc mắt. Lồi mắt đối xứng, có thể ấn vào được, trông rõ lúc nhìn nghiêng. Dùng thước đo độ lồi mắt của Hertel đánh giá cụ thể hơn [11], [40].

Lồi mắt kèm theo phù (lồi mắt ác tính) Hiếm gặp. Phù mi mắt, viêm và phù quanh ổ mắt phù kết mạc, giác mạc, sung huyết giác mạc. Càng phù nhiều mắt càng không ấn vào được khi phù kết mạc, viêm, và phù quanh ổ mắt [11], [99], [104].

Co cơ mi trên, dấu hiệu Dalrymple (hở khe mi hay “lồi mắt giả” ), dấu hiệu Stellwag (mi nhắm không kín), dấu hiệu Von Graefe (mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi mắt), dấu hiệu Joffroy (mất đồng tác giữa nhãn cầu và cơ trán), dấu hiệu Jellinek (viền sậm màu quanh mi mắt) [57], [104].

Liệt cơ vận nhãn gây nhìn đôi, hội tụ hai mắt không đều (dấu hiệu Moebius), mắt không nhìn lên và liếc ngang được.

Phù niêm trước xương chày

Dấu hiệu này là đặc hiệu của bệnh Basedow. Có tên như vậy là do về mô học có sự thâm nhiễm mucopolysaccharide mô dưới da tương tự trong bệnh nhược giáp nặng (bệnh phù niêm, Myxedema). Gặp ở một số bệnh nhân Basedow, 1– 3% bệnh nhân Âu-Mỹ, Việt Nam hiếm gặp. Phù vùng trước xương chày, mắt cá hoặc bàn chân, không bao giờ vượt quá đầu gối. Đôi khi gặp phù niêm ở cánh tay hay ngực. Phù cứng ấn không lõm.

Phù có thể dạng mảng, có hình ảnh da cam (do lỗ chân lông dãn) Và thường ấn không đau [9], [26], [39].

Biểu hiện khác

Nữ hóa tuyến vú hay chảy sữa (nam giới), vết bạch biến, viêm quanh khớp vai.

Ngón tay dùi trống, khi phối hợp với lồi mắt và phù niêm trước xương chày gọi là hội chứng Diamond.
------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm lâm sàng và cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow
1.2 Các kháng nguyên, kháng thể tuyến giáp
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2 ÐỘI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu thứ nhất
2.2 Nghiên cứu thứ hai
2.3 Kỹ thuật định lượng TRAb
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu thứ nhất
3.2 Nghiên cứu thứ hai
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1 Đánh giá vai trò của TRAb trong chẩn đoán bệnh Basedow
4.2 Đánh giá vai trò của TRAb trong theo dõi tái phát bệnh
Basedow sau điều trị nội khoa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan Sỹ An, Bùi Thanh Huyền, Mai Trọng Khoa (2002), “Định lượng TRAb (TSH RECEPTOR ANTIBODY) trong máu người Việt Nam bình thường bằng kỹ thuật RIA”, Tạp chí Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, (5), tr. 47-49.
2. Bộ môn toán (2001), Tài liệu môn toán thống kê, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tr 99-114.
3. Ngô Như Hòa (1981), Thống kê trong nghiên cứu Y học, Nhà xuất bản Y học, Tr. 5-77.
4. Mai Trọng Khoa, Phan Sỹ An, Bùi Thanh Huyền (2002), “Nghiên cứu nồng độ TRAb trong máu người bình thường và bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị I-131”, T?p chí nghin c?u y h?c, (1), t?p 17.
5. Mai Trọng Khoa, Bùi Thanh Huyền, Phan Sỹ An, (2002), “ Anh hưởng của I 131 tới sự thay đổi nồng độ TSH RECEPTOR ANTIBODY (TRAb), tỉ lệ TRAb dương tính và TRAb âm tính ở bệnh nhân Basedow sau điều trị 6-24 tháng”, Tạp chí Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, (3), tr. 40-46.
6. Mai Trọng Khoa, Phan Sỹ An, Bùi Thanh Huyền (2001), Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học chào mừng Đại hội lần thứ 1, Hội Nội tiết – Đái Tháo đường Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 194 – 198.
7. Nguyễn Thy Khuê (1995), Khảo sát tự kháng thể kháng Microsome và kháng Thyroglobulin trên bệnh nhân Basedow, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 4-31. 8. Phạm Hoàng Phiệt (1999), Miễn dịch sinh lý bệnh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-46.
9. Thái Hồng Quang (2001), Bệnh nội tiết, Nxb Y học Hà Nội, tr.106-191.
10. Mai Thế Trạch (1997), Nội tiết học, Nxb Đà N?ng, tr. 13-31.
11. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết học đại cương, Nxb Y học, tr. 131-210.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH
13. Allanic H., Fauchet R., Orgiazzi J., Madec A.M., Genotet B., Lorcy Y. (1990), “Antithyroid drugs and Graves' disease: A prospective randomized evaluation of the efficacy of treatment duration”, J Clin Endoc Metab, pp. 70-75.
14. Ando Takao, Latif Rauf, Pritsker Alla (2002), “A monoclonal thyroid-stimulating antibody”, The Journal of Clinical Investigation, Volume 110, Number 1, pp. 1667 – 1674.
15. Asahi, Takeoka Kadozaki, Takano, Fushimi, Tada (1996), “Fundamental And Clinical Evaluation of determination of thyroid stimulating antibody (TSAb) by Yamasa TSAb kit”, Clin Endocrinol Japan, Volume 44, pp. 401-409.
16. Bahn Rebecca S (2003), “Pathophysiology of Graves’ Ophthalmopathy : The Cycle of Disease”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 88(5), pp. 1939–1946. 17. Bolton Jane, Sanders Jane, Oda Yasuo (1999), “Measurement of Thyroid-Stimulating Hormone Receptor Autoantibodies by ELISA”, American Association for Clinical Chemistry, Volume 45, pp. 2285-2287.
18. Bonomi Marco, Busnelli Marta, Persani Luca, Vassart Gilbert (2006), “Structural Differences in the Hinge Region of the Glycoprotein Hormone Receptors: Evidence from the Sulfated Tyrosine Residues”, Molecular Endocrinology, 20(12), pp. 3351–3363.
19. Buckland P.R., Rickards C.R., Howells R.D., Jones E.D and Rees Smith B. (1982), “Photo-affinity labelling of the thyrotropin receptor”, FEBS Lett, Volume 145, pp. 245 – 249.
20. Cardia M.S., Lima N., Knobel M., Medeiros-Neto G. (2004) “Evaluation of a coated-tube assay for antithyrotropin receptor antibodies in patients with Graves' disease and other thyroid disorders”, 14(4), The New England journal of medicine, pp. 295 –
300.
21. Chazenbalk G.D. et al (1993) “Human organ-specific autoimmune disease: molecular cloning and expression of an autoantibody gene repertoire for a major autoantigen reveals an antigenic dominant region and restricted immunoglobulin gene usage in the target organ”, J. Clin. Invest, Volume 92, pp. 62-74.
22. Chazenbalk G.D. et al (1997) “Evidence that the thyrotropin receptor ectodomain contains not one, but two, cleavage sites”, Endocrinology, Vo1ume 38, pp. 2893 – 2899.
23. Chazenbalk G.D., Jaume J.C., McLachlan S.M., and Rapoport B. (1997), “Engineering the human thyrotropin receptor ectodomain from a nonsecreted form to a secreted, highly immunoreactive glycoprotein that neutralizes autoantibodies in Graves’ patients sera”, J. Biol. Chem,Volume 272 pp. 18959-18965.
24. Couet J. et al (1996), “Shedding of human thyrotropin receptor ectodomain: involvement of a matrix metalloprotease”, J. Biol. Chem, Volume 271, pp. 4545 – 4552.
25. Dai G. , Levy and Carrasco (1996), “Cloning and characterization of the thyroid iodide transporter”, Nature, Volume 379, pp. 458 – 460.
26. Daniel H. Cooper, Andrew J. Krainik, Sam J. Lubner, Hilary E.L Reno (2007), The Washington Manual of Medical Therapeutics, Lippincott William & Wilkins, 32 Edition, pp. 624-641.
27. Davide Calebiro, Luca Persani, Paolo Beck Peccoz (2005) “Clinical Expression Of Mutations in the TSH Receptor: TSH-R Disorders”, Thyroid International, pp. 5-20.
28. Davies, Roti, Braverman, DeGroot (1998), “Thyroid controversy – stimulating antibodies”, J Clin Endocrinol Metab, Volume 83, pp.3777-3785.
29. Davies Terry, Marians Russell, Latif Rauf (2002), “The TSH receptor reveals itself”, The American Society for Clinical Investigation, Volume 110, pp. 161-164.
30. Davies Terry F., Ando Takao, Reigh-Yi Lin, Tomer Yaron, and Latif Rauf (2005), “Thyrotropin receptor – associated diseases: from adenomata to Graves’disease”, Department of Medicine, Mount Sinai School of Medicine, New York, USA, Volume 115, pp.1972–1983. 31. Dayan Colin M. and Daniels Gilbert H. (1996) “Chronic Autoimmune Thyroiditis”, The New England journal of Medicine, Volume 335, pp. 99 – 107.
32. Demer Laurence M. (2002), “Thyroid Autoantibodies”, Laboratory Support for the Diagnosis and Monitoring of Thyroid Disease, pp 43-54.
33. Dennis L.Kasper, Eugene Braunwald, Anthony Fauci, Stephen Hauser, Dan Longo, Larry Jameson J (2004) Harrison’s Principles of Internal Medicine, Mc Graw – Hill, 16 edition, pp.2153-2162.
34. Elio Roti (1999) “TSH Receptor Antibody Measurement in the Diagnosis and Management of Graves’ Disease Is Rarely Necessary”,The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Volume 83, pp. 3781-3784.
35. Epstein Franklin H. (1997) “The thyrotropin receptor in thyroid disease”, The New England Journal of medicine, Volume 337, pp.1675-1681.
36. Farid Nadir R. and Szkudlinski Mariusz W. (2004), “Minireview: Structural and Functional Evolution of the Thyrotropin Receptor”, Endocrinology, 145(9), pp. 4048–4057.
37. Feldt-Rasmussen U., Schleusener H., Carayon P. (2002) “Meta-analysis evaluation of the impact of thyrotropin receptor antibodies on long term remission after medical therapy of Graves' disease”, J Clin Endocrinol Metab, 78(1), pp. 98 – 102.
38. Franklyn J.A., Maisonneuve (1998), “Mortality After The Treatment Of Hyperthyroidism With Radioactive Iodine”, The New England Journal of Medicine, pp. 712 – 718. 39. Ginsberg Jody (2003), “Diagnosis and management of Graves’ disease”, Canadian Medical Association jounal, Volume 168, pp.
575.
40. Gorman C.A. (1978), “The presentation and management of endocrine ophthalmopathy” J Clin Endoc Metab, Volume 7, pp.67-96.
41. Greenspan Francis S., Gardner David G. (2001), Basis and clinical endocrinology, McGraw-Hill, 6th edition, pp. 201-272.
42. Hanley J.A., McNeil B.J. (1982) “The meaning and use of the area under a receiver operating characteristic (ROC) curve”. Radiology, 143: pp 29-36.
43. Hashimoto H., Maruyama H., Koshida R., Okuda N., Sato T. (1995) “Central hypothyroidism resulting from pituitary suppression and peripheral thyrotoxicosis in a premature infant born to a mother with Graves’ disease”, J Pediatr, pp. 11-108.
44. Hashizume K., Ichikawa K., Sakurai A., Suzuki S., Takeda T. (1991) , “Administration of thyroxine in treated Graves' disease. Effects on the level of antibodies to thyroid-stimulating hormone receptors and on the risk of recurrence of hyperthyroidism” The New England journal of medicine, Volume 324, pp. 947-953.
45. Jaeschke H., Neumann S., Kleinau G., Mueller S., Claus M., Krause G., and Paschke R. (2006) “An Aromatic Environment in the Vicinity of Serine 281 Is a Structural Requirement for Thyrotropin Receptor Function”, Endocrinology 147(4), pp. 1753–1760.
46. Joseph L.F. (1981), “Statistical Methods for Rates and Proportions”, John Wiley & Son, pp. 44-45. 47. Kajava A.V., Vassart G., and Wodak S.J. (1995), “Modeling of the three-dimensional structure of proteins with the typical leucine-rich repeats”, Structure, Volume 3 pp. 867 – 877.
48. Kakinuma Ayumu, Chazenbalk Gregorio, Jaume Juan Carlos (1997), “The Human Thyrotropin (TSH) Receptor in a TSH Binding Inhibition Assay for TSH Receptor Autoantibodies”, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, Volume 82, pp. 2129–
2134.
49. Kamijo K. (2003), “TSH receptor Antibody Measurement in Patient with Various Thyrotoxicosis and Hashimoto’s Thyroiditis : a comparison of Two Two-Step Assay, Coat Plate ELISA Using Porcine TSH-Receptor and Coated Tuble Raidioassay Using Human Recombinant TSH – Receptor”, Endocrine journal, 50(1), pp. 113-116.
50. Kaneda Toshio, Honda Asako, Hakozaki Atsushi (2007), “An Improved Graves’ Disease Model Established by Using in Vivo Electroporation Exhibited Long–Term Immunity to Hyperthyroidism in BALB/c Mice”, Endocrinology, 148(5), pp.2335–2344.
51. Kaplan M.M., Meier D.A., Dworkin H.J. (1998), “Treatment of hyperthyroidism with radioactive iodine”, Endoc Metab Clin North Am, 27(1), pp. 14 – 205.
52. Kasagi K., Hidaka A., Nakamura H., Takeuchi R., Misaki T., Iida Y., et al (1993), “Thyrotropin receptor antibodies in hypothyroid Graves' disease”, J Clin Endoc Metab, pp. 76-504. 53. Klein Irwin and Ojamaa Kaie (2001), “Thyroid Hormone And The Cardiovascular System”, The New England Journal of Medicine, Vol. 344, pp. 501-509.
54. Kleinau Gunnar, Brehm Mara, Wiedemann Urs, Labudde Dirk (2007), “Implications for Molecular Mechanisms of Glycoprotein Hormone Receptors Using a New Sequence-Structure-Functio Analysis Resource”, The Endocrine Society, 21(2), pp. 574–580.
55. Kung A.W.C., Yau C.C., Cheng A. (1994), “The incidence of ophthalmopathy after radioiodine therapy for Graves' disease: Prognostic factors and the role of methimazole”, J Clin Endoc Metab, Volum 79, pp. 6 – 542.
56. Land Kimberly J., Prathyusha Gudapati, Kaplan Mark H., and Seetharamaiah Gattadahalli S. (2006), “Differential Requirement of Signal Transducer and Activator of Transcription-4 (Stat4) and Stat6 in a Thyrotropin Receptor-289-Adenovirus-Induced Model of Graves’ Hyperthyroidism”, The Endocrine Society, 147(1), pp. 111 – 119.
57. Larsen P. Reed, Kronenberg Henry M., Melmed Shlomo, Polonshy Kenneth S, William Texbook of Endocrinology, SAUNDERS, 10 Edition, pp. 331-457.
58. Latrofa Francesco, Chazenbalk Gregorio D. (2004),“Affinity-Enrichment of Thyrotropin Receptor Autoantibodies from Graves’ Patients and Normal Individuals Provides Insight into Their Properties and Possible Origin from Natural Antibodies”, The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 89(9), pp.4734 – 4745. 59. Lavin Norman (2002), Manual of Endocrinology and Metabolism, Lippincott Williams & Wilkins, 3th, pp. 396-409.
60. Ludgate M., Costagliola S. and Vassart G. (2000), “Animal models of Graves’ disease. In Graves’ disease: pathogenesis and treatment B. Rapoport and S.M. McLachlan, editors”. Kluwer Academic Publishers, Norwell, Massachusetts, USA, pp. 127–138.
61. Massart C., Hody B, Mouchel L., Edan G. and Nicol M. (1986), “Assays for thyrotropin–receptor binding and thyroid – stimulating antibodies in sera from patients with Graves’ disease”, Clinical Chemistry, Volume 32, pp. 1332-1335.
62. Massart Catherine and Maugendre Didier (2002), “Importance of the Detection Method for Thyroglobulin Antibodies for the Validity of Thyroglobulin Measurements in Sera from Patients with Graves’ disease”, Clinical Chemistry, Volume 48, pp. 102 – 107.
63. Mc Iver Bryan, Rae Peter, Beckett Geoffrey, Wilkinson Ewan (1996), “Lack of Effect Of Thyroxine in Patients with Graves’ Hyperthyroidism Who Are Treated with Antithyroid Drug”, The New England journal of medicine, Volume 334, pp. 220-224.
64. McGregor A.M., Petersen M.M., McLachlan S.M., Rooke P., Smith B.R. (1980), “Carbimazole and the autoimmune response in Graves' disease”, The New England Journal of medicine, pp. 302 -303.
65. McIntosh R.S. and WeetmannA.P. (1997), “Molecular analysis of the antibody response to thyroglobulin and thyroid peroxidase”, Thyroid, Volume 7, pp. 471 – 487. 66. McLachlan Sandra M., Nagayama Yuji and Rapoport Basil (2005), “Insight into Graves’ Hyperthyroidism from Animal Models”, The Endocrine Society, 26(6), pp. 800–832.
67. McLachlan S.M. and Rapoport (1992), “The molecular biology of thyroid peroxidase: cloning, expression and role as autoantigen in autoimmune thyroid disease”, Endocr. Rev, Volume 13, pp. 192-206.
68. McLachlan S.M. and Rapoport (1996), “Monoclonal human autoantibodies to the TSH receptor: the holy grail and why are we looking for it?” J. Clin. Endocrinol Metab, Volume 81 pp. 3152 –
3154.
69. McLachlan S.M. and Rapoport (2000), “ Autoimmune response to the thyroid in humans. Thyroid peroxidase: the common autoantigenic denominator”, Int. Rev. Immunol, Volume 19 pp.587 – 618.
70. McLachlann S.M., McGregor A, Rees Smith B. and Hall (1979), “Thyroid-autoantibody synthesis by Hashimoto’s thyroid lymphocytes”, Lancet, Volume 1, pp. 162 – 163.
71. Misrahi M. et al (1994), “Processing of the precursors of the human thyroid-stimulating hormone receptor in various eukaryotic cells human thyrocytes, transfected L cells and baculovirus-infected insect cells”, Eur. J. Biochem, Volume 222, pp. 711 – 719.
72. Morgenthaler Nils G., Su Chin Ho and Minich Waldemar B. (2007), “Stimulating and Blocking Thyroid-Stimulating Hormone (TSH) Receptor Autoantibodies from Patients with Graves’Disease and Autoimmune Hypothyroidism Have Very Similar Concentration, TSH Receptor Affinity, and Binding Sites”, The Journal of Clinical Endocrinology And Metabolism, 92(3), pp. 1058–1065.
73. Muechlberg Tina, Gilbert Jacqueline A., Rao Prakash V. (2004), “Dynamics of Thyroid-Stimulating and-Blocking Antibodies to the Thyrotropin receptor in a Murine Model of Graves’ Disease”, The New England journal of medicine, Volume 145, pp.1539-1545.
74. Nedrebo B.G., Holm P.I., Uhlving S., Sorheim J.I., Skeie S., Eide G.E., (Nov 2002), “Predictors of outcome and comparison of different drug regimens for the prevention of relapse in patients with Graves' disease”, Eur J Endocrinol, 147(5), pp. 583-9.
75. Nishikawa T., Costante G., Prummel M.F., McLachlan S.M. and Rapoport (1994), “Recombinant thyroid peroxidase autoantibodies can be used for epitopic "fingerprinting" of thyroid peroxidase autoantibodies in the sera of individual patients”, J. Clin. Endocrinol, Metab, Volume 78, pp. 944-949.
76. Orgiazzi J., Madec A.M. (Oct 2002), “Reduction of the risk of relapse after withdrawal of medical therapy for Graves' disease”, Thyroid, 12(10), pp. 53– 849.
77. Page Richard L. (2004), “Newly Diagnosed Atrial Fibrillation”, The New England Journal of Medicine”, Volume 351, pp. 2408-2416.
78. Parslow Tristram G., Stites Daniel P., Terr Abba I., Imboden John B. (2001), Medical Immunology, a LANGE medical book, 10th  edition, pp. 422-433.
79. Paschke Ralf and Ludgate Marian (1997), “The Thyrotropin Receptor in Thyroid Diseases”, The New England Journal of medicine, Volume 337, pp. 1675 – 1681. 80. Pearce E.N, Braverman L.E. (2001), “Subclinical Hyperthyroidism”, Thyroid International pp. 5-18.
81. Pedersen I.B., Knudsen N., Perrild H., Ovesen L., Laurberg P. (2001), “TSH-receptor antibody measurement for differentiation of hyperthyroidism into Graves' disease and multinodular toxic goitre: a comparison of two competitive binding assays”, Clin Endocrinol (Oxf), 55(3), pp. 90 – 361.
82. Pichurin Pavel N., Chun-Rong Chen, Chazenbalk Gregorio D. ( 2006), “Targeted Expression of the Human Thyrotropin Receptor A-Subunit to the Mouse Thyroid: Insight into Overcoming the Lack of Response to A-Subunit Adenovirus Immunization”, The Journal of Immunology, pp. 668 – 676.
83. Pinchera A., Marino M., Fiore E. (2003), “The signficance of Thyroid Antibody Measurement in Clinical Practice”, Thyroid International, (3), pp. 3-8.
84. Polak M. (1998), “Pathogenesis, diagnostic strategy and clinical features”, Schattauer, pp. 137-150.
85. Rapoport Basil, Chazenbalk Gregorio D (1998), “The Thyrotropin (TSH) Releasing Hormone Receptor : Interaction with TSH and Autoantibodies”, Endocrine Review, Volume 19, pp. 673-717.
86. Rapoport Basil and McLachlan Sandra M. (2001),“Thyroid autoimmunity”, The Journal of Clinical Investigation, Volume 108, pp. 1253–1259.
87. Rees Smith, Mclachlan, Furmaniak (1988), “Autoantibodies to the thyrotropin receptor”, Endocr Rev, Volume 9, pp. 106 – 121. 88. Riis Anne Lene Dalkjaer, Hansen Anne Lene Dalkjaer (2005), “Thyroid Hormone Increases Mannan-Binding Lectin Levels”, European Journal of Endocrinology, Vol. 153, pp. 643-649.
89. Robert S. Schwartz (2005), “Autoimmune Folate Deficiency and the Rise and Fall of Horror Autotoxicus”, Perspective, Volume 352, pp. 1948 – 1950.
90. Ruf J. et al (1989), “Relationship between immunological structure and biochemical properties of human thyroid peroxidase”, Endocrinology, Volume 125, pp. 1211 – 1218.
91. Saitoh Ohki and Nagayama Yuji (2006), “Regulation of Graves’ Hyperthyroidism with Naturally Occurring CD4+ CD25+ Regulatory T Cells in a MouseModel”, Endocrinology, 147(5), pp.2417–2422.
92. Sanders, Oda, Roberts, Maruyama, Furmaniak, Rees Smith (1997), “Understanding the Thyrotropin receptor function – structure relationship”, Clin Endocrinol Metab, Volume 11, pp. 451-479.
93. Schott M., Morgenthaler N.G., Fritzen R. (2004), “Levels of autoantibodies against human TSH receptor predict relapse of hyperthyroidism in Graves’ disease”, Horm Metab Res, 2004 Feb, 36(2), pp. 6 – 92.
94. Surks Martin I. and Sievent Rubens (1995), “Drugs And Thyroid Function”, The New England Journal Of Medicine, Volume 333, pp. 1688 – 1694.
95. Syed Akheel A., Evans Carol, Ludgate Marian, Lazarus John H.  (2003), “Early Changes in Thyroid-Stimulating Antibody Activity following Radioiodine Therapy”, MPP, Volume 12. 96. Szkudlinski Mariusz W., Fremont Valerie, Ronin Catherine and Weintraub Bruce D (2002), “Thyroid-Stimulating Hormone and Thyroid-Stimulating Hormone Receptor Structure-Function Relationships”, Physiological Reviews, Volume 82, pp. 473-502.
97. Tae Yong Kim, Young Joo Park, Do Joon Park (2003), “Epitope Heterogeneity of Thyroid-Stimulating Antibodies Predicts Long -Term Outcome in Graves’ Patients Treated with Antithyroid Drugs”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Volume 88, pp. 117-124.
98. Takamura Y., Nakano K., Uruno T., Ito Y., Miya A., Kobayashi K., (2003), “Changes in serum TSH receptor antibody (TRAb) values in patients with Graves' disease after total or subtotal thyroidectomy”, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 50(5), pp. 595 – 601.
99. Tierney Lawrence M., McPhee Stephen J., Papadakis Maxine A. (1998), Current Medical Diagnosis & Treatment, Appleton & Lange, 37th edition, pp. 1031-1098.
100. Toft Anthony D. (2001), “Subclinical Hyperthyroidism”, The New England journal of medicine, Volume 345, pp. 512-516.
101. Waldemarb Minich, Cornelialenzner and Reasbergmann and Nilsg. Morgenthaler ( 2004), “A Coated Tube Assay for the Detection of Blocking Thyrotropin Receptor Autoantibodies”, The Endocrine Society, 89(1), pp. 352–356.
102. Wallaschofski H., Kuwert T., Lohmann T. (1999), “TSH-Receptor Autoantibodies-Differentiation of Hyperthyroidism between Graves' Disease and Toxic Multinodular Goitre”, Exp Clin Endocrinol Diabetes, 112(4), pp. 4 – 171. 103. Wallaschofski H., Michle K., Mayer A. (2002), “Prediction of remission or relapse for Graves’ hyperthyroidism by the combined determination of stimulating, blocking and binding TSH -receptor antibodies after the withdrawal of antithyroid drug treatment”, Horm Metab Res, 34(7), pp. 8-383.
104. Weetman Anthony P. (2002), “Graves’ disease”, The New England journal of medicine. Volume 343, pp. 1236-1248.
105. Weetman Anthony P. (2003),“Etiology, diagnosis and treatment of Graves’ disease”, Thyroid International, (2)pp. 3-12.
106. Weetman Anthony P. (2005), “The Spectrum of Autoimmunity in Thyroid Disease”, Thyroid International pp. 4-15.
107. Wiersinga (1996), “Immunosuppression of Graves’ Hyperthyroidism-Still an Elusive Goal”, The New England journal of medicine, Volume 334, pp. 265-267. 
-----------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, y hoc, gia tri dinh luong, trab trong, chan doan, va theo doi, tai phat sau dieu tri, noi khoa benh, basedow, phan huy anh vu 

GIÁ TRỊ ĐỊNH LƯỢNG TRAb TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI TÁI PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH BASEDOW 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...