Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, khao sat, su thay doi, nong do tsh, ft4, ft3, trong huyet tuong, sau phau thuat, benh basedow, le van quang

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 


KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ TSH, FT4, FT3 TRONG HUYẾT TƯƠNG  SAU  PHẪU THUẬT BỆNH BASEDOW   


 NCS: LÊ VĂN QUANG  -NHD: GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HỐI, PGS. MAI THẾ TRẠCH 
  


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 “Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp, làm tuyến giáp sản xuất hormon T4 và/hoặc T3 nhiều hơn bình thường, tạo nên hiện tượng gia tăng nồng độ hormon tuyến giáp lưu hành trong máu (hormon huyết) Và gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Toàn bộ các tổn hại này được gọi chung là nhiễm độc giáp” [40].

1.1. LỊCH SỬ VỀ ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP

1786 Caleb H. Parry (1755-1822, người Anh) Mô tả đầu tiên như một hội chứng, sau đó Karl A. Von Basedow (1799-1854) Trình bày bệnh học một cách tỉ mỉ, có hệ thống và bệnh được đặt tên là bệnh Basedow, danh từ này thường được dùng tại châu Âu.

1835 Graves, người Mỹ gốc Ireland mô tả bệnh lý chi tiết hơn, các nước nói tiếng Anh thường dùng danh từ này để chỉ bệnh cường giáp có tuyến giáp to lan tỏa và lồi mắt.

Có nhiều phương pháp điều trị cường giáp. Hiện nay, điều trị bằng iod liều cao đơn độc chỉ được sử dụng trong cấp cứu hoặc một vài trường hợp đặc biệt do không sử dụng được các phương pháp khác. Chiếu xạ từ ngoài bằng tia X cũng chỉ được dùng trong quá khứ [132], hiện chỉ còn phổ biến 3 phương pháp:  Ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp bằng thuốc kháng giáp tổng hợp,  Phẫu thuật cắt giảm mô tuyến giáp, và  Hủy hoại tế bào tuyến giáp bằng iod đồng vị phóng xạ.

1. Thuốc kháng giáp tổng hợp được sử dụng ngày một thông dụng để điều trị bệnh Basedow từ những năm 40 của thế kỷ XX, sau khi được Atswood 4 khởi xướng; Do thuốc ức chế tổng hợp T4, T3 nên làm giảm nồng độ hormon trong huyết thanh sau vài tuần; Đây là cách điều trị ít tổn hại nhất về giải phẫu học, tuy nhiên bất lợi là phải dùng thuốc dài ngày, tuân theo một thời gian biểu chặt chẽ, tỉ lệ tái phát cao (40-60%), và có thể gây ra hội chứng giảm bạch cầu hạt tạm thời [40]. Một số trường hợp dùng kháng giáp tổng hợp quá cao, thiếu theo dõi chặt chẽ gây nhược giáp sẽ làm tuyến giáp to lên nhanh.

2. I131 là một đồng vị phóng xạ có khả năng phát ra tia Beta gây hủy hoại tế bào tuyến giáp. Tại nước ta, iod đồng vị phóng xạ đã được đưa vào sử dụng từ những năm 50, tuy nhiên chưa thông dụng vì nhiêu lí do khách quan. Hiệu quả điều trị bệnh khá cao: 85% hết cường giáp, tỉ lệ nhược giáp sau điều trị thay đổi từ 3,3% đến 9,02% [1], [10], [45], tăng dần theo thời gian. Dùng 131I có lợi điểm là tránh được các tai biến, biến chứng của phẫu thuật mà nhiều khi rất nặng nề và kéo dài; Có thể dùng cho mọi người ở độ tuổi > 40 [63], [65], [87], [89], [112], [140], một vài trường hợp có thể dùng ở tuổi trẻ hơn (>20tuổi) [82].

3. Phẫu thuật được sử dụng nhiều trong những năm 50, thay thế cho phương pháp dùng đồng vị phóng xạ để hạn chế di chứng suy giáp. Lợi điểm của điều trị bằng phẫu thuật là thời gian điều trị ngắn.

Thường chỉ định phẫu thuật cho những bệnh nhân Basedow khi có:

- Tuyến giáp to, kèm lồi mắt, ít đáp ứng với điều trị bằng kháng giáp tổng hợp [156]

- Không có thời gian và điều kiện theo dõi điều trị nội khoa

- Người trẻ tuổi điều trị bằng kháng giáp tổng hợp thất bại

- Phụ nữ mang thai, không thể dùng kháng giáp tổng hợp liều cao 5 (riêng PTU có thể dùng cho phụ nữ mang thai vì thuốc không đi qua màng nhau.)

Bất lợi của phẫu thuật là các biến chứng tổn thương tuyến cận giáp, thần kinh quặt ngược (sẽ ít gặp khi phẫu thuật viên được đào tạo chính qui và có kinh nghiệm). Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cũng còn cao (từ 5-20%) [11], [132], theo Đặng Ngọc Hùng [13] là 3-7% (1996). Tỉ lệ nhược giáp trong năm đầu khá cao, từ 12-80% [131], nhưng sẽ hồi phục dần, và phụ thuộc vào lượng mô tuyến giáp để lại.

Tại châu Âu [39], [85] thường có khuynh hướng dùng kháng giáp tổng hợp cho người trẻ (80%),131I là điều trị tiên khởi cho bệnh nhân lớn tuổi. Chỉ phẫu thuật khi tuyến giáp có kích thước lớn.

Tại Bắc Mỹ, điều trị bằng 131I là phương pháp được chọn cho bệnh Graves (Basedow) Chưa có biến chứng ở phụ nữ có tuổi, do Hiệp hội tuyến giáp Hoa kỳ (ATA) Đề nghị [87]; 1/3 chuyên gia dùng ở liều cao để triệt tiêu toàn bộ tuyến giáp.

Tại Á châu, các tác giả Nhật có nhiều công trình về điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật hơn, tỉ lệ như sau: 88% điều trị nội khoa, 1% điều trị bằng 131I,11% là điều trị phẫu thuật [129].

Tại Việt Nam,131I bắt đầu được dùng phổ biến trong điều trị bệnh tuyến giáp, tuy nhiên, điều trị bằng 131I cần thời gian theo dõi bệnh nhân lâu hơn, và cần được trang bị phương tiện thích hợp với y học hạt nhân.  Lịch sử phẫu thuật tuyến giáp [11], [32], [33], [56]

Phẫu thuật tuyến giáp đã được Albucasis thực hiện từ năm 1000 sau CN, nhưng chỉ phát triển trong vòng 1 thế kỷ nay.

Theodor Kocher (1841 – 1917) (hình 1-1) Bắt đầu thực hiện phẫu thuật tuyến 6 giáp từ 1872 và được xem như cha đẻ của ngành này. Năm 1909 Ông được nhận giải thưởng Nobel Y học do những đóng góp trong nghiên cứu về bệnh lý và phẫu thuật tuyến giáp.

1912 Mayo báo cáo kết quả phẫu thuật an toàn 278 trường hợp bướu giáp kèm lồi mắt, không có tử vong. 1929 Crile và cộng sự có 10.125 phẫu thuật điều trị cường giáp trong tổng số 19.168 trường hợp phẫu thuật tuyến giáp, tỉ lệ tử vong 0,6%.

1923 Plummer sử dụng dung dịch Lugol 5% để làm săn chắc tuyến giáp. Crile, Lahey tại bệnh viện Mayo dùng dung dịch này để làm giảm bớt triệu chứng cường giáp trước mổ, Colcock thấy rằng chỉ cần dùng 1 tuần trước mổ.

1998 Lagalla dùng siêu âm Doppler đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật điều trị cường giáp, cho thấy vận tốc máu ở động mạch giáp dưới từ 150-200cm/giây đã giảm xuống còn 60-80cm/giây sau phẫu thuật [102].

Phẫu thuật nội soi

1996 Gagner [83] lần đầu tiên cắt bỏ tuyến cận giáp qua nội soi.

2001 Yamamoto và cộng sự báo cáo 12 trường hợp phẫu thuật nội soi tuyến giáp với 3 lỗ trocar ở vùng trước ngực và có bơm CO2, kết quả an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Yamashita và cộng sự [167] trình bày đường mổ dưới cằm, vài phẫu thuật viên khác còn dùng các đường vào ở nách (Ohgami-2000), ở vú (Ikeda -2000), thẩm mỹ hơn.

2002 Miccoli và cộng sự báo cáo kết quả phẫu thuật tuyến giáp có nội soi hỗ trợ (minimally invasive video-assisted thyroidectomy). Miccoli tổng hợp y văn trong 2 năm rưỡi có 336 trường hợp, cho thấy phẫu thuật nội soi có lợi điểm thẩm mỹ hơn, áp dụng chủ yếu với các bướu nhân < 3cm, chỉ có 2 trường hợp

Basedow. Thời gian nằm viện tương đương với phẫu thuật kinh điển, tỉ lệ tai biến phẫu thuật hơi cao hơn (thần kinh quặt ngược 2,4 – 3,3%, tuyến cận giáp 3,27%) [117], [118]. Hầu hết các công trình về phẫu thuật nội soi tuyến giáp được các tác giả Nhật và Ý báo cáo.

Năm 2008 tại hội nghị thế giới về phẫu thuật nội soi (WCES) Tại Yokohama

- Nhật, đã có 14 báo cáo về phẫu thuật nộisoi tuyến giáp, chủ yếu là bướu giáp nhân, kết quả tương đương với mổ mở, thẩm mĩ hơn.

Trong nước:

Theo những tài liệu còn được lưu trữ tại Đại học Y Khoa Hà nội, trong nước đã có những công trình nghiên cứu về bướu giáp từ năm 1937 của Trần Kiêm Phán, Trịnh Ngọc Phan (1944), Lê Văn Khai (1952), và nhiều công trình có tầm cỡ quốc gia về phòng chống bệnh bướu giáp địa phương. Năm 1995 ban hành Pháp lệnh dùng muối iod trong phạm vi cả nước nhằm phổ biến Chương trình Quốc gia Phòng Chống bệnh Bướu cổ do Bộ Y Tế chủ trì [40].

Các tài liệu hệ thống hoá bệnh tuyến giáp có Đặng Trần Duệ [1973, tái bản năm 1993] trình bày có hệ thống về bệnh lý tuyến giáp và cách phòng chống, về vai trò iod trong phòng chống bệnh tuyến giáp. Năm 2003 Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê tái bản lần 2 sách “Nội Tiết học Đại cương”  cập nhật kiến thức vềcác bệnh Nội Tiết.

Về điều trị phẫu thuật: Nguyễn Khánh Dư (1978) Có 88 trường hợp tại bệnh 8 viện Hữu Nghị Việt Nam – CHDC Đức, Hà Nội trong 10 năm, 87,01% kết quả tốt; Văn Tần, Lê Nữ Hòa Hiệp (1985) Có 14,2% suy giáp trong 42 phẫu thuật điều trị cường giáp tại bệnh viện Bình Dân, và đến năm 2001, cũng tại bệnh viện Bình Dân, Lê Nữ Hòa Hiệp có tỉ lệ thành công là 90,02% trong tổng số 511 bệnh nhân, cao hơn 15 năm trước đó.

Về kỹ thuật mổ, 1996 Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh viết “Điểm lại về kỹ thuật mổ trong điều trị phẫu thuật bệnh Basedow”  đã cho một cái nhìn tổng quát về các kỹ thuật mổ để điều trị cường giáp, trong đó chú trọng đến kỹ thuật bộc lộ và để lại mô tuyến giáp cho an toàn và khối lượng mô tuyến giáp cần để lại [15]. Năm 1998, Đặng Ngọc Hùng đã rút ngắn thời gian mổ nhờ cải tiến kỹ thuật mổ phối hợp với châm tê qua 2976 trường hợp cường giáp được phẫu thuật tại QYV 103 [17]. Nguyễn Văn Chừng (1989) Nhấn mạnh việc điều trị đến bình giáp trước mổ và nên gây mê toàn thân khi phẫu thuật. Trần Ngọc Lương, Trần Đoàn Kết, Tạ Văn Bình báo cáo 171 trường hợp (2004) Rồi 750 trường hợp trong 5 năm (2008) Phẫu thuật nội soi tuyến giáp an toàn, dùng cho các bướu giáp nhỏ, lành tính, có 20 trường hợp Basedow [31]. Càng ngày, phẫu thuật nội soi được áp dụng càng nhiều.

Về các phương tiện chẩn đoán, Nguyễn Thy Khuê, Phan Thanh Hải [1992] cho thấy siêu âm màu có thể gợi ý rất nhiều đến cường giáp với hình ảnh tăng tuần hoàn trong mô tuyến giáp. Phạm Hoàng Phiệt, Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê [1993] cho thấy tỉ lệ của tự kháng thể kháng Microsome xuất hiện cao trong cường giáp có kèm viêm giáp [24]. Nguyễn Hoài Nam [1998] đưa ra nhận xét về độ tin cậy của các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học trong chỉ định phẫu thuật của bệnh Basedow.

Năm 2000, Đặng Ngọc Hùng và cộng sự “Sơ bộ nhận xét những thay đổi của Hormon tuyến giáp sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp sau điều trị bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc”  cho thấy các hormon này thay đổi rất rõ rệt sau mổ, đặc biệt là TSH, điều này gợi ý cho việc nghiên cứu lâu dài hơn về thay đổi của các hormon này [14].

1.2. SẢN XUẤT - ĐIỀU HÒA HORMON

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, và cũng là nơi có lượng iod dự trữ nhiều nhất dùng để sản xuất ra các hormon tuyến giáp, việc sản xuất này được kiểm soát, điều hòa qua mối liên hệ chặt chẽ giữa trục Hạ đồi - Tuyến Yên - Tuyến Giáp [126].

Tổng hợp Hormon T3, T4

Các hormon tuyến giáp (Iodothyronin) Được tạo thành do sự gắn kết iod với Thyroglobulin thành 3-Mono-iodotyrosin (MIT), sau đó, MIT sẽ kết đôi với 3,5- Di-iodotyrosin (DIT) Để tạo thành Tri-iodothyronin (T3), hoặc 2 phân tử DIT kết đôi thành Tetra-iodothyronin (T4) (sơ đồ 1.1). Quá trình kết đôi cần có sự xúc tác của peroxyd (H2O2) Và men thyro-peroxydase (TPO). Hiện tượng này xảy ra ở trong lòng nang của mô tuyến giáp, phần sát với màng tế bào [77]. Các hormon tuyến giáp sẽ di chuyển vào lại tế bào bằng các bào tương và được tách ra khỏi phân tử thyroglobulin rồi đi vào hệ tuần hoàn để đến các mô đích của cơ thể. Một số phân tử T4 được tiếp tục khử iod trong tế bào để thành T3 (còn gọi là T3- ngược - ít có tác dụng sinh học).

Chính T3 là hormon có tác động trực tiếp với các tế bào đích. Quá trình iod hóa và khử iod đều cần có men TPO (tức là cũng cần có H2O2). TSH có tác động kích thích các quá trình này.
1. Iod được vận chuyển thẳng vào lòng nang nhờ hệ thống vận chuyển NIS/symporter (xin xem trang 15) Qua chênh lệch về điện-hóa học để đi đến đỉnh tế bào, tại đây iod được oxýt hóa nhờ TPO.

2. Thyroglobulin (Tg) Được tổng hợp tại bề mặt của hệ lưới nội mô, nơi tiếp giáp mặt đỉnh của tế bào, rồi vào thể Golgi.

3. Sau đó Tg được vận chuyển vào lòng nang giáp bằng những nang nhỏ,

4. Iod hóa Thyroglobulin và kết đôi iodotyrosyl để thành các iodothyronin nhờ xúc tác của TPO,5. Phức hợp thyroglobulin chứa iod này lại đi vào trong tế bào; T4, T3 12 được tách ra khỏi Thyroglobulin rồi vào tiêu thể (lysosym) Hoàn tất quá trình tổng hợp.

6. Phần lớn Tg được khôi phục lại qua những giọt bào tương rồi đi vào tiêu thể,

7. T4, T3 được bài tiết vào máu,8. Lượng iod được tách ra từ DIT, MIT đi trở lại vào chu trình tổng hợp hormon tuyến giáp.

Điều hòa sản xuất và bài tiết Hormon tuyến giáp

Các hormon tuyến giáp được sản xuất và bài tiết với sự chi phối của:  Lượng iod hấp thu hàng ngày,  Sự điều hòa của trục Hạ đồi-Tuyến yên-Tuyến giáp thông qua các hormone TRH, TSH. Một số các hormon khác của tuyến yên cũng có tác động phần nào đến tuyến giáp.  Một số yếu tố, bệnh lý ngoài tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ VỀ ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP
1.2. SẢN XUẤT - ĐIỀU HÒA HORMON
1.3. IOD
1.4. TSH, T3, T4 và TRỤC HẠ ĐỒI - TUYẾN YÊN TUYẾN GIÁP
1.5. THUỐC KHÁNG GIÁP TỔNG HỢP
1.6. SỰ THAY ĐỔI HORMON DO NHỮNG BỆNH LÝ NGOÀI TUYẾN GIÁP
1.7. LIÊN QUAN GIẢI PHẪU CỦA TUYẾN GIÁP VỚI CÁC CẤU TRÚC VÙNG CỔ
1.8. ĐO LƯỢNG TSH
1.9. ĐO LƯỢNG HORMON TUYẾN GIÁP
1.10. SỰ LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TSH VÀ FT4, FT
1.11. KHÁNG THỂ KHÁNG TUYẾN GIÁP
1.12. HÌNH ẢNH HỌC TUYẾN GIÁP
1.13. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
4.5. CƯỜNG GIÁP TÁI PHÁT- NHƯỢC GIÁP SAU MỔ
4.6. THAY ĐỔI CỦA CÁC HORMON LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG DIỄN TIẾN CỦA BỆNH
4.7. THỜI ĐIỂM ỔN ĐỊNH CỦA CÁC HORMON, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
---------------------------------------------------    
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TIẾNG VIỆT
1. Phan Sỹ An, Phan Văn Duyệt, Trần Đình Hà, Mai Trọng Khoa (1999), “Tổng kết qua 20 năm điều trị bệnh Cường giáp bằng Iod phóng xạ (I 131 ) tại khoa Y học hạt nhân bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội”, Y học Việt Nam, NXB Y học,tập (8,9) tr. 68-71.
2. Phạm Văn Bé và cs. (2004), “Kết quả thực hiện Chương trình Phòng chống các rối loạn Thiếu Iod tại tỉnh An Giang năm 2003”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá, NXB Y học, tr. 41-48.
3. Trần Đình Bé (1999), Nghiên cứu đánh giá kết quả sớm sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp bằng kỹ thuật cải biên điều trị bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc tại khoa B12-Viện 103, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa 2 Ngoại chung, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
4. Tạ Văn Bình và Cs (2004), “Thêm một bằng chứng khẳng định tình trạng thiếu Iod tại Đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá, NXB Y học, tr. 21-27.
5. Nguyễn Văn Chừng (1994), “Gây mê-Hồi sức trong mổ Bệnh Cường giáp”, Tạp chí Y học Trường Đại Học Y Dược TP Hồ chí Minh, 2, tr. 265-270.
6. Nguyễn Văn Chừng(1989), Gây Mê Hồi sức để mổ bệnh Basedow-Cường Giáp, Luận án Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên Khoa II Gây mê Hồi sức, Trường Đại học Y Dược TP TP Hồ chí Minh
7. Nguyễn Khánh Dư (1981), Vài nhận xét về Phân loại và Chỉ định Ngoại  khoa Bướu cổ, NXB Y học Việt Nam, Hà Nội.
8. Đặng Trần Duệ (1993), Thực hành phòng chống Bệnh bướu cổ và bệnh Đần độn, NXB Y học, tr. 30-35.
9. Phan Văn Duyệt, Hoàng Thủy Hồ, Trịnh Văn Tân, Nguyễn Văn Phòng(1979), “Đánh giá chức năng Tuyến giáp của bệnh nhân Basedow đã điều trị bằng phẫu thuật”, Y học Việt Nam, 94(3), tr. 11-15.
10. Quách Văn Hiển và cs. (1999), “Nhận xét qua 750 bệnh nhân Basedow được chẩn đoán và điều trị bằng Iod phóng xạ tại khoa Y học hạt nhân-bệnh viện tỉnh Khánh Hoà”, Y học Việt nam, 8-9, tr. 81-86.
11. Lê Nữ Thị Hoà Hiệp (2001), Góp phần Điều Trị Ngoại khoa Bệnh Cường Giáp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường ĐHYD TP Hồ chí Minh, tr. 1.
12. Lê Nữ Thị Hoà Hiệp, Văn Tần (1992), Điều trị Ngoại khoa bệnh Cường giáp 605 ca tại Khoa-Bộ môn Ngoại BV Bình Dân từ 9-1984 đến 3-1992, Kỷ yếu báo cáo Hội Ngoại khoa lần thứ 100 tại Khoa Y Trường Đại học Y Dược TP Hồ chí Minh.
13. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (1996), “Điểm lại về kỹ thuật mổ trong điều trị phẫu thuật bệnh Basedow”, Ngoại khoa 26(4), tr. 23-26.
14. Đặng Ngọc Hùng (2000), “Sơ bộ nhận xét những thay đổi của Hormon tuyến giáp sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc”, Ngoại khoa (4), tr. 27 –30.
15. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (1995), “Bàn về kỹ thuật mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp trong bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc”, Tạp chí Y học Thực hành, (5), tr. 13-14.
16. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (1996), “Điểm lại kỹ thuật mổ  trong điều trị phẫu thuật bệnh Basedow”, Ngoại khoa, (4), tr. 23-26.
17. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh, Nguyễn Mỹ (1999), Kết quả điều trị Ngoại khoa bệnh Basedow tại Viện Quân Y 103 trong thời gian 10 năm (1989-1999), Báo cáo Khoa học Hội Ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, (2), tr. 242-245.
18. Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Thanh Tùng và cs. (2004), Đánh giá kết quả hoạt động Phòng chống các Rối loạn Thiếu Iod tại Tỉnh Nam Định 1995-2003, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá, NXB Y học, tr. 190-198.
19. Trương Văn Hùng (1994), “Kết quả điều trị ngoại khoa bệnh Cường giáp”, Ngoại khoa, 26(4), tr. 27-31.
20. Lê Nguyễn Thùy Khanh, Trịnh Thị Minh Châu (2000), “Độ tập trung 99mTc-pertechnate tại tuyến giáp ở người Việt Nam (miền Nam Việt Nam)”, Y học TP HCM, 4(3):164-168.
21. Mai Trọng Khoa, Lương Linh Hà, Phạm Minh Thông và CS (2002), “Xác định Kích thước và Thể tích Tuyến giáp người bình thường bằng Siêu âm và Chụp Cắt lớp vi tính”, Y học Thực Hành, (9), tr. 35-37
22. Mai Trọng Khoa, Lương Linh Hà, Phan Sỹ An và cs (2002), “Nghiên cứu bằng Xạ hình sự thay đổi hình ảnh và trọng lượng tuyến giáp của bệnh nhân Basedow”, Y học thực hành (9), tr. 11-13.
23. Mai Trọng Khoa, Phan Sỹ An, Nguyễn Văn Nhu và cs (1999), “Sự thay đổi các hormon của Tuyến giáp ở người bình thường và bệnh nhân tuyến giáp”, Y học Việt Nam-Chuyên đề Y học Hạt nhân, 238-239(8,9), tr.40-45.
24. Nguyễn Thy Khuê (1995), Khảo sát tự kháng thể kháng Microsome và kháng Thyroglobulin, Luận án phó tiến sĩ y học, trường Đại Học Y  Dược TP TP Hồ chí Minh.
25. Nguyễn Thy Khuê, Phan Thanh Hải (1992), Siêu âm tuyến giáp trong chẩn đoán Basedow, Công trình nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Dược TP HCM, Tr. 112-114.
26. Nguyễn Thy Khuê, Phan Thanh Hải (2001), “Siêu âm tuyến giáp trong Chẩn đoán bệnh Basedow”, Y học TP Hồ chí Minh, 5(chuyên đề Nội tiết), tr. 111-115,
27. Trần Cửu Kiến (1968), “Tác dụng của Iotamin trong điều trị bướu giáp”, Y học thực hành, 14(151), tr. 17-19.
28. Ngô Viết Lân, Nguyễn Viết Tri (1968), “Bệnh Bướu cổ”, Y học thực hành, 14(151), tr. 2-7.
29. Lê Huy Liệu (1991), “Bệnh Basedow”, Bách khoa toàn thư Bệnh học, Trung tâm bách khoa biên soạn-Tự điển bách khoa Việt nam, tr.28-33.
30. Ngô Văn Hoàng Linh (1992), Góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng điều trị ngoại khoa bệnh Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, Luận án phó tiến sĩ Y học, Bộ Quốc phòng-Học viện Quân Y, tr. 51-67.
31. Trần Ngọc Lương, Trần Đoàn Kết, Tạ Văn Bình (2004), “Phẫu thuật tuyến giáp bằng kỹ thuật nội soi. Một số nhận xét về kỹ thuật và chỉ định mổ”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Khoa học Toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá – lần thứ hai, Hà Nội 9-10/11/2004. NXB Y học,tr.148-161.
32. Nguyễn Hoài Nam (1999), Nghiên cứu Chỉ định Phẫu thuật bệnh Basedow dựa trên Đặc điểm Lâm sàng và Sinh học tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án Tiến sĩ Y học-Trường Đại học Y Dược TP Hồ chí Minh.
33. Nguyễn Hoài Nam (2002), Cập nhật Ngoại Khoa trong điều trị bệnh  Basedow, NXB Y học TP Hồ chí Minh.
34. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Khánh Dư (2001), “Một số quan điểm về Kỹ thuật Phẫu tích Tuyến giáp trong điều trị ngoại khoa bệnh Basedow”, Y học TP Hồ chí Minh, 5(2), tr. 71-77.
35. Phạm Hoàng Phiệt, Mai Thế trạch Nguyễn Thy khuê (1993), “Sự hiện diện của kháng thể chống Microsom và chống Thyroglobulin trong bệnh lý Basedow”, Tóm tắt các công trình NCKH-Hội nghị Khoa Học Khoa Y lần thứ XV-Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.46.
36. Nguyễn Quang Quyền (1999), Giải phẫu Người, NXB Y học TP Hồ chí Minh.
37. Lê Minh Sứ, Trịnh Hùng Trường (2004), “Tình hình mắc bệnh Tuyến Giáp tại Cộng đồng dân cư miền núi Thanh Hoá năm 2004”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành Nội tiết và Chuyển hoá, NXB Y học, tr. 207-214.
38. Nguyễn Văn Tế, Lê Thế Cảnh (1999), “Điều trị Basedow bằng Iod-131, nhận xét qua 410 bệnh nhân trong 8 năm (1990-1997)”, Y học Việt nam, (8-9), tr. 77-80.
39. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (1996), Bài giảng Nội Tiết Học, Bộ môn Nội Tiết Học, Trường Đại Học y Dược TP TP Hồ chí Minh.
40. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), “Cường giáp”, Nội Tiết Học Đại Cương, NXB Y học TP Hồ chí Minh, Tr. 139 –162.
41. Mai Thế Trạch, Trần Đức Thọ, Đặng Sang Cảnh (1965), “Tình hình Bướu giáp địa phương tại một vài điểm ở tỉnh Hoà Bình”, Y học Việt nam (4), tr. 5-28.
42. Nguyễn Viết Tri, Nguyễn Quang Nhật (1969), “Điều tra Bệnh Bướu cổ  tại một huyện miền núi”, Y học thực hành, 14(157), tr. 7-12.
43. Nguyễn Xuân Ty, Nguyễn Khánh Dư (1973), “Kết quả mổ điều trị Bướu giáp trong 10 năm tại bệnh viện Việt-Đức”, Y học Thực hành, 19(185), tr. 36-41.
44. Lê văn Xanh, Nguyễn Công Bộ, Nguyễn Minh Hùng (2004), “Đánh giá Hiệu quả Phòng Bệnh bằng muối Iod trong chương trình Phòng chống các Rối Loạn thiếu Iod tại tỉnh Kiên Giang (1995-2003)”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành Nội tiết và Chuyển hoá, NXB Y học, tr. 215-223.
45. Trương Quang Xuân và cs. (1999), “Kết quả điều trị bệnh Basedow bằng Iod phóng xạ (I 131) ở khoa Y học hạt nhân bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1992 đến tháng 6-1997”, Y học Việt nam, (8-9), tr. 71-76.

TIẾNG ANH
46. AACE (1995), “American Association of Clinical Endocrinologists and the American College of Endocrinology Clinical Practice Guidelines for the Evaluation and Treatment of Hyperthyroidism and Hypothyroidism”, Endocrine Practice, 1, No.Jan/Feb.
47. Adams DD, Purves HD (1956), “Abnormal responses in the Assays of thyrotropin”, Proc Univ Otago Med school ; 34, pp. 11.
48. Andrej Lyshchik, Valentina Drozd, Susane Schloegl, Dipl-Phys, Christoph Reiners (2004), “Three-dimension Ultrasonography for Volume Measurement of Thyroid nodules in children”, J Ultrasound Med, 23, pp. 247-254.
49. Archiron R, Rotstein Z, Lipitz, et al. (1998), The development of the foetal thyroid: in utero ultrasonography measurements, Clin Endocrinol, 48, pp. 259.  
50. Barraclough BM, Barraclough BH (2000), “Ultrasound of Thyroid and Parathyroid Glands”, World J. Surg. 24, pp. 158-165.
51. Bartalena L, PlaciiGF, Martino E et al. (1990), “Nocturnal serum Thyrotropin (TSH) surge and the TSH response to TSH-releasing hormon (TRH): dislocated behavior in untreated depression”, J Clin Endocrinol Metab, 71, pp. 650.
52. Beck JS, Young RJ, Simpson JG. (1973), “Lymphoid tissue in the thyroid gland and thymus old patients with primary thyrotoxicosis”,. Br J Surg, 60, pp. 769.
53. Berman P, Auldist AW, Cameron F (2001), “Review of The Outcome of Management of Graves’ disease in Children and Aldolescents”, Journal of Paediatrics and Child Health, 37(2), pp.176.
54. Berry MJ, Lersen PR (1991), “The molecular cloning of type I iodo-thyronine deiodinase: new insights into thyroid hormone action”, Thyroid today, 14, pp. 4.
55. Bjorkman U, Ekholm R. (1990), “Biochemistry of thyroid hormone formation and secretion”, The thyroid gland, Raven, Newyork, pp. 83.
56. Blake Cady (1991), Surgery of the Thyroid & Parathyroid gland-W.B.Saunders, Philadelphia-USA, pp. 187-221.
57. Bogazzi F, Bartalena L, Brogioni S et al. (1999), “Comparison of radioiodine with radioiodine plus lithium in the treatment of Graves’ hyperthyroidism”, J Clin Endocrinol Metab, 84, pp. 499.
58. Bourdoux P, Ermans AM, Mukalay WA, Filetti S, Vigneri R (1996),  “Iodine induced thyroxicosis in Kiwu Zaire”, Lancet 347, pp. 552.
59. Braveman & Utiger (2000), The Thyroid, Mosby,USA, pp. 700-715.
60. Buchiger W, Lorenz-Wawschinek O, Semliisch G, et al. (1997), “Thyrotropin and thyroglobulin as an index of the optimal iodine intake: correlation with iodide excretion of 39.913 euthyroid patients”, Thyroid, 7, pp. 593.
61. Burman KD (1995), “Nonthyroidal illness”, Principles and Practice of Endocrinology and Metabolism, Churchill Livingstone, Newyork pp.375-379.
62. Celestino Pio Lombardi, et al (2004), “Video-assisted Thyroidectomy under local anesthesia”, AJS, 187, pp. 515-518.
63. Cevallos JL, Hagen GA, Maloof F, Chapman EM (1974), “Low-dosage 131 I therapy of thyrotoxicosis (diffuse goiter)”, N EnglJ Med, 290, pp 141.
64. Chailurkit-L (1993), “Immunochemiluminometric assay for measurement of thyrotropin in various thyroid disorders”, J-Med Assoc-Tahi, 76(9), pp. 501-505.
65. Chapman EM (1983), “History of the discovery of early use of radioactive iodine”, J Amer Med Assn 250, pp. 2042.
66. Chopra IJ, Fischer DA, Solomon DH et al. (1973), “Thyroxine and triiodothyronine in the human thyroid”, J Clin Endocrinol Metab 36, pp. 311.
67. Chou FF, Wang PW, Huang SC (1999), “Results of Subtotal Thyroidectomy for Graves’ Disease”, Thyroid, 9(3), pp. 253-257.  
68. Clark T. Sawin (2000), “Age-related changes in thyroid”, Werner & Ingbars’s The Thyroid-A fundamental and clinical text, Werner & Ingbars’s, pp. 254-257.
69. Davis S. Cooper (2000), “The antithyroid drugs”, The Thyroid, Werner & Ingbar’s, pp. 692-715.
70. DeGroot LJ(1989), Studer H, Gerber H, Peter HJ. Multinodular goiter, Endocrinology. (1) WB Saunders, Philadelphia, pp.722.
71. DeGroot LJ, Larsen PR, Henneman G (1996), “Effects of drugs, diseases, and other agents on thyroid function; The Nonthyroidal illness syndrome”, The Thyroid and its diseases, WB Saunders, Philadelphia, pp. 137-187.
72. DeGroot LJ. (1996), The Thyroid and its Diseases, WB Saunders, Philadelphia, pp. 444-447.
73. Dickstein G, Shechner C, Adawi F et al. (1997), “Lithium treatment in amiodarone-induced thyrotoxicosis”, Am J Med 102, pp. 454.
74. Dobson JE. (1998), The iodine factor in health and evolution. Geography review, 88, pp. 1-28.
75. Doge H (1993), “Follow-up studies of patients with negative TRH test and normal thyroid hormones levels”, Z-Gesamte-Inn-Med. 48(8), pp.398-400.
76. Duntas L (1993), “Evaluation of thyrotropin secretion before and after TRH by third generation chemiluminescent assay. Assessment of subclinical hyperthyroidism” Horm-Metab+Res, 25(8), pp. 430-433.
77. Ekholm R, Wollman SH (1975), “Site of iodination in the rat thyroid  gland deduced from electron microscopic autoradiographs”, Endocrinology, 97, pp.1432.
78. Elio Roti & Apostolos G Vagenaski (2000), Effect of excess iodide: Clinical aspects, Werner & Ingbar’s Thyroid, pp. 316-321.
79. Elnagar B, Eltom L, Karlsson FA et al. (1995), “The effects of different doses of oral iodized oil on goiter size, urinary iodine, and thyroid related hormones”, J Clin Endocrinol Metab, 80, pp. 91.
80. Feld S (1996), “AACE clinical practice guideline for the diagnosis and management of thyroid nodule”, AACE Guideline, 1, pp.1.
81. FIGGE J (1994), “The clinical evaluation of patients with subclinical hyperthyroidism and free triiodothyronine (free T3) toxicosis”, Am-J-Med, 96(3), pp. 299-334.
82. Freitas JE, Swanson DP, Gross MD, Sisson JS (1979), “Iodine-131: optimal therapy for hyperthyroidism in children and adolescents?”, Nucl Med, 20, pp. 847.
83. Gagner M. (1996), “Endoscopic parathyroidectomy”, Br J Surg, pp. 83, pp. 875.
84. Gartner R, Bechtner G, Rapherzeder M, et al. (1988), “Iodine regulation of thyroid growth in vitro”, Progress in Endocrinology, Elsevier Science, New york, pp. 1071.
85. Glinoer D, Hesch D, LaGasse R, Laurberg P (1986), The management of hyperthyroidism due to Grave’s disease in Europe in 1986, Results of an international survey, Presentation at the 15th Annual Metting of the European Thyroid Association; June-July, Stockholm.  
86. Grove AS Jr. (1975), “Evaluation of Exophthalmos”, N Engl J Med, 292, pp. 1005.
87. Hamburger JI (1985), “Management of hyperthyroidism in children & adolescents”, J Clin Endocrinol Metab 60, pp. 1019.
88. Harjai KJ, Licata AA (1997), “Effects of amIodarone on thyroid function”, Ann intern Med, 126, pp. 63.
89. Hayek A, Chapman E, Crawford JD (1970), “Longterm results of treatment of hyperthyroidism in children & adolescents with radioactive iodine”, N Engl J Med, 283, pp. 949.
90. Hedley AJ, Bewsher PD, Jones SJ, et al. (1983), “Late onset hypothyroidism after subtotal thyroidectmy for hyperthyroidism: implications for long term follow-up”, Br Surg, 70, pp.740.
91. Hedley AJ, Young RE, Jone SJ (1989), “Antithyroid drugs in the treatment of thyrotoxicosis of Graves’ disease: long-term follow-up of 434 patients”, Clin Endocrinol, 31, pp. 209.
92. Hopkins CR, Reading CC (1996), “Thyroid and parathyroid imaging”, Semi Ultrasound CT MRI, 16, pp. 279.
93. I.Ross McDougall (2000), “In vivo Radionuclide Test and Imaging”, The Thyroid, Braverman & Utiger, pp. 355-375.
94. Ian R. Gough, David Wilkinson (2000), Total Thyroidectomy for Management of Thyroid Disease. World J. Surg.24, pp 962-965.
95. Jon-Arne Soreide et al. (1996), “Surgical Treatment of Graves’ Disease in Patient Younger than 18 Years”, World J. Surg. 20, p. 794-800.
96. Jude EB, Dale J, Kumar S (1996), Treatment of thyrotoxicosis resistant to  carbazol with corticosteroids”, Posgrad Med J, 72, pp. 439.
97. Jurgen Witte, et al (2000), “Surgery for Graves’ Disease: Total versus Subtotal Thyroidectomy-Results of a Prospective Randomized Trial”, World J. Surg. 24, pp. 1303-1311.
98. Kamijo K (1994), “Clinical study on the CT number in Graves’ disease and destructive thyrotoxicosis”, Endocrinol J, 41, pp. 25.
99. Kaptein EM (1993), “Clinical application of free thyroxine determinations”, Clin-Lab-Med, 13(3), pp. 653-672.
100. Kleith L & Moore (1992), Clinically oriented Anatomy. Williams & Wilkins Publications. pp. 67-75.
101. Konno N, Makita H, Yuri K, et al. (1994), “Association between dietary Iodine intake and prevalence of subclinical hypothyroidism in the coastal regions of Japan”, J Clin Endicrinol Metab, 78, pp. 393.
102. Laglla R, Caruso G (1998), “Monitoring treatment response with color and power Doppler”, Eur J Radiol, 27 suppl 2, pp.149-156.
103. Larsen PR, Hennemann G, DeGroot LJ (1996), “Autoimmune to the thyroid gland”, The Thyroid and its diseases, Mosby, Toronto pp. 220-257.
104. Larsen PR, Silver JE, Kaplan M (1981), “Relationships between circulating and intracellular thyroid hormones: physiological and clinical implication”, Endocrinology review, 1, pp. 87-102.
105. Laszlo Hegeds (2000), “Nonisotope technique of thyroid imaging”, Werner and Ingbar’s The Thyroid-A fundamental and clinical text, Werner and Ingbar’s, pp. 432-439.
106. Lauberg P, Nygaard B, Glinoer D, et al. (1998), “Guidelines for TSH- receptor antibody measurements in pregnancy: Results of an evidence-based symposium organized by the European Thyroid Association”, Eur J Endocrinol, 139, pp. 584.
107. Laura E. Sanders, Blake Cady. (1991), “Embryology and Developmental abnormalities”, Surgery of Thyroid and parathyroid glands. W.B.Saunders Company, pp. 5-11.
108. Leese GP (1993), “Long term follow-up of treated hyperthyroid and hypothyroid patients”, Healh-Bull-Edinb, 51(3), pp. 177-183.
109. Levy HA, Szikla JJ, Rosenberg RJ, et al. (1987), “Incidence of a pyramidal lobe on thyroid scans”, Clin Nucl Med, 12, pp. 560.
110. Lewis E. Braveman, Robert D. Utiger (2000), Werner & Ingbars’s The Thyroid. Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA, pp 55-63.
111. Lombardi A, Martino E, Braveman LE. (1990), “Amiodarone and the thyroid”, Thyroid today, 23, pp. 2-4.
112. Maccoci C, Gianchecchi D, Masini I el al. (1990), A reappraisal of the role of methimazole and other factors on the efficacy and outcome of radioiodine therapy of Graves’ disease”, J Endocrinol Invest, 13, pp.
513.
113. Martins ML, Lima N, Knobel M, et al. (1989), “Natural course of iodine-induced thyrotoxicosis (JodBasedow) in endemic goiter area: 5 years follow up”, J Endocrinol Invest, 12, pp. 329.
114. McKenzie JW, Zakarija M. (1995), “Hyperthyroidism”, Endocrinology, W.B.Saunders Company, 1, pp. 676-711.  
115. Mehraj Scheikh et al (2004), “Technical Observation on the Assessment of Thyroid Volume by Palpation and Ultrasonography”, J Ultrasound Med, 23, pp. 261-266.
116. Mehraj Scheikh et al (2004), Technical Observation on the Assessment of Thyroid Volume by Palpation and Ultrasonography, J Ultrasound Med, 23, pp. 261-266.
117. Miccoli P, Bellantone R, Mourad M, et al. (2002). “Minimally invasive video-assisted thyroidectomy: Multiinstitutional experience”, World J Surg, 26, pp. 972-975.
118. Miccoli P, Berti P, Raffaelli M, et al. (2001), “Minimally invasive video-assisted thyroidectomy”, Am J Surg, 181, pp. 567-570.
119. Michael S. Barakate, et al. (2002), “Total thyroidectomy is now preferred option for the surgical management of Graves’ disease”, ANZ J. Surg, 72, pp. 321-324.
120. Michelangeli V, Poon C, Taft J, et al. (1998), “The prognosis value of thyrotropin receptor antibody measurement in the early stages of treatment of Graves’ disease with antithyroid drugs”, Thyroid, 8, pp.
119.
121. Missler U (1993), “Development and evaluation of a time-resolved immunofluorimetric assay for thyrotropin”, Eur-J-Clin-Chem-Clin-Biochem, 31(6), pp. 389-393.
122. Monica F. Bayer (1991), Effective Laboratory Evaluation of Thyroid Status. Medical Clinics of America. Vol. 75, No 1 jan; pp. 1-26.
123. Moore WT, Eastman RC (1996), Diagnostic Endocrinology, McGrawhill, Newyork, pp. 178.  
124. Moupoulos DS, Koutras DA, Mantzos J, et al. (1988), “The relation of serum T4 &T3 and TSH with urine iodide excretion”, J Endocrinology Invest, 11, pp. 437.
125. Murakami Y, Tamatsu J, Sakane S, et al. (1996), “Changes in thyroid volume in response to radioactive iodine for Graves’ hyperthyroidism correlated with activity of thyroid stimulating antibody and treatment outcome”. J Clin Endocrinol Metab, 81, pp. 3257.
126. Nancy Carrasco (2000), “Thyroid hormone synthesis”, Werner & Ingbars’s The Thyroid-A fundamental and clinical text. Werner & Ingbars’s, pp. 53-60.
127. Nordyke RA, Gilbert FIJ, Miyamoto LA, et al. (1993), “The superiority of antimicrosomal over thyroglobulin antibodies for detecting Hashimoto’s thyroiditis”, Arch Intern Med.153, pp. 862.
128. O’neill B, Magnolato D, Semenza G. (1987), “The electronigenic, Na+ dependent I - transport system in plasma membrane vesicles from thyroid glands”, Biochim Biophys Acta, 896, pp. 263-274.
129. Ove Torring et al. (1996), “Graves’ Hyperthyroidism: Treatment with Antithyroid Drugs, Surgery, or Radioiodine-A Prospective, Randomized Study”, J. Clin Endocrinol Metab 81, pp. 2986-2993.
130. Ozata M, Suzuki S, Miyamoto T, et al. (1994), “Serum thyroglobulin. The follow-up of patients with treated differentiated thyroid cancer”, J Clin Endocrinol Metab, 79, pp. 98-105.
131. Parwardhan NA, Moront M, Rao S, et agi (1993), “Surgery still has a role in Graves’ disease”, Surgery 114, pp. 1108.  
132. Phillip JR, Harrison MT, Ridley EF, Crooks M (1968), “Treatment of Thyroitoxicosis with ionizing radiation”, Lancet 2, pp.1307.
133. Pinchera A, Fenzi GF, Bartalena L et al. (1979), “Thyroid antigen involved in autoimmune thyroid disorders”, Autoimmunity and Thyroid diseases. Stuttgart Schattauger, pp. 25-120.
134. Pisaev MA. (1985), “Thyroid autoregulation”, J Endocrinol Invest, 8, pp. 475.
135. Procacciante F, Picozzi P, Pacifici M, el al. (2000), “Palpatory method used to identify the recurrent laryngeal nerve during thyroidectomy”, W J Surg, 24, pp. 571-573.
136. Rajatanavin R, Safran M, Stoller W, et al. (1984), “Five patients with iodine induced hyperthyroidism”, Am J Med, 77, pp. 378.
137. Reed, A.F. (1943)-“Relations of inferior laryngeal nerve to inferior thyroid artery”. Anat. Rec. 85:18,
138. Reed HL ( 2000), “Environmental influences upon thyroid hormone regulation”, Werner & Ingbars’s The Thyroid-A fundamental and clinical text, Werner & Ingbars’s, pp. 254-257.
139. Ricardo L. Rossi, Blake Cady (1991), ”Surgical Anatomy”, Surgery of Thyroid and Parathyroid glands, W.B.Saunders, Philadelphia-USA pp.13-30.
140. Ross DS, Daniels GH, De Staphano P et al. (1983), “Use of adjunctive potassium iodine 131 I treatment of Graves’ hyperthyroidism”, J Clin Endocrinol Metab 57, pp. 250.
141. Roti E, Gardini E, Minelli R, et al. (1993), “Sodium ipodate and  methimazole in longterm treatment of hyperthyroid Graves’ disease”, Metabolism, 42, pp. 403.
142. Roti E, Minelli R, Gardini E. (1993), “Thyrotoxicosis followed by hypothyroidism in patients treated with amiodarone”, Arch Intern Med, 153, pp. 886.
143. Sabiston.(2004) Textbook of Surgery. The Biological Basis of Modern Surgical Practice. Elservier – Saunders, Philadelphia,USA, pp. 986.
144. Saeh A., Cupisti K., Cohnen M. et al. (2002), “Early postoperative tissue harmonic sonography of the thyroid gland”, Acta radiologyca 43, pp.147-150.
145. Saravanan P, Dayan CM. (2001), “Thyroid autoantibodies”, Endocrinol and Metab-Clinics of North America, 2(30), pp. 315-337.
146. Schale ROK, Owen SG, Smatr GA et al. (1996), “The relation of thyroid autoimmunity to round-cell infiltration of the thyroid gland”, J Clin Pathol, 113, pp. 499-511.
147. Schlienger JL (1993), “Thyrotropin assay by chemiluminescence in the diagnosis of dysthyroidism with low thyrotropin and normal thyroid hormones levels”, Pathol-Biol-Paris, 41(5), pp. 463-468.
148. Shimamoto K, Endo T, Ishigaki T, et al. (1993), “Thyroid nodules: evaluation with color Doppler ultrasonography. J Ultrasound Med, 12, pp. 673.
149. Shiroozy A, Okamura K, Ikenoue H. (1986), “Treatment of hyperthyroidism with a small single dose of methimazole”, J Clin Endocrinol Metab, 63, pp. 125.  
150. Silverman PM, Newman GE, Korobkin M, et al. (1984), “Computed tomography in the evaluation of thyroid disease”, Am J Roentgenol, 142, pp. 897.
151. Stagnaro-Green A (1993), “Post-partum thyroiditis prevalence etiology and clinical implications”, Thyroid today, pp.16-20.
152. Stanbury JB, Ermans AE, Bourdoux P, et al. (1998), “Iodine-induced hyperthyroidism: occurrence and epidemiology”, Thyroid, 8, pp. 83.
153. Sugino K. et al (1995), “Management of recurrent hyperthyroidism in patient with Graves’ disease treated by subtotal thyroidectomy”, J. Endicinol. Invest. 18(6), pp. 415-419.
154. Surgue D, McEnvoy M, Feely J. (1980), “Hyperthyroidism in the land of Graves: results of treatment by surgery, radioiodine and carbimazole in 837 cases”, QJMed, 49, pp. 51.
155. Takahiro Okamoto, Masatoshi Iihara, Takao Obara (2000), “Management of hyperthyroidism due to Graves’ and nodular diseases”, World J. Surg. 24, pp. 957-961.
156. Tallstedt L, Lundell G, Torring O et al. (1992), ”Occurrence of ophthalmopathy after treament for Grave’s disease”, N Engl J Med 326, pp. 1733.
157. Todd CH, Allain T, Gomo ZAR, et al. (1995), “Increase in thyrotoxicosis associated with iodine supplements in Zimbabwe”, Lancet 346, pp. 1563.
158. Toldy E (1993), “New strategy for thyroid function testing”, Orv-Hetil. 134(29), pp. 1571-1576.  
159. Tom Reeve, Norman W, Thompson. (2000), “Complications of thyroid surgery: How to avoid them, how to manage them, and observations on their possible effect on the whole patient”, World J. Surg. 24, pp.971-975.
160. Van Herle AJ (1981), “Serum thyroglobulin measurement in the diagnosis and management of thyroid disease”, Thyroid Today 4(2), pp 1.
161. Viljin F, Carrasco N (1989), “Expression of the thyroid sodium/Iodide symporter in Xenopus laevis oocytes”, J Biol Chem 264, pp. 11901-11903.
162. Vitti P, Rago T, Mancusi F, et al. (1992), “Thyroid hyperechogenic pattern at ultrasonography as a tool for predicting recurrence of hyperthyroidism after medical treatment in patients with Graves’ disease”, Acta Endocrinol, 126, pp. 128.
163. Weiss SJ, Philip NJ, Grollmann EF. (1984), “Iodide transport in a continuous line of cultured cells from rat thyroid”, Endocrinology, 114, pp.1090-1098.
164. Werga-Kjellman P et al. (2001), “Surgical Treatment of Hyprthyroidism: a ten years experience”, Thyroid, 11(2), pp. 187-192.
165. WHO-FAO-IAEA. (1996), Trace element in human nutrition and health. Iodine deficiency disorders. Facts sheet No. 121. Geneva. World Health Organization,.
166. Wolff J. (1989), “Excess iodide inhibits the thyroid by multiple mechanism”, Control of the thyroid gland. New york: Plenum, pp. 211.  
167. Yamashita H, Wantanabe Sh, Koike E, et al.(2001), “Video-assisted thyroid lobectomy through a small wound in the submandibular area”, Am J Surg, 183, pp. 286-289.
168. Yamashita H., et al. (2002), “Thyroid Total Endoscopic and Video-assisted Thyroidectomy: Cervical approach”. Biomed Pharmacother, 56, pp. 64-67.
169. Yosef P. Krespi, Robert H. Ossoff (1993), Complication in Head and Neck Surgery, W.B.Saunders Company, pp. 57-67.
170. Zhao J, Chen J, Maberly G (1998), “Iodine-rich drinking water of natural origin in China”, Lancet, 352, pp. 202.

TIẾNG PHÁP
171. Bilosi M, Binquet C, Goudet P, Lalanne-Mistrih ML, Brun JM, Cougard P. (2002), “La Thyroidectomie subtotale bilatérale de réduction reste-elle indiquée dans la maladie de Basedow?”, Ann Chir,(127), pp. 115-119.
172. Mellière et al. (1980), “Echec ou insuffisance de la préparation médicale conventionnelle à la chirurgie de l’hyperthyroidie”, La Presse Médicale vol.9(21), pp. 1423-1433.  
------------------------------------------------       
Keyword: download luan an tien si, y hoc, khao sat, su thay doi, nong do tsh, ft4, ft3, trong huyet tuong, sau phau thuat, benh basedow, le van quang  

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ TSH, FT4, FT3 TRONG HUYẾT TƯƠNG  SAU  PHẪU THUẬT BỆNH BASEDOW   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...