Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,duoc si,dinh luong sabutamol, guaifenesin, bromhexin hydroclorid,trong vien nen ascorin,(an do),bang phuong phap,sac ky long,hieu nang cao,nguyen huu van


ĐỊNH LƯỢNG SABUTAMOL, GUAIFENESIN, BROMHEXIN HYDROCLORID TRONG VIÊN NÉN ASCORIN (ẤN Độ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NẢNG CAO




ĐẶT VẤN ĐỂ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng. Do vậy, thuốc đa thành phần ngày càng trở nên phổ biến, nhằm kết hợp tác dụng điều trị và thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, trong các dược điển hiện hành của nhiều nước chủ yếu chỉ có các chuyên luận cho các thuốc chứa một thành phần. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật định lượng thuốc có nhiều thành phần là rất cần thiết.

Ascorin, một chế phẩm của hãng GLENMARK PHARMA (Ấn độ), là thuốc đa thành phần có công thức:

Salbiitamol sulphat tương đương với salbutamol 2 mg

Bromhexin hydroclorid 8 mg

Guaifenesin 100 mg

Thuốc này đang được chuẩn bị nhập vào Việt Nam, công tác quản lý chất lượng đòi hỏi một phương pháp định lượng đơn giản, nhanh, phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm ở các trung tâm kiểm nghiệm. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Định lượng salbutamol, guaifenesin, bromhexin hydroclorìd trong viên nén Ascorin (Ấn độ) Bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao” với mục tiêu cụ thể sau:

- Xây dựng một quy trình kỹ thuật thích hợp để định tính và định lượng ba thành phần hoạt chất trong mẫu thuốc Ascorin thử nghiệm bằng phương pháp HPLC.

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1. SALBUTAMOL.

1.1.1. Công thức cấu tạo: [1]

- Tên khác: Albuterol, Ventolin, Sultamol, Proventil.

- Tên khoa học; 1- (4’ - hydroxyl- 3’ - hydroxyl methyl- phenyl) - 2- tertbuthyl amino ethanol.

Hoạt chất được sử dụng trong phương pháp định lượng là salbutamol sulfat.

1.1.2. Tính chất (dạng muôi sulfat) [15]:

- Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng.

- Tan trong nước, ít tan hơn trong cồn, cloroform, ether.

- Hấp thụ tử ngoại, cực đại hấp thụ ở 276 nm.

1.1.3. Một sô phương pháp định lượng:

- Phương pháp HPLC.

1.2. BROMHEXIN HYDROCLORID.

1.2.1. Công thức cấu tạo [17]:

Tên khoa học: 2- amino- 3,5 - dibromo benzyl methyl cyclohexyl amin hydroclorid. 1.2.2. Tính chất [17]:

- Trắng hay hầu như trắng.

- Tan trong ethanol 95% và trong methanol, tan nhẹ trong cloroíorm, rất ít tan trong nước.

1.2.3. Một sô phương pháp định lượng:

1.3. GUAIFENESIN.

1.3.1. Công thức hoá học [19]:

- Tên khoa học: 3- (2 -methoxy phenoxyl) - 1,2 propadiol.

1.3.2. Tính chất [19]:

- Bột trắng hoặc gần như trắng, không mùi.

- Tan trong ethanol 95%, cloroíorm, ít tan trong nước, ether.

1.3.3. Một số phương pháp định lượng

1.4. PHƯƠNG PHÁP HPLC.

1.4.1. Khái quát chung:

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Là một phương pháp tách dựa vào ái lực khác nhau của các chất với hai pha luôn tiếp xúc và không đồng tan với nhau.

Pha động là chất lỏng chảy qua cột với một tốc độ nhất định dưới áp suất cao, còn pha tĩnh là một chất lỏng được bao trên một chất mang rắn, hoặc một chất mang rắn đã được liên kết hoá học với các nhóm hữu cơ. Pha động cùng với mẫu thử được bơm qua cột dưới áp suất cao, các chất cần phân tích sẽ di chuyển theo pha động qua cột với tốc độ khác nhau. Các chất sau khi ra khỏi cột được nhận biết bởi bộ phận phát hiện gọi là detector.

1.4.2. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống máy HPLC [3]:

Hệ thống kỹ thuật HPLC bao gồm các bộ phận chính:

- Bình chứa dung môi: Bình thường làm bằng thuỷ tinh.

- Bơm cao áp: Bơm này có chức năng bơm dung môi vào cột để thực hiện quá trình tách. Bơm này được điều chỉnh áp suất để tạo ra được những tốc độ ổn định nhất của các chất cho phù hợp với quá trình sắc ký.

- Van bơm mẫu: Van này để bơm mẫu phân tích vào cột tách theo những lượng mẫu nhất định không đổi trong một quá trình sắc ký. Các van này có thể tích thay đổi, thường là 20,50,100 pl.

- Cột tách: Là cột chứa pha tĩnh quyết định hiệu quả của sự tách một hỗn hợp mẫu. Cột tách có nhiều kích cỡ khác nhau, và thường có chiều dài từ 10- 25 cm, đường kính trong từ 2- 5 mm.

- Hệ thống phát hiện chất phân tích (detector): Dựa theo tính chất của các chất cần phân tích mà người ta sử dụng các detetor khác nhau. Trong các loại trên thì detector hấp thụ UV- VIS được dùng phổ biến hơn cả.

- Hệ thống thu nhận và xử lý kết quả: ở đây có nhiều loại, nhưng phổ biến hơn cả là máy tự ghi tín hiệu đo dưới dạng pic.

1.4.3. Các đại lượng đặc trưng [3]:

Các chất khi qua, muốn tách được hoàn toàn khỏi nhau cần phải dám bảo được hai yếu tố:

- Các pic phải cách xa nhau, tức là có tốc độ di chuyển khác nhau rõ rệt.

- Pic sắc ký phải gọn (hẹp và cân đối), tức là không có sự doãng pic.

* Một sô đại lượng đặc trưng:

a. Thời gian lưu (t¡ị):

Thời gian lull là thời gian cần để một chất di chuyển từ nơi tiêm mẫu vào cột sắc ký, tới detetor và cho pic trên sắc đồ (tính từ lúc tiêm đến lúc xuất hiện đỉnh của pic).

Thời gian lưu đặc trưng cho tốc độ di chuyển của một chất. Thời gian lưu càng lớn, chất tan bị lưu giữ càng mạnh và tốc độ di chuyển của nó càng nhỏ.

b. Hệ sô chọn lọc (thừa số chọn lọc) (a):

Hệ số chọn lọc đặc trưng cho tốc độ di chuyển tỷ đối của hai chất.

c. Độ phân giải (Rs):

Độ phân giải là đại lượng đo mức độ tách hai chất trên một cột sắc ký.

d. Số đĩa lý thuyết (N) Và chiều cao đĩa lý thuyết (H):

Cột sắc ký được coi như có N lớp mỏng, ở mỗi lớp sự phân bố chất tan vào hai pha được coi là đạt đến một trạng thái cân bằng. Những lớp mỏng này được gọi là đĩa lý thuyết.

e. Hệ số bất đối xứng T:

Hệ số bất đối cho biết mức độ cân đối của pic sắc ký, được tính theo công thức: T = 2a

Trong đó: Wx là độ rộng đáy pic đo ở 1/20 chiều cao của pic. A là khoảng cách từ đường vuông góc hạ từ cực đại của pic đến mép đường cong phía trước tại vị trí 1/20 chiều cao pic.

1.4.4. Pha tĩnh trong HPLC.

Pha tĩnh trong HPLC là chất nhồi cột có nhiệm vụ tách một hỗn hợp chất phân tích. Pha tĩnh có bản chất là chất rắn, xốp, hạt thường là hình cầu và kích thước rất nhỏ, đường kính hạt từ 3- 10 |Jm, diện tích bề mặt riêng từ 50- SOOmVg-

• Phân loại pha tĩnh.

- Căn cứ theo bản chất chính của quá trình sắc ký trong cột tách, người ta chia nó thành nhiều loại như hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, rây phân tử. Tương ứng với mỗi loại chất nhồi như thế người ta có một kỹ thuật sắc ký riêng HPLC.

• Điều kiện đối với một pha tĩnh:

- Phải trơ và bền với các điều kiện của môi trường sắc ký.

- Có khả năng tách chọn lọc một hỗn hợp chất tan nhất định trong những điều kiện nhất định.

- Tính chất bề mặt phải ổn định, đặc biệt là đặc trưng xốp của nó.

- Cân bằng động học của sự tách phải xảy ra nhanh và lặp lại tốt.

- Hạt phải đồng nhất.

1.4.5. Pha động trong HPLC.

Pha động là dung môi dùng để rửa giải các chất tan (chất phân tích) Ra khỏi cột tách, thực hiện quá trình tách sắc ký. Nó có thể chỉ là một dung môi hùha cơ hay cũng có thể là hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ phù hợp. Nó cũng có thể là dung dịch của các muối chứa các chất đệm, chất tạo phức.. .. Nói chung mỗi loại sắc ký sẽ có hệ dung môi rửa giải riêng tạo được hiệu quả tách tốt nhất.

• Pha động có thể ảnh hưởng đến:

- Độ chọn lọc của hệ pha.

- Thời gian lưu của chất tan.

- Hiệu lực của cột tách.

- Độ phân giải của các chất trong một pha tĩnh.

- Độ rộng và sự cân đối của pic sắc ký.

• Điều kiện đối với một pha động:

- Phải trơ với pha tĩnh.

- Hoà tan được chất cần phân tích.

- Bền với thời gian.

- Có độ tinh khiết cao.

- Nhanh đạt các cân bằng trong quá trình sắc ký.

- Phù hợp với detector dùng để phát hiện các chất phân tích.

- Có tính kinh tế, dễ kiếm, không quá đắt.

• Một số điểm cần được xem xét đê chọn pha động cho phù hợp:

- Bản chất của dung môi để pha chế pha động.

- Thành phần các chất tạo ra pha động.

- Tốc độ dòng pha động.

- pH của pha động.

1.4.6. Nguyên tác lựa chọn pha động và pha tĩnh.

Nguyên tắc lựa chọn: Pha tĩnh thường được chọn có tính phân cực giống các chất cần tách, và khác với pha động.

Nếu gốc R- trong dẫn chất siloxan tạo thành là một nhóm ít phân cực như octyl (Cg), octadecyl (Cịg) Hay phenyl và dung môi phân cực như methanol. acetonitril, nước.. . (ngoài các dung môi chính còn có các dung dịch đệm pH như dung dịch đệm phosphat để ổn định cho quá trình sắc ký) Thì ta có sắc kỷ pha đảo. Hiện nay, người ta thường sử dụng loại cột alkyl hoá Cg, C|8 với các tên thương phẩm khác nhau để định lượng trong trường hợp này.

Nếu R là nhóm khá phân cực như alkylamin - (CH2) N-NH2 hay alkylnitril - (CH2) N- CN và dung môi ít phân cực như hexan thì ta có sắc kỷ pha thuận. Cột hay sử dụng trong trường hợp này là cột Si.

Trong hai loại sắc ký nêu trên thì sắc ký pha đảo được sử dụng phổ biến hơn vì cho kết quả tách tốt với nhiều đối tượng phân tích.

Việc lựa chọn pha tĩnh và pha động phù hợp với chất phân tích có tính chất quyết định đối với quá trình sắc ký. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến chi phí khi thực hiện sắc ký phân tích.

1.4.7. Cách tính kết quả.

- Phương pháp ngoại chuẩn: Dựa trên cơ sở so sánh mẫu chuẩn và mẫu thử trong cùng điều kiện. Kết quả mẫu thử được tính toán so với mẫu chuẩn đã biết trước nồng độ hoặc suy ra từ đường chuẩn.

- Phương pháp nội chuẩn: Là phương pháp cho thêm vào mẫu chuẩn và mẫu thử một lượng chất không đổi mà trong cùng điều kiện sắc ký, chất chuẩn nội phải được tách hoàn toàn và có thời gian lưu gần với thời gian lưu của chất cần phân tích trong mẫu thử.

- Phương pháp thêm chuẩn: Thêm vào mẫu thử những lượng đã biết của chất tương ứng các thành phần cần phân tích trong mẫu thử. Tiến hành sắc ký cả hai dung dịch mẫu thử và mẫu thử thêm chất chuẩn trong cùng một điều kiện sắc ký.

Kết quả được tính toán dựa vào sự tăng diện tích hoặc chiều cao pic.

- Phương pháp tính theo phần trăm diện tích pic: Hàm lượng phần trăm của các chất cần phân tích trong mẫu thử được tính bằng phần trăm diện tích pic của nó so với tổng diện tích tất cả các pic thành phần trên sắc ký đồ. Phương pháp này chỉ đúng khi đáp ứng hai yêu cầu:

Tất cả các chất trong mẫu đều được rửa giải và cho pic trên sắc đồ (trừ thuốc thử và các chất dưới giới hạn phát hiện).

Đáp ứng của detetor như nhau đối với các chất.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Phần 1- Tổng quan
1.1. Salbutamol
1.2. Bromhexin hydroclorid
1.3. Guaifenesin
1.4. Phương pháp HPLC
1.4.1. Khái quát chung
1.4.2. Nguyên tắc cấu tạo
1.4.3. Các đại lượng đặc trưng
1.4.4. Pha tĩnh trong HPLC
1.4.5. Pha động trong HPLC
1.4.6. Nguyên tắc lựa chọn pha động và pha tĩnh
1.4.7. Cách tính kết quả
1.5. Một số quy trình định lượng ba hoạt chất trên trong các chế phẩm đa thành phần
Phần 2- thực nghiệm và kết quả
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Hoá chất- Dụng cụ
2.1.2. Đối tượng- Nội dung- Phương pháp nghiên cứu
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1. Khảo sát điều kiện sắc ký
2.2.2. Thẩm định chương trình sắc ký
2.2.2.1. Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký
 2.2.2.2. Khảo sát độ tuyến tính của phương pháp
2.2.2.3. Khảo sát độ chính xác của phương pháp
2.2.2.4. Khảo sát độ đúng của phương pháp
2.3. So sánh hiệu quả của phương pháp tìm được với một số phương pháp định lượng đã được chấp nhận
2.4. Bàn luận về kết quả
Phần 3: Kết luân
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ môn hoá dược-trường đại học Dược Hà nội (2003), Hoá Dược, tập 1, trang 147-148.
2. Bộ môn hoá phân tích-Trường đại học Dược Hà nội (2005), Hoá phân tích, tập 1, trang 29-45.
3. Bộ môn hoá phân tích-Trường đại học Dược Hà nội (2005), Hoá phân tích, tập 2, trang 60-68; trang 76-79.
4. Bộ môn hoá phân tích-Trường đại học Dược Hà nội (2003), Kiểm nghiệm thuốc, trang 81-96.
5. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt nam, lần xuất bản thứ ba, NXB Y học, trang 253-254.
6. Bùi Thị Hoà, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Trịnh Văn Quỳ (2003), “Định tính, định lượng Oxomemazin hydroclorid, Guaifenesin, Natri bemoat, Paracetamol trong thuốc trị ho bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, thông báo kiểm nghiệm số 1. 2003, trang 7.
7. Bùi Thị Hoà, Thái Phan Quỳnh Như, Trịnh Văn Quỳ (1997), “Nghiên cứu định tính, định lượng đồng thời bốn hoạt chất Dextromethorphan hydrobromid, Chlorpheniramin maleat, Guaifenesin và Phenylpropanolamin hydroclorid trong thuốc hạ nhiệt giảm đau bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Thông báo kiểm nghiệm số 4. 1997, trang 11.
8. Đặng Trần Phương Hồng, Trần Bích Vân (2003), “Định lượng đồng thời cefalexin và bromhexin hydroclorid trong viên nang Brococef bằngphương pháp HPLC”, tạp chí kiểm nghiệm thuốc, số 1. 2003, tập 1. sô 1, trang 9.
9. Nguyễn Tiến Khanh (1993)-Thống kê ứng dụng trong công tác dược-Trung tâm thông tin-Thư viện Đại học Dược Hà nội. trang 1.14-1.25; 111.19-III.32; IV.13-IV.14.
10. Phạm Hồng Anh, Trần Việt Hùng, Thái Phan Quỳnh Như (2003), ‘'Định lượng Noscapin và Guaifenesin trong một số thuốc ho đa thành phần bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, tạp chí kiểm nghiệm thuốc, số 1.2003, tập 1-số 1, trang 16.
11. Phạm luận (1999), Cơ sở lý thuyết sắc ký lỏng hiệu năng cao, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội.
12. Thái Phan Quỳnh Như, Thái Duy Thìn, Ngô Thanh Thuỷ (2005), Nghiên cứu định lượng đồng thời clotrimazol và metronidazol trong viên đặt Aphaneten bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao", khoá luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 2001-2005.
13. Tống Đình Quỳ (2001), Xác suất thống kê, NXB Giáo Dục, trang 153-155; trang 173-184.
14. Trần thế Phương, Nguyễn Thành Đạt (2001), “Định tính, định lượng đồng thời Pseudoephedrin hydroclorid, cafein, bromhexin hydroclorid, Clorpheniamin maleat trong viên nang Cotussin bằng phương pháp HPLC”, thông báo kiểm nghiệm thuốc số 3-2001, trang 12.

Tài liệu tiếng Anh
15. British Pharmacopeia (2001), vol II, page 2372-2373
16. Glendmark pharma, tiêu chuẩn cơ sở viên nén Ascorin.
17. Idian Pharmacopoeia (1996), vol I, page 111-112; vol II, page 668-672
18. Pharmacopoeia of the people's republic of China (2000), vol II, page 87, page 607
19. The United States Pharmacopoeia (2005)-28'*^ edition, page 57-58, page 924-925. 
---------------------------------------------------
keyword: download,khoa luan tot nghiep,duoc si,dinh luong sabutamol, guaifenesin, bromhexin hydroclorid,trong vien nen ascorin,(an do),bang phuong phap,sac ky long,hieu nang cao,nguyen huu van 

ĐỊNH LƯỢNG SABUTAMOL, GUAIFENESIN, BROMHEXIN HYDROCLORID TRONG VIÊN NÉN ASCORIN (ẤN Độ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NẢNG CAO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể