Chuyển đến nội dung chính

luan an tien sy, kinh te, xay dung tap doan, tai chinh ngan hang, tu ngan hang thuong mai, co phan, tai thanh pho ho chi minh, ngo van tuan


XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 



NCS: NGÔ VĂN TUẤN - NHD:  PGS., TS. NGUYỄN THỊ NHUNG - Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số: 62. 31. 12. 01
 
 


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thì việc xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả luôn luôn là điều cần thiết.

Sau gia nhập WTO và gần đây Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực. Tuy nhiên đánh giá riêng về hệ thống tài chính ngân hàng thì nhiều ý kiến cho rằng chưa tương xứng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chưa hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế cũng như khu vực.

Vì vậy để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM, góp phần phát triển ổn định, bền vững và hội nhập với hệ thống tài chính thế giới các NHTM VN nói chung, NHTM CP tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần có những thay đổi triệt để trên tất cả các mặt hoạt động, từ sản phẩm dịch vụ đến tổ chức quản lý, từ cấu trúc sở hữu đến quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Nhất là xác định xu hướng phát triển tiếp theo là vấn đề quan trọng đối với các NHTM CP, đảm bảo vừa phù hợp quy luật vận động phát triển tất yếu khách quan, vừa phù hợp năng lực nội tại của chính bản thân ngân hàng. Từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu về xu hướng phát triển của NHTM sau gia nhập WTO hoặc dài hạn đến năm 2020 nhưng rất ít nghiên cứu quan tâm đến mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng. Do đó luận án đã chọn đề tài “Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Theo tìm hiểu của tác giả thì từ trước đến nay chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về tập đoàn TC - NH mà chỉ có các tham luận hoặc bài viết của một số nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà quản lý ngân hàng.

Riêng về hoạt động NHTM CP thì đa số nghiên cứu một số lĩnh vực nhất định về nghiệp vụ mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách bao quát toàn bộ hoạt động NHTM CP, nhất là các NHTM CP trên địa bàn TP. HCM từ khi thành lập đến nay cũng như xu hướng phát triển sắp tới.

3. Mục đích nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hóa góp phần làm rõ những lý luận cơ bản về tập đoàn mà trong đó chủ yếu tập trung vào tập đoàn TC - NH, phân tích hoạt động một số tập đoàn TC - NH lớn trên thế giới để đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình tập đoàn TC - NH từ các NHTM CP tại TP. HCM.

- Phân tích rõ thực trạng hoạt động của các NHTM CP ở TP. HCM. Xác định những mặt đạt được hay hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp cho xu hướng phát triển thành tập đoàn TC - NH của NHTM CP.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động ngân hàng theo mô hình tập đoàn như HSBC, OCBC và các NHTM CP có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nghiên cứu hoạt động chung của các NHTM CP tại TP. HCM, dựa trên các nội dung: Cơ cấu tổ chức, nhân sự, năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin, tính pháp lý và các yếu tố khác thúc đẩy NHTM CP phát triển theo xu hướng hình thành tập đoàn TC - NH trên địa bàn.

+ Thực trạng nghiên cứu được tập trung giai đoạn 2000 – 2011

5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập phân tích dữ liệu

5.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu giữa chính sách quản lý của nhà nước với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng, tham khảo các lý thuyết tài chính tiền tệ, ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan và các số liệu từ tài liệu nước ngoài.

5.2. Thu thập và phân tích dữ liệu

5.2.1. Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động của NHTM theo mô hình tập đoàn TC - NH nên dữ liệu lựa chọn được xác định trên các cơ sở sau:

+ Việt Nam chưa có quy định pháp lý cho việc hình thành tập đoàn TC - NH nên tham khảo tư liệu và thực tiễn hoạt động của một vài tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như HSBC Holding, OCBC Group để làm cơ sở lý luận.

+ Các NHTM CP tại TP. HCM là một trong những NHTM CP có quy mô, tốc độ tăng trưởng nhanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần có định hướng phát triển thích hợp hơn để vừa ổn định, vừa tăng khả năng hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.

+ Dữ liệu thu thập chủ yếu dựa trên các nguồn như báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN, NHTM CP tại TP. HCM, từ các cơ quan thống kê, các tài liệu nước ngoài…và là các dữ liệu có thực, dễ kiểm tra.

+ Bên cạnh đó luận án của tham khảo các nguồn tư liệu từ nghị định của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của NHNN, các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu của các nhà khoa học, các ý kiến của đồng nghiệp và những nhà quản lý ngân hàng.

5.2.2. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp, hiệu chỉnh và đánh giá đồng thời sử dụng của bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu.

5.3. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết và những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

5.3.1. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu sau

- Phương pháp nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu)

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào đâu? (Mở đầu)

- Khái niệm TĐKT, tập đoàn TC - NH ở các nước và Việt Nam? (Chương1)

- Các mô hình tập đoàn và các điều kiện thúc đẩy sự ra đời? (chương 1)

- Thực trạng hoạt động và xu hướng phát triển của NHTM CP trên địa bàn, những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân hạn chế? (Chương 2)

- Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển NHTM CP theo xu hướng hình thành tập đoàn TC - NH được cho là cần thiết? (Chương 3)

- Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị cho các nhà quản lý từ Chính phủ, NHNN và Ủy ban nhân dân TP. HCM? (Chương 3)

5.3.2. Những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận, luận án làm rõ những vấn đề về hoạt động của một số tập đoàn TC - NH lớn trên thế giới, qua đó chỉ ra các cơ sở và điều kiện kinh tế xã hội thúc đẩy sự hình thành các tập đoàn này, cơ cấu tổ chức, cơ chế giám sát và các quan hệ ràng buộc, các hình thức hay mô hình của tập đoàn TC - NH ở một số quốc gia khác nhau.

Luận án chỉ ra những điểm mới và phân tích, chứng minh thông qua các dữ liệu thống kê và lý luận thực tế để chỉ ra rằng xu hướng phát triển theo mô hình tập đoàn như một xu hướng khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong hệ thống tài chính ngân hàng mà còn diễn ra giữa các định chế tài chính với phi tài chính ngân hàng. Vì vậy sự liên kết tạo sức mạnh thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua bán…trở thành những giải pháp phổ biến để NHTM tiếp tục tồn tại và phát triển.

Luận án phân tích tình hình hoạt động của các NHTM VN hiện nay mà chủ yếu tập trung vào các NHTM CP tại TP. HCM. Riêng phần kiến nghị tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp khả thi để xây dựng mô hình tập đoàn TC - NH từ NHTM CP tại TP. HCM, đặc biệt tập trung củng cố lại hoạt động NHTM CP trên địa bàn đang bất ổn bởi thường xuyên vi phạm chính sách tiền tệ, dẫn đến nợ xấu ngày một tăng cao, nguy cơ khủng hoảng hệ thống và ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội. Đồng thời cũng đề xuất các giải pháp về tăng cường công tác giám sát, quản lý của nhà nước để ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu hữu ích cho các NHTM CP trong việc hoạch định, tổ chức quản lý và kinh doanh.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

 Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng, biểu đồ, hình và phụ lục… nội dung chính gồm 181 trang được trình bày trong 3 chương, cụ thể:

 Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính ngân hàng

Chương 2: Sự cần thiết hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng từ NHTM CP tại TP. HCM

Chương 3: Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ NHTMCP tại TP. HCM.
------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1.1. Tập đoàn kinh tế
1.1.1. Các quan điểm về TĐKT
1.1.2. Một số đặc trưng của TĐKT
1.1.3. Các hình thức liên kết và mô hình tổ chức của TĐKT
1.2. Tập đoàn tài chính - ngân hàng
1.2.1. Các quan điểm về tập đoàn TC - NH
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của tập đoàn TC - NH
1.2.3. Một số mô hình tổ chức của tập đoàn TC - NH
1.2.4. Nhận định về vai trò của tập đoàn TC - NH
1.3. Các điều kiện cơ bản thúc đẩy hình thành tập đoàn TC - NH
1.3.1. Điều kiện “cần” để hình thành và phát triển tập đoàn TC - NH
1.3.2. Điều kiện “đủ” để hình thành và phát triển tập đoàn TC - NH
1.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam từ một số tập đoàn TC - NH trên thế giới
1.4.1. Hongkong and Shanghai Banking Corporation Holdings (HSBC)
1.4.2. Oversea-chinese Banking Corporation (OCBC)
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển tập đoàn TC - NH ở Việt Nam
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Sự cần thiết hình thành tập đoàn TC - NH tại TP. HCM
2.1.1. Khái quát quá trình phát triển hệ thống NHTM Việt Nam
2.1.2. Tình hình phát triển của một số NHTM CP tiêu biểu tại TP. HCM
2.1.3. Sự cần thiết hình thành tập đoàn TC - NH tại TP. HCM
2.2. Thực trạng các điều kiện cơ bản hình thành tập đoàn TC - NH tại TP. HCM
2.2.2. Các điều kiện “đủ”  để hình thành tập đoàn TC - NH tại TP. HCM
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến việc hình thành tập đoàn TC - NH
2.3.1. Hạn chế từ yếu tố pháp lý
2.3.2. Hạn chế về thị trường tài chính tiền tệ
2.3.3. Hạn chế về cơ cấu tổ chức, nhân sự
2.3.4. Hạn chế về năng lực tài chính của các NHTM CP
2.3.5. Hạn chế về sản phẩm dịch vụ ngân hàng
2.3.6. Hạn chế về chất lượng tài sản
2.3.7. Hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin
2.3.8. Hạn chế về hệ thống mạng lưới và hợp tác quốc tế
2.3.9. Nguyên nhân hạn chế
Kết luận chương
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Chiến lược phát triển KT-XH và Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020
3.1.2. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020
3.2. Đề xuất mô hình tập đoàn TC - NH từ NHTM CP tại TP. HCM
3.2.1. Đề xuất mô hình tập đoàn TC - NH
3.2.2. Cấu trúc bộ máy quản lý tập đoàn TC - NH
3.2.3. Năng lực hoạt động của NHTM CP trong mô hình tập đoàn TC - NH
3.3. Giải pháp xây dựng tập đoàn TC - NH từ NHTM CP tại TP. HCM
3.3.1. Sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại giữa các NHTM CP trên địa bàn để từng bước hình thành tập đoàn TC - NH
3.3.2. Sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại giữa NHTM CP trên địa bàn với các định chế tài chính, các tổ chức trong và ngoài nước
3.3.3. Phát triển từ một NHTM CP có đủ khả năng và điều kiện hình thành
3.4. Một số đề xuất nhằm thúc đẩy việc hình thành tập đoàn TC - NH
3.4.1. Đề xuất với Chính phủ
3.4.2. Đề xuất với Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM
3.4.3. Một số đề xuất với NHNN Việt Nam
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan của tác giả đã công bố
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
--------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 -TIẾNG VIỆT
1. PGS.,TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, nxb Phương Đông, TP. HCM.
2. TS. Hồ Diệu (2002) Ngân hàng thương mại, nxb Thống kê, TP. HCM.
3. Lê Thị Huyền Diệu (2006), Tập đoàn tài chính – sự hướng đến của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai, nxb VH-TT, Hà Nội.
4. Minh Đức (2008) , Cần nâng chuẩn an toàn vốn các Ngân hàng? Tọa đàm đánh giá tình hình thực hiện các quy định an toàn trong hoạt động và quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, do Công ty Ernst & Young phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức, 8/2008.
5. Nguyễn Thị Hồng (2010) Định hướng phát triển kinh tế Tp. HCM, VCCInews.
6. TS. Lê Hùng (2004), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM CP trên địa bàn TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM.
7. TS. Lê Hùng (2006), Bàn về tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt nam, nxb VH-TT, Hà Nội.
8. TS. Ngô Hướng – Tô Kim Ngọc (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, nxb Thống kê, Hà Nội.
9. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), Nhận dạng về tập đoàn tài chính-đề xuất khái niệm và khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nxb VH-TT, Hà Nội.
10. Đặng Văn Mỹ (2010), Tập đoàn kinh tế: định hướng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí công nghệ và Khoa học, Đại học Đà Nẵng, số 5. 2010.
11. TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), Một số vấn đề về chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tài liệu-188- hội thảo khoa học về Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt nam. Tháng 1/2006 – Hà Nội.
12. TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), Bàn về việc hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, NXB VH-TT.
13. PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung, TS Lê Tuyết Hoa (2011), Tiền tệ ngân hàng, nxb Phương Đông, TP. HCM.
14. Phạm Đức Trung (2010), Mô hình kinh tế tư nhân: kinh nghiệm từ Đức, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
15. Ths. Doãn Hữu Tuệ (2008) Những mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu châu Á, Vietnamnet.
16. TS.Vũ Quang Việt (2008), Tập đoàn, ý nghĩa kinh tế và nguy hiểm trước mắt, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
17. ADB (2010), Tổng quan hệ thống Ngân hàng Việt Nam, www.adb.com.
18. Bộ Tài Chính (2009), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các TCTD, nxb Tài chính, TP. HCM.
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 về việc chuyển đổi các Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
20. Chính phủ (2009), Nghị định 59/2009/NĐ-CP, ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.
21. Công ty tư vấn quản lý MCG (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Hà Nội.
22. NHNN chi nhánh TP. HCM, Báo cáo tổng kết 2000-2011.
23. NHNN Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM VN, Kỷ yếu hội thảo khoa học, nxb Phương Đông.
24. NHNN Việt Nam (2006), Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính-ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, nxb VH-TT.
25. NHNN Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.
26. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
27. NHNN Việt Nam (2011), Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Hà Nội.
28. NHNN Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
29. NHNN Việt Nam (2011), Dự thảo chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam 2011 – 2020.
30. Viện nghiên cứu kinh tế TP. HCM (2008), Lời giải nào cho thách thức ngành ngân hàng khi Việt Nam là thành viên của WTO.
31. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Tạp chí Tài chính các năm 2005 – 2011.

 -TIẾNG NƢỚC NGOÀI
32. Andrew H. Thorson (2004)"Zaibatsu" and "Keiretsu" – Understanding Japanese Enterprise Groups, http://library.findlaw.com .
33. Grey.N.Gregorious and Christian Hoppe (2007), The handbook of credit portfolio management, Mc Grow Hill prof Med/Tech 2008
34. Joel Bessis (2011), Risk management in banking, John Wiley & Sons Ltd.
35. Peter S.Rose (1999), Commercial bank management, Iwrim.
36. Sanjay Calra (2012), Banking system restructuring (2012), IMF Resident Preresentative Viet Nam
37. Sung-Hee Jwa (2002), The Evolution of Large Corporations in Korea, Edgar Elgar, Cheltenham, UK.
38. Basel III: International frameword for liquidity risk measurement, standards and monitoring (2010), Bank for international settlements communications CH-4002 Basel, Switzerland (www.BIS.org)
39. Causes of the 2007–2012 global financial crisis, wikipedia, the free encyclopedia
40. Description of Financial Conglomerates and their Structures, http://riskinstitute.ch/136350.htm
41. The Economist, May 20th 2006– A Survey of International Banking – p.4.
42. The directive 2002/87/EC of the European parliament and of the council, eur-lex.europa.eu
43. Vietnamese banks remained weak in 2011, http://asianbankingandfinance.net/investment-banking 

-WEBSITE
44. www.acb.com.vn, Ngân hàng TMCP Á Châu.
45. www.basel.iii.accord.com
46. www.chinhphu.vn, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
47. www.citigroup.com, Citigroup.
48. www.eab.com.vn, NHTM CP Đông Á.
49. http://en.wikipedia.org.
50. www.eximbank.com.vn, NHTM CP xuất nhập khẩu Việt Nam
51. www.forbes.com
52. www.hsbc.com, Ngân hàng HSBC.
53. www.mof.gov.vn , Bộ tài chính.
54. www.ocbc.com
55. www.sacombank.com.vn, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín.
56. www.saigonbank.com.vn, NHTMCP Sài Gòn công thương
57. www.sbv.gov.vn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
58. http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/chaebol.htm.
59. www.thebankerdatabase.com
60. http://vneconomy.vn.
61. Trang web khác trong và ngoài nước 
--------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien sy, kinh te, xay dung tap doan, tai chinh ngan hang, tu ngan hang thuong mai, co phan, tai thanh pho ho chi minh, ngo van tuan 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...